Công nghiệp giấy Trung Quốc và LB Nga trong đại dịch COVID-19

Trung Quốc: Theo báo cáo của Bộ Công nghiệp Trung Quốc, trong năm 2020 ngành công nghiệp giấy của nước này đã đạt lợi nhuận tới 82,67 tỷ NDT (khoảng 12,84 tỷ USD), cao hơn gần 21,2% so với năm 2019.

Bất chấp đại dịch, sản xuất giấy và bìa cứng ở Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2020 và dự đoán sẽ còn gia tăng hơn nữa trong năm 2021 bất chấp các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với ngành sản xuất giấy và bột giấy ở Trung Quốc.

LB Nga: Đại dịch COVID-19 không có tác động tiêu cực lớn đến ngành giấy và bột giấy của Nga và theo dự báo ngành vẫn tiếp tục phát triển tích cực trong năm 2021.

Nhu cầu tiêu thụ đối với cả bột giấy và giấy tại thị trường nội địa vẫn được duy trì ổn định.

Trong khi đó, nhu cầu về giấy bao bì và các sản phẩm vệ sinh và giấy vệ sinh ở Nga trong giai đoạn từ tháng 3-5/2020 tăng cao đã thúc đẩy doanh số bán hàng của các nhà sản xuất giấy và bột giấy trong nước vào năm 2020.

Năm 2020, sản lượng giấy bao bì công nghiệp tăng đáng kể: giấy kraft – tăng 26,6%, giấy lớp giữa – tăng 10,9%, bìa sóng – tăng 3,2%.

Năm 2020, xuất khẩu giấy kraft và bìa cứng kraft của Nga đã tăng gần 40%, tổng nguồn cung giấy bìa kraft tăng hơn 1,5 lần so với năm 2019.

Ngành công nghiệp giấy của LB Nga có lợi thế về nguồn xơ sợi nguyên sinh chất lượng cao dùng để sản xuất giấy kraft và Nga cũng có nguồn nguyên liệu giấy thu hồi chất lượng cao, sử dụng làm nguyên liệu sản xuất và không qua nhiều công đoạn xử lý./.

    >>> Tiêu thụ giấy bao bì và giấy tissue tại châu Âu tăng mạnh trong năm 2020

Theo PULPAPERnews

Ứng dụng công nghệ enzyme trong sản xuất giấy tissue: hoàn thiện và tiến tới cạnh tranh cao

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, enzyme trợ nghiền được biết đến như một giải pháp hữu hiệu. Theo ThS. Trần Hoài Nam, cán bộ nghiên cứu thuộc Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô, “các enzyme trợ nghiền có tác động hiệu quả tới xơ sợi cellulose, giảm năng lượng tiêu thụ trong quá trình nghiền, cải thiện khả năng thoát nước của bột trên lưới, giảm lượng hơi tiêu thụ công đoạn sấy, tăng độ mềm của giấy tissue, đồng thời”, ông Nam nhấn mạnh, “làm sạch nước trong tuần hoàn nội vi”.

Như vậy có thể nói với sự hỗ trợ của enzyme trợ nghiền, ngành sản xuất giấy đã đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề cùng lúc, đó là: giảm tiêu thụ năng lượng và chi phí sản xuất, giảm thiểu tác động môi trường, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh.

Đây cũng là mục tiêu chính của đề tài “Nghiên cứu công nghệ tạo chế phẩm enzyme trợ nghiền từ vi khuẩn – xạ khuẩn chịu nhiệt và ứng dụng trên dây chuyền sản xuất giấy tissue” của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô.

    Đọc thêm bài viết TẠI ĐÂY

    >>> Ấn phẩm Công nghiệp Giấy số 1 – 2021

Theo Công nghiệp Sinh học Việt Nam

Ấn phẩm Công nghiệp Giấy số 1 – 2021

Ấn phẩm CÔNG NGHIỆP GIẤY số 1 – 2021 

Số này bao gồm

Thị trường – đầu tư

Năm 2020 – Khó khăn, thách thức và bứt phá của Ngành giấy Việt Nam

Ngành giấy Việt Nam – Đầu tư, sản xuất và diễn biến thị trường năm 2020 và dự báo năm 2021

Thị trường giấy thu hồi thế giới sẽ thay đổi khi Trung Quốc ngừng nhập khẩu

Diễn biến của thị trường giấy, bìa Châu Á trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Chính sách

Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) – Cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam

Sự kiện

Sự kiện nổi bật của Ngành giấy

Khoa học – Công nghệ

Khảo sát các chất xúc tác sử dụng cho quá trình khử màu nước thải nhà máy sản xuất giấy bao bì bằng công nghệ oxi hóa xúc tác

Giấy chống thấm dầu mỡ – Sản phẩm mới của Viện Công nghiệp Giấy và Xenlulô

Chế phẩm sinh học làm giảm nhựa trong bảo quản dăm mảnh gỗ cho sản xuất bột giấy

Balevision – Công nghệ, thiết bị mới kiểm định giấy thu hồi

Trao đổi kinh nghiệm

Cogeneration – Lợi ích kinh tế khi biến rác thải của nhà máy giấy thành năng lượng

Những bất cập trong việc cấp dấu chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam

XEM ẤN PHẨM TẠI ĐÂY: An pham CN Giay so 1 – 2021

Tiêu thụ giấy bao bì và giấy tissue tại châu Âu tăng mạnh trong năm 2020

Thương mại điện tử bùng nổ, nhu cầu tiêu thụ giấy bìa trong năm 2020 tại châu Âu vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt là giấy bao gói, phục vụ vận chuyển và làm thùng carton sóng.

Các loại giấy bao gói: Sản xuất các loại giấy bao bì công nghiệp ước tính đã tăng 2,1% so với năm 2019. Tuy nhiên, các loại giấy bìa cứng vẫn không đổi.

Khăn giấy và giấy vệ sinh: Năm 2020, tiêu thụ giấy tissue đã tăng trưởng mạnh mễ, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên các sản phẩm giấy vệ sinh và giấy tissue trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Sản lượng giấy vệ sinh và giấy gia dụng tăng 1,9% so với năm 2019.

Tiêu thụ giấy và bìa: Tuy nhiên do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tiêu thụ giấy và bìa nói chung giảm 6,6%. Trong năm 2020, GDP của châu Âu giảm 7,4%, sau khi tăng 1,6% trong năm 2019. Sản lượng giấy và bìa năm 2020 của các nước thành viên CEPI giảm 5,0% so với năm trước, chủ yếu do đại dịch COVID-19 tác động đến nhu cầu toàn cầu.

Giấy in viết: Tổng lượng giấy in, viết đã giảm hơn 18,0%. Giấy in báo và giấy in, viết giảm lần lượt 20,5% và 18,4%, tương ứng. Nhu cầu từ các nhà xuất bản, văn phòng và in ấn thương mại đã giảm đáng kể. Một số nhà máy buộc phải đóng cửa vĩnh viễn hoặc chuyển đổi máy móc để thích nghi với tình hình.

Tỷ lệ tái chế: Việc sử dụng giấy thu hồi làm nguyên liệu sản xuất ở khu vực CEPI giảm 2,1% so với năm 2019. Đại dịch đã ảnh hưởng đến việc thu gom và chất lượng của giấy thu hồi trong suốt năm 2020. Theo số liệu thống kê có tới trên 90% lượng giấy thu hồi ở Châu Âu được sử dụng trong nước. Xuất khẩu giấy thu hồi trong năm 2020 giảm 8,4% so với 2019./.

    >>> Ảnh hưởng của thị trường Trung Quốc và dịch COVID-19, giá OCC dự báo sẽ tăng mạnh giai đoạn 2021-2025

Theo Paperage

Ảnh hưởng của thị trường Trung Quốc và dịch COVID-19, giá OCC dự báo sẽ tăng mạnh giai đoạn 2021-2025

Ảnh hưởng của dịch COVID đã làm thay đổi nhiều mặt của đời sống sinh hoạt, thương mại điện tử phát triển, thúc đẩy mức tiêu thụ bao bì giấy trên toàn thế giới, từ đó nguyên liệu OCC ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc đều tăng mạnh trở lại. Sự biến động thị trường và giá giấy thu hồi luôn luôn song hành cùng nhau. Từ đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 cũng như các quy định về hạn chế nhập khẩu, mức độ ô nhiễm của các nước và khu vực khác nhau đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn cung và giá cả thị trường của RCP.

Các chuyên gia thị trường dự báo giá OCC sẽ còn tăng mạnh hơn nữa. Tháng 2/2021, giá OCC tại Mỹ đã tăng 4 tháng liên tiếp ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Mức giá trung bình loại chưa đóng kiện là 74 USD/tấn (FOB), đạt mức cao nhất trong 8 tháng kể từ tháng 6/2020, tăng 131%, tăng 42 USD/tấn, so với mức giá đầu năm 2020 là 32 USD/tấn (FOB).

Các chuyên gia dự báo, giá OCC của Mỹ sẽ đạt đỉnh trung bình khoảng 125 USD/tấn (FOB) vào năm 2025. Tuy nhiên, mức trung bình này vẫn sẽ thấp hơn mức giá 156 USD/tấn vào năm 2017. Hơn nữa, chi phí thu gom và phân loại cũng tăng nên giá OCC cũng sẽ tăng cao để bù đắp chi phí.

Trung Quốc đóng vai trò rất quan trọng trong thị trường giấy thu hồi và giấy bao bì công nghiệp. Giai đoạn 2018-2019, sản lượng giấy bao bì công nghiệp và bìa gấp hộp của Trung Quốc lần lượt giảm 4,1 triệu tấn và 2,2 triệu tấn, giấy in báo giảm lần lượt khoảng 630.000 tấn và 200.000 tấn. Trong năm 2018, Trung Quốc đã nhập khẩu 2,6 triệu tấn bìa cứng, và 472.000 tấn giấy in báo và cả hai loại đều tăng trong năm 2019 và năm 2020. Dự kiến đến năm 2025, nhập khẩu giấy bìa cứng của Trung Quốc đạt 9,2 triệu tấn và giấy in báo của nước này dự báo sẽ tăng lên khoảng 600.000 tấn trong giai đoạn 2021-2025.

    >>> Đông Hải Bến Tre (DHC): Năm 2020 lãi gần 392 tỷ đồng, cao nhất trong 13 năm qua

Quy định cấm nhập khẩu RCP từ 2021 của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến thị trường RCP toàn cầu. Năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu RCP chỉ đạt dưới 7 triệu, thấp hơn rất nhiều so với mức 28,5 triệu tấn năm 2016.

Việc gia tăng nhập khẩu giấy bìa cứng của Trung Quốc từ Châu Á, Bắc Mỹ và Châu Âu cũng sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng giấy thu  hồi tại khu vực này. Bắc Mỹ, châu Âu và các khu vực châu Á khác sẽ gia tăng sử dụng và nhập khẩu nhiều RCP hơn để sản xuất bột giấy tái chế, giấy bao bì công nghiệp, giấy bìa cứng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường Trung Quốc./.

VPPA tổng hợp

Đông Hải Bến Tre (DHC): Năm 2020 lãi gần 392 tỷ đồng, cao nhất trong 13 năm qua

Theo DHC, quý IV/2020 do sản lượng sản xuất và bán ra ổn định nên doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 30,6% so với cùng kỳ năm trước, giá vốn hàng bán tăng 36,46%.

Doanh thu hoạt động tài chính tăng 32,78%, chủ yếu là lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả, phải thu, tiền gửi ngân hàng có gốc ngoại tệ tại ngày 31/12/2020.

Bên cạnh đó, chi phí tài chính giảm 52,38%, trong đó, chi phí lãi vay giảm 52,36%, nguyên nhân do giảm dư nợ vay trung hạn và lãi suất vay giảm. Mặt khác, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 164,2% do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Với những yếu tố trên, lợi nhuận sau thuế của DHC đạt 154,4 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Cả năm, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ DHC đạt 2.888 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần năm 2019, lợi nhuận gộp tăng 1,8 lần từ 303,4 tỷ đồng lên 548,2 tỷ đồng.

Cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt 79,6% và 20,7%.

Tính chung cả năm, Công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế gấp 2,15 lần năm trước, đạt gần 392 tỷ đồng. Con số lợi nhuận này cũng là mức cao nhất mà DHC đạt được trong vòng 13 năm qua kể từ năm 2008.

Năm 2020, ban điều hành DHC đặt ra kế hoạch kinh doanh 2.680 tỷ đồng doanh thu thuần và 300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Với kết quả đạt được, DHC đã vượt 8% chỉ tiêu doanh thu thuần và vượt 31% mục tiêu lợi nhuận sau thuế đề ra.

Tính đến cuối năm, tổng tài sản của DHC đạt gần 2,276 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Ngược lại, nợ phải trả giảm 11% so với đầu năm, còn gần 881 tỷ đồng chủ yếu do dư nợ vay dài hạn giảm 67%, còn 145 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 08/02, cổ phiếu DHC đạt 65.800 đồng/CP, giảm 3,24% giá phiên trước đó.

Theo Đầu tư Chứng khoán

Chúc mừng năm mới 2021

Kính chúc Quý Hội viên VPPA và Quý Bạn đọc vppa.vn một năm mới thành công và thịnh vượng.

Trang website www.vppa.vn tạm thời không cập nhật thông tin trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu (09/02/2021-17/02/2021). Hẹn gặp lại Quý Hội viên và Bạn đọc sau thờ gian nghỉ Tết.

Trân trọng!

Kỳ vọng vào thị trường giấy bao bì Trung Quốc, giá OCC nhập khẩu tại Đông Nam Á vẫn duy trì ở mức cao

Do chính sách cấm nhập khẩu nguyên liệu giấy thu hồi (RCP) tại Trung Quốc đã có hiệu lực từ tháng 01/2021, thị trường Trung Quốc đang trong trạng thái thiếu hụt nguyên liệu, nên các nhà sản xuất đang tranh giành nhau nguồn nguyên liệu thu gom trọng nước và đẩy giá RCP trong nước lên cao. Cũng xuất phát từ lệnh cấm nhập khẩu này nên các nhà sản xuất trong nước Trung Quốc đang hy vọng giá giấy bao bì công nghiệp tại nước này sẽ tăng cao sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán.

Do ảnh hưởng của chi phí vận chuyển liên châu Á tăng vọt, từ tháng 11/2020 khối lượng giấy bao bì công nghiệp từ các nước Đông Nam Á nhập khẩu vào Trung Quốc bị giảm mạnh. Đến đầu tháng 01/2021, giá nhập khẩu giấy bao bì hòm hộp vào Trung Quốc đã tăng 15-46 USD/tấn so với tháng 11/2020. Nhu cầu giấy bao bì công nghiệp và bìa duplex tại thị trường Trung Quốc vẫn gia tăng và thu hút các nhà sản xuất  Đông Nam Á gia tăng xuất khẩu vào thị trường này.

Mặc dù, các nhà cung cấp giấy thu hồi (RCP) và khách hàng cho biết tình hình vận chuyển đường biển đã có phần cải thiện và các công ty vận tải biển có khả năng cắt giảm giá cước vận tải biển vào tháng 02/2021.

Giá nhập khẩu OCC tại thị trường châu Á trong hai tuần cuối tháng 01/2021 vẫn tăng cao do ảnh hưởng của chi phí vận chuyển tàu biển và nhu cầu gia tăng tại các nước Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia cũng như tại Ấn Độ. Đặc biệt là ở Đông Nam Á và Ấn Độ (nơi OCC nội địa có giá 230-280 USD/tấn), các nhà sản xuất đã liên tục nhận được trọng tải nhập khẩu.

Tại thị trường Đông Nam Á OCC 11 của Mỹ đã đạt mức 230-240 USD/tấn và DSOCC 12 của Mỹ đạt giá bán 240-250 USD/tấn.  Tuy nhiên tại Indonesia giá còn cao hơn từ 20-30 USD/tấn, do tình trạng hạn chế vận chuyển quốc tế và quy định RCP nhập vào phải được kiểm tra trước khi giao hàng tại nước xuất xứ, nên gây nên tình trạng khan hàng.

OCC châu Âu (95/5) đã tăng 5-10 USD/tấn, chốt giá 225-235 USD/tấn ở Đông Nam Á, riêng Indonessia là 245-255 USD/tấn. OCC Nhật Bản tăng 10 USD/tấn đạt 220-225 USD/tấn./.

VPPA tổng hợp

Phát triển kinh tế tuần hoàn là yêu cầu tất yếu của phát triển bền vững

XÂY DỰNG KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG THẬP NIÊN 2021 – 2030

Kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh tài nguyên ngày càng suy thoái, cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu diễn biến khốc liệt. Xây dựng kinh tế tuần hoàn đã được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030.  Từ giữa thế kỷ 20, gia tăng nhanh dân số, sức ép của tăng trưởng, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, nhu cầu tiêu thụ các loại nhiên liệu và năng lượng đã làm gia tăng mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, đến năm 2030 nếu tiếp tục phát triển với mô hình kinh tế tuyến tính (dựa trên quá trình khai thác, sản xuất, tiêu dùng và cuối cùng thải loại ra môi trường), nhu cầu sử dụng tài nguyên sẽ tăng gấp 3 lần so với hiện nay, vượt ngoài khả năng cung ứng của Trái đất, lượng chất thải sẽ vượt giới hạn sức chịu tải của môi trường. Thực tế đó dẫn đến yêu cầu cấp bách phải tìm ra mô hình kinh tế hiệu quả, bền vững hơn về sử dụng tài nguyên, giảm ô nhiễm, suy thoái môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hiện nay, trên thế giới bên cạnh các mô hình: kinh tế xanh, kinh tế phát thải các-bon thấp, kinh tế tuần hoàn được coi là có thể đáp ứng yêu cầu về sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên, giải quyết ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Đây là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường.

Kinh tế tuần hoàn không chỉ là tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên mà còn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách có tính toán từ trước, tạo thành các vòng tuần hoàn trong nền kinh tế. Kinh tế tuần hoàn có thể giữ cho dòng vật chất được sử dụng lâu nhất có thể, khôi phục và tái tạo các sản phẩm, vật liệu ở cuối mỗi vòng sản xuất hay tiêu dùng.

So với mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống, kinh tế tuần hoàn mang lại nhiều lợi ích, cụ thể là:

Đối với quốc gia: Phát triển kinh tế tuần hoàn là thể hiện trách nhiệm của quốc gia trong giải quyết những thách thức toàn cầu do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đồng thời nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Kinh tế tuần hoàn giúp tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng thay vì tiêu tốn chi phí xử lý; giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên, tận dụng tối đa giá trị tài nguyên; hạn chế tối đa chất thải, khí thải ra môi trường.

Đối với xã hội: Kinh tế tuần hoàn giúp giảm chi phí xã hội trong quản lý, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo ra thị trường mới, cơ hội việc làm mới, nâng cao sức khoẻ người dân…

Đối với doanh nghiệp: Kinh tế tuần hoàn góp phần giảm rủi ro về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên; tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng…

Trên phạm vi toàn cầu: Các Hiệp định, Thỏa thuận toàn cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đề ra nhiều quy định về tiêu chuẩn phát thải chất thải, khí thải. Đây sẽ là tiền đề để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn.

Phát triển kinh tế tuần hoàn đang trở thành một trong những xu thế chủ đạo. Năm 2018, Diễn đàn Kinh tế thế giới, Viện Tài nguyên Thế giới, Quỹ Ellen MacArthur, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc và hơn 40 đối tác đã khởi xướng Diễn đàn Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn với các sáng kiến đẩy mạnh mô hình kinh tế này, bao gồm: tăng cường các mô hình tài chính hỗn hợp thúc đẩy các dự án kinh tế tuần hoàn ở các nước đang phát triển và các nước đang chuyển đổi; tạo các khung chính sách để tháo gỡ rào cản để đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn; và thúc đẩy đối tác công – tư cho kinh tế tuần hoàn.

Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội toàn cầu, càng làm sâu sắc thêm yêu cầu về thay đổi mô hình tăng trưởng hướng đến phát triển bền vững. Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia trên thế giới, như Liên minh châu Âu (đi đầu là Hà Lan, Đức, Phần Lan và Đan Mạch), Canada, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đang chuyển đổi mạnh mẽ sang kinh tế tuần hoàn. Bài học thành công của các quốc gia này là kinh nghiệm để Việt Nam phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, cũng như thúc đẩy hợp tác nhằm tiếp nhận chuyển giao các công nghệ về thiết kế, chế tạo, chuyển đổi số.

Ở trong nước: Sau 35 năm đổi mới, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Nền kinh tế không chỉ tăng trưởng về quy mô mà chất lượng tăng trưởng cũng được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng cao. Tuy nhiên, nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu. Thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta phải thay đổi cách tiếp cận và chuyển đổi mô hình phát triển sang phát triển kinh tế tuần hoàn.

Về chủ trương, chính sách: Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách về chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải.

Phát triển kinh tế tuần hoàn là yêu cầu tất yếu của phát triển bền vững trong bối cảnh mới

Đến nay, một số cơ chế, chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn đã được thể chế hóa trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 như: phân loại chất thải tại nguồn, thu phí chất thải dựa trên khối lượng; tái chế, tái sử dụng chất thải; trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất; các công cụ, chính sách kinh tế như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường; phát triển công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường…

Việt Nam đã có một số mô hình tiếp cận của kinh tế tuần hoàn như mô hình thu gom tái chế sắt vụn, thu gom tái chế giấy,… trong nông nghiệp có mô hình vườn – ao – chuồng, vườn – rừng – ao – chuồng, thu hồi gas từ chất thải vật nuôi…, các mô hình sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Mặc dù còn nhiều hạn chế, như còn gây ô nhiễm môi trường, nhưng các mô hình này cũng đã bước đầu tiếp cận với kinh tế tuần hoàn.

    >>> Tăng sức cạnh tranh cho ngành giấy

Hiện nay, vấn đề quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đã được toàn xã hội nhận thức đầy đủ hơn. Chính vì vậy, các chiến dịch về bảo vệ môi trường như chống rác thải nhựa đã được cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên cả nước tích cực hưởng ứng, tham gia. Vì vậy, đã hình thành một số mô hình mới hướng đến gần hơn với kinh tế tuần hoàn như: mô hình khu công nghiệp sinh thái tại một số địa phương; sáng kiến “Không xả thải ra thiên nhiên” do VCCI khởi xướng; mô hình chế biến phụ phẩm thủy sản; Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam; Đối tác toàn cầu về nhựa của Việt Nam; cộng đồng doanh nghiệp cũng đang rất tích cực hưởng ứng mô hình kinh tế tuần hoàn… Các điển hình này khi được tổng kết, đánh giá dựa trên những nguyên tắc, tiêu chí cơ bản sẽ góp phần bổ sung hoàn thiện về kinh tế tuần hoàn cho Việt Nam.

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, việc chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn cũng gặp một số khó khăn, thách thức, đó làchưa hình thành được ngành công nghiệp môi trường; còn thiếu các doanh nghiệp đủ năng lực về công nghệ tái chế, tái sử dụng các sản phẩm, vật liệu đã qua sử dụng; phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, khó khăn trong việc đầu tư đổi mới công nghệ trong ngắn hạn; khó thay đổi ngay thói quen sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội hiện nay đối với nhiều sản phẩm dễ sử dụng như túi nilon, sản phẩm nhựa dùng một lần để chuyển sang chỉ sử dụng những vật liệu, sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng hoàn toàn.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ nâng cao nhận thức đến hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện. Ngay từ những năm đầu của thập niên 2021-2030, cần tập trung triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam nhằm tận dụng những cơ hội hợp tác trong tiếp cận và tiếp nhận chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển bền vững đất nước. Trong đó, Nhà nước cần thực hiện tốt vai trò kiến tạo để doanh nghiệp, người dân phát huy vai trò trung tâm trong xây dựng, phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Dưới đây là một số đề xuất trình Đại hội xem xét thảo luận:

Một là, cần xem phát triển kinh tế tuần hoàn là giải pháp tất yếu để nâng cao chất lượng tăng trưởng, cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm sản xuất và tiêu dùng bền vững; phân bổ, quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, tạo việc làm… Kiến nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII xem xét ban hành Nghị quyết về thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn.

Hai là, phát huy sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị, quán triệt các cấp ủy đảng, chính quyền; tăng cường tuyên truyền rộng rãi trong toàn xã hội về yêu cầu thực tiễn, vai trò, ý nghĩa, lợi ích và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tuần hoàn, trong đó, cộng đồng doanh nghiệp và người dân đóng vai trò trung tâm.

Ba là, lãnh đạo, chỉ đạo việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các cơ chế, chiến lược, chính sách, pháp luật thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, phù hợp với chủ trương của Đảng, xu thế mới, những quy định, tiêu chuẩn đã và đang hình thành trong khu vực và trên quy mô toàn cầu.

Trước mắt, cụ thể hóa các quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, như: Quy định trách nhiệm cụ thể của nhà sản xuất trong việc thu hồi, tái chế hoặc chi trả chi phí xử lý các sản phẩm thải bỏ dựa trên số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường; phát triển công nghiệp môi trường, thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường, sản phẩm thân thiện môi trường…; quản lý dự án theo vòng đời, thiết lập lộ trình xây dựng và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường (phát thải và công nghệ) tương đương với nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực.

Thực hiện các giải pháp để chuyển đổi mô hình kinh tế như: điều chỉnh quy hoạch năng lượng, giảm dần sự phụ thuộc vào các dạng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, thủy điện; xây dựng lộ trình chuyển đổi công nghệ dựa trên các tiêu chí tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, giảm thiểu chất thải.

Chú trọng ngay từ khâu quy hoạch, kế hoạch, thiết kế sản xuất, thiết kế sản phẩm để tăng cường kết nối chuỗi sản xuất tuần hoàn. Lựa chọn một số ngành, lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ thực hiện theo mô hình kinh tế tuần hoàn như: công nghiệp giấy, sản xuất sắt, thép, nhiệt điện, quản lý nước theo chu trình. Phát triển các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm nhiệt điện theo mô hình tuần hoàn.

Bốn là, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, lấy chuyển đổi số và ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư làm động lực để phát triển kinh tế tuần hoàn.

Năm là, phát huy nội lực, tranh thủ hỗ trợ quốc tế để thực hiện các cam kết của Việt Nam; khuyến khích, huy động cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tăng cường đầu tư vào phát triển kinh tế tuần hoàn.

Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách toàn cầu. Phát triển kinh tế tuần hoàn là yêu cầu tất yếu của phát triển bền vững trong bối cảnh mới. Dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII trình Đại hội đã xác định xây dựng kinh tế tuần hoàn là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030; là cơ sở vững chắc để chúng ta tin tưởng vào việc tận dụng thành công các cơ hội và chuyển hóa được những thách thức để phát triển kinh tế tuần hoàn, góp phần phát triển bền vững kinh tế – xã hội của đất nước.

Theo Tài nguyên và Môi trường

Tăng sức cạnh tranh cho ngành giấy

Báo cáo tại buổi nghiệm thu đề tài, Thạc sĩ Trần Hoài Nam – chủ nhiệm đề tài – cho biết: Thị trường giấy tissue (giấy sinh hoạt/giấy vệ sinh) có nhiều tiềm năng để phát triển. Hiện nay, doanh nghiệp trong nước đang làm chủ “sân nhà” với hơn 90% thị phần. Các dòng sản phẩm giấy tissue đạt mức tăng trưởng tốt trong những năm gần đây, hứa hẹn là thị trường hấp dẫn. Thấy được tiềm năng đó, các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh kinh doanh trong lĩnh vực này không ngừng mở rộng đầu tư, thống lĩnh thị trường.

Tuy nhiên, sản xuất giấy là ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng, chiếm 18 – 25% giá thành sản phẩm. Tùy theo tính chất của từng loại bột giấy và yêu cầu của mỗi loại giấy mà năng lượng sử dụng cho quá trình nghiền bột giấy chiếm khoảng 15 – 18% tổng năng lượng cần thiết. Năng lượng nghiền chiếm một phần chi phí lớn trong giá thành sản phẩm. Việc hoàn thiện công nghệ, thiết bị nhằm giảm năng lượng nghiền là vấn đề cấp thiết, góp phần giảm giá thành sản phẩm và tiết kiệm năng lượng (điện, hơi).

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học – công nghệ, công nghệ sinh học, enzyme trợ nghiền được biết trong ngành công nghiệp giấy có tác dụng tác động đến xơ sợi cellulose trước quá trình nghiền, giảm năng lượng trong quá trình nghiền, cải thiện khả năng thoát nước của bột trên lưới, giảm lượng hơi tiêu thụ công đoạn sấy, cải thiện tính chất giấy (độ mềm mại của giấy tissue), làm sạch nước tuần hoàn nội vi…

“Các doanh nghiệp sản xuất giấy tại Việt Nam đang rất quan tâm tới việc giảm năng lượng trong quá trình sản xuất. Đặc biệt, công đoạn nghiền bột giấy sử dụng năng lượng điện chiếm tỷ lệ tương đối lớn” – Thạc sĩ Trần Hoài Nam cho hay.

Theo đó, việc ứng dụng các nghiên cứu như sử dụng chế phẩm sinh học có khả năng làm giảm năng lượng nghiền, góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

    >>> Đông Hải Bến Tre lãi kỷ lục 392 tỷ đồng năm 2020

Mặt khác, việc nghiên cứu sản xuất chế phẩm trong nước sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn về nguồn đầu vào, phù hợp về giá thành. Chính vì vậy, Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô đề xuất và được Bộ Công Thương giao thực hiện đề tài.

Sau quá trình thực hiện đề tài, đến nay đã đạt được nhiều kết quả như: Nghiên cứu công nghệ chế tạo chế phẩm enzyme trợ nghiền (gồm hỗn hợp enzyme cellulase, xylanase) từ vi khuẩn – xạ khuẩn chịu nhiệt/ưa nhiệt; đã nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sử dụng chế phẩm enzyme trợ nghiền ở quy mô phòng thí nghiệm; hoàn thiện công nghệ ứng dụng chế phẩm enzyme trợ nghiền trên dây chuyền sản xuất giấy tissue quy mô > 3.000 tấn/năm.

Đặc biệt, đã tổ chức thử nghiệm quá trình ứng dụng chế phẩm enzyme trợ nghiền trên dây chuyền sản xuất giấy tissue quy mô > 3.000 tấn/năm, kết quả thu được cho thấy: Giảm 10,80% điện năng tiêu thụ trong công đoạn nghiền (từ 163,17 kWh/tấn sản phẩm xuống còn 145,54 kWh/tấn sản phẩm); vận tốc máy xeo dao động bình quân từ 842/582 m/phút (khi không sử dụng chế phẩm enzyme trợ nghiền dao động từ 801/559 m/phút) tương đương tăng tốc độ máy xeo khoảng 5,09%; độ nghiền của bột giấy tại bể máy là 350SR (không sử dụng enzyme là 320SR); cải thiện được tốc độ thoát nước của bột giấy từ 6,74 ml/phút tăng lên 8,35 ml/phút.

Theo Công Thương