Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam tổ chức thành công chuỗi sự kiện lớn

Ngày 14-05-2024
VPPA-Từ ngày 7- 10/5, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện Viet Nam Paper Day 2024 tại Thành phố mới Bình Dương với nhiều hoạt động nhằm cung cấp thêm các thông tin, giải pháp, hỗ trợ các hội viên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững góp phần nâng cao vị thế của ngành Công nghiệp Giấy Việt Nam.

Các Diễn giả và chuyên gia trao đổi tại Viet Nam Paper Day 2024

Ông Hoàng Trung Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam phát biểu trong Hội nghị toàn thể Hội viên

Theo ông Hoàng Trung Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, mặc dù không phải là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu, nắm giữ vị trí then chốt của nền kinh tế, song các sản phẩm chính của ngành giấy như: giấy bao bì, giấy in, viết, tissue… lại là những sản phẩm thiết yếu trong đời sống xã hội.

gi1.jpg
Ông Đặng Văn Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp Hội giấy và Bột giấy Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo Kỹ thuật ngành Công nghiệp Giấy

Những năm gần đây, ngành công nghiệp giấy Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Theo thống kê của Hiệp hội, trong 5 năm từ 2019 đến 2023 sản lượng sản xuất của ngành đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 13,3%.

Tính riêng năm 2023 tổng sản phẩm giấy trong nước sản xuất đạt gần 7 triệu tấn, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia). Trong đó, giấy bao bì sản xuất hơn 6 triệu tấn chiếm 86% tổng sản lượng, đứng đầu Đông Nam Á. Xu hướng ngày càng phát triển của thương mại điện tử và xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam là những động lực chính dẫn đến nhu cầu giấy bao bì tăng trưởng mạnh mẽ và xu hướng này được dự đoán sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng mạnh trong nhiều năm tới.

Đại biểu check-in tại sự kiện

Ngành giấy và ngành bao bì là những ngành công nghiệp phụ trợ, đồng hành với nhiều ngành sản xuất và kinh tế khác, đặc biệt là đối với các ngành có tỷ trọng xuất khẩu cao, cần sử dụng giấy bao bì để đóng gói như: dệt may, da giày, đồ gỗ, nông thủy sản, linh kiện, thiết bị điện tử…

gi2.jpg

Từ trái sang Ông Đặng Văn Sơn, Ông Hoàng Trung Sơn, Ông Phan Đức Hiếu và Ông Cấn Văn Lực 

Hiện, ngành Giấy có hơn 500 doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp quy mô sản xuất từ 100 nghìn tấn/năm, nhiều dự án đầu tư công suất lớn đang hoạt động (công suất mỗi dự án khoảng 400.000 – 500.000 tấn/năm)…

Để đóng góp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam, đáp ứng được thị trường cũng như phát triển bền vững, các đơn vị ngành Giấy luôn phải cố gắng, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, đổi mới và cập nhật công nghệ, thiết bị mới.

Đặc biệt, sự kết nối giữa các ngành với nhau rất quan trọng nhằm tìm hiểu nhu cầu, mẫu mã sản phẩm, xúc tiến thương mại, trong đó sợi dây gắn kết với ngành bao bì là rất mật thiết và hữu cơ.

Chính vì điều đó, sau thời gian dài ấp ủ, ngày hôm nay, lần đầu tiên Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đã có thể đồng hành cùng Hiệp hội Bao bì và Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam chủ trì tổ chức Triển lãm Quốc tế Giấy và Bao bì Việt Nam – VPPE 2024. Đây là lần đầu tiên 3 đơn vị tổ chức, nhưng có thể khẳng định, đây là sự kiện lớn, uy tín và tập trung vào các giải pháp và công nghệ mới nhất trong lĩnh vực ngành giấy và bao bì.

Lãnh đạo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cùng các đơn vị tài trợ

Bên cạnh triển lãm, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cũng phối hợp tổ chức chuỗi sự kiện thường niên là Viet Nam Paper Day.

Viet Nam Paper Day 2024 gồm các sự kiện như Hội thảo kỹ thuật ngành công nghiệp giấy, Hội nghị toàn thể hội viên Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, Triển lãm Quốc tế Giấy và Bao bì Việt Nam – VPPE 2024, Thăm quan thực tế nhà máy sản xuất.

Quang cảnh hội nghị toàn thể hội viên

Để góp phần giúp các hội viên vượt qua những khó khăn thách thức về thị trường, đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ, sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao, xanh và bền vững về môi trường; Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đã có sự đổi mới về hoạt động hội nghị toàn thể hội viên thông qua việc mời các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước tham dự với các bài tham luận chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá về kinh tế vĩ mô, thị trường ngành giấy, cập nhật công nghệ mới từ các nước tiên tiến cũng như đưa ra các định hướng, khuyến nghị cho doanh nghiệp ngành giấy trong quá trình phát triển bền vững.

gi3.jpg

Chuyên gia báo cáo tại Hội thảo kỹ thuật

trước những khó khăn thách thức về thị trường, nhu cầu đổi mới công nghệ để đáp ứng các sản phẩm chất lượng cao và bền vững, xanh về môi trường, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đã có sự đổi mới về hoạt động hội nghị toàn thể hội viên thông qua việc mời các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước tham dự và có các bài tham luận chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá về kinh tế vĩ mô, thị trường ngành giấy, cập nhật công nghệ mới từ các nước tiên tiến cũng như đưa ra các định hướng, khuyến nghị cho doanh nghiệp ngành giấy trong quá trình phát triển bền vững. Đây được đánh giá là hoạt động ý nghĩa, đáp ứng được nhu cầu hội viên.

Có thể kể đến các bài báo cáo như của TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài Chính – Tiền tệ Quốc gia với bài tham luận: Kinh tế – chính sách Việt Nam năm 2024-2025: Cơ hội, thách thức và giải pháp đối với ngành giấy; Ông Bill Moore – Thành viên của ISRI & Hiệp hội Công nghiệp Giấy tái chế Mỹ có bài tham luận: Giấy thu hồi và dự báo kinh tế, đầu tư trên thế giới; Bà Susan Cornish, Chuyên gia về Bao bì bền vững Mỹ với bài tham luận: Xu hướng tương lai cho giấy bao bì; Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) với đề tài “nóng” dành cho hội viên ngành giấy: Phát triển bền vững và những khuyến nghị cho doanh nghiệp ngành giấy.

Điểm nổi bật, chương trình talkshow được Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam tổ chức với những cuộc đối thoại có ý nghĩa và cung cấp những hiểu biết có giá trị về triển vọng phát triển nhanh chóng của thị trường ngành giấy Việt Nam, Châu Á và thế giới. Chương trình có sự tham gia của ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội với các nội dung liên quan chính sách Nhà nước đối với ngành giấy Việt Nam trong thời gian tới…

Đoàn Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam thăm quan Công ty TNHH Cheng Loong Bình Dương Paper

Với sự đổi mới này, có thể nói Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đã đưa đến các hoạt động góp phần giúp doanh nghiệp ngành giấy vượt qua khó khăn, phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn. Đây được đánh giá là hoạt động ý nghĩa, đáp ứng được nhu cầu hội viên.

Link ảnh và các hoạt động của Viet Nam Paper Day 2024

https://drive.google.com/drive/u/1/folders/1epzlFB477heDoxGHCFd_jXtoZO04hBVO

https://drive.google.com/drive/folders/1djvEAGeBJis4sTz9V2vH3-ka2sHWOKpi

 

Nguồn: VPPA 

Bình luận của bạn

Tin liên quan

Tin đã đăng