Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đồng hành hiệu quả cùng doanh nghiệp vượt khó
Lợi ích của doanh nghiệp, Ngành Giấy làm động lực cho “Nhiệm kỳ thách thức”
Trong Nhiệm kỳ VI (2018 -2023), VPPA đã 3 lần tham dự và tổ chức hội nghị Công nghiệp Giấy và Bột giấy quốc tế vào 10/2018, 10/11-2019 và 9/2022. Đặc biệt, tháng 10/11-2019, Hiệp hội đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Công nghiệp Giấy và Bột giấy Đông Nam Á lần thứ 34 (34th FAPPI), tại Đà Nẵng.
VPPA cũng đã tổ chức thành công 8 Hội nghị Ban Chấp hành, 4 Hội nghị Ban Thường vụ, 2 Hội nghị toàn thể hội viên.Trong bối cảnh dịch Covid -19, năm 2020, 2021, VPPA vẫn đồng thời đều đặn cập nhật, cung cấp thông tin cho hội viên, xây dựng các bản tin, hỗ trợ các doanh nghiệp
Trong nhiệm kỳ VI, VPPA thay đổi, mở rộng kết nạp thêm hội viên là các thành phần kinh tế khác có liên quan, gắn kết với ngành Giấy. Các hội viên khi tham gia hoạt động Hiệp hội đều nhận thấy VPPA ngày càng có vai trò quan trọng, có tiếng nói trong việc tư vấn chính sách và hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh nên đã tích cực, kiên trì xây dựng Hiệp hội.
Năm 2020 và 2021, trong bối cảnh của dịch Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp, đặc biệt Hà Hội, Hồ Chí Minh dịch lớn, kéo dài thiếu thốn về tài chính và nhân lực nhưng VPPA cho biết vẫn tổ chức thực hiện các công tác thường xuyên, đồng hành hiệu quả cùng hội viên. Với quyết tâm lấy lợi ích của Ngành, hội viên làm động lực vượt qua thử thách, Hiệp hội đã từng bước ổn định và có những kết quả đáng ghi nhận.
Năm 2021, dù ảnh hưởng bởi dịch Covid -19, bên cạnh những hoạt động truyền thống, VPPA đã triển khai nhiều hoạt động: cập nhật thông tin về biến động giá cả thị trường chính sách, quy định của Nhà nước, các bộ ban ngành có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Giấy; nắm bắt các khó khăn, vướng mắc từ các doanh nghiệp để phản hồi và đề xuất giải pháp với bộ, ban, ngành tháo gỡ khó khăn…Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ, đề tài KHCN, nghiên cứu các giải pháp công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng xu thế và những đòi hỏi bức thiết của các doanh nghiệp ngành Giấy.
Phối hợp với các Hội viên VPPA kiến nghị với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động trong bối cảnh vừa phòng dịch, vừa tổ chức sản xuất, cụ thể: Công ty CP XNK Bắc Giang, Công ty Giấy Sài Gòn…Với hỗ trợ và cổ vũ của Hiệp hội các hội viên VPPA chủ động, tích cực trong phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo an toàn cho cán bộ công nhân viên, duy trì sản xuất, cung cấp hàng đúng và đủ với khách hàng trong ngoài nước.
Nhiều doanh nghiệp – hội viên VPPA đã đưa ra các sáng kiến phòng chống dịch hiệu quả, an toàn cho chính đơn vị mình nhưng cũng mang lại những giá trị xã hội tốt đẹp như sáng kiến dùng giường, vách ngăn… bằng bìa giấy của Công ty TNHH Giấy Kraft Vina, Công ty Giấy Đồng Tiến chuyển đổi công năng của các container thành những phòng nghỉ cho cán bộ công nhân viên khi thực hiện 3 tại chỗ trong giai đoạn dịch…
Trong giai đoạn đầy biến động của đại dịch Covid – 19, công tác đề xuất xây dựng chính sách, tháo gỡ khó khăn là phần công việc VPPA nhận định mang lại hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp hội viên. Điển hình như: Tháo gỡ khó khăn, xử lý ách tắc, tồn đọng nguyên liệu cho các doanh nghiệp cuối 2019, đầu 2020; Kiến nghị gia hạn giấy phép nhập khẩu giấy phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trong 2 năm 2020 và 2022;Tham gia góp ý, sửa đổi các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phù hợp với ngành, tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động của các doanh nghiệp…
Tham gia hiệu quả trong đề xuất, kiến nghị xây dựng chính sách, gỡ khó cho Hội viên
Trong Nhiệm kỳ VI nhiều thách thức, VPPA liên tục cập nhật thông tin về Ngành, thị trường chính sách, quy định của Nhà nước, các bộ ngành có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Ngành Giấy… cung cấp cho các doanh nghiệp hội viên; Đồng thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc từ các doanh nghiệp để phản hồi với các cơ quan quản lý nhà nước, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn.
VPPA đồng thời tích cực tham dự các phiên họp và làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước, đề xuất các ý kiến gỡ khó cho các doanh nghiệp trong việc thực thi các Nghị định, Thông tư của Chính phủ và các Bộ; Đại diện hoặc làm đối tác cùng hội viên trong Hiệp hội đàm phán mua công nghệ, máy móc thiết bị, hoá chất – phụ gia, nguyên vật liệu phục vụ cho ngành giấy; Tìm kiếm đối tác tin cậy, bảo đảm chất lượng cho việc nhập khẩu giấy phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho các doanh nghiệp hội viên; Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên đề (hội nghị, hội thảo và triển lãm để kết nối quảng bá các sản phẩm, dịch vụ cho hội viên…
Tham dự, góp ý, kiến nghị hiệu quả chính sách và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp tại các cuộc họp với: Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ, Cục Công Nghiệp, Cục xuất nhập khẩu và các cơ quan xây dựng chính sách… trong bối cảnh dịch Covid-19; Thực hiện các nhiệm vụ, các đề tài khoa học công nghệ đáp ứng thực tiễn của Ngành ( Xây dựng Chiến lược Ngành giấy giai đoạn 2025-2030 và tầm nhìn đến 2045…)… mang lại lợi ích thiết thực cho hội viên và sự phát triển của Ngành.
Đặc biệt từ năm 2020 đến nay Hiệp hội tích cực tham gia các buổi họp, thảo luận, góp ý và kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp… Tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 – Quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT 2020, các kiến nghị và đề xuất của VPPA đều được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ chấp thuận và đưa vào văn bản khi ban hành Nghị định.
Dự thảo QCVN 33:2021/BTNMT về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu (Ban soạn thảo đã nhất trí với kiến nghị của VPPA là cơ quan giám định và thực hiện kiểm tra là Tổ chức giám định độc lập, Hải quan, Sở TNMT không còn đóng vai trò trong việc kiểm tra nhà nước về nhập khẩu phế liệu giấy); Dự thảo QCVN 40:2021/BTNMT về nước thải công nghiệp (Ban soạn thảo đã nhất trí với kiến nghị của VPPA: Loại bỏ hai chỉ tiêu phải xét nghiệm dioxin và fural trong nước thải, đối với các nhà máy sản xuất giấy từ nguyên liệu giấy loại, chỉ áp dụng đối với các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy có sử dụng hóa chất tẩy trắng……;
Tổng hợp thông tin từ các doanh nghiệp, VPPA đồng thời kiến nghị gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp với Bộ TNMT, Văn phòng Chính phủ, Tổ Công tác của Thủ tướng… về những bất cập trong nội dung của Nghị định 40/2019/ND-CP, Thông tư 25/TT-BTNMT, về các quy chuẩn QCVN 33:2020, QCVN 12:2015, Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu (thay thế QĐ 73/2014)…
Trong giai đoạn tới, VPPA định hướng tiếp tục làm đầu mối tập hợp, đoàn kết các hội viên cùng nhau hoạt động nhằm thúc đẩy liên doanh, liên kết phát triển bền vững Ngành giấy Việt Nam. Phấn đấu trở thành thành tố quan trọng trong hoạt động xúc tiến, hỗ trợ của mối quan hệ: Nhà nước – doanh nghiệp – người tiêu dùng.
>>> Nhiều công nghệ, giải pháp tiết kiệm năng lượng được giới thiệu tại Hội thảo Kỹ thuật ngành Giấy
Theo báo Công Thương
Đăng nhập để bình luận.