Mỹ liệt Trung Quốc vào danh sách quốc gia thao túng tiền tệ

Ngày 06-08-2019
VPPA-Hãng tin AFP sáng 6-8, giờ Việt Nam, dẫn tuyên bố của Bộ Tài chính Mỹ cho biết theo sự ủy quyền của Tổng thống Donald Trump, Bộ trưởng Steven Mnuchin đã quyết định “Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ”. Đồng nhân dân tệ thấp giá nhất 10 năm Theo đó, ông Mnuchin […]

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc rớt giá mạnh trong ngày đầu tuần - Ảnh: REUTERS

Hãng tin AFP sáng 6-8, giờ Việt Nam, dẫn tuyên bố của Bộ Tài chính Mỹ cho biết theo sự ủy quyền của Tổng thống Donald Trump, Bộ trưởng Steven Mnuchin đã quyết định “Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ”.

Đồng nhân dân tệ thấp giá nhất 10 năm

Theo đó, ông Mnuchin sẽ tham vấn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để loại trừ ưu thế cạnh tranh không công bằng mà Trung Quốc nhận được từ việc phá giá đồng nội tệ.

Động thái của Bộ Tài chính Mỹ đưa ra sau khi Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ liệt Trung Quốc vào danh sách quốc gia thao túng tiền tệ lần đầu tiên kể từ 1994. “Điều này được gọi là sự thao túng tiền tệ. Đây là một sự vi phạm nghiêm trọng, vốn sẽ làm Trung Quốc suy yếu đáng kể qua thời gian” – ông Trump viết trên mạng xã hội Twitter.

Bộ Tài chính Mỹ cho rằng tuyên bố của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) mới đây đã cho thấy rõ ý định phá giá đồng nội tệ của Bắc Kinh. Trong tuyên bố ngày 5-8, PBOC khẳng định sẽ tiếp tục “có các biện pháp cần thiết và có chủ đích chống lại các hành vi phản hồi tích cực có thể xảy ra trên thị trường ngoại tệ”.

“Đây là sự công khai của PBOC rằng họ đang thao túng mạnh mẽ đồng tiền và sẵn sàng duy trì việc đó” – Bộ Tài chính Mỹ khẳng định.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin - Ảnh: REUTERS
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin – Ảnh: REUTERS

 

Trong ngày 5-8, Bắc Kinh đã cho phép đồng nhân dân tệ mất giá 2%, xuống ngưỡng trên 7 nhân dân tệ đổi được 1 USD, mức yếu nhất của đồng nội tệ Trung Quốc trong 10 năm trở lại đây.

Quyết định của Trung Quốc đã gây ra làn sóng bán tháo ồ ạt cổ phiếu trên thị trường Phố Wall trong ngày. Việc phá giá cũng sẽ gây áp lực lên Ngân hàng Dự trữ liên bang (FED), buộc cơ quan này phải xem xét thực thi các đợt cắt giảm lãi suất mới.

Theo giới phân tích, tuy sự mất giá của nhân dân tệ hiện chỉ mang giá trị biểu trưng, tuy nhiên các doanh nghiệp đang tính đến khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh tiền tệ giữa hai nước.

Trung Quốc khai hỏa chiến tranh tiền tệ?  

Các nhà phân tích lo ngại rằng căng thẳng thương mại Mỹ – Trung có thể bị cuốn vào một cuộc “chiến tranh tiền tệ”, kèm theo hậu quả kinh tế nghiêm trọng với cả hai nước. Trong đó, Bắc Kinh đã để đồng nhân dân tệ giảm giá xuống thấp nhất trong 11 năm vào ngày 5/8, động thái mang lại lợi thế cho hàng hóa Trung Quốc và gây thiệt hại cho các nhà sản xuất Mỹ.

Động thái “ăn miếng trả miếng” nói trên được coi là sự leo thang lớn trong chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, ngay sau khi Tổng thống Trump áp thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng Trung Quốc ngày 2/6 – đồng nghĩa với việc gần như toàn bộ hàng Trung Quốc bị Mỹ áp thuế.

“Sẽ rất nghiêm trọng nếu căng thẳng thương mại Mỹ – Trung biến thành cuộc chiến tiền tệ”, Eswar Prasad, giáo sư chính sách thương mại tại đại học Cornell ở bang New York, Mỹ, nói với Washington Post. “Điều đó có thể dẫn đến Mỹ cấm cửa toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc”.

heo CNN, đồng tệ không được mua bán hoàn toàn tự do như các đồng tiền lớn khác. Mỗi ngày, ngân hàng trung ương Trung Quốc đặt giới hạn 2% mà trong đó tỷ giá đồng tệ có thể biến động. Nhưng lần này, Trung Quốc đã để đồng tệ giảm mạnh.

Như vậy, hàng Trung Quốc sẽ rẻ hơn đối với người mua nước ngoài, còn hàng Mỹ trở nên đắt hơn nếu bán sang Trung Quốc.

CNN bình luận đây là thông điệp rõ ràng: Bắc Kinh sẵn sàng rút khẩu súng “tiền tệ”, dùng đồng tiền của mình như một vũ khí trong cuộc chiến thương mại với Washington, gây nguy cơ bùng nổ “chiến tranh tiền tệ” – khi các nước bị cuốn vào vòng xoáy phá giá đồng tiền để trả đũa nhau, gây thiệt hại cho người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp, khiến giá tài sản tụt dốc, gây lạm phát.

“Việc để giá đồng tệ thấp – 7 nhân dân tệ đổi 1 USD – cho thấy họ (Bắc Kinh) đã hết hy vọng có một thỏa thuận thương mại với Mỹ”, Julian Evans-Pritchard, kinh tế gia về Trung Quốc ở Capital Economics, nói với CNN.

Trong khi đó, nói với Telegraph, ngân hàng Commerzbank (Đức) nhận định động thái đột ngột của Trung Quốc đối với đồng tiền vốn được quản lý chặt chẽ của nước này sẽ kéo theo những hệ lụy với toàn hệ thống quốc tế. “Có vẻ như ‘sóng thần’ đang ập tới”, đại diện Commerzbank cảnh báo.

Thị trường toàn cầu đã có một ngày 5/8 “nhuốm máu” với mức giảm gần 2% hoặc hơn.

Trung Quoc khai hoa chien tranh tien te, 'song than dang ap toi' hinh anh 2
Các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ ngày 5/8 đều giảm xấp xỉ ở mức 3%. Ảnh: WSJ.

 

Tổng thống Trump thường xuyên phàn nàn về việc Trung Quốc hạ thấp đồng tệ để giành lợi thế. Nhưng gần đây, chính ông không loại bỏ việc can thiệp tiền tệ. Tháng 7, ông phản bác tuyên bố của cố vấn kinh tế Larry Kudlow nói Mỹ sẽ không dìm giá đồng USD. Một bước đi như vậy sẽ là chưa từng có và gây ảnh hưởng sâu rộng, theo CNN.

Để làm đồng USD yếu đi, chính quyền Trump có thể tuyên bố chấm dứt “chính sách đồng USD mạnh” từ năm 1995 của Tổng thống Clinton. Ông có thể ra lệnh cho Bộ Tài chính và Cục Dự trữ Liên bang bán USD ra thị trường để giảm giá đồng tiền, dù các chuyên gia cho rằng tình thế chưa đến mức này.

Đồng tiền của một quốc gia yếu đi có thể giúp tăng xuất khẩu, vì làm hàng hóa rẻ hơn đối với người mua nước ngoài, nhưng cũng có thể khiến nhập khẩu đắt hơn, tăng lạm phát. Ngân hàng trung ương sẽ buộc phải nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát, gây hại cho tăng trưởng.

Thương mại “ăn miếng trả miếng”

Theo Washington Post, chiến tranh thương mại biến thành “chiến tranh tiền tệ” sẽ chứa đựng nhiều rủi ro, gây thiệt hại cho cả hai nền kinh tế cũng như làm trầm trọng hơn thâm hụt thương mại của Mỹ – chính là nguyên nhân khiến ông Trump thực hiện chiến tranh thương mại ngay từ đầu.

Trung Quoc khai hoa chien tranh tien te, 'song than dang ap toi' hinh anh 3
Không khí căng thẳng trên sàn chứng khoán New York ngày 5/8 khi một loạt chỉ số chính rớt tới 3% trong ngày. Ảnh: AP.

 

Với việc liệt Trung Quốc vào diện “thao túng tiền tệ”, Mỹ có lý do để áp thuế nặng hơn lên Trung Quốc, thậm chí nhiều hơn hiện tại, và dĩ nhiên buộc Bắc Kinh phải đáp trả.

“Mỹ có thể dùng lý do này để áp đặt thêm thuế trừng phạt đơn phương”, ông Prasad nói. “Chắc chắn sẽ là cái cớ về mặt chính trị”.

Định danh Trung Quốc “thao túng tiền tệ”, Mỹ cũng có thể kêu gọi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trừng phạt Trung Quốc, hoặc thuyết phục đồng minh giới hạn thương mại với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

“Có nguy cơ họ (Mỹ) đang coi việc phá giá đồng tiền là hành vi gây hấn về kinh tế và quyết định tăng các chính sách kinh tế thù địch chống Trung Quốc”, ông Prasad nói.

Trói chân kinh tế toàn cầu

Theo Washington Post, hậu quả nghiêm trọng nhất của chiến tranh tiền tệ sẽ là sự chững lại của cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ – Trung, giữa những lo ngại từ các nhà phân tích cho rằng kinh tế toàn cầu chững lại sẽ kéo Mỹ vào suy thoái.

Tăng trưởng của Trung Quốc cũng đã chậm lại. Theo CNN, động thái phá giá đồng tệ mới đây có thể gây hại cho chính Bắc Kinh, với việc dòng tiền ồ ạt chảy ra khỏi nước này, làm lung lay sự ổn định kinh tế. Năm 2015, lần cuối Bắc Kinh phá giá đồng tiền, gần 680 tỷ USD vốn chạy khỏi nước này, theo Viện Tài chính Quốc tế.

Đồng tệ giảm giá cũng sẽ gây thiệt hại cho những nhà sản xuất châu Âu nào cạnh tranh với hàng Trung Quốc, tác động đến các nền kinh tế cựu lục địa.

Trung Quoc khai hoa chien tranh tien te, 'song than dang ap toi' hinh anh 4
Năm 2015, lần cuối Bắc Kinh phá giá đồng tiền, gần 680 tỷ USD vốn chạy khỏi nước này, theo Viện Tài chính Quốc tế. Ảnh: Bloomberg.

 

Ngày 5/8, sau các biện pháp “ăn miếng trả miếng” của Mỹ và Trung Quốc, thị trường toàn cầu chao đảo, giới đầu tư lo lắng tìm những “nơi trú chân” an toàn để giữ tài sản.

Phố Wall trải qua ngày giảm điểm tệ nhất trong năm, với chỉ số S&P giảm gần 3%. Chỉ số rủi ro biến động (volatility) tăng vọt và toàn bộ 11 nhóm ngành lớn đều đóng phiên giao dịch với sắc đỏ (giảm điểm), theo Washington Post.

“Sự bất ổn về tài chính kèm theo cuộc chiến thương mại sẽ tăng rủi ro và lấy đi lòng tin vào đầu tư, đây có thể là tác động lớn hơn cả đến kinh tế Mỹ”, Mark Sobel, cựu quan chức Bộ Tài chính, nói.

Thâm hụt thương mại của Mỹ ngày càng sâu?

Từ khi còn là ứng viên tranh cử, Tổng thống Trump đã coi thâm hụt thương mại của Mỹ là một ưu tiên của chính quyền.

Đầu năm nay, thâm hụt thương mại của Mỹ đạt kỷ lục 900 tỷ USD và được dự báo sẽ tăng chóng mặt trong những năm tới, theo Robert Scott, chuyên gia kinh tế ở viện Chính sách Kinh tế, một viện chính sách thiên tả. Giá đồng USD đã tăng kể từ năm ngoái, theo Washington Post.

Điều đó có nghĩa nhà sản xuất Mỹ sẽ khó khăn hơn khi bán hàng sang Trung Quốc và các thị trường khác mà Trung Quốc cũng cạnh tranh. Thâm hụt thương mại của Mỹ sẽ càng khó khắc phục

“Nếu Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng tiền, thâm hụt thương mại của Mỹ sẽ càng sâu – ngay cả khi thuế (Tổng thống Trump mới áp đặt) làm giảm lượng nhập khẩu hàng Trung Quốc”, ông Scott nói với Washington Post. “Lệnh đánh thuế sẽ được bù lại bởi lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc (sau khi phá giá đồng tiền) ở mọi nơi hai nước cạnh tranh”.

Trung Quoc khai hoa chien tranh tien te, 'song than dang ap toi' hinh anh 5
Một nhân viên buôn bán chứng khoán ở Seoul ngày 5/8. Các thị trường châu Á giảm điểm ngày thứ ba liên tiếp sau khi Trung Quốc để giá đồng tệ hạ xuống mức thấp nhất trong 11 năm. Ảnh: AP.

 

Giáo sư kinh tế tại đại học Cornell Steven Charles Kyle nói viễn cảnh tiếp tục tăng thuế và phá giá đồng tiền gợi ông nhớ đến giai đoạn trước Đại Suy thoái năm 1930, từ Mỹ lan rộng sang châu Âu, phá hủy kinh tế các nước phát triển.

“Đây chính là những gì xảy ra trong cuộc Đại Suy thoái những năm 1930. Các nước dựng hàng rào thuế quan và cố đánh bại đối thủ bằng cách phá giá đồng tiền”, ông Kyle nói với Washington Post.

 “Vài năm như vậy và thương mại toàn cầu dừng hẳn”.

 

 

VPPA tổng hợp

Bình luận của bạn

Tin liên quan

Tin đã đăng