Bộ Công Thương nghiệm thu các nhiệm vụ KHCN cấp Bộ do Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy thực hiện

Ngày 22-05-2020
VPPA-Ngày 12 tháng 5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KHCN) cấp Bộ năm 2019 do Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy chủ trì thực hiện.

Toàn cảnh buổi nghiệm thu các nhiệm vụ KHCN do Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy thực hiện.

Toàn cảnh buổi nghiệm thu các nhiệm vụ KHCN do Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy thực hiện.

Theo đó, Hội đồng tư vấn, đánh giá đã nghiệm thu 05 nhiệm vụ KHCN gồm: “Lưu giữ và bảo tồn nguồn gen cây nguyên liệu giấy” do KS. Triệu Hoàng Sơn làm chủ nhiệm; “Nghiên cứu, tuyển chọn và đề xuất giải pháp bảo tồn nguồn gen cây nguyên liệu giấy” do ThS. Phạm Văn Hải làm chủ nhiệm; “Nghiên cứu phát triển nguồn gen Bạch Đàn H1 và TTKT7 phục vụ trồng rừng cây nguyên liệu giấy” do ThS. Hà Ngọc Anh làm chủ nhiệm; “Nghiên cứu chọn giống Bạch Đàn và Keo phục vụ ngành công nghiệp giấy” do ThS. Hoàng Ngọc Hải làm chủ nhiệm và “Nghiên cứu tạo giá thể ruột bầu cho sản xuất cây giống nguyên liệu giấy” do ThS. Nguyễn Đức Thế làm chủ nhiệm.
Tại buổi nghiệm thu, sau khi TS. Dương Xuân Diêu – Đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) đọc Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN, các chủ nhiệm nhiệm vụ lần lượt trình bày báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Đối với nhiệm vụ “Lưu giữ và bảo tồn nguồn gen cây nguyên liệu giấy”, nhóm nghiên cứu đã thực hiện lưu giữ và bảo tồn an toàn 231 mẫu giống cây nguyên liệu giấy dưới hình thức bảo tồn field gene bank; lưu giữ và bảo tồn an toàn 37 mẫu giống bạch đàn và keo dưới hình thức bảo tồn in vitro; lưu giữ và bảo tồn an toàn 15 mẫu giống cây nguyên liệu giấy dưới hình thức bảo tồn hạt giống.
Nhiệm vụ “Nghiên cứu, tuyển chọn và đề xuất giải pháp bảo tồn nguồn gen cây nguyên liệu giấy” đã thu thập được 03 mẫu giống Bạch đàn mới có các đặc tính quý phục vụ cho công tác chọn tạo giống cây nguyên liệu giấy, đã xác định kỹ thuật lưu giữ an toàn cho 37 nguồn gen và đã xây dựng quy trình lưu giữ in vitro cho 03 mẫu giống thu thập năm 2018.
KHCN giấy
Ruột bầu được sử dụng để sản xuất cây giống Keo lai BV10.
Trong năm 2019, nhiệm vụ “Nghiên cứu phát triển nguồn gen Bạch Đàn H1 và TTKT7 phục vụ trồng rừng cây nguyên liệu giấy” đã xác định được một số yếu tố nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cấy mô và giâm hom 2 dòng Bạch đàn H1 và TTKT7; đồng thời xây dựng được 8 ha mô hình trồng 2 dòng bạch đàn này.
Với nhiệm vụ “Nghiên cứu chọn giống Bạch Đàn và Keo phục vụ ngành công nghiệp giấy”, ngoài việc thu thập số liệu, đánh giá sinh trưởng cây tuổi 3 đã trồng thí nghiệm tại Bắc Giang, cây thí nghiệm tuổi 2 tại Bình Dương, nhóm nghiên cứu còn trồng mới được 2,5 ha rừng khảo nghiệm gồm 17 dòng Bạch đàn và 06 xuất xứ Keo tai tượng ở vùng Trung bộ (trên đất của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ, thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp, địa điểm tại xã Cam Hiếu, huyện Cam lộ, tỉnh Quảng Trị). Cây trồng đạt tỷ lệ sống >90%, được chăm sóc, bảo vệ tốt.
Nhiệm vụ “Nghiên cứu tạo giá thể ruột bầu cho sản xuất cây giống nguyên liệu giấy” do ThS. Nguyễn Đức Thế làm chủ nhiệm đã nghiên cứu ảnh hưởng của loại giá thể đến sinh trưởng của cây giống Bạch đàn và Keo và ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến khả năng phân giải cellulo giá thể hữu cơ. Bên cạnh đó, nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ nén đến khả năng lưu dẫn nước của giá thể hữu cơ; ảnh hưởng của liều lượng phân bón thúc đến sinh trưởng của cây giống Bạch đàn và Keo ươm nuôi trên bầu hữu cơ. Ngoài ra, nhóm thực hiện nhiệm vụ đã nghiên cứu ảnh hưởng của lượng nước tưới đến tỷ lệ sống của cây giống Bạch đàn và Keo ươm nuôi trên bầu hữu cơ ở giai đoạn từ 1 – 10 ngày tuổi cũng như nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ tưới nước đến tỷ lệ sống của cây giống Bạch đàn và Keo ươm nuôi trên bầu hữu cơ ở giai đoạn từ 1 – 10 ngày tuổi. Từ những kết quả này, đề tài đã xây dựng được quy trình công nghệ tạo giá thể thích hợp cho sản xuất giống cây nguiyeen liệu giấy. Từ giá thể tạo ra từ đề tài, đã sản xuất thử hơn 20.000 cây giống Bạch đàn đạt TCVN 11571-1:2006 và hơn 20.0000 cây giống Keo lai đạt TCVN 11570-2:2016. Đề tài cũng đang hoàn thiện hồ sơ để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận tiến bộ kỹ thuật.
Đánh giá chung của Hội đồng nghiệm thu, các nhiệm vụ KHCN do Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy thực hiện năm 2019 đã triển khai đầy đủ các nội dung công việc, kết quả của các nhiệm vụ đều đạt mục tiêu đề ra; số lượng, khối lượng và chủng loại sản phẩm đều đạt và vượt so với hợp đồng đã ký kết với Bộ Công Thương. Các thành viên trong Hội đồng nhất trí bỏ phiếu nghiệm thu các nhiệm vụ KHCN do Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy với kết quả xếp loại Đạt.
Thông tin thêm
Nhiệm vụ 1: “Lưu giữ và bảo tồn nguồn gen cây nguyên liệu giấy”
Chủ nhiệm nhiệm vụ: KS. Triệu Hoàng Sơn
Nhiệm vụ 2: “Nghiên cứu, tuyển chọn và đề xuất giải pháp bảo tồn nguồn gen cây nguyên liệu giấy”
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Phạm Văn Hải
Nhiệm vụ 3: “Nghiên cứu phát triển nguồn gen Bạch Đàn H1 và TTKT7 phục vụ trồng rừng cây nguyên liệu giấy”
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Hà Ngọc Anh
Nhiệm vụ 4: “Nghiên cứu chọn giống Bạch Đàn và Keo phục vụ ngành công nghiệp giấy”
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Hoàng Ngọc Hải
Nhiệm vụ 5: “Nghiên cứu tạo giá thể ruột bầu cho sản xuất cây giống nguyên liệu giấy”
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Đức Thế
Thời gian thực hiện: Từ tháng 1 đến tháng 12/2019
Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy
Bình luận của bạn

Tin liên quan

Tin đã đăng