Giấy Sài Gòn được cấp phép nhập phế liệu

Ngày 28-08-2019
VPPA-Bộ TN-MT vừa cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho Công ty cổ phần giấy Sài Gòn. Theo Bộ TN-MT, Nhà máy Giấy Sài Gòn của doanh nghiệp (trụ sở tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A, phường Mỹ Xuân, thị […]

Bộ TN-MT vừa cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho Công ty cổ phần giấy Sài Gòn.

Theo Bộ TN-MT, Nhà máy Giấy Sài Gòn của doanh nghiệp (trụ sở tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A, phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) có bãi lưu giữ phế liệu giấy nhập với diện tích 6.000 m2, có khả năng lưu giữ khoảng 7.350 tấn phế liệu. 

Ngoài ra, nhà máy có 3 kho lưu giữ phế liệu giấy nhập khẩu có diện tích gần 11.000 m2 và có khả năng lưu giữ khoảng 11.453 tấn phế liệu giấy. Bên cạnh đó, các công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu… của nhà máy đều đạt đủ các điều kiện về bảo vệ môi trường. 

Đặc biệt có biện pháp thu gom, lưu giữ tạp chất, chất thải rắn thông thường đi kèm phế liệu, có kế hoạch ứng phó sự cố môi trường trong trường hợp hệ thống xử lý nước thải xảy ra sự cố. Công ty cũng đã ký hợp đồng với đơn vị có chức năng, đủ năng lực để xử lý tạp chất, chất thải phát sinh trong quá trình sử dụng phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Cam kết tái xuất hoặc xử lý phế liệu giấy nhập khẩu trong trường hợp không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Giấy Sài Gòn được cấp phép nhập phế liệu - ảnh 1
Việt Nam đã quản lý được từ xa phế liệu nhập. Ảnh Ng.Ng

 

 

Do đó, công ty được phép nhập khẩu giấy loại hoặc bìa loại thu hồi trong thời gian hiệu lực của giấy xác nhận. Cụ thể, giấy kraft hoặc bìa kraft, giấy hoặc bìa sóng chưa tẩy trắng, giấy hoặc bìa khác được làm chủ yếu từ quá trình hóa học hoặc đã tẩy trắng, chưa nhuộm màu toàn bộ, phế liệu và vụn thừa chưa phân loại. Số lượng công ty được phép nhập trong thời hạn của giấy xác nhận là 166.892 tấn.
Ngoài ra, Bộ TN-MT cũng yêu cầu, Công ty cổ phần giấy Sài Gòn chỉ được phép nhập khẩu khối lượng phế liệu đảm bảo sức chứa các kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu của nhà máy. Nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu quy định trong Giấy xác nhận và chỉ được sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất của nhà máy. Thời gian hiệu lực của giấy xác nhận 1 năm kể từ ngày 21.8.2019.
Theo Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam, 70% sản lượng giấy của Việt Nam sản xuất từ nguyên liệu là giấy phế liệu. Trong đó chỉ gần 40% được thu gom trong nước, còn lại phải nhập khẩu. 
Thông tin đăng ký kinh doanh mới thay đổi cuối tháng 5.2018 của Công ty Giấy Sài Gòn cho thấy, Tập đoàn thương mại Sojitz của Nhật Bản nắm giữ 93,8 triệu cổ phần của Giấy Sài Gòn tương đương 95,2% vốn điều lệ. Thông tin trên một số kênh truyền thông Nhật, Sojitz đã chi khoảng 10 tỉ yen (91 triệu USD, hơn 2.000 tỉ đồng) cho thương vụ này. Sojitz là tập đoàn đa ngành hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản, hóa chất thực phẩm, hạ tầng khu công nghiệp và là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Nhật Bản đầu tư Việt Nam.
Trên cổng thông tin một cửa quốc gia của Tổng cục Hải quan, danh sách các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu do Bộ TN-MT cấp, cập nhật đến ngày 24.8.2018 là 207 doanh nghiệp.
Theo Thanh niên
Bình luận của bạn

Tin liên quan

Tin đã đăng