Giấy chống thấm dầu mỡ – sản phẩm mới của Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo

Ngày 02-03-2021
VPPA-Giấy bao chống thấm dầu mỡ là loại giấy dùng để bao gói trực tiếp các loại thực thực phẩm, đồ ăn nhanh có chứa bơ, dầu mỡ… Ngoài việc phải đảm bảo yêu cầu về độ bền cơ lý, hoá học loại giấy này còn phải đảm bảo các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm, có khả năng chống thấm nước và chống thấm dầu mỡ cao, hạn chế hoặc kháng khuẩn và thân thiện với môi trường.

giay-chong-tham-dau-mo-san-pham-moi-cua-vien-cong-nghiep-giay-va-xenluylo

Giới thiệu về giấy chống thấm dầu mỡ

          Các sản phẩm giấy bao gói trực tiếp thực phẩm khô chủ yếu gồm các loại: giấy chống thấm dầu mỡ, giấy giả da gốc thực vật, giấy nhôm, trong đó giấy chống thấm dầu mỡ là loại được sử dụng nhiều nhất.

          Ở Việt Nam, đời sống ngày càng được cải thiện, xu hướng sử dụng các sản phẩm ăn nhanh, chế biến sẵn ngày càng tăng nên nhu cầu sử dụng sản phẩm giấy chống thấm dầu mỡ ngày càng cao. Sản phẩm giấy này trong nước chưa sản xuất được nên hàng năm chúng ta phải nhập khẩu hàng ngàn tấn để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, chủ yếu từ Indonesia, Nhật Bản, Italia, Mỹ, Trung Quốc.

          Tính chất cơ bản của giấy chống thấm dầu mỡ dùng cho bao gói thực phẩm dạng khô gồm: độ bền cơ lý cao; có khả năng chống thấm dầu mỡ; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các chỉ số về tính chất cơ lý cần quan tâm là chỉ số độ chịu bục, chiều dài đứt, độ hút nước và chỉ số độ bền xé, giúp cho tờ giấy không bị đứt, rách, thấm ướt trong quá trình sử dụng. Các tính chất này phụ thuộc nhiều vào thành phần xơ sợi, chủng loại xơ sợi, quy trình nghiền bột giấy và quá trình xeo giấy (quá trình hình thành, ép ướt, nhiệt độ các tổ sấy, ép quang…).

          Đối với tính chất chống thấm dầu mỡ, là khả năng ngăn cản sự đi qua của dầu, mỡ và các chất béo. Tính chất này có thể được tạo ra bởi xeo giấy ở độ nghiền rất cao (trên 90SR0), ép và cán ở áp lực cao, hoặc sử dụng các hợp chất có khả năng chống thấm dầu mỡ trong gia keo bề mặt, gia keo nội bộ hoặc cả hai.

          Do tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm nên giấy phải đảm bảo được các yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm như: không chứa các vi khuẩn gây nấm mốc, gây bệnh về tiêu hoá, không chứa các kim loại nặng (chì, cadimi, thuỷ ngân…) và các chất huỳnh quang, formaldehyt. Với các yêu cầu như vậy sản phẩm thường được sản xuất từ bột giấy nguyên thuỷ, nước đảm bảo độ sạch, dây chuyền thiết bị và quá trình sản xuất phải đảm bảo vệ sinh an toàn công nghiệp ở mức tối đa.

Bài viết được trích từ Ấn phẩm Công nghiệp Giấy số 1 – 2021.

   >>> Đọc thêm bài viết TẠI ĐÂY

VPPA

Bình luận của bạn

Tin liên quan

Tin đã đăng