Biên bản họp Ban tư vấn ngày 31/05/2014

Ngày 31-05-2014
VPPA-CHI HỘI II HIỆP HỘI GIẤY & BỘT GIẤY VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc   Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 05 năm 2014   BIÊN BẢN HỌP BAN TƯ VẤN (Lần 05)   Thời gian bắt đầu: 9 giờ 15 phút, […]

CHI HỘI II

HIỆP HỘI GIẤY & BỘT GIẤY VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 05 năm 2014

 

BIÊN BẢN HỌP BAN TƯ VẤN (Lần 05)

 

Thời gian bắt đầu: 9 giờ 15 phút, ngày 31 tháng 05 năm 2014.

Địa điểm: Văn phòng Công ty Cổ phần Giấy An Bình.

 

I. THÀNH PHẦN THAM DỰ

 

1. Ông HÀN VINH QUANG    Chủ tịch Hiệp hội giấy Việt Nam; Công ty CP Giấy An Bình

2. Ông HOÀNG TRUNG SƠN Chủ tịch Chi hội II; Công ty TNHH Giấy và Bao Bì Đồng Tiến

3. Ông NGUYỄN ĐÌNH TUẤNỦy viên BCH – Trưởng Ban tư vấn; Công ty CP Dịch vụ Thương mại Giấy Việt

4. Ông HÀ NGỌC THỐNG      : Ủy viên BCH; Công ty TNHH Kiến trúc & Thương mại Á Châu

5. Ông ĐẶNG VĂN SƠN        : Viện trưởng Viện giấy

6. Ông TRẦN QUANG TRỊ     : Công ty CP Đức Toàn

7. Ông LÊ TIẾN DŨNG          : Công ty TNHH BASF Việt Nam

8. Ông TĂNG DIỆU DÂN        : Công ty CP Giấy An Bình

9. Ông LÊ QUANG HUY         : Công ty CP Giấy An Bình

10. Ông NGUYỄN TOÀN THẮNG    : Công ty CP Giấy An Bình

11. Ông NGUYỄN HỮU TRÁNG       : Công ty CP Giấy An Bình

Chủ trì cuộc họp: Ông NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

Thư ký: PHẠM ĐĂNG ĐỈNH

 

II. NỘI DUNG CUỘC HỌP

  1. Chủ tịch Chi hội II – Ông Hoàng Trung Sơn nêu lý do tổ chức buổi họp:
    • Tập trung và bàn kỹ hơn để chuẩn bị nội dung giới thiệu về Ban tư vấn trong kỳ họp toàn thể Hội viên Chi hội sắp tới dự kiến tổ chức vào ngày 01-02/07/2014, kết hợp với Hội thảo kỹ thuật về ngành giấy do Hiệp hội tổ chức vào ngày 03-04/07/2014 tại Phú Quốc.Chương trình dự kiến sẽ tổ chức theo cách đã tổ chức tại Đà Lạt:

+ Tối ngày 01/07/2014: Tổ chức tiệc chào mừng các Hội viên

+  Ngày 02/07/2014: Tổ chức họp nguyên ngày.

  • Ban tư vấn cần phân công cho mỗi Tổ chuẩn bị nội dung trình bày phần việc của mình trong khoảng thời gian chừng 20-30 phút để hội viên nhận thức được các công việc cũng như cơ cấu tổ chức của Ban tư vấn nhằm thúc đẩy thêm các hoạt động của Ban tư vấn.
  • Chương trình hợp tác với Viện giấy.
  • Trình bày và giới thiệu của Viện trưởng Viện giấy:
    • Viện trưởng Viện giấy – Ông Đặng Văn Sơn giới thiệu về cá nhân:

+ Sinh năm 1972 tại Phú Thọ.

+ Tốt nghiệp ngành Giấy đại học Bách khoa Hà Nội.

+ Quá trình công tác:

2003: Về Công tác tại Viện giấy

2003-2008: Du học tại Nhật.

2009: Phó phòng kỹ thuật Tổng công ty Giấy Việt Nam.

2009-2013: Chủ tịch bổ nhiệm Tổng công ty.

2013 đến nay: Viện trưởng Viện giấy.

  • Về Viện giấy đang trong qua trình tái cơ cấu và hoạt động trong mô hình khoa học công nghệ cũng còn nhiều khó khăn. Trong thời gian gần đây, do chính sách nhà nước thay đổi nên kinh phí hoạt động là do Viện tự trang trải.
  • Một số hoạt động hiện nay của Viện:

+ Nghiên cứu một số đề tài của Bộ công thương (BCT).

+ Dịch vụ khoa học công nghệ.

+ Sản xuất một số mặt hàng đặc chủng: giấy bảo mật, giấy cách điện, giấy bao gói chông thấm…

+ Cung cấp một số vật tư hóa chất phục vụ cho công nghệ cao của ngành.

  • Chương trình của Viện mong muốn hợp tác và hỗ trợ của Chi hội:
  • Xây dựng Quy hoạch ngành: Viện được BCT giao vai trò tư vấn xây dựng quy hoạch ngành. Từ 2011 đến nay, bản quy hoạch ngành vẫn đang trong quá trình chỉnh sửa, vì còn gặp phải một số vấn đề khó khăn như vấn đề phương pháp luận, vấn đề liên quan đến một số dự án lớn như Tân Mai cũng bị ảnh hưởng đến quy hoạch ngành.

Cùng với mong muốn của Ông Hàn Vinh Quang-Chủ tịch Hiệp hội là làm thế nào để xây dựng được chính sách và nâng cao được nhận thức, trách nhiệm đối với xã hội của mỗi doanh nghiệp, Viện với vai trò tư vấn sẽ hỗ trợ nghiên cứu phần cơ sở để giúp Hiệp hội sớm hoàn thành việc xây dựng chính sách ngành nhằm bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp trong nước.

Nâng cao nhận thức cho người sử dụng về giấy có độ trắng thấp: Từ năm 2013, Viện đã xây dựng chương trình giấy độ trắng thấp để phù hợp với điều kiện kinh tế của nước ta nhằm giúp các doanh nghiệp có thể cạnh tranh với giấy có độ trăng rất cao nhập khẩu từ nước ngoài. Cụ thể, Viện đang nghiên cứu và thử nghiệm ảnh hưởng của chất tăng trắng quang học đến sức khỏe, cảm quang của con người, đến công nghệ, môi trường, chi phí sản xuất …nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho xã hội, môi trường và sản xuất kinh doanh.

Xây dựng các quy chuẩn cho giấy vệ sinh, khăn ăn, băng bỉm:  Viện cũng đang nghiên cứu khoa học để có cơ sở xây dựng quy chuẩn cho giấy vệ sinh, khăn ăn, băng bỉm… làm thế nào để không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước của chúng ta.

Viện mong muốn được Chi hội II hỗ trợ danh sách các doanh  nghiệp giấy in, giấy viết và các đơn vị chế biến giấy trong Chi hội để Viện tiếp xúc làm việc thu thập thêm các thông tin cần thiết giúp cho việc phân tích xây dựng quy chuẩn này. (Chương trình dự kiến vào tuần thứ 3 của tháng 6/2014 Viện sẽ có các buổi làm việc với các doanh nghiệp này.)

Xây dựng hàng rào kỹ thuật: Do ảnh hưởng từ các hiệp định AFTA, ASEAN và vấn đề cạnh tranh với giấy ngoại, giấy chế biến mà các doanh nghiệp trong nước đang gặp phải thì việc xây dựng được hàng rào kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng cấp thiết để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nước. Và trong năm nay, được sự chỉ đạo của BCT, Viện sẽ phối hợp với Hiệp hội để xây dựng trước hàng rào kỹ thuật cho giấy in, giấy viết.

  1. Thảo luận ý kiến:

Thông qua vấn đề chính sách, Trưởng Ban tư vấn – ông Nguyễn Đình Tuấn một lần nữa khẳng định lại vai trò và trách nhiệm trong các quyết định của Hiệp hội đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, làm thế nào để chính sách đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp, cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay vấn đề bảo hộ sẽ không như trước đây, theo Ông Nguyễn Đình Tuấn thì bản thân nội tại các doanh nghiệp cũng cần phát huy những thế mạnh đang có để giúp doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao nhất.

Đây cũng là vấn đề mà BCH Chi hội II đã có quyết định thành lập ra các đơn vị như Ban tư vấn để giúp các doanh nghiệp trong Chi hội.

Một vài thống kê tham khảo về ngành giấy trong nước các năm vừa qua:

Giấy in, giấy viết

Năm 2013 nhập tăng 40% so với năm 2012

Giấy bao bì

Năm 2013 nhập tăng 23% so với năm 2012

Giấy loại, giấy nguyên liệu

Năm 2013 nhập giảm 6% so với năm 2012

Về số liệu thống kê của ngành cần phải được xử lý, vì theo số liệu từ hải quan trên tờ khai có nhiều đơn vị tính khác nhau (tấn,kg,gram), bản thân trong đó có những mã là giấy nhưng không phải là sản phẩm giấy nên các số liệu hiện nay của ngành là chưa chính xác.

Hàng năm, Hiệp hội cần có báo cáo tổng hợp cho từng năm, phát hành chính thức cho hội viên để hội viên có thể tham khảo:

+ Tình hình hoạt động chung của ngành giấy.

+ Vấn đề sản xuất, tiêu dùng, vấn đề nhập khẩu, các vấn đề thực hiện các chính sách ủa ngành giấy.

+ Vấn đề về tình hình dự báo cho ngành giấy những năm tới.

Hiệp hội cần có một bộ phận để chuyên trách việc này.

  1. Nội dung họp Ban tư vấn:
    • Về chủ trương thành lập:

Mục tiêu thành lập và hoạt động của ban là rất phù hợp với mong muốn của các thành viên BCH, của các thành viên quản lý và nhu cầu của các hội viên trong Chi hội. Ban tư vấn là một đơn vị của Chi hội, nên hoạt động mang tính chủ trương của Chi hội là chính.

  • Về phương thức hoạt động: Ban cũng đã thành lập ra các kênh hỗ trợ, thành lập ra các nhóm công tác, và thu nhận được nhiều thành viên có chuyên môn tham gia vào các nhóm công tác này.

Từ khi thành lập đến nay Ban tư vấn cũng đặt ra nhiều công việc nhưng không hoàn thành. Vì vậy, Trưởng Ban tư vấn đặt lại vấn đề cho cơ sở hoạt động của ban cần xuất phát từ 2 yêu cầu:

Thứ nhất là phải xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp: nhưng các doanh nghiệp chưa nhận thức được vấn đề một cách rõ ràng, chưa tiếp nhận các thông tin đến với họ một cách đầy đủ để gửi yêu cầu cho Ban tư vấn từ đó làm chậm trễ trong vấn đề này.

Để giải quyết vấn đề này: Ban tư vấn cần truyền đạt đến nhiều thông tin hơn, đặc biệt cần chuẩn bị bộ tài liệu để giới thiệu đến hội viên trong kỳ họp toàn thể lần này. Lập thêm chuyên mục Ban tư vấn trên website Chi hội.

Thứ hai là xuất phát từ mối quan tâm của ngành: Thông qua các đánh giá của các lãnh đạo Hiệp hội, Chi hội thì vấn đề hội viên quan tâm lớn nhất là gì, từ đó đặt ra các đầu bài để xem xét gợi mở cho hội viên.

Trưởng ban cũng đề nghị không từ bỏ các mục tiêu đã đặt ra, nhưng cần phải  điều chỉnh lại các phương thức để thực hiện mục tiêu.Ví dụ: các thành viên của Ban có thể tư vấn trực tiếp, chia sẻ ngay thông tin với hội viên. Thông qua những hiểu biết nhất định của các thành viên Ban tư vấn, các thành viên có giới thiệu nhanh cho các doanh nghiệp và đồng thời thông qua Ban tư vấn để thông báo các như cầu của hội viên cho các đơn vị dịch vụ, các nhà cung cấp liên quan để xem xét kết nối với các doanh nghiệp.

Bênh cạnh đó, có phát sinh một số việc làm chậm trễ công việc của Ban tư vấn cũng cần phải suy nghĩ thêm: làm sao để các doanh nghiệp chia sẻ được điểm tốt và chưa tốt mà vẫn đảm bảo những vấn đề riêng tư của doanh nghiệp. Hoạt động của Ban khi tổ chức tham quan tư vấn phải có kế hoạch, chuẩn bị các form mẫu đánh giá gửi lại cho doanh nghiệp, và có những cam kết đảm bảo không làm xáo trộn, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

Về nội dung của Nhóm Quản trị sản xuất Chủ tịch Chi hội II đánh giá cao nội dung của Nhóm, và Công ty TNHH Giấy và Bao Bì Đồng Tiến đăng ký được tư vấn lĩnh vực này.

 

  • Xét về mặt nhân sự: Còn một số khó khăn vướn mắc khi tổ chức các buổi họp thường không có mặt đầy đủ của các thành viên tham gia, đặc biệt là sự vắng mặt của các thành viên có vai trò quan trọng như nhóm trưởng tổ trưởng.

Qua đó, ông Hàn Vinh Quang đề nghị các trưởng nhóm cần có sự phân công công việc rõ ràng cho các thành viên, và các thành viên trưởng nhóm cần là những người có tâm huyết, hoạt động độc lập để tạo sự khách quan khi tiếp cận tư vấn và truyền đạt các thông tin đến doanh nghiệp.

Chủ tịch Chi hội II – Ông Hoàng Trung Sơn đề nghị có đánh giá rà soát lại điều kiện tham gia, tư cách của các thành viên BCH cũng như của các thành viên Ban tư vấn, đề xuất lại các thành viên chủ chốt của các Tổ tư vấn là những người có tâm huyết, có trình độ nhất định. Trong các cuộc họp của Ban tư vấn, các tổ trưởng phải tham gia hoặc cử người đại điện trong tổ tham gia.

Về mặt nhân sự, Ban thống nhất các vị trí Trưởng ban, phó ban, tổ trưởng như sau:

Trưởng Ban: Ông Nguyễn Đình Tuấn

Phó Ban: Ông Lê Quang Huy

Tổ Chính sách & Đầu tư:

1/ Hàn Vinh Quang

2/ Hoàng Trung Sơn

3/ Nguyễn Đình Tuấn (Tổ trưởng)

4/ Đoàn Thế Vinh                                             

Tổ Phụ gia – Hóa Chất:

1/ Lê Tiến Dũng (Tổ trưởng)

2/ Nguyễn Hữu Tráng,

3/ Nguyễn Toàn Thắng

Tổ quản lý nước:

1/ Dương Thanh Bình (Tổ trưởng)

2/ Lê Tiến Dũng

3/ Nguyễn Hữu Tráng

Tổ Năng lượng:

1/ Huỳnh Đức An (Tổ trưởng)                                                  

2/ Phan Chí Nghị

Tổ Quản trị sản xuất:

1/ Hoàng Trung Sơn

2/ Hà Ngọc Thống

3/ Phan Chí Nghị (Tổ trưởng)

4/ Lê Quang Huy                  

Tổ Thiết bị-Bảo trì sửa chữa:

1/ Trần Quang Trị (Tổ trưởng)

2/ Hồ Xuân Hoạt

3/ Tăng Diệu Dân

4/ Lê Tuấn Thanh

  • Về kinh phí hoạt độngÔng Hàn Vinh Quang – Chủ tịch Hiêp hội tài trợ cá nhân cho Ban tư vấn 50.000.000 VNĐ (Năm mươi triệu đồng) và hỗ trợ phương tiện đi lại để giúp Ban tư vấn xây dựng được các brochure giới thiệu, có chi phí ban đầu để đi lại hỗ trợ cho hội viên.

Thời gian đầu, và cũng tùy theo dạng tư vấn mà Ban tư vấn có thể hỗ trợ miễn phí cho hội viên qua điện thoại hoặc email, hoặc có thể tính phí tượng trưng để bù đắp các khoản chi của Chi hội. Về sau, các chi phí phát sinh của Ban tư vấn có thể dùng một phần các chi phí trong quỹ của Chi hội hoặc sau thời gian hỗ trợ ban đầu, Ban tư vấn có thể thu phí từ doanh nghiệp để tự trang trải chi phí hoạt động.

III. KẾT LUẬN:

  • Chủ tịch Chi hội đề nghị Trưởng Ban tư vấn hỗ trợ cung cấp thông tin số liệu vĩ mô ( số liệu quản lý về xuất nhập khẩu) để cập nhật vào các báo cáo và công bố trong kỳ họp toàn thể lần này.
  • Ban tư vấn có thể kết hợp với Viện giấy để mở rộng pham vi tư vấn, tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ. Đồng thời, Ban tư vấn cũng phải hỗ trợ cho Hiệp hội để xây dựng các chính sách.
  • Thống nhất thành viên tham gia họp Ban tư vấn là các Trưởng nhóm, trường hợp trưởng nhóm vắng mặt thì phải cử người đại diện của nhóm đến tham dự. Sau đó sẽ về phổ biến lại và lên kế hoạch hoạt động của từng nhóm.
  • Cần chuẩn bị bộ tài liệu hoàn chỉnh (Nội dung, tiêu chí, bảng khảo sát… của các nhóm) để chuẩn bị cho buổi giới thiệu Ban tư vấn trong kỳ họp toàn thể Hội viên sắp tới.
  • Tiến hành khảo sát trước một hoặc hai doanh nghiệp để có kết quả thực tế phổ biến cho hội viên trong kỳ họp lần này.
  • Đề nghị họp lại Ban tư vấn vào ngày 21/06/2014.

 

Buổi họp Ban tư vấn hỗ trợ Hội viên – Chi hội II kết thúc vào lúc 12 giờ 15 phút cùng ngày với sự nhất trí của các thành viên tham gia ./.

 

              THƯ KÝ                                                                  TRƯỞNG BAN TƯ VẤN

             (đã ký)                                                                                  (đã ký)

      PHẠM ĐĂNG ĐỈNH                                                              NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

Bình luận của bạn

Tin liên quan

Tin đã đăng