Nhập khẩu giấy tăng mạnh ở thị trường Ấn Độ

Ngày 07-05-2018
VPPA-  Tuy chỉ đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng, nhưng lượng giấy Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Ấn Độ lại tăng mạnh vượt trội so với các thị trường khác trong quý 1/2018. Kết thúc tháng 3/2018 Việt Nam đã nhập khẩu 183,7 nghìn tấn giấy các loại, trị giá 168,3 triệu […]

 

Tuy chỉ đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng, nhưng lượng giấy Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Ấn Độ lại tăng mạnh vượt trội so với các thị trường khác trong quý 1/2018.

Kết thúc tháng 3/2018 Việt Nam đã nhập khẩu 183,7 nghìn tấn giấy các loại, trị giá 168,3 triệu USD, tăng 66,9% về lượng và 64,8% trị giá so với tháng 2/2018 nâng lượng giấy nhập khẩu quý 1/2018 lên 480 nghìn tấn, trị giá 437,9 triệu USD, tăng 0,1% về lượng và 10,8% trị giá so với quý 1/2017.
Việt Nam nhập khẩu giấy chủ yêu từ các nước Đông Nam Á chiếm 30,9% tổng lượng nhóm hàng, từ các nước EU chiếm 1,7% và các nước khác (trừ EU, ASEAN) chiếm 67,3%.
Quý 1/2018, Việt Nam nhập khẩu giấy chủ yếu từ thị trường Trung Quốc đạt 88,9 nghìn tấn, trị giá 76,3 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm trước giảm 13,17% về lượng và tăng 0,35% trị giá do giá nhập bình quân tăng 15,57% lên 858,51 USD/tấn.
Thị trường nhập nhiều đứng thứ hai sau Trung Quốc là Hàn Quốc đạt 78,9 nghìn tấn, trị giá 72,1 triệu USD, tăng 40,53% về lượng và 38,83% trị giá, giá nhập bình quân 914,22 USD/tấn, giảm 1,21% so với cùng kỳ 2017. Kế đến là Nhật Bản, đạt 77,2 nghìn tấn, trị giá 56 triệu USD, tăng 38,94% về lượng và 33,51% trị giá, giá nhập bình quân 726,1 USD/tấn, giảm 1,21%.
Ngoài ba thị trường chủ lực kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu giấy từ các thị trường khác như Thái Lan, Singapore, Mỹ, Thụy Điển, Phần Lan, Ấn Độ….
Nhìn chung, kết thúc quý 1/2018, lượng giấy nhập khẩu từ các thị trường suy giảm so với cùng kỳ năm trước, số thị trường này chiếm tới 67%, trong đó nhập từ Pháp giảm mạnh nhất cả lượng và trị giá, giảm tương ứng 83,79% và 93,05% do giá nhập bình quân giảm mạnh 57,09% xuống còn 1588,83 USD/tấn. Ở chiều ngược lại, thị trường với lượng nhập tăng mạnh chỉ chiếm 33%, trong đó từ Ấn Độ tăng mạnh nhất gấp gần 5 lần về lượng và 2 lần về trị giá, đạt tương ứng 8,5 nghìn tấn, 11,9 triệu USD mặc dù giá nhập bình quân giảm 62,94%, xuống còn 1409,15 USD/tấn.
Đáng chú ý, nhập khẩu từ thị trường Italia có giá bình quân tăng mạnh nhất 123,22% so với cùng kỳ năm trước, lên 1640,27 USD/tấn, tuy nhiên lượng giấy nhập từ thị trường này chỉ đạt 1,5 nghìn tấn, trị giá 2,56 triệu USD.

Bình luận của bạn

Tin liên quan

Tin đã đăng