Đông Hải Bến Tre: CEO đăng ký mua 475.000 cổ phiếu, muốn nâng sở hữu lên 8,71%

Cụ thể, ông Phương đã đăng ký mua 475.000 cổ phiếu để nâng sở hữu từ 8,04% lên 8,71% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 2/6 đến 1/7.

Xét về hoạt động kinh doanh, năm 2021, doanh thu thuần của công ty đạt hơn 4.100 tỷ đồng, đạt 109,5% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế đạt 481,3 tỷ đồng, đạt 106,96% kế hoạch năm, tăng 22,81% so với năm 2020.

Theo giải trình từ phía công ty, nguyên nhân là sản lượng sản xuất và bán ra tăng, giá giấy bán ra tăng, giá giấy nguyên liệu và các chi phí đầu vào tăng mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Trong năm 2022, Đông Hải Bến Tre đặt kế hoạch tổng doanh thu 3.900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 450 tỷ đồng. Như vậy, ước tính lợi nhuận năm 2022 sẽ giảm 6,5% so với thực hiện trong năm 2021.

Trong đó, doanh thu nhà máy Giao Long – PM2 dự kiến 2.720 tỷ đồng, chiếm 70% tổng doanh thu; nhà máy Giao Long – PM1 đóng góp 690 tỷ đồng, chiếm 17,7% tổng doanh thu; nhà máy bao bì đóng góp 390 tỷ đồng, chiếm 10% tổng doanh thu và còn lại 100 tỷ đồng dự kiến từ Công ty TNHH MTV Bao bì Bến Tre.

Về các giải pháp trọng tâm, trong năm 2022, công ty sẽ tiếp tục tìm kiếm và khai thác khách hàng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu…

Cũng trong năm 2022, công ty dự kiến mua thiết bị dự phòng hệ thống bột, máy xeo của nhà máy PM1 và PM2 với tổng giá 70 tỷ đồng; mua xe xúc, xe nâng với tổng giá trị 9 tỷ đồng; làm mái che nguyên liệu 4 tỷ đồng và triển khai đầu tư xây dựng nhà máy giấy (máy 3) như thuê đất, hoàn thiện hồ sơ pháp lý (giấy phép đầu tư, báo cáo đánh giá tác động môi trường), máy móc thiết bị, chuẩn bị công tác tài chính, chuẩn bị công tác thị trường; phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để đầu tư nhà máy giấy mới…

Trong kế hoạch 5 năm 2022-2026, Đông Hải Bến Tre dự kiến triển khai đầu tư Công ty Cổ phần sản xuất giấy bao bì công suất 1.200 tấn/ngày với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng và vốn đầu tư dự kiến là 1.800 tỷ đồng. Cùng với đó, công ty triển khai thực hiện dự án nhà máy bao bì số 3 – Công ty Cổ phần bao bì Đông Hải với vốn điều lệ 250 tỷ đồng. Trong kế hoạch trung hạn 2026-2030, công ty sẽ đầu tư thêm 1 nhà máy sản xuất kraft và 1 nhà máy sản xuất bao bì carton.

Được biết, trong quý I/2022, Đông Hải Bến Tre ghi nhận doanh thu đạt 1.032 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 117,92 tỷ đồng, lần lượt tăng 1,5% và giảm 31,8% so với cùng kỳ năm trước.

Kết thúc quý đầu năm với lợi nhuận sau thuế đạt 117,92 tỷ đồng, công ty hoàn thành 26,2% kế hoạch lợi nhuận năm.

Tính tới 31/3/2022, tổng tài sản của Đông Hải Bến Tre tăng 16,7% so với đầu năm lên 2.802,7 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản cố định đạt 1.028,9 tỷ đồng, chiếm 36,7% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 804,9 tỷ đồng, chiếm 28,7% tổng tài sản; tồn kho đạt 571,5 tỷ đồng, chiếm 20,4% tổng tài sản và các tài sản khác.

     >>> Đề xuất đưa tái chế thành ngành công nghiệp ưu tiên

Theo báo VietnamFinance

Đề xuất đưa tái chế thành ngành công nghiệp ưu tiên

Nói về việc phát triển ngành công nghiệp ưu tiên, ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội nhựa tái sinh, nhận xét, Việt Nam đang “ưu tiên tràn lan các ngành”. Điều này dẫn đến tình trạng “ngành mũi nhọn nhiều như gai mít, chẳng đâm được ai”.

Mặt khác, trong các ngành, chiến lược ưu tiên cũng rất dàn trải, không có sự rõ ràng, vì vậy không tối ưu hóa được nguồn lực.

Đây là những lý do khiến một số ngành công nghiệp tại Việt Nam dù được ưu tiên nhưng vẫn “mãi không chịu lớn”, đơn cử như ngành dệt may vẫn phải nhập khẩu nguyên phụ liệu, khó đảm bảo quy tắc xuất xứ khi xuất sang các đối tác có ký kết hiệp định tự do thương mại.

Từ thực tế đó, ông Vượng đề xuất cần phải lựa chọn ra những mảng ưu tiên cốt lõi trong từng ngành công nghiệp, ví dụ như đối với ngành thép thì ưu tiên thép kỹ thuật, công nghệ cao; ngành dệt may ưu tiên sợi, vải; ngành nhựa ưu tiên nhựa kỹ thuật… để tạo sự lan tỏa ra toàn ngành.

Ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội nhựa tái sinh.

Ngoài ra, một yếu tố quan trọng cần phải cân nhắc tới khi xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp ưu tiên, là xu thế kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải carbon.

Năm 2021, châu Âu đã đề xuất cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), theo đó kể từ năm 2023, các nhà nhập khẩu phải báo cáo lượng khí thải trong lượng hàng hóa nhập khẩu. Đây là tiền đề để châu Âu tiến hành đánh thuế carbon biên giới một số mặt hàng như sắt thép, phân bón kể từ năm 2023 và đánh thuế với tất cả các mặt hàng từ năm 2026.

Không chỉ EU mà nhiều thị trường phát triển khác cũng đang tăng cường biện pháp kỹ thuật liên quan đến phát triển bền vững. Điều này sẽ gây ra khó khăn rất lớn với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nếu sản phẩm, bao bì không tương thích với những điều kiện như thiết kế sinh thái, đảm bảo khả năng thu gom, tái chế…

Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia đã nhanh chóng có động thái, ví dụ Hàn Quốc đã thành lập riêng một ủy ban để ứng phó với khó khăn và tận dụng cơ hội mà CBAM đem lại.

Xác định thị trường EU là thị trường quan trọng trong thương mại quốc tế, tuy nhiên Việt Nam lại đang gần như chưa có động thái gì trước những hàng rào kỹ thuật nói trên. “Chúng ta cứ nghĩ kinh tế xanh, giảm phát thải carbon là tương lai xa xôi nhưng thực tế nó đang đến chân chúng ra rồi”, ông Vượng trao đổi với Ban Kinh tế trung ương.

Chúng ta cứ nghĩ kinh tế xanh, giảm phát thải carbon là tương lai xa xôi nhưng thực tế nó đang đến chân chúng ra rồi!

Ông HOÀNG ĐỨC VƯỢNG
Chủ tịch Chi hội nhựa tái sinh

Từ thực tế trên, Chủ tịch Chi hội nhựa tái sinh đề xuất nên đặt cơ chế ưu tiên ngành tái chế, một ngành công nghiệp đặc biệt quan trọng nhưng từ trước đến nay chưa từng được ưu tiên. Đặt mục tiêu xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn, ngành công nghiệp tái chế là mảnh ghép không thể thiếu.

“Chúng ta tập trung vào các ngành sản xuất, rồi tiêu dùng nhanh nhưng lại chẳng nghĩ đến khâu sau tiêu dùng thì phải làm thế nào”, ông Vượng nhấn mạnh.

Giống như các ngành công nghiệp khác, cơ chế ưu tiên cho công nghiệp tái chế cũng cần được cụ thể hóa. Theo ông Vượng, cần tập trung tái chế những loại rác thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như bao bì nhựa; pin và ắc quy; dầu nhớt, săm lốp… theo nguyên tắc phát triển nhanh nhưng vẫn đảm bảo không gây hại tới môi trường.

Phát triển ngành công nghiệp tái chế không chỉ giải quyết nạn ô nhiễm môi trường mà còn mở ra cơ hội kinh tế hàng tỷ USD. Tính riêng năm 2021, ngành nhựa phải nhập khẩu 11 tỷ USD hạt nhựa nguyên sinh và 8 tỷ USD nhựa thành phẩm, bán thành phẩm. Nếu có ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, Việt Nam có thể tiết kiệm được 3 – 4 tỷ USD, thúc đẩy ngành cơ khí chế tạo thiết bị tái chế và tạo việc làm cho hàng vạn lao động trong nước.

Để ưu tiên ngành tái chế, cần tháo gỡ những vướng mắc trong chính sách. Đó là các vấn đề từng được ông Vượng đề cập tại nhiều diễn đàn, hội thảo về kinh tế tuần hoàn như phân loại rác tại nguồn, tiêu chuẩn thiết kế sản phẩm theo hướng sinh thái; quy định tỷ lệ nguyên liệu tái sinh bắt buộc; sản xuất cho tái chế; tiêu dùng bền vững…

Cùng với đó, một số vấn đề liên quan đến kinh tế xanh cần phải nhanh chóng triển khai như thị trường giao dịch tín chỉ carbon. Chuyên gia ngành tái chế nhận xét, Nghị định 06/NĐ-CP đặt lộ trình đến năm 2025 mới bắt đầu thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon là quá muộn. Ngoài ra, câu chuyện Bộ Tài chính hay Bộ Tài nguyên và môi trường sẽ chịu trách nhiệm xây dựng sàn giao dịch này cũng là vấn đề nhận được nhiều quan tâm, cần sớm làm rõ.

     >>> Viên nén sinh khối: Mặt hàng tiềm năng trong xu hướng chuyển dịch năng lượng

Theo báo The Leader

Viên nén sinh khối: Mặt hàng tiềm năng trong xu hướng chuyển dịch năng lượng

Nhiều cơ hội xuất khẩu

Trong ngành gỗ, viên nén thường được coi là sản phẩm phụ hoặc sản phẩm cuối cùng. Nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào là cành, ngọn từ nguồn gỗ rừng trồng, sản phẩm phụ của quá trình chế biến như đầu mẩu vụn của gỗ, mùn cưa, dăm bào… Việt Nam hiện là 1 trong 10 nước sản xuất viên nén lớn nhất thế giới với công suất bình quân 2,5 triệu tấn/năm. Xuất khẩu mặt hàng này đã tăng mạnh nhất kể từ năm 2018, với lượng kim ngạch xuất khẩu tăng gần gấp 2 lần so với năm trước đó (2017). Sau đó, mức tăng trưởng giữ vững khoảng 10 – 20% mỗi năm.

Với lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn, viên nén đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành gỗ Việt Nam. Lợi thế của Việt Nam là có nguồn nguyên liệu đầu vào sẵn có, được huy động từ nguồn gỗ rừng trồng, đặc biệt từ các hộ trồng rừng; tận dụng được phụ phẩm gỗ của ngành chế biến; quy mô vốn đầu tư sản xuất nhỏ (1 – 2 triệu USD), trình độ quản lý, công nghệ sản xuất không đòi hỏi cao trong khi nhu cầu thị trường lớn.

Gần như toàn bộ lượng viên nén do Việt Nam sản xuất đều xuất khẩu sang Hàn Quốc và Nhật Bản, với kim ngạch tương đương nhau. Theo ông Tô Xuân Phúc – chuyên gia Tổ chức Forest Trends, xét về khía cạnh động lực và tốc độ tăng trưởng, thị trường Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng mạnh và ổn định hơn rất nhiều so với thị trường Hàn Quốc. Một số doanh nghiệp trong ngành chia sẻ, trong tương lai nhu cầu viên nén tại thị trường Nhật Bản sẽ tăng lên khoảng 3 lần so với hiện tại. Viên nén của Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường rất lớn tại đây.

Tuy nhiên, rút kinh nghiệm những năm trước từng có trường hợp giảm đơn hàng, bị ép giá, một mặt các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm viên nén. Mặt khác, cần chủ động tìm kiếm, đa dạng hóa thị trường. Năm 2022 là cơ hội tốt, bởi tháng 3 vừa qua, Chính phủ Nga ban hành lệnh cấm xuất khẩu một số sản phẩm gỗ từ Nga, trong đó bao gồm viên nén đến hết năm. Điều này đòi hỏi các nước trước đó nhập khẩu viên nén từ Nga, chủ yếu từ EU, tìm kiếm nguồn cung thay thế. Hiện chưa có dấu hiệu giá viên nén xuất khẩu của Việt Nam sẽ chững lại trong tương lai.

Theo dự báo của các chuyên gia, nhu cầu viên nén sinh khối thế giới hiện tại là 12 – 15 triệu tấn/năm và đến năm 2030 khoảng 50 triệu tấn. Điều này bắt nguồn từ việc các quốc gia đã tiến vào giai đoạn bắt buộc giảm phát thải theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Thế giới chuyển dần sang sử dụng các dạng năng lượng tái tạo để thay thế năng lượng hóa thạch như than, dầu. Đây sẽ là thị trường rộng mở cho các doanh nghiệp của Việt Nam, nhằm tận dụng nguồn phụ phẩm gỗ dồi dào.

Góp phần phát triển rừng bền vững

Mở rộng thị trường cũng đồng nghĩa với việc hướng đến các quốc gia nhập khẩu khó tình hơn. Một số tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến sản phẩm viên nén gỗ như: Chứng chỉ quản lý bền vững theo tiêu chuẩn của thị trường Nhật Bản (JIA), Chứng chỉ quản lý rừng bền vững được công nhận trên toàn thế giới của Hội đồng Quản trị rừng Quốc tế (FSC), Chứng chỉ quản lý sinh khối bền vững theo tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu (SBP).

Tại Việt Nam, các diện tích rừng trồng là rừng sản xuất hiện đạt chứng chỉ FSC đến nay mới chỉ đạt khoảng 186.000ha, chủ yếu tập trung ở miền Bắc và miền Trung. Diện tích đến tuổi khai thác chỉ chiếm khoảng từ 40% – 50% trong tổng diện tích đã có chứng chỉ. Miền Nam phần nhiều nhập khẩu gỗ cho chế biến. Nguồn gỗ lớn có chứng chỉ được đưa vào chế biến đồ gỗ xuất khẩu còn nguồn cành, ngọn dành cho làm dăm và viên nén.

Sản xuất viên nén sinh khối có yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn gốc, chứng chỉ rừng trồng nên các địa phương cũng như ngành lâm nghiệp phải có chính sách về phát triển rừng, quy hoạch kế hoạch khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tiềm năng đất rừng. Nếu làm tốt điều này, Việt Nam không chỉ phát triển kinh tế rừng mà còn đồng thời bảo vệ được diện tích rừng và tăng tỷ lệ phủ xanh.

Tuy nhiên, ngành viên nén của Việt Nam hiện còn một số hạn chế như thiếu cơ chế kiểm tra giám sát trong khâu sản xuất, đặc biệt là chất lượng đầu ra sản phẩm, bao gồm cả các khía cạnh về hợp pháp và bền vững trong sản phẩm. Doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam thiếu thông tin về các yêu cầu pháp lý và bền vững từ các thị trường xuất khẩu. Thiếu kết nối giữa các doanh nghiệp trong sản xuất và xuất khẩu. Điều này khiến các doanh nghiệp trong ngành chưa có tiếng nói chung về các khía cạnh sản xuất, kinh doanh và khi tham gia thị trường xuất khẩu.

Một vấn đề nữa, đó là toàn bộ lượng viên nén sản xuất ra hiện nay đều dành cho xuất khẩu do giá thành cao hơn. Vậy, cần làm gì để thúc đẩy sử dụng viên nén tại các nhà máy nhiệt điện trong nước, giảm nhập khẩu than và đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải chung của quốc gia? Đây sẽ là những vấn đề các nhà quản lý cần vào cuộc, nhằm nâng cao vai trò của nguồn năng lượng sinh học sẵn có này.

    >>> Đề xuất quy định thanh lý rừng trồng

Theo báo Tài nguyên Môi trường

Đề xuất quy định thanh lý rừng trồng

Theo dự thảo, đối tượng rừng trồng thanh lý là: Rừng trồng được đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí trồng rừng thay thế trên diện tích đất được Nhà nước giao cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý, sử dụng để đầu tư phát triển rừng không đạt tiêu chí rừng trồng hoặc không có khả năng phục hồi, phát triển do rủi ro thiên tai hoặc do các nguyên nhân khác cần phải thanh lý.

Rừng trồng của dự án đầu tư phát triển rừng bằng nguồn vốn ODA, dự án do các tổ chức phi chính phủ (NGO) tài trợ và nguồn thu hợp pháp khác bị rủi ro thiên tai hoặc do các nguyên nhân khác mà cần phải thanh lý thì thực hiện theo quy định của từng Hiệp định, văn kiện dự án hoặc thỏa thuận hợp tác đã ký kết với nhà tài trợ. Trường hợp trong Hiệp định, văn kiện dự án hoặc thỏa thuận hợp tác không có quy định cụ thể thì áp dụng theo quy định tại Nghị định này.

Dự thảo nêu rõ cách xác định rủi ro như sau: Rủi ro thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai. Rủi ro do các nguyên nhân khác như các yếu tố về đất đai, dịch bệnh, sâu bệnh, sinh vật gây hại rừng,… do cơ quan, đơn vị, tổ chức có rừng đề nghị thanh lý lập hồ sơ xác định, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

Thanh lý rừng trồng

Theo dự thảo, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thanh lý rừng của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan đơn vị quản lý rừng tổ chức thực hiện việc thanh lý rừng.

Phương thức, trình tự, thủ tục thanh lý rừng: tự thực hiện; đấu thầu.

Giá trị lâm sản tận thu (nếu có) được xác định theo giá thị trường tại thời điểm tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng.

Các chi phí liên quan đến việc thanh lý tài sản được sử dụng từ nguồn thu từ thanh lý tài sản (nếu có). Trường hợp chi phí tổ chức thực hiện thanh lý rừng và xử lý lâm sản tận thu lớn hơn số tiền thu được từ thanh lý rừng và lâm sản tận thu thì đối với rừng trồng thuộc địa phương quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét xử lý bằng nguồn ngân sách của địa phương; đối với rừng trồng thuộc các cơ quan trung ương quản lý thì các cơ quan trung ương có rừng thanh lý xem xét xử lý bằng nguồn ngân sách được giao hằng năm. Đối với nhiệm vụ khoa học công nghệ trường hợp số thu từ thanh lý tài sản không đủ thì được lấy từ nguồn kinh phí của cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Quản lý, sử dụng tiền thu được từ thanh lý rừng trồng

Dự thảo nêu rõ, chi phí thanh lý rừng trồng bao gồm chi phí tổ chức thực hiện thanh lý rừng và tận thu lâm sản. Mức chi tổ chức thực hiện thanh lý rừng và tận thu lâm sản (nếu có) thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì cấp có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng quyết định mức chi, đảm bảo tiết kiệm, phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và chịu trách nhiệm về quyết định của mình sau khi có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp. (1)

Các chi phí liên quan đến việc thanh lý rừng được sử dụng từ nguồn thu từ thanh lý rừng (nếu có). Chi phí tổ chức thực hiện thanh lý rừng và xử lý lâm sản tận thu (nếu có) do tổ chức, cá nhân nhận thu mua lâm sản ứng trước và được khấu trừ vào giá trị lâm sản tận thu phải trả cho Nhà nước.

Trường hợp không có tổ chức, cá nhân nào đề nghị được thu mua lâm sản tận thu thì chi phí thanh lý rừng và xử lý lâm sản tận thu do ngân sách nhà nước địa phương ứng trước để thực hiện đối với rừng trồng thuộc địa phương quản lý và do ngân sách nhà nước giao cho các Bộ, ngành trung ương có rừng thanh lý ứng trước đối với rừng trồng thuộc trung ương quản lý. Các khoản tạm ứng này được hoàn trả từ nguồn thu được từ thanh lý rừng và lâm sản tận thu.

Trường hợp chi phí tổ chức thực hiện thanh lý rừng và xử lý lâm sản tận thu lớn hơn số tiền thu được từ thanh lý rừng và lâm sản tận thu thì đối với rừng trồng thuộc địa phương quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét xử lý bằng nguồn ngân sách của địa phương; đối với rừng trồng thuộc các cơ quan trung ương quản lý thì các cơ quan trung ương có rừng thanh lý xem xét xử lý bằng nguồn ngân sách được giao hằng năm.

Cơ quan quyết định thanh lý rừng trồng phê duyệt quyết toán chi phí tổ chức thực hiện thanh lý rừng và xử lý lâm sản tận thu theo quy định.

Số tiền thu được từ thanh lý rừng và lâm sản tận thu sau khi quyết toán hoàn trả ngân sách nhà nước các khoản đã ứng để chi phí thanh lý theo các nội dung nêu tại phần (1) được phân chia chính sách hưởng lợi theo quy định. Đối với phần giá trị thuộc về nhà nước thì được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, cụ thể: nộp vào ngân sách trung ương đối với rừng trồng do Bộ, ngành trung ương quản lý; nộp vào ngân sách địa phương đối với rừng trồng do địa phương quản lý.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

    >>> Xuất khẩu dăm gỗ sang Hàn Quốc tăng rất mạnh

Theo báo Chính phủ

Cơ hội mới cho hợp tác giao thương, du lịch Việt Nam – Hoa Kỳ

Hội nghị do Vietnam Airlines, Saigon Tourists và Thien Minh Group tổ chức nhằm giới thiệu đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè Hoa Kỳ cũng như thúc đẩy giao thương giữa doanh nghiệp hai nước.

Cơ hội mới cho hợp tác giao thương, du lịch Việt Nam - Hoa Kỳ - Ảnh 2.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội nghị truyền tải thông điệp về sự phục hồi, mở cửa và phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sau hai năm đại dịch, triển vọng quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong tương lai.

Đây sự kiện ý nghĩa khi Việt Nam và Hoa Kỳ đang nỗ lực phục hồi sau hai năm đại dịch COVID-19, đường bay thẳng thường lệ Việt Nam-Hoa Kỳ vừa mới được khai trương từ cuối năm 2021 và Việt Nam vừa mở cửa đón khách quốc tế từ 15/3/2022. Hội nghị còn đánh dấu cột mốc 20 năm thành lập văn phòng Vietnam Airlines tại San Francisco.

Cơ hội mới cho hợp tác giao thương, du lịch Việt Nam - Hoa Kỳ - Ảnh 3.

Thủ tướng khẳng định, hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại, du lịch là một trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính dành thời gian điểm lại một số nét chính về tình hình thế giới, tình hình và định hướng, chiến lược phát triển của Việt Nam, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, ASEAN-Hoa Kỳ.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Cơ hội mới cho hợp tác giao thương, du lịch Việt Nam - Hoa Kỳ - Ảnh 4.

Ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) phát biểu – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng khẳng định, hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại, du lịch là một trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Năm 2021, trong bối cảnh rất khó khăn do đại dịch, thương mại hai chiều vẫn đạt 112 tỷ USD, chiếm gần 1/3 tổng kim ngạch thương mại Hoa Kỳ-ASEAN.

Bình quân tăng trưởng thương mại hai chiều Việt Nam-Hoa Kỳ đạt khoảng 17-20% mỗi năm. Hoa Kỳ là đối tác lớn thứ 2 của Việt Nam. Việt Nam là đối tác lớn thứ 9 của Hoa Kỳ. Thương mại hai nước đã góp phần đưa Việt Nam trở thành 1 trong 20 quốc gia có quy mô xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới.

Cơ hội mới cho hợp tác giao thương, du lịch Việt Nam - Hoa Kỳ - Ảnh 5.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper đánh giá cao ý nghĩa của sự kiện này và nhấn mạnh hàng không, du lịch, giáo dục, giao lưu nhân dân đóng vai trò rất quan trọng trong quan hệ hai nước – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng kỳ vọng quan hệ hợp tác giữa hai bên trên lĩnh vực kinh tế sẽ ngày càng phát triển. Thủ tướng nhắc tới một số lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam như: Phát triển thị trường vốn, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu, du lịch, thương mại… đồng thời đề nghị các đối tác Hoa Kỳ nghiên cứu, tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực này.

Thủ tướng mong muốn các đối tác Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam về tư vấn chính sách, nguồn vốn, nguồn nhân lực, hệ thống hạ tầng, công nghệ, quản trị…

Thủ tướng chứng kiến lễ trao biên bản ghi nhớ giữa hãng hàng không Vietjet Air và United Parcel Service Co – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về du lịch, trong các thị trường du khách đến Việt Nam, Hoa Kỳ liên tục đứng trong top đầu  về số lượt du khách. Trước đại dịch, lượng khách du lịch từ Hoa Kỳ đạt hơn 746.000 lượt năm 2019, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2014-2019 là 11%.

Thủ tướng cho biết, nhờ nỗ lực nội tại và sự ủng hộ của bạn bè, đối tác quốc tế, Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh, tiến hành mở cửa trở lại du lịch, hàng không. Đoàn khách nước ngoài đầu tiên trở lại Việt Nam sau khi Chính phủ Việt Nam chính thức mở cửa trở lại hoạt động du lịch từ ngày 15/3/2022 là đoàn du khách Hoa Kỳ.

Cơ hội mới cho hợp tác giao thương, du lịch Việt Nam - Hoa Kỳ - Ảnh 7.

Đại diện UBND tỉnh Bắc Giang, Vietnam Airlines và đại diện của Emission Resources trao biên bản ghi nhớ về hợp tác xuất khẩu vải và nông sản – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng kêu gọi các nhà đầu tư tiếp tục hợp tác với phía Việt Nam để thúc đẩy các hoạt động hợp tác, trong đó có hoạt động du lịch trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, “chân thành, tin cậy, trách nhiệm với nhau”.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper đánh giá cao ý nghĩa của sự kiện này và nhấn mạnh hàng không, du lịch, giáo dục, giao lưu nhân dân đóng vai trò rất quan trọng trong quan hệ hai nước.

Đơn cử, trước đại dịch, có tới 30.000 sinh viên, học sinh Việt Nam học tập tại Hoa Kỳ và ông cam kết sẽ triển khai các giải pháp thúc đẩy nhằm đưa con số này có thể tăng gấp đôi trong tương lai, đồng thời đưa ngày càng nhiều sinh viên, học sinh Hoa Kỳ sang học tập tại Việt Nam.

Tại Hội nghị, Vietnam Airlines giới thiệu về đường bay thẳng Hoa Kỳ-Việt Nam, giúp nhanh chóng kết nối thương mại, du lịch hai nước.

Hiện nay, hãng hàng không quốc gia Việt Nam khai thác 4 chuyến bay mỗi tuần giữa San Francisco và Thành phố Hồ Chí Minh, bằng tàu bay thân rộng hiện đại Airbus A350, Boeing 787.

Vietnam Airlines dự kiến sẽ tăng tần suất bay thẳng Hoa Kỳ lên hằng ngày vào năm 2023, đồng thời đang nghiên cứu mở đường bay chuyên chở hàng hóa giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Los Angeles.

Còn Saigontourist Group khẳng định sẽ tận dụng tối đa thế mạnh về mạng lưới đối tác tại Hoa Kỳ và Bắc Mỹ, góp phần quảng bá du lịch Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh, đẩy mạnh hồi phục và tăng cường thu hút du khách từ các thị trường này.

Tại hội nghị, các doanh nghiệp Việt Nam đã giao lưu, trao đổi với đối tác Hoa Kỳ về những mặt hàng, dịch vụ tiềm năng có thể nhập khẩu về Việt Nam, các cơ hội đầu tư kinh doanh ở Hoa Kỳ. Saigontourist Group, Thiên Minh Group và Vietnam Airlines đã trao biên bản ghi nhớ hợp tác với nhiều đối tác du lịch quan trọng của Hoa Kỳ.

Sự kiện cũng đã giới thiệu tới đông đảo đối tác, người tiêu dùng Hoa Kỳ về những nông sản nổi bật của Việt Nam. UBND tỉnh Bắc Giang, Vietnam Airlines và các đối tác Hoa Kỳ đã ký kết biên bản hợp tác về xúc tiến xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều và nông sản Bắc Giang.

Vietjet và UPS, tập đoàn vận chuyển và hậu cần hàng đầu thế giới, thỏa thuận vận chuyển hàng hóa quốc tế thông qua mạng bay và hạ tầng giao nhận rộng khắp trong khu vực và toàn cầu của hai bên.

    >>> Trung Quốc: Thống kê sản xuất và tiêu thụ giấy năm 2021

Theo báo Chính phủ

Ngân hàng tiếp tục hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp

Đáp ứng vốn cho phục hồi sản xuất, kinh doanh

Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 4-2022, tín dụng ngân hàng tăng 6,75% so với cuối năm 2021. Đây là tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ nhiều năm qua, chủ yếu do nhu cầu vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tăng.

Mặt bằng lãi suất huy động tăng trong thời gian gần đây sẽ tác động tới lãi suất cho vay nhưng khả năng sẽ khó tăng mạnh do Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện tốt việc kiểm soát lãi vay, như duy trì chính sách tiền tệ mở rộng, giữ nguyên các lãi suất chính sách ở mức thấp kỷ lục kể từ tháng 10-2020, chỉ đạo thực hiện các giải pháp hỗ trợ tín dụng và điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng đối với một số ngân hàng thương mại.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã yêu cầu các tổ chức tín dụng nỗ lực giảm lãi suất cho vay 0,5-1%/năm trong thời gian tới, tiếp tục hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước các chi nhánh tỉnh, thành phố đều có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn giữ nguyên mức lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường để góp phần giữ ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát. Theo thống kê, tổng mức miễn, giảm lãi suất của các ngân hàng để hỗ trợ doanh nghiệp ước tính lên đến 1,5 tỷ USD. Lũy kế từ đầu dịch Covid-19 bùng phát đến nay, toàn hệ thống ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ hơn 620.000 tỷ đồng.

Nhờ những chính sách hỗ trợ từ ngân hàng, nhiều doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh. Giám đốc Công ty TNHH Giầy Hồng Phúc (quận Hà Đông) Phùng Mạnh Tuyên cho biết, thủ tục vay vốn khá nhanh chóng, chưa đến một tuần, giúp công ty có dòng tiền duy trì sản xuất và trả lương cho người lao động kịp thời. Dưới góc độ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, theo Giám đốc Công ty TNHH quốc tế Delta (quận Đống Đa) Trần Đức Nghĩa, trong bối cảnh giá xăng, dầu đang leo thang, việc giảm lãi suất cho vay góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nhanh chóng phục hồi.

Nhiều chương trình hỗ trợ

Thực tế, hầu hết các ngân hàng thương mại cũng liên tục đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp. Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban Điều hành Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Nguyễn Thanh Tùng thông tin, từ cuối tháng 2-2022 đến nay, Vietcombank đã triển khai sản phẩm dịch vụ phi tín dụng lãi suất đặc biệt thấp, với quy mô lên tới 40.000 tỷ đồng. Đối với khách hàng lẻ, từ cuối tháng 3-2022, Vietcombank triển khai chương trình ưu đãi lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất, kinh doanh với quy mô lên tới 130.000 tỷ đồng. “Vietcombank đang triển khai các giải pháp ổn định lãi suất cho vay; tiếp tục các đợt giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất trong năm 2022”, ông Nguyễn Thanh Tùng thông tin thêm.

Tương tự, Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) Nguyễn Đình Tùng nhận định, lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp có thể giảm 0,2-0,4%/năm, tùy tình hình từng doanh nghiệp. OCB cố gắng tạo điều kiện tối đa để giảm lãi suất cho khách hàng trên cơ sở tiết giảm các chi phí vốn và đa dạng hóa nguồn vốn đầu vào.

Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, Ngân hàng Nhà nước đang triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong giai đoạn 2022-2023, tương đương với quy mô dư nợ khoảng 1 triệu tỷ đồng mỗi năm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi. Đây là giải pháp kết hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất (khoảng 40.000 tỷ đồng) cho các ngân hàng thương mại để cấp tín dụng cho nền kinh tế.

Ông Đào Minh Tú cũng khẳng định, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô cũng như bảo đảm giá trị đồng tiền, quản lý tốt thị trường ngoại tệ, thị trường vàng. Trong điều hành hoạt động tín dụng, Ngân hàng Nhà nước sẽ tập trung vốn cho doanh nghiệp, đặc biệt là hỗ trợ cho những doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 và hướng dòng tiền vào các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ. Cùng với đó, tạo điều kiện khai thác tối đa những nguồn lực trong nền kinh tế thông qua các tổ chức tín dụng để góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi kinh tế.

Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được dự báo tăng 4,8% trong quý II và tăng 14,1% trong cả năm 2022. Mặt bằng lãi suất cho vay – huy động cũng được dự báo tiếp tục duy trì không đổi hoặc tăng nhẹ 0,03-0,06% trong quý II và 0,13-0,18% trong năm 2022.

     >>> Trung Quốc: Thống kê sản xuất và tiêu thụ giấy năm 2021

Theo báo Hà nội mới

Trung Quốc: Thống kê sản xuất và tiêu thụ giấy năm 2021

Năm 2021, sản lượng giấy đạt 121,05 triệu tấn, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước và đạt mức cao kỷ lục. Lợi nhuận của các nhà sản xuất giấy đạt 54,1 tỷ NDT (8 tỷ USD), tăng 17,01% so với năm 2020. Tiêu thụ giấy đạt mức đỉnh mới là 126,48 triệu tấn, tăng 6,94% so với năm 2020. Tuy nhiên, xuất khẩu giấy giảm chỉ đạt 5,47 triệu tấn, giảm 6,86% so với cùng kỳ năm 2020.

Năm 2021 các nhà máy ở Trung Quốc đã sản xuất 28,05 triệu tấn giấy lớp sóng và 26,85 triệu tấn giấy làm lớp sóng giữa, tăng tương lần lượt 14,96% và 12,34% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong nửa đầu năm 2021, do giá giấy giấy cao cấp và bìa sản xuất từ bột nguyên sinh có giá cao, nên đã mang lại lợi nhuận lớn cho các công ty Trung Quốc.

Nhập khẩu giấy của Trung Quốc năm 2021 giảm 5,55% so với 2020, kết thúc bốn năm tăng trưởng liên tiếp từ 2017 đến 2020. Trong đó, chủ yếu là giấy làm lớp sóng, giảm xuống còn 2,94 triệu tấn, từ mức 3,89 triệu tấn vào năm 2020. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do giá giấy thu hồi và chi phí logistics tăng cao, đặc biệt là ở Đông Nam Á khiến giá giấy ở nước ngoài kém cạnh tranh hơn so với giá giấy nội địa ở Trung Quốc.

Nhập khẩu bột của Trung Quốc, bao gồm cả loại không dùng để sản xuất giấy và bột giấy tái chế, đạt 30,52 triệu tấn vào năm 2021, giảm 2,65% so với mức cao kỷ lục 31,35 triệu tấn vào năm 2020. Trong khi đó, giá bột nhập khẩu trung bình là 675,49 USD/tấn, cao hơn khoảng 31,78% so với năm 2020.

Giá bột nhập khẩu cao đã khuyến khích các nhà sản xuất trong nước tăng cường sản xuất và khởi chạy một số dây chuyền mới ở Trung Quốc. Điều này đã thúc đẩy sản lượng bột trong nước lên mức kỷ lục 18,09 triệu tấn vào năm 2021, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Để đối phó với lệnh cấm nhập khẩu giấy thu hồi, các nhà sản xuất giấy tại Trung Quốc đã khai thác các nguồn cung cấp bột giấy tái chế từ nước ngoài. Năm 2021, Trung Quốc đã nhập khẩu 3,27 triệu tấn bột tái chế, tăng 31,33% so với năm 2020, bao gồm 830.000 tấn bột giấy tái chế dạng cuộn được Hiệp hội Giấy Trung Quốc phân loại là giấy và bìa nhập khẩu./.

    >>> Nhu cầu giấy bao bì hòm hộp và giấy thu hồi giảm tại Trung Quốc và Đông Nam Á

Theo PPI Asia

VPPA dịch

Quy định gây bất bình đẳng, Bộ Tài chính đề nghị TP.HCM sửa

Trong công văn gửi UBND TP.HCM, Bộ Tài chính thông tin đã nhận được công văn của UBND tỉnh Đồng Nai, công văn của Cục Hải quan Bình Dương liên quan đến Đề án thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn TP.HCM; công văn của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo một số bất cập, tác động đến hoạt động của doanh nghiệp từ việc thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển tại TP.HCM cũng được nhắc đến.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ Tài chính đã có nhiều văn bản gửi UBND TP.HCM. Các công văn cho biết, việc quy định mức phí chênh lệch giữa hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu mở tờ khai tại TP.HCM và mở tờ khai tại các địa phương khác gây bất bình đẳng, có sự phân biệt đối xử.

Theo Điều 8, Luật Phí và Lệ phí, mức phí được xác định cơ bản đảm bảo bù đắp chi phí, có tính đến chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Bộ Tài chính đề nghị UBND TP.HCM trả lời kiến nghị của các doanh nghiệp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tính hợp lý của Nghị quyết 10/2020/NQ-HĐND và rà soát nội dung Hiệp định Vận tải đường thủy Việt Nam – Campuchia để điều chỉnh Nghị quyết thu phí đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, bình đẳng quyền và nghĩa vụ, phù hợp với quy định.

Tại công văn số 3978/BTC-CST, Bộ Tài chính đề nghị UBND TP.HCM khẩn trương báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố sửa đổi Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi, phát triển, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, bình đẳng quyền và nghĩa vụ, phù hợp quy định Luật Phí và lệ phí.

   >>> VNT19 xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy tại Quảng Ngãi

Theo Vietnamnet

VNT19 xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy tại Quảng Ngãi

Dự án của VNT19 được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào năm 2011, khởi công xây dựng nhà máy vào năm 2015.

Nguồn nguyên liệu cấp cho nhà máy chủ yếu từ gỗ keo rừng trồng tại địa phương.

Hàng năm, nhà máy sử dụng khoảng 550 nghìn tấn dăm gỗ khô, tương đương 1,1 triệu tấn gỗ keo tươi, bằng khoảng 45% công suất xuất khẩu gỗ dăm qua cảng Dung Quất.

Nhà máy Bột – Giấy VNT19 sử dụng dây chuyền công nghệ phổ biến nhất hiện nay trên thế giới, các thiết bị hoạt động chính và phụ trợ, giám sát, điều khiển, bảo vệ tự động hóa hoàn toàn, có độ chính xác và tin cậy cao.

Cụ thể, nhà máy sử dụng công nghệ nấu bột liên tục đẳng nhiệt (Isothermal cooking-ITC) và hệ thống tẩy trắng bột giấy với công nghệ tẩy tiên tiến và phổ biến nhất hiện nay là Công nghệ tẩy ECF, hệ thống thu hồi hóa chất khép kín.

Dự án đã hoàn thành 60% và dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2023, đây sẽ là nhà máy bột giấy BHK lớn nhất Việt Nam.

Một số hình ảnh của dự án:

vnt19-xay-dung-nha-may-san-xuat-bot-giay-tai-quang-ngai
Nhà máy Bột-Giấy VNT19 sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, đảm bảo tiêu chí bảo vệ môi trường
vnt19-xay-dung-nha-may-san-xuat-bot-giay-tai-quang-ngai
Nhà máy Bột-Giấy VNT19 đang được triển khai xây dựng và vận hành đúng theo phê duyệt

    >>> Nhu cầu giấy bao bì hòm hộp và giấy thu hồi giảm tại Trung Quốc và Đông Nam Á

VPPA tổng hợp

(trích Bản tin tháng 4/2022)

Diễn đàn Dự báo kinh tế Việt Nam 2022-2023: Tăng trưởng và Triển vọng

Ngày 12/5, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, số 35 Hùng Vương, Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổ chức diễn đàn “Dự báo kinh tế Việt Nam 2022-2023: Kịch bản tăng trưởng và triển vọng một số ngành kinh tế chính”. Ông Đặng Văn Sơn – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đã tham dự Diễn đàn này.

GDP có thể tăng 5,5 – 6% trong năm 2022 – 2023

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, 4 tháng đầu năm 2022, mặc dù tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng nhìn chung nền kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc ở một số ngành, lĩnh vực. Tăng trưởng GDP quý I/2022 ước đạt 5,03% so với cùng kỳ. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 4 tháng đầu năm 2022 tăng 2,1%. Các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ, tín dụng cơ bản được bảo đảm, thu ngân sách nhà nước đạt kết quả khả quan.

Điều đáng mừng là quý I/2022, Chỉ số Môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng lên 73 điểm phần trăm, tăng 12 điểm phần trăm so với quý IV/2021, là mức cao nhất kể từ sau đợt dịch bùng phát lần thứ 4. Số doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt 49.591 doanh nghiệp, là mức cao nhất từ trước đến nay tại Việt Nam.Tại diễn đàn, trình bày kết quả phân tích ảnh hưởng của các diễn biến kinh tế lớn đến Việt Nam, TS. Cấn Văn Lực đã cập nhật dự báo 2 kịch bản cho tăng trưởng GDP năm 2022-2023. Theo đó, ở kịch bản cơ sở, GDP Việt Nam sẽ tăng từ 5,5 – 6% trong giai đoạn này. Ở kịch bản tiêu cực, GDP năm 2022-2023 chỉ tăng trưởng 4,5 – 5%. Các biến số trong 2 kịch bản trên sẽ phụ thuộc vào mức độ thực hiện chương trình phòng, chống dịch; chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội 2022-2023; và khả năng Việt Nam giảm thiểu tác động từ chiến sự Nga – Ukraina.Từ đầu năm đến nay, nước ta đã chứng kiến một số dự báo lạc quan từ các tổ chức quốc tế. Song Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng bên cạnh những dự báo lạc quan, rất cần nhìn nhận một thực tế là khó khăn, thách thức đang ngày càng lớn khi đại dịch Covid-19 chưa kết thúc trong bối cảnh bức tranh kinh tế – chính trị quốc tế đang có những biến động rất lớn. Do đó, công tác dự báo về triển vọng kinh tế vĩ mô cũng như kinh tế ngành cần được cập nhật dựa trên những phân tích khoa học, chuyên sâu và đa chiều.

Trong khi đó, dựa trên nguồn dữ liệu từ khoảng 1.700 công ty đại chúng với tổng vốn hóa 6,7 triệu tỷ VND và tổng doanh thu 2,8 triệu tỷ VND, chiếm 55% GDP năm 2021 của Việt Nam, cùng dữ liệu của các công ty chưa đại chúng, Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân đã đưa ra một số phân tích và nhận định về triển vọng các ngành của Việt Nam và ngụ ý về chính sách, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Với phương pháp tiếp cận chủ yếu dựa trên dữ liệu (data-driven), ông Nguyễn Quang Thuân nhận định, các nhóm ngành đang hồi phục, nhưng hầu hết chưa về mức độ tăng trưởng trước khi Covid-19 diễn ra. Tính đến thời điểm này, triển vọng tăng trưởng 2022 của hầu hết các ngành chính được dự báo tích cực. Tuy nhiên, một số ngành có sự hồi phục rất chậm, như hàng không và du lịch quốc tế; xây dựng và vật liệu, cần phải được kích hoạt để hồi phục mạnh hơn nữa, nhằm góp sức để tăng trưởng kinh tế cao hơn, nhất là trong bối cảnh môi trường lãi suất đã “tạo đáy” và lạm phát có thể gia tăng vượt kỳ vọng.

Lạm phát có thể vượt 5% trong năm 2023

Dự báo về lạm phát Việt Nam giai đoạn 2022 – 2023, TS. Nguyễn Bích Lâm – nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, nhận định với độ trễ của gói phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội tại Việt Nam, đặt trong bối cảnh năm 2023 lạm phát vẫn ở mức cao so với lạm phát mục tiêu của các nền kinh tế là đối tác quan trọng của kinh tế Việt Nam, lạm phát của nước ta có thể nằm trong khoảng 4 – 4,5% trong năm 2022 và vượt qua ngưỡng 5% trong năm 2023.

du-bao-kinh-te-viet-nam-2022-2023-rui-ro-tang-truong-cham-lai-lam-phat-gia-tang
Ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam

Theo ông Francois Painchaud, các ưu tiên chính sách lúc này là phải thúc đẩy phục hồi, duy trì sự ổn định tài chính và thúc đẩy tăng trưởng bao trùm. Trong ngắn hạn, chính sách tài khóa nên đi đầu trong việc hỗ trợ chính sách, đặc biệt nếu rủi ro suy giảm tăng trưởng trở thành hiện thực, trong khi không còn nhiều dư địa để nới lỏng tiền tệ hơn nữa do rủi ro lạm phát gia tăng. Ông cũng kiến nghị cần chấm dứt quy định cho phép cơ cấu nợ nhưng giữ nguyên nhóm nợ, đồng thời với việc tăng cường giám sát tài chính.Chia sẻ đánh giá về kinh tế Việt Nam, ông Francois Painchaud – Đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam và Lào, cho rằng Việt Nam đã duy trì thành công sự ổn định về tài khóa, cán cân đối ngoại và ổn định tài chính. Các chính sách kinh tế vĩ mô đã giúp giảm bớt tác động của Covid-19, đặc biệt, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ được thực hiện một cách thích hợp và kịp thời để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng chung. Tuy nhiên, sự phục hồi diễn ra không đồng đều và đang có một số rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng. Đó là tăng trưởng chậm lại trong khi rủi ro về lạm phát nghiêng về gia tăng lạm phát. Bên cạnh đó là các rủi ro khác như: căng thẳng địa chính trị và tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc; việc thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu; diễn biến trên thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp trong nước…

Về trung hạn, các chính sách cần tập trung huy động thu ngân sách, hiện đại hóa chính sách tiền tệ, tăng khả năng chống chịu của hệ thống ngân hàng và cải cách cơ cấu quyết liệt.

Với bối cảnh hiện nay, đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh hơn, với tăng trưởng dự kiến là 6% trong năm 2022 và 7,2% trong năm 2023. Tuy nhiên, lạm phát dự kiến sẽ tăng trong ngắn hạn.

    >>> Thực hiện Zero Covid, nhu cầu giảm Trung Quốc cho dừng nhiều máy xeo giấy bao bì công nghiệp