Gần đây nhất, Ngân hàng Nhà nước phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị, hướng tới mục tiêu 1 triệu hecta lúa phát thải thấp.
Tuy nhiên, người đứng đầu ngành ngân hàng cũng thừa nhận có nhiều khó khăn khi đẩy vốn vào lĩnh vực này. Các tổ chức tín dụng, theo Thống đốc, vẫn vướng mắc vì thiếu hướng dẫn về phân loại xanh. Ngành ngân hàng đang chờ quy định về phân loại danh mục xanh từ Chính phủ, từ đó kỳ vọng có thể đẩy mạnh vốn hơn vào lĩnh vực này.
Trước nay, lãnh đạo các ngân hàng nói ngày càng tập trung vào chiến lược tăng thị phần tín dụng xanh, nhưng họ cũng cho biết hiện chưa có quy chuẩn đồng bộ về thế nào là tín dụng xanh.
Hiện theo Ngân hàng Nhà nước, trong khoảng 650.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng được cơ quan này xác định là dư nợ xanh, lĩnh vực năng lượng tái tạo và năng lượng sạch chiếm 45%, mảng nông nghiệp sạch chiếm 30%.
Bên cạnh việc thiếu tiêu chuẩn đồng bộ, Thống đốc cũng nêu vấn đề khó khăn khi đầu tư xanh như năng lượng tái tạo cần nguồn vốn lớn và kỳ hạn dài, trong khi phần lớn huy động của ngành ngân hàng là kỳ hạn ngắn. Ngoài ra, kiến thức về tín dụng xanh của các nhân viên ngân hàng cũng đang hạn chế.
Dẫu vậy, thời gian qua, theo bà Hồng, dư nợ chảy vào lĩnh vực này ghi nhận mức tăng trưởng tốt. Từ 5 tổ chức tín dụng tham gia tín dụng xanh vào năm 2017, hiện có 50 đơn vị phát sinh dư nợ tín dụng xanh. Dù giá trị tuyệt đối chưa lớn song tốc độ tăng trưởng tín dụng xanh bình quân giai đoạn 2017-2023 là 17% một năm, cao hơn tốc độ chung của hệ thống.
Bên cạnh đó, số dư nợ cấp tín dụng được ngân hàng đánh giá về rủi ro đối với môi trường đã lên 3,2 triệu tỷ, chiếm hơn 20% trên tổng dư nợ tín dụng gần 15 triệu tỷ đồng, Thống đốc cho biết.
Nguồn: Báo điện tử VnExpress
Đăng nhập để bình luận.