Điểm tin dịch Covid-19

Ngày 20-03-2020
VPPA-Các ổ dịch ở Hà Nội sẽ nâng mức cách ly lên 28 ngày, trong đó người già cần người có bệnh lý nền và các đối tượng có nguy cơ cao hạn chế tối đa việc ra ngoài, đến khu vực công cộng và tiếp xúc với người khác...

Các ổ dịch ở Hà Nội sẽ nâng mức cách ly lên 28 ngày, trong đó người già cần người có bệnh lý nền và các đối tượng có nguy cơ cao hạn chế tối đa việc ra ngoài, đến khu vực công cộng và tiếp xúc với người khác. Trên thế giới, dịch bệnh COVID-19 bắt đầu tấn công mạnh vào châu Phi, đây là điều đáng lo mới với số người chết có thể sẽ rất lớn…

Các ổ dịch ở Hà Nội sẽ nâng mức cách ly lên 28 ngày

Tại phiên họp thứ 21, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC) cho biết, việc giám sát phát hiện, bao vây khoanh vùng dịch bệnh được triển khai rất bài bản, tất cả những nơi xác định ổ dịch trên địa bàn Hà Nội đều không có ca bệnh thứ phát; Các ca bệnh đều xác định nguồn gốc rõ ràng, chưa trường hợp nào chưa tìm thấy nguồn lây; Giám sát, phát hiện lấy mẫu tất cả các trường hợp nghi ngờ.

Theo chỉ đạo chung, Hà Nội áp dụng cao hơn một bậc so với quy định, theo đó tất cả các trường hợp F1 đều khử khuẩn. Đối với ổ dịch thay vì khoanh vùng cách ly 21 ngày nâng lên 28 ngày. Tuy nhiên, số người đi từ vùng có dịch về tăng cao nên số người về khu cách ly tập trung đông.

Giám đốc CDC đề nghị, các trung tâm y tế được giao giám sát sức khỏe khu vực nào, cần giám sát chặt chẽ khi có ca nghi ngờ tổ chức cách ly. Trung tâm CDC Hà Nội sẽ lấy mẫu bệnh phẩm 100% và xét nghiệm lần 2 trước khi đủ 14 ngày trước khi về nếu có kết quả âm tính.

Đặc biệt, để phục vụ xét nghiệm, CDC Hà Nội đề xuất huy động mỗi quận, huyện ít nhất thêm 3 người để tập huấn lấy mẫu bệnh phẩm sau đó vận chuyển lên CDC Hà Nội để xét nghiệm; Huy động bổ sung các bác sỹ (Y6) dự phòng của Đại học Y Hà Nội và cử nhân y tế công cộng năm thứ 4.

Hai bệnh nhân COVID-19 diễn biến nặng, Bộ Y tế khuyến cáo người cao tuổi

Người cao tuổi, người có bệnh lý nền và các đối tượng có nguy cơ cao hạn chế tối đa việc ra ngoài, đến khu vực công cộng và tiếp xúc với người khác.

Đó là nội dung chính được Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 khuyến cáo trong công văn gửi tới chủ tịch UBND các tỉnh thành cả nước chiều 19-3 về việc tăng cường phòng chống dịch COVID-19 đối với người bệnh, người cao tuổi và khai báo điện tử.

Đồng thời, phải khuyến cáo, thông báo cụ thể tới các gia đình có người cao tuổi, người có bệnh lý nền và các đối tượng có nguy cơ cao hạn chế tối đa việc ra ngoài, khu vực công cộng, tiếp xúc với người khác.

“Trong trường hợp thật sự cần thiết, cấp cứu mới đến cơ sở y tế để khám, chữa bệnh (như hết thuốc, cần chỉnh liều…), luôn sử dụng khẩu trang và sát khuẩn tay nếu ra ngoài nhà” – Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh nêu rõ yêu cầu.

“Trong trường hợp thật sự cần thiết, cấp cứu mới đến cơ sở y tế để khám, chữa bệnh (như hết thuốc, cần chỉnh liều…), luôn sử dụng khẩu trang và sát khuẩn tay nếu ra ngoài nhà” – Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh nêu rõ yêu cầu.

Trong văn bản này, cơ quan chức năng về phòng chống dịch bệnh cũng yêu cầu các cơ sở y tế thực hiện việc cấp phát thuốc điều trị cho các bệnh mãn tính với thời gian dài hơn cho tất cả các đối tượng, tối thiểu là hai tháng.

Các hãng hàng không Việt Nam tạm dừng khai thác các đường bay quốc tế

Hãng hàng không Vietjet Air thông báo từ ngày 20/3, hãng sẽ dừng khai thác các đường bay đi/đến các nước trong khu vực ASEAN, gồm: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Campuchia, Myanmar, Indonesia.

Hãng hàng không Vietjet Air thông báo từ ngày 20/3, hãng sẽ dừng khai thác các đường bay đi/đến các nước trong khu vực ASEAN, gồm: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Campuchia, Myanmar, Indonesia.

Tuy nhiên, Vietjet Air chưa đưa ra quyết định cho một số đường bay quốc tế hãng đang khai thác, như giữa Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Ấn Độ.

Thời gian dừng dự kiến có thể tới hết tháng 4/2020. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào diễn biến và khả năng kiểm soát dịch bệnh COVID-19.

Với Vietnam Airlines, theo thông báo chiều 19/3, hãng sẽ dừng khai thác các đường bay quốc tế trong khu vực ASEAN từ ngày 21/3, gồm bay đi/đến: Singapore, Thái Lan, Indonesia, Lào, Campuchia, Myanmar.

Đường bay đi/đến Anh, Nhật Bản sẽ được Vietnam Airlines tạm dừng hai chiều từ ngày 23/3/2020. Đường bay Đức, Australia cũng được hãng này tạm dừng chiều Việt Nam đi từ ngày 24/3, dừng chiều về Việt Nam từ ngày 25/3/2020.

Tương tự, Jetstar Pacific cũng vừa ra thông báo tạm dừng khai thác các đường bay từ Việt Nam đi quốc tế đến hết ngày 30/4/2020.

Bamboo Airways cũng đã ra thông báo trước đó về việc lùi kế hoạch khai thác đường bay thẳng Hà Nội – Praha (Cộng hòa Séc) như dự kiến ban đầu là ngày 29/3 sang cuối tháng 4, cụ thể là ngày 26/4 do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Các chuyến bay đi quốc tế của Hãng được thông báo tạm dừng khai thác.

Dịch bệnh COVID-19 bắt đầu tấn công mạnh vào châu Phi

Ngay từ khi dịch bệnh viêm phổi do virus Corona mới (COVID-19) từ Trung Quốc lan ra thế giới, các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bày tỏ lo lắng: nếu dịch bệnh lan tới châu Phi sẽ rất nguy hiểm, dịch bệnh sẽ có thể mất kiểm soát, số người chết có thể sẽ rất lớn do cơ sở hạ tầng y tế ở châu lục này rất kém so với phần còn lại của thế giới.

Nay thì điều lo ngại này đang dần trở thành thực tế. Theo Nhân dân Nhật báo, Trung Quốc tính đến sáng ngày 19/3 đã có 24 trong số 54 quốc gia châu Phi bị dịch bệnh COVID-19 tấn công và con số này đang tiếp tục gia tăng.

Theo Tân Hoa xã, số quốc gia bị dịch bệnh tấn công và số người bị nhiễm bệnh hôm 18/3 ở các nước châu Phi đang tiếp tục gia tăng. Trong đó, số ca được xác nhận ở Nam Phi đã vượt quá 100; các nước Zambia, Djibouti… đã báo cáo những trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh đầu tiên .

Mấy hôm trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đăng trên trang web của tổ chức này thông tin, tính đến ngày 12/3, 62 chuyên gia của WHO đã được đưa tới 18 quốc gia châu Phi để phối hợp với chính phủ các nước trong công tác điều trị, phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh lây nhiễm. WHO dự kiến sẽ đưa thêm nhiều chuyên gia nữa tới để hỗ trợ các chính phủ ở khu vực được coi là có hạ tầng cơ sở y tế mỏng và yếu này trong việc đối phó với sự bùng phát và ngăn chặn sự lây lan của virus Corona mới.

Trung Quốc không có ca nhiễm mới trong nước ngày thứ 2 liên tiếp

Ngoài các trường hợp nhập cảnh, Trung Quốc không ghi nhận thêm bất cứ ca nhiễm virus corona chủng mới trong nước trong ngày thứ 2 liên tiếp.

Trung Quốc cũng ghi nhận chỉ 3 ca tử vong trong ngày 19/3, mức thấp nhất theo ngày trong hai tháng qua tính từ ngày 21/1, hai ngày trước khi Trung Quốc phong tỏa thành phố Vũ Hán, nơi khởi phát dịch bệnh.

Theo số liệu được Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc công bố sáng 20/3, Trung Quốc đại lục (không tính Hong Kong, Macao và Đài Loan) ghi nhận 39 ca nhiễm mới trong ngày 19/3, toàn bộ đều là người vừa nhập cảnh Trung Quốc. Đây là ngày thứ hai liên tiếp Trung Quốc không có ca nhiễm mới phát sinh trong nước.

Tổng cộng, Trung Quốc đã ghi nhận 80.976 ca nhiễm và 3.248 ca tử vong tại đại lục. Đến nay, 6.559 người đang được điều trị, với 2.136 ca bệnh nặng.

Số người thuộc diện nghi ngờ được thống kê trong ngày 19/3 là 31, nhưng không có ai tại Hồ Bắc, nơi Vũ Hán là tỉnh lỵ.

VPPA tổng hợp

Bình luận của bạn

Tin liên quan

Tin đã đăng