Châu Âu trở thành nhà cung cấp bột NBSK lớn nhất của Trung Quốc

Ngày 26-09-2019
VPPA-Thống kê thương mại mới nhất cho thấy châu Âu đã vượt qua Canada để trở thành khu vực xuất khẩu bột NBSK lớn nhất sang Trung Quốc. Trung Quốc đang và sẽ vẫn là một trong những thị trường quan trọng và được theo dõi chặt chẽ nhất đối với lĩnh vực bột giấy. […]

Thống kê thương mại mới nhất cho thấy châu Âu đã vượt qua Canada để trở thành khu vực xuất khẩu bột NBSK lớn nhất sang Trung Quốc. Trung Quốc đang và sẽ vẫn là một trong những thị trường quan trọng và được theo dõi chặt chẽ nhất đối với lĩnh vực bột giấy. Đây không chỉ thị trường tiêu dùng bột giấy thương phẩm lớn nhất thế giới, chiếm hơn một phần ba nhu cầu toàn cầu, mà còn chiếm tỷ trọng lớn trong tăng trưởng toàn cầu. Để đáp ứng nhu cầu này, phần lớn các dự án mở rộng công suất bột giấy đều có định hướng, ít nhất là một phần, để phục vụ thị trường Trung Quốc.

Kể từ năm 2017, tại khu vực châu Âu mặc dù có sự bổ sung công suất bột giấy BSK thương phẩm lớn như do nhu cầu tại châu Âu tương đối yếu đã tạo điều kiện cho sự tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ sang Trung Quốc. Trong khi đó, công suất bột giấy BSK thương phẩm về cơ bản tại Canada không thay đổi, nên các nhà sản xuất, ​​không chỉ khu vực Bắc Âu mà cả Nga, đã gia tăng được thị phần tại thị trường Trung Quốc đang phát triển.

Năm nay, do nhu cầu tiêu thụ tại châu Âu rất trì trệ nên các nhà sản xuất châu Âu đã gia tăng sản lượng và mở rộng hơn nữa thị phần tại Trung Quốc và chính động thái này đã đẩy họ vượt lên trên các nhà cung cấp Canada.

Trước đây, Canada luôn duy trì vị thế là nhà xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Trung Quốc, thị trường này cũng luôn là điểm chọn xuất khẩu hàng đầu của bột BSK Canada và bột NBSK từ Canada vẫn được coi là loại sản phẩm cao cấp. Theo số liệu thống kê, tổng xuất khẩu bột BSK của Canada từ năm 2013 đến trong năm 2018 chỉ tăng 2% đạt 5,7 triệu tấn, riêng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 6% lên 2,4 triệu tấn. Do đó, thị phần xuất khẩu bột BSK của Canada đã tăng 2 điểm phần trăm lên 43% trong năm 2018.

Trong cùng thời gian, tổng xuất khẩu BSK từ các nước sản xuất bột BSK châu Âu, đặc biệt là từ Phần Lan và Nga đã tăng nhanh. Xuất khẩu BSK từ Phần Lan năm 2018 đạt 3,1 triệu tấn, tăng 34% tương đương 800.000 tấn so với năm 2013. Xuất khẩu sang Trung Quốc cũng tăng tốc và tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ lên 1,2 triệu tấn trong năm 2018, chiếm 68% tổng mức tăng trưởng của BSK xuất khẩu và thúc đẩy thị phần xuất khẩu BSK của Phần Lan đến 39%. Mặc dù có sự tăng trưởng lớn, nhưng Trung Quốc vẫn là điểm xuất khẩu lớn thứ hai sau châu Âu về xuất khẩu BSK của Phần Lan.

Đồng thời, xuất khẩu BSK của Nga đã tăng 27% từ năm 2013 lên gần 1,2 triệu tấn trong năm 2018. Sự tăng trưởng trong xuất khẩu từ Nga sang Nhật Bản và Hàn Quốc đã vượt xa sự tăng trưởng sang Trung Quốc, trong khi xuất khẩu sang châu Âu giảm mạnh. Điều này dẫn đến việc Trung Quốc duy trì 80% thị phần xuất khẩu bột BSK của Nga và thị trường này là điểm đến hàng đầu cho xuất khẩu bột BSK của Nga với mức khoảng 1 triệu tấn trong năm 2018.

Thống kê dữ liệu nhập khẩu của Trung Quốc cho thấy nhập khẩu bột NBSK tăng gần 1,5 triệu tấn từ năm 2013 lên 4,9 triệu tấn trong năm 2018.

Nhập khẩu từ châu Âu chiếm 83% tăng trưởng trong thời gian này và Canada chiếm tới 20% trong khi nhập khẩu từ các khu vực khác giảm. Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nhập khẩu châu Âu đã khiến tỷ lệ xuất khẩu bột NBSK của họ sang Trung Quốc tăng từ 41% năm 2013 lên 48% vào năm 2018. Điều này dẫn đến việc Canada đã giảm thị phần và xuất khẩu bột NBSK sang Trung Quốc đã giảm từ 58% xuống 51% trong năm 2018.

Xu hướng này tiếp tục trong năm 2019 một phần do kết hợp giữa nhu cầu suy giảm tại châu Âu, mở rộng công suất lớn ở khu vực Nordics và hạn chế tăng trưởng công suất và gián đoạn nguồn cung ở Canada. Thống kê số liệu thương mại hàng tháng cho đến tháng 7 năm 2019 cho thấy các nhà cung cấp châu Âu đã vượt qua Canada trở thành khu vực cung cấp bột NBSK lớn nhất cho Trung Quốc.

Dữ liệu nhập khẩu BSK hàng năm của Trung Quốc cho thấy ước tính nhập khẩu NBSK tăng 6% lên 3,1 triệu tấn do nhập khẩu từ Canada giảm 6% xuống 1,5 triệu tấn và nhập khẩu từ châu Âu tăng 18% lên 1,7 triệu tấn. Những thay đổi này đã dẫn đến tỷ lệ nhập khẩu của Trung Quốc từ Canada giảm xuống 46% tính  đến tháng 7 năm 2019 và thị phần của châu Âu tăng lên 54%.

Việc châu Âu có tiếp tục dẫn trước Canada với tư cách là nhà cung cấp hàng đầu trong ngắn hạn hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ nhu cầu của châu Âu yếu đi, thời gian duy trì như vậy và khả năng tiếp tục cắt giảm công suất ở Canada. Tuy nhiên, xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong trung hạn đến dài hạn vì việc mở rộng công suất bột BSK hiện nay chủ yếu tập trung ở khu vực Bắc Âu và Nga.

Nguồn Fastmarkets RISI

Bình luận của bạn

Tin liên quan

Tin đã đăng