OCC thị trường Mỹ tháng 12/2021 – giảm hai con số tháng thứ hai liên tiếp

Chỉ trong vòng 1 năm, giá OCC đã tăng 110%, tương đương 72 USD/tấn, so với mốc 65 USD/tấn của tháng 12/2020.

Tuy nhiên, giá OCC trong tháng 11/2021 lại giảm 17 USD/tấn, từ mức 154 USD/tấn.

Sau mức giảm bình quân 10 USD/tấn trên toàn quốc vào đầu tháng 11, trong tháng 12/2021, OCC lại giảm tiếp 15-20 USD/tấn.

Tương đương mức giá nội địa, giá xuất khẩu cũng giảm bình quân 20 USD/tấn, FAS, tại mọi cảng.

Tháng 9/2021 cũng là tháng cuối cùng giá OCC của Mỹ được giữ ổn định sau khi đã tăng vọt lên mức giá cao nhất trong lịch sử vào mùa hè.

Giá xuất khẩu OCC11 và OCC12 đã giảm 20 USD/tấn, FAS ở cả hai bờ Đông và Tây nước Mỹ.

Giá OCC11 tại các cảng New York/New Jersey giảm xuống còn 195 USD/tấn và OCC12 giảm còn 210 USD/tấn.

Tại các cảng Los Angeles/Long Beach, giá OCC11 giảm, ở mức 185 USD/tấn và OCC12 giảm còn 200 USD/tấn.

Kể từ khi Trung Quốc cấm nhập khẩu phế liệu, trong đó có giấy thu hồi, lượng xuất khẩu OCC của Mỹ sang châu Á vẫn không giảm sút.

Lượng hàng xuất khẩu này chuyển sang các thị trường khác như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam…

Trong đó, theo dữ liệu hải quan Mỹ, Việt Nam là nước có mức nhập khẩu OCC từ Mỹ đã tăng vọt trong bốn năm qua: trong 3 quý đầu năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 1,309 triệu tấn OCC của Mỹ, tăng 749,7%, tương đương 1,154 triệu tấn, so với 154.056 tấn được nhập khẩu trong 3 quý đầu năm 2017./.

    >>> Chi phí vận chuyển container tuyến Châu Á – Bắc Mỹ dự báo sẽ tăng trong thời gian tới

VPPA tổng hợp

Chi phí vận chuyển container tuyến Châu Á – Bắc Mỹ dự báo sẽ tăng trong thời gian tới

Dữ liệu của hãng nghiên cứu thị trường S&P Global Platts (Anh) cho thấy mức chi phí vận chuyển container (đã bao gồm các khoản phụ phí) trên các tuyến từ Trung Quốc đi Bờ Tây Hoa Kỳ trong tuần trước dao động từ 12.000 – 14.000 USD/FEU (1 container loại 40 feet) và mức giá này dao động từ 16.000 – 18.000 USD/FEU đối với các tuyến từ Trung Quốc đi Bờ Đông Hoa Kỳ.

Trong khi đó, mức chi phí vận chuyển container trên các tuyến từ Đông Nam Á đi Bắc Mỹ hiện vẫn được giữ ổn định do nhu cầu hiện ở mức yếu khi hầu hết các đơn vận chuyển hàng cho dịp Giáng sinh tới đây đã được đặt trước đó. Cụ thể, mức chi phí vận chuyển trên các tuyến từ Đông Nam Á đi Bờ Đông Hoa Kỳ đạt 16.000 – 19.000 USD/FEU và trên các tuyến từ Đông Nam Á đi Bờ Tây Hoa Kỳ đạt 15.000 – 16.000 USD/FEU.

Tuy nhiên, giới quan sát cho biết mức giá cước vận chuyển hàng hoá từ khu vực Đông Nam Á có thể sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi các chủ hàng đồng loạt đặt đơn vận chuyển trước dịp Tết Nguyên đán. Bên cạnh đó, thị trường logistics khu vực Đông Nam Á đang ghi nhận tình trạng thiếu hụt phương tiện vận chuyển và container rỗng ngày càng nghiêm trọng hơn trong bối cảnh một số quốc gia trong khu vực đang ghi nhận số ca nhiễm mới Covid-19 tăng cao trở lại.

Dự kiến các loại phụ phí vận chuyển tại các trung tâm vận chuyển hàng khu vực Châu Á như Trung Quốc, Đông Nam Á sẽ được các hãng vận tải điều chỉnh tăng và neo ở mức cao cho ít nhất đến hết nửa đầu năm 2022 khi một số khu vực tại Hoa Kỳ và Châu Âu vẫn đối mặt nguy cơ tái phong toả trở lại do số ca nhiễm mới Covid-19 tăng mạnh, khiến các chuỗi cung ứng trở nên tắc nghẽn và đứt gãy.

Thông thường, các hãng bán lẻ phương Tây sẽ tăng lượng dự trữ hàng trước khi nhiều nhà máy tại khu vực Châu Á bước vào kỷ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, kéo theo đó là nhu cầu vận chuyển giữa khu vực Châu Á với Châu Âu và Bắc Mỹ tăng lên. Tuy nhiên, mức độ căng thẳng trên các tuyến vận chuyển hiện ở mức cao hơn nhiều so với thông thường khi một lượng lớn container bị tắc nghẽn tại các cảng Bờ Tây Bắc Mỹ và Châu Âu, khiến container rỗng không thể quay vòng trở lại các khu cảng Châu Á.

Hiện tại, khu cảng Los Angeles – Long Beach, cửa ngõ nhập khẩu hàng hoá từ Châu Á và Hoa Kỳ, đang rơi vào tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng với số lượng tàu chờ vào bốc dỡ tại khu cảng ở mức cao kỷ lục. Trong khi đó, hoạt động bốc xếp hàng tại cảng Vancouver – khu cảng lớn nhất của Canada cũng đang bị đình trệ do lũ lụt gây ra đứt gãy hệ thống đường sắt vận chuyển hàng quanh cảng.

    >>> Giữ vững mối liên kết, đảm bảo chuỗi cung ứng cho hàng Việt

Theo Tạp chí Công Thương

Giữ vững mối liên kết, đảm bảo chuỗi cung ứng cho hàng Việt

Tích cực kết nối cung cầu hàng Việt

Khi thế giới phải phong tỏa vì dịch bệnh, nguồn cung và nhu cầu bị gián đoạn, nhiều chỉ số kinh tế sụt giảm so với cùng kỳ thì thị trường trong nước nổi lên như một bức tường thành vững chắc, bảo vệ nền kinh tế khỏi những biến động từ bên ngoài. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 11 tháng đầu năm tuy giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước, do các dịch vụ du lịch, hàng không trên toàn cầu bị đình trệ, nhưng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 11 đã tăng 6,2% so với tháng trước. Chúng ta đã thành công khi nguồn cung hàng hóa thiết yếu không bị gián đoạn và kiểm soát được giá cả trên thị trường, ngay cả ở Bắc Ninh, Bắc Giang, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 và 16+”

Bên cạnh đó, chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 11 tiếp tục khởi sắc khi các địa phương trên cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, với mức tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2021, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Theo đó, ngay trong giai đoạn khó khăn, giải pháp đầu tiên được Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai là tăng cường mối liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với nhau thông qua công tác chỉ đạo, phối hợp tổ chức các chương trình bình ổn thị trường, kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của gần 100 triệu người dân và hàng trăm ngàn doanh nghiệp.

Đồng thời, mở rộng liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương. Từ khi bắt đầu đợt dịch thứ 4 đến nay, Bộ Công Thương đã có hơn 60 văn bản chỉ đạo các địa phương tập trung vào các vấn đề như đề nghị địa phương, doanh nghiệp tăng cường dự trữ, đảm bảo cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; Tạo điều kiện thuận lợi trong vận chuyển, lưu thông hàng hóa; Duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện phòng chống dịch Covid-19 và Xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất nhập khẩu, logistics và tăng cường quản lý thị trường.

Bộ Công Thương cũng như các Bộ, ngành khác (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch…) đã tổ chức các chương trình kết nối, tiêu thụ sản phẩm giữa nhà cung ứng địa phương với hệ thống phân phối, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và các tổ chức XTTM theo vùng và các nhóm sản phẩm tiềm năng thông qua nhiều hình thức như trực tuyến, ứng dụng môi trường số hoặc trực tiếp nếu dịch bệnh được kiểm soát.

Bộ Công Thương cũng đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành như Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông… liên tục có các văn bản hướng dẫn, đề nghị gửi các địa phương nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân, doanh nghiệp khi vận chuyển hàng hóa qua các chốt kiểm dịch nhằm điều phối cung ứng hàng hóa thiết yếu cho thị trường, kịp thời xử lý các khó khăn trong lưu chuyển hàng hóa nhằm không làm đứt gẫy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu trong lúc dịch bệnh căng thẳng.

Cũng nhằm đẩy mạnh mối liên kết, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã tăng cường liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, từ đó góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Mối liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp cũng được đẩy mạnh thông qua tăng cường sử dụng sản phẩm của nhau, tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa.

Mặt khác, mối liên kết giữa doanh nghiệp với các hợp tác xã cũng được duy trì, từ đó hỗ trợ người sản xuất và lưu thông, phân phối hàng hóa, đặc biệt là nông sản. Các cơ quan quản lý nhà nước với tổ chức chính trị, xã hội, như Hội Nông dân, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam… cũng tăng cường kết nối nhằm tìm ra tiếng nói chung với người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt, sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và truyền thông đã được triển khai nhằm thông tin kịp thời, nhanh chóng các chương trình, định hướng của Đảng và Chính phủ trong quá trình phòng, chống dịch đến rộng rãi người dân.

Tập trung phục hồi sản xuất

Hướng tới phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP trong đó nhấn mạnh đến khôi phục, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an sinh; chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Với tinh thần đồng hành cùng các địa phương, doanh nghiệp vượt khó, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT về thực hiện các giải pháp cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2021 và dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; đồng thời tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt về các điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất hiện nay.

Để duy trì chuỗi sản xuất hàng Việt Nam bền vững, thích ứng linh hoạt trong tình hình mới theo tinh thần của Nghị quyết số 128 của Chính phủ, nhất là trong những tháng cuối năm, ông Ngô Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) đề nghị các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất trong tình huống dịch có thể kéo dài.

Bên cạnh đó, nhanh chóng tái tuyển dụng và đào tạo lao động, nhất là những ngành thâm dụng cao như da giày, điện tử, chế biến thực phẩm… do thời gian qua thiếu hụt, lao động chuyển dịch về quê; có chính sách linh hoạt về giờ làm thêm, kiến nghị giảm đóng phí công đoàn, trả thêm thù lao cho lao động làm việc tại chỗ, hỗ trợ giữ trẻ cho người lao động…

    >>> Thị trường OCC thế giới: giảm cả ở Mỹ lẫn Trung Quốc và Châu Á

Theo Công thương

Thị trường OCC thế giới: giảm cả ở Mỹ lẫn Trung Quốc và Châu Á

Tại khu vực Bờ Đông, giá OCC11 giảm xuống mức 195 USD/tấn và OCC12 xuống mức 210 USD/tấn. Tại khu vực Bờ Tây giá OCC 11 giảm xuống 185 USD/tấn và OCC12 giảm xuống 200 USD/tấn.

Theo số liệu của Hiệp hội Giấy & Rừng Mỹ, trong tháng 10, các nhà máy tại Mỹ dự trự tới 773.500 tấn, tăng 5,7% so với tháng 10/2020, ở mức 731.800 tấn. Trong khi đó, lượng OCC thu gom từ các trung tâm phân phối và bán lẻ tăng 15-30% đối với một số công ty như Home Depot và Costco…

Tình trạng giảm giá RCP tại Mỹ cũng đã có tác động tới các thị trường tiêu thụ lớn khác như châu Á và Trung Quốc.

Nguyên nhân giá nhập RCP nói chung đã giảm trên diện rộng ở Đài Loan và Đông Nam Á (SEA) là do người mua cắt giảm khối lượng.

Cụ thể, các nhà máy ở Đài Loan và một số nước Đông Nam Á như Việt Nam đã giảm mua vào để tránh phải nhận hàng trong thời điểm tuần trước và hai tuần sau Tết Nguyên đán.

Bên cạnh đó, xuất khẩu giấy bao bì công nghiệp từ các nước trong khu vực sang Trung Quốc đã giảm do nhu cầu thấp và giá giấy bao bì từ nguyên liệu tái chế cũng đang giảm.

Một nguyên nhân khác là những khó khăn trong việc vận chuyển liên châu Á, khiến nguồn cung bị tắc nghẽn. 

Tuần đầu tháng 12/2021, OCC 12 của Mỹ tại Đài Loan đã giảm mạnh so với tuần cuối tháng 11/2021, xuống mức 255 USD/tấn.

Tại Đông Nam Á và Ấn Độ, giá loại OCC cao cấp đã có mức chênh cao hơn, dao động từ 280 USD/tấn tại Thái Lan đến 320 USD/tấn ở Indonesia.

OCC11 của Mỹ được đánh giá ở mức 250-295 USD/tấn, giảm 5-15 USD/tấn so với hai tuần trước. Giá OCC 95/5 của Châu Âu giảm 15 USD/tấn, về mức 240-255 USD/tấn.

Việc giảm giá OCC của Châu Âu và Mỹ đã làm giảm giá OCC Nhật Bản từ 10-15 USD/tấn xuống chỉ còn 260-270 USD/tấn./.

     >>> Giấy in báo tiếp tục tăng giá tại Châu Á

VPPA tổng hợp

Nguồn: Fastmarkets RISI

Giấy in báo tiếp tục tăng giá tại Châu Á

Tại Hồng Kông, Singapore, Đài Loan và Thái Lan, giá loại định lượng 45g tăng từ 600-700 USD/tấn trong quý III lên 650.-770 USD/ tấn, và loại định lượng 42g cũng tăng từ 600-700 USD/tấn lên 650-800 USD/tấn.

Riêng tại Ấn Độ, giá loại 45g từ 620-700 USD/tấn đối và 600-720 USD/tấn đối với loại 42 g đã tăng lên mức xấp xỉ với các thị trường châu Á khác.

Tuy nhiên, các liên hệ báo cáo rằng các dây chuyền chuyển đổi ở Nga đang sản xuất nhiều giấy in báo hơn so với đầu năm nay do giá giấy in báo được cải thiện và nhu cầu giấy bao bì từ Trung Quốc giảm. Tỷ lệ sản xuất từ ​​quý 3 khoảng 60:40, chủ yếu là bao bì đóng gói đã đảo ngược trong quý này. Theo ước tính, hiện tại 70% sản lượng của các dây chuyền Nga sản là xuất giấy in báo.

Trong khi đó, logistics gặp nhiều khó khăn, chi phí vẫn đắt đỏ khi nhập khẩu và vận chuyển nội địa châu Á.

Điều này hầu như đã khiến việc xuất khẩu sang Ấn Độ từ các nhà máy in báo ở những nơi khác ở châu Á bị trì trệ mặc dù giá tốt. Đây cũng là lý do giấy in báo Tây Âu trong khu vực gần như hoàn toàn vắng bóng.

Hầu hết tất cả giấy in báo nhập khẩu đang được bán ở Ấn Độ hiện tại là của Nga hoặc Canada.

Các nhà máy sản xuất giấy in báo trên thế giới đang phải đối mặt với chi phí năng lượng cao, cũng là nguyên nhân thúc đẩy việc đẩy giá. Theo báo cáo của PPI Europe, điều này diễn ra nghiêm trọng ở Tây Âu tới mức độ các nhà sản xuất đưa ra mức phụ thu bất thường là 200 Euro/tấn (226 USD/tấn) đối với khối lượng đã ký hợp đồng trong quý này.

Về nhu cầu, trong khu vực đã không còn giảm mạnh khi các nền kinh tế nổi lên sau làn sóng nhiễm COVID-19 mới nhất và các hạn chế của họ.

Tuy nhiên, tồn kho tại các nhà máy vẫn ở mức cao và mức tiêu thụ giấy in báo được cho là thấp hơn rất nhiều so với hồi trước đại dịch. Tại Singapore và Thái Lan, nhu cầu ổn định hơn.

Theo dự báo, giá giấy in báo có thể giảm vào năm 2022 do thị trường phục hồi trở lại. Nếu giá giấy in báo tăng quá cao có thể dẫn đến xu hướng các nhà xuất bản chuyển sang phương tiện truyền thông trực tuyến./.

    >>> Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững

Theo Fastmarkets RISI

Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề “Phục hồi và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đồng tổ chức diễn ra sáng nay (5/12). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Diễn đàn.

Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tại 57 điểm cầu trong nước và quốc tế.

Tham dự Diễn đàn có: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; các Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải, Thượng tướng Trần Quang Phương…

Cùng dự còn có các Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Với chủ đề “Phục hồi và phát triển bền vững”, Diễn đàn có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm góp phần làm rõ thêm các căn cứ khoa học và thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế để Quốc hội xem xét, quyết định gói chính sách, giải pháp về tài khóa, tiền tệ trên cơ sở đề xuất bước đầu của Chính phủ, nhằm cụ thể hóa chủ trương, kết luận của Hội nghị Trung ương lần thứ 4, khóa XIII và Nghị quyết kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XV về chiến lược tổng thể phòng, chống dịch bệnh COVID-19, phục hồi kinh tế, thích ứng an toàn với mọi diễn biến của dịch bệnh.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, trong 2 năm qua, dịch bệnh COVID-19 đã gây ra thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Trong năm 2020, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh và là một trong những nước có tăng trưởng dương cao nhất thế giới.

Năm 2021, Việt Nam đã có nhiều giải pháp đổi mới để thực hiện nhiệm vụ kép, trong đó có cả phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4 với biến chủng Delta đã gây thiệt hại rất nặng nề, làm ảnh hưởng đến tình hình thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, để đối phó với dịch bệnh, khắc phục những thiệt hại và tác động của dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, các nước trên thế giới đã đưa ra nhiều gói giải pháp về tài khóa, tiền tệ khác nhau.

Việt Nam đã sử dụng linh hoạt và khá đồng bộ các chính sách về tài khóa, tiền tệ cũng như các chính sách vĩ mô khác nhằm khắc phục thiệt hại và hỗ trợ phục hồi kinh tế trong đại dịch. Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết, quyết định các khung khổ về chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, tài chính ngân sách, vay và trả nợ công, đầu tư công và kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2020-2025.

khai-mac-dien-dan-kinh-te-viet-nam-2021-phuc-hoi-va-phat-trien-ben-vung
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm góp phần làm rõ thêm các luận cứ khoa học và thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế để Quốc hội, Chính phủ xem xét, giải quyết các gói chính sách, giải pháp về tài khóa và tiền tệ. Ảnh:VGP/Nguyễn Hoàng

Đồng thời, Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV vừa qua đã ban hành Nghị quyết giao Chính phủ xây dựng và triển khai theo thẩm quyền Chương trình tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19 theo phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh”, đồng thời xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình tổng thể về phục hồi và phát triển kinh tế. Nghị quyết của Quốc hội cũng giao Chính phủ xây dựng các gói chính sách về tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ 2 chương trình này, phục vụ cho mục tiêu phòng, chống dịch COVID-19 cũng như phục hồi phát triển kinh tế để trình Quốc hội xem xét.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho hay, tại Diễn đàn, các diễn giả, các nhà khoa học sẽ cập nhật, đánh giá những vấn đề mới nhất về tình hình phòng, chống dịch bệnh hiện nay trên toàn thế giới; phân tích, đánh giá, dự báo xu hướng và tác động của dịch, thực trạng của nền kinh tế thế giới hiện nay, xu hướng của thời gian tới. Đồng thời, chia sẻ kinh nhiệm quốc tế về phòng, chống dịch bệnh và phục hồi phát triển kinh tế cũng như những gợi ý chính sách, những ý kiến đánh giá thực trạng nền kinh tế Việt Nam, những kiến nghị đề xuất cho chương trình phục hồi, các gợi ý chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để hỗ trợ cho phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Bên cạnh đó, tại Diễn đàn, các đại biểu, các chuyên gia sẽ trao đổi và giải đáp các câu hỏi về huy động nguồn lực, phân bổ nguồn lực, sự hấp thụ năng lực của nền kinh tế trong điều kiện nền kinh tế còn một số điểm nghẽn, vướng mắc…

”Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và Phát triển bền vững” có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm góp phần làm rõ thêm các luận cứ khoa học và thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế để Quốc hội, Chính phủ xem xét, giải quyết các gói chính sách, giải pháp về tài khóa và tiền tệ, vừa đáp ứng được yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19, vừa hỗ trợ cho mục tiêu phục hồi phát triển kinh tế-xã hội, nhằm cụ thể hóa chủ trương đã được nêu tại Văn kiện Hội nghị Trung ương 4 Khóa XIII của Đảng và Nghị quyết Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, không chỉ góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của năm 2022 mà cho cả nhiệm kỳ 5 năm theo những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu.

Nhấn mạnh đây là diễn đàn mở, ngoài 2 điểm cầu tại Trung ương, còn kết nối đến 57 điểm cầu khác trong nước và kết nối 3 điểm cầu quốc tế là Hoa Kỳ, Pháp, Thái Lan, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Quốc hội, các cơ quan của Đảng, Chính phủ rất muốn lắng nghe những ý kiến tâm huyết, cởi mở, toàn diện đến từ những người thực thi chính sách và những người tham gia hoạch địch chính sách tại diễn đàn này.

Diễn đàn được chia thành 2 Phiên. Phiên toàn thể buổi sáng và tọa đàm cấp cao với chủ đề “Một số gợi ý đối với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam”. Phiên buổi chiều gồm 2 chuyên đề về “Phối hợp các chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, tạo nguồn lực ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi kinh tế” và “Bảo đảm an sinh xã hội và nguồn cung lao động trong quá trình phục hồi kinh tế”.

Diễn ra trong 1 ngày, Diễn đàn bao quát đầy đủ các ngành, lĩnh vực từ kinh tế tới xã hội, văn hóa, giáo dục, môi trường; tập trung đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 và năm 2021; các chính sách đã thực hiện để ứng phó đối với dịch COVID-19; làm rõ bối cảnh quốc tế, dự báo, đánh giá về diễn biến của dịch COVID với biến thể, biến chủng mới; xu hướng cơ cấu lại nền kinh tế do tác động của COVID -19; xu hướng sản xuất, kinh doanh thay đổi do tác động của dịch bệnh; nghiên cứu các chính sách ứng phó với dịch COVID -19 đã được thực hiện trên thế giới, hiệu quả và những rủi ro đi kèm, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

    >>> Liên bang Nga áp thuế suất cao hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu từ 01/01/2022

Theo báo Chính phủ

Nghiên cứu chế tạo giấy cuốn thuốc lá từ hỗn hợp bột giấy gỗ cứng và gỗ mềm tẩy trắng

  1. MỞ ĐẦU

Giấy cuốn thuốc lá là loại giấy đặc biệt, dễ cháy, tiếp xúc trực tiếp và cháy cùng với sợi thuốc lá khi cuốn thuốc điếu. Đặc điểm của loại giấy này là giấy mỏng, có định lượng và độ thấu khí thấp, độ nhẵn và độ bền cơ học cao. Về nguyên tắc, theo yêu cầu kỹ thuật giấy cuốn thuốc lá phải là loại giấy chậm cháy, có tốc độ cháy tương đương với thuốc lá.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ sản xuất thuốc lá, khi sản xuất giấy cuốn thuốc lá, người ta bổ sugng một số loại hóa chất giúp tăng tốc độ cháy, tạo hương vị cho thuốc lá. Tại Việt Nam, Tổng công ty thuốc lá VINATABA hiện là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu. Nếu như phần lớn nguồn nguyên liệu thuốc lá đã chủ động được, thì hiện nay giấy cuốn thuốc lá vẫn phải nhập khẩu hoàn toàn, do tính đặc thù của sản xuất và kinh doanh thuốc lá. Doanh nghiệp duy nhất sản xuất giấy cuốn thuốc lá, là Glatz Finepaper Vietnam Co., Ltd hiện chỉ sản xuất giấy cuốn thuốc lá phục vụ xuất khẩu.

Xuất phát từ tình hình trên, nghiên cứu công nghệ sản xuất giấy cuốn thuốc lá từ nguồn nguyên liệu hỗn hợp, phù hợp về quy cách chất lượng đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng, sẽ góp phần phát triển và chủ động công nghệ sản xuất, tạo ra sản phẩm mới cho ngành giấy trong nước.

  1. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bột giấy sử dụng cho nghiên cứu, là bột giấy hóa học gỗ cứng tẩy trắng (BHKP) nhập khẩu từ Indonesia và bột giấy hóa học tẩy trắng gỗ mềm (BSKP) nhập khẩu từ Mỹ, hóa chất trợ cháy (Tripotassium Citrate, Trisodium Citrate, Sodium Axetate) xuất xứ Trung Quốc, tinh bột và các hóa chất khác xuất xứ Trung Quốc, Việt Nam.

Quá trình chế tạo giấy cuốn thuốc lá, được minh họa trên Hình 1 dưới đây:

Quy trình bao gồm các công đoạn chính: đánh tơi bột giấy, nghiền bột giấy, phối trộn phụ gia và phụ liệu, xeo giấy, gia keo bề mặt, sấy và hoàn thành sản phẩm.

Bột giấy được đánh tơi bằng thiết bị đánh tơi dung tích 5 lít trong 15 phút, sau đó được nghiền đến độ nghiền phù hợp tùy theo mục tiêu của từng thực nghiệm. Bổ sung phụ liệu được thực hiện bằng cách phối trộn với bột giấy theo tỷ lệ phù hợp. Xeo và sấy mẫu giấy định lượng 32,0 g/m2 bằng hệ thống máy xeo Rappid.

Xử lý bề mặt giấy với dung dịch chất trợ cháy được thực hiện bằng thiết bị gia keo 2 lô ép phòng thí nghiệm: Hỗn hợp chất trợ cháy tỉ lệ (1:1) mức dùng 1,5% so với khối lượng bột, được hòa tan trong nước, gia nhiệt tới nhiệt độ 55°C, rồi sử dụng cho xử lý bề mặt giấy.

Các chỉ tiêu chất lượng của giấy được xác định theo các phương pháp tiêu chuẩn hóa, bao gồm: định lượng (TCVN 7091:2002), độ thấu khí (TCVN 6946:2001), độ đục (TCVN 6728:2007), độ tro (TCVN 1864:2001).

   >>> Đọc tiếp bài viết

    >>> Liên bang Nga áp thuế suất cao hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu từ 01/01/2022

 Theo KHCN Công Thương

Liên bang Nga áp thuế suất cao hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu từ 01/01/2022

Khu vực tăng trưởng mạnh nhất hiện nay thuộc về vùng Viễn Đông của Liên bang Nga.

Hiện nay, Nga đang tiến hành cải tổ và chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành gỗ, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn chưa qua chế biến; nhà nước sẽ có những biện pháp hỗ trợ để định hướng lại sản xuất.

Chính phủ liên bang có kế hoạch chuyển đổi các khu khai thác gỗ thô nguyên liệu trong nước sang mô hình sản xuất các sản phẩm gỗ đã qua chế biến.

Dự kiến, sau ngày 01/01/2022, chính phủ sẽ thực thi lệnh cấm xuất khẩu gỗ tròn dưới vỏ bọc là nguyên liệu đã qua chế biến, cùng với đó là thúc đẩy các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất.

Sau ngày 01/01/2022, Chính phủ sẽ áp mức thuế suất cao nhằm hạn chế xuất khẩu gỗ tròn mềm và gỗ có giá trị. Các biện pháp này sẽ giúp bảo tồn các nguồn tài nguyên rừng và xây dựng một khu liên hợp lâm nghiệp hiệu quả, cũng như tạo việc làm và sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn./.

    >>> Châu Âu cung cấp tới 30% nhu cầu nhập khẩu gỗ tròn cho Trung Quốc trong năm 2021

Theo Pulpapernews

Kết quả thử nghiệm chất keo tụ Polyaluminium Chloride xử lý nước thải giấy và bột giấy

Nước thải của sản xuất bột giấy có nồng độ ô nhiễm cao. Các thông số ô nhiễm dao động trung bình trong khoảng 700-1200mg/l với COD và 100-450 mg/l với TSS và pH trong khoảng từ 6-9. Việc sử dụng các hóa keo tụ thông thường như phèn nhôm và phèn sắt đã mang lại hiệu quả tốt với TSS nhưhg chưa tốt đối với các chỉ tiêu độ màu và COD. Sau khi áp dụng thử nghiệm chất keo tụ thế hệ mới PAC trong xử lý nước thải sản xuất giấy và bột giấy hiệu quả đạt được 88% với COD, 86 % đối với TSS và 81,2% với độ màu. PAC là chất trợ keo tụ có khả năng được ứng dụng rộng rãi trong xử lý nước thải giấy và bột giấy.

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trên thế giới có rất nhiều chất được sử dụng làm chất keo tụ, thông thường là các muối vô cơ như phèn nhôm (aluminium sulfate); sắt Clorua; sắt sunfat [1], Polyaluminium Chioride gọi tắt là PAC, MgCI2 [2]. Chất trợ keo thông thường là các polymer tổng hợp như polyacrylates và polyacrylamides [3].

Theo nghiên cứu của Teng và ctv, 2014 [4] sử dụng chất keo tụ là riêng PAC, đánh giá hiệu quả loại bỏ TSS và COD đã được tiến hành với các mức nồng độ sử dụng 50; 100; 200; 500,1.000 và 1.500 mg/1 và pH được điều chỉnh từ 5,0 đến 10,0 trên hệ thống máy jar tests. Ảnh hưởng của lượng dùng và pH với PAC với đối chứng là phèn. Hiệu quả loại bỏ TSS và COD tăng khi tăng liều sử dụng keo tụ và pH cho đến khi đạt giá trị cao nhất, pH tối ưu, sau đó hiệu quả giảm và loại bỏ bắt đầu giảm. Hiệu suất xử lý TSS đạt 98-99%; COD đạt 86-91%. Hàm lượng tối ưu của PAC trong nghiên cứu này được xác định là 200mg/l tại pH =6 [4]. So sánh với phèn, liều lượng sử dụng tối ưu của PAC nhỏ hơn phèn, pH = 6 là giá trị tối ưu của cả 2 loại phèn và PAC. Theo HUANG và các ctv [5] ở pH thấp và liều dùng thấp hạt tạo thành nhỏ không có tính ổn định do trung hòa điện tích thấp.

Nghiên cứu của Ahmad và ctv, 2008 [6] sử dụng phương pháp keo tụ đế xử lý nước thải bột giấy và bột giấy ở quy mô pilot với bể V=400 lít, vận tốc dòng chảy là 15 lít/dm2.phút. Nghiên cứu này thực hiện với chất keo tụ PAC (đối chứng là phèn), chất trợ keo Polymer – C và Polymer – A, liều lượng dùng là 1 – 6mg/l với liều dùng PAC 250 mg/l và phèn 500mg/l, tại pH 6. Kết quả cho thấy không có sự giảm thêm khi tăng lượng dùng chất trợ keo tụ. Về thời gian lắng cho thấy hiệu quả của sử dụng PAC và chất trợ keo tụ làm tăng kích thước các hạt keo (flocs) như vậy làm giảm thời gian lắng. Đánh giá về chỉ số thể tích bùn SVI khi sử dụng chất trợ keo với PAC đạt khoảng 114ml/g (so với phèn 63ml/g). Phèn kết hợp với Organopol 5415 là hệ thống tốt nhất trong số tất cả các hệ thống được nghiên cứu. Nó làm giảm 99,7% độ đục, 99,5% loại bỏ TSS và giảm 95,6% COD, và đồng thời với SVI thấp (38 ml/g) và thời gian lắng xuống thấp (12s) [6].

Nghiên cứu của Kumar và ctv, 2011 [7] sử dùng PAC làm chất đông tụ, COD đã giảm 84%; và độ màu 92% ở pH 5 với liều lượng PAC là 8ml/l. So sánh với phèn nhôm giảm 74% COD và độ màu 86% tại pH=4 và lượng dùng 5g/l.

Ở Việt Nam, việc ứng dụng PAC trong xử lý nước thải đã bắt đầu được thực hiện tuy nhiên chưa được rộng rãi. Trước những hiệu quả đạt được trong xử lý màu của PAC trên thế giới thì việc thử nghiệm PAC trong xử lý nước màu nói riêng và các thông số ô nhiễm trong nước thải sản xuất giấy và bột giấy thực tế tại Việt Nam là thực sự cần thiết.

    >>> Đọc tiếp bài viết

    >>> Châu Âu cung cấp tới 30% nhu cầu nhập khẩu gỗ tròn cho Trung Quốc trong năm 2021

Theo KHCN Công Thương

Châu Âu cung cấp tới 30% nhu cầu nhập khẩu gỗ tròn cho Trung Quốc trong năm 2021

Năm 2017, lượng gỗ tròn nhập khẩu từ New Zealand, Nga và Mỹ chiếm tới 75% tổng nhu cầu của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong hai năm 2020 và 2021, nguồn cung từ Nga và Mỹ giảm mạnh thì nước này chuyển sang nhập khẩu từ châu Âu và Mỹ Latinh.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, gần 80% lượng gỗ tròn nhập khẩu đến từ New Zealand, Châu Âu và Châu Mỹ Latinh.

chau-au-cung-cap-toi-30-nhu-cau-nhap-khau-go-tron-cho-trung-quoc-trong-nam-2021

Theo thống kê của WRQ (Wood Resource Quarterly), lượng gỗ tròn mềm nhập khẩu vào Trung Quốc từ châu Âu đã đánh dấu sự tăng trưởng nhập khẩu mạnh mẽ, tăng từ dưới 500.000 m3 năm 2017 lên ước tính 14 triệu m3 cho cả năm 2021, chiếm tới 30% trong tổng lượng nhập khẩu của nước này, trong đó Đức đã vươn lên là nhà cung cấp lớn thứ hai cho Trung Quốc, sau New Zealand.

Lượng gỗ tròn mềm nhập từ Đức đã tăng từ khoảng 200.000 m3 gỗ tròn trong năm 2018 lên 3,8 triệu m3 vào năm 2019 và ước tính có thể đạt trên 10 triệu m3 trong năm 2021. Nhập khẩu gỗ tròn từ Cộng hòa Séc tăng nhanh trong năm 2019 nhưng sau đó đã chững lại, với khối lượng ước tính vào năm 2021 có thể sẽ thấp hơn đáng kể so với hai năm trước (xem biểu đồ). Hai nước Séc và Đức chiếm phần lớn lượng gỗ tròn mềm  châu Âu nhập khẩu vào Trung Quốc. Bên cạnh đó, trong 3 năm qua, một số quốc gia khác cũng đã tăng cường xuất khẩu vào Trung Quốc: bao gồm Ba Lan, Pháp và Slovakia.

Tình trạng dư cung gỗ tròn mềm của châu Âu đang có xu hướng giảm do nhu cầu trong nước gia tăng./.

    >>> Thống kê thị trường bột giấy thế giới tháng 10/2021: Nhu cầu chậm, logistics khó khăn

Theo Wood Resource Quarterly