Công bố phương án cắt giảm danh mục hàng hóa, sản phẩm và đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1588/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ PHƯƠNG ÁN CẮT GIẢM DANH MỤC HÀNG HÓA, SẢN PHẨM VÀ ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/CP ngày 01 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018;

Căn cứ Công văn số 174/TTg-KSTT ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh;

Căn cứ Công văn số 413/TTg-TH ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan triển khai ngay nhiệm vụ Chính phủ giao;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Công bố phương án cắt giảm 38 hàng hóa, sản phẩm (trên tổng số 74 hàng hóa, sản phẩm) phải kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đạt 51,3%. Phương án cắt giảm hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo Quyết định này.

Điều 2.Công bố phương án bãi bỏ, đơn giản hóa 13 thủ tục hành chính (trên tổng số 13 thủ tục hành chính) liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đạt 100%. Phương án bãi bỏ, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo Quyết định này.

Điều 3.Căn cứ vào phương án cắt giảm danh mục hàng hóa, sản phẩm và phương án bãi bỏ, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường quy định tại Điều 1 và Điều 2 Quyết định này:

1. Tổng cục Môi trường, Cục Biến đổi khí hậu tổ chức triển khai các phương án quy định tại Điều 1 và Điều 2 Quyết định này; phối hợp Vụ Pháp chế soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật để thực thi phương án được công bố tại Quyết định này, báo cáo Bộ trước ngày 30/6/2018.

2. Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường phối hợp Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan rà soát, chuẩn hóa hồ sơ, quy trình thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

3. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để thực thi phương án tại Điều 1 và Điều 2 Quyết định này; bổ sung Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2018 của Bộ để kịp trình Chính phủ ban hành trước ngày 31/12/2018.

Trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật cần tiếp tục nghiên cứu tiếp thu, lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp và có thể mở rộng phạm vi, đối tượng cắt giảm, đơn giản hóa so với phương án được công bố; đảm bảo việc thực thi các phương án cắt giảm danh mục hàng hóa, sản phẩm và đơn giản hóa thủ tục hành chính phải thực chất, tạo thuận lợi và không làm phát sinh các quy định làm khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

4. Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch và Tài chính, Vụ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm bố trí đầy đủ các điều kiện, nguồn lực để đảm bảo hoàn thành việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thực thi các phương án được công bố tại Quyết định này.

Điều 4.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Vụ Pháp chế kiểm tra, giám sát việc thực thi Quyết định này, báo cáo kịp thời Lãnh đạo Bộ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Điều 5.Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng các Vụ: Pháp chế, Kế hoạch và Tài chính, Khoa học và Công nghệ; Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường; Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu; Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm triển khai, thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ;
– Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Chính phủ;
– Hội đồng tư vấn CCTTHC của TTgCP;
– Các Thứ trưởng;
– Các Bộ: Công thương, Tài chính, Tư pháp;
– Phòng Thương mại và Công nghiệp VN;
– Lưu: VT, PC
.

BỘ TRƯỞNG

Trần Hồng Hà

 

PHỤ LỤC I

PHƯƠNG ÁN CẮT GIẢM HÀNG HÓA, SẢN PHẨM PHẢI KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1588/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

TT

Tên chất

Tên hóa học

Công thức hóa học

SốASHRA(dùng cho môi chất lạnh)

Phương án thực thi

1

HCFC-21 Dichlorofluoromethane

CHFCl2

R-21

Bãi bỏ quy định trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xác nhận hạn ngạch các chất làm suy giảm tầng ô dôn tại Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30/12/2011 Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

2

HCFC-22 Chlorodifluoromethane

CHF2Cl

R-22

3

HCFC-31 Chlorofluoromethane

CH2FCl

R-31

4

HCFC-121 Tetrachlorofluoroethanes

C2HFCl4

5

HCFC-122 Tricchlorodifluoroethanes

C2HF2Cl3

6

HCFC-123 Dichlorotrifluoroethanes

C2HF3Cl2

R-123

7

HCFC-124 Chlorotetrafluoethanes

C2HF4Cl

 

8

HCFC-131 Trichlorofluoroethanes

C2H2FCl3

9

HCFC-132 Dichlorodifluoroethanes

C2H2F2Cl2

10

HCFC-133 Chlorotrifluoroethanes

C2H2F3Cl

11

HCFC-141 Dichlorofluoroethanes

C2H3FCl2

12

HCFC-141b dichlorofluoroethane

CH3CFCl2

R-141b

13

HCFC-142 Chlorodiflouroethanes

C2H3F2Cl

14

HCFC-142b 1-chloro-1,1-difluoroethane

CH3CF2Cl

R-142b

15

HCFC-151 Chloroflouroethanes

C2H4FCl

16

HCFC-221 Hexachlorofluoropropanes

C3HFCl6

17

HCFC-222 Pentachlorodifluoropropanes

C3HF2Cl5

18

HCFC-223 Tetrachlorotrifluoropropanes

C3HF3Cl4

19

HCFC-224 Trichlorotetrafluoropropanes

C3HF4Cl3

20

HCFC-225 Dichloropentafluoropropanes

C3HF5Cl2

21

HCFC-225ca 1,1-dichloro-2,2,3,3,3-pentafluoropropane

CF3CF2CHCl2

R-225ca

22

HCFC-225cb 1,3-dichloro-1,2,2,3,3-pentafluoropropane

CF2ClCF2CHClF

R-225cb

23

HCFC-226 Chlorohexafluoropropanes

C3HF6Cl

24

HCFC-231 Pentachlorofluoropropanes

C3H2FCl5

25

HCFC-232 Tetrachlorodifluoropropanes

C3H2F2Cl4

26

HCFC-233 Trichlorotrifluoropropanes

C3H2F3Cl3

27

HCFC-234 Dichlorotetrafluoropropanes

C3H2F4Cl2

28

HCFC-235 Chloropentafluoropropanes

C3H2F5Cl

29

HCFC-241 Tetrachlorofluoropropanes

C3H3FCl4

30

HCFC-242 Trichlorodifluoropropanes

C3H3F2Cl3

31

HCFC-243 Dichlorotrifluoropropanes

C3H3F3Cl2

32

HCFC-244 Chlorotetrafluoropropanes

C3H4F4Cl

33

HCFC-251 Trichlorotetrafluoropropanes

C3H4FCl3

34

HCFC-252 Dichlorodifluoropropanes

C3H4F2Cl2

35

HCFC-253 Chorotrifluoropropanes

C3H4F3Cl

36

HCFC-261 Dichlorofluoropropanes

C3H5FCl2

37

HCFC-262 Chlorodifluoropropanes

C3H5F2Cl

38

HCFC-271 Chlorofluoropropanes

C3H6FCl

 

PHỤ LỤC II

PHƯƠNG ÁN BÃI BỎ, ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định 1588/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

TT

Tên thủ tục hành chính

Căn cứ pháp lý

Đề xuất đơn giản hóa TTHC

Phương án thực thi

I

Lĩnh vực môi trường

Cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (Cấp Bộ) – Luật Bảo vệ môi trường 2014;

– Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

– Thông tư 41/2015/TT-BTNMTngày 09/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

1. Về thời hạn của Giấy phép:Tăng thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 02 năm lên 03 năm. Lý do: Nhằm đơn giản hóa TTHC cho doanh nghiệp, tránh phải thực hiện nhiều lần giấy phép trong vòng 02 năm, nên đề xuất hiệu lực của giấy phép là 03 năm. Sửa đổi khoản 3 Điều 6 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
2. Về thành phần hồ sơ:

– Giảm thành phần hồ sơ của từng TTHC: Không yêu cầu số lượng thành phần hồ sơ. Lý do: thực hiện qua cơ chế một cửa quốc gia trên môi trường mạng thì không cần thiết phải quy định số lượng thành phần hồ sơ.

– Sửa đổi khoản 1 Điều 4 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
– Bỏ thành phần hồ sơ về: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế,… Lý do: Vì sẽ thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, qua Cơ chế một cửa quốc gia, nên không quy định số lượng thành phần hồ sơ. Mặt khác, hiện nay cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã được vận hành, nên không cần yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. – Bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
3. Về cách thức thực hiện TTHC: Quy định cách thức thực hiện TTHC này qua Cơ chế một cửa quốc gia. Lý do: Thực hiện theo lộ trình kế hoạch thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Sửa đổi khoản 1 Điều 5 Thông tư số41/2015/TT-BTNMT .
4. Một số nội dung khác:

– Giảm thời gian thực hiện ký quỹ từ 15 ngày trước khi thông quan xuống còn 02 ngày trước khi thông quan và giảm thời gian Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Ngân hàng thương mại trả số tiền ký quỹ cho doanh nghiệp sau khi lô hàng được thông quan từ 05 ngày xuống còn 02 ngày làm việc. Lý do: nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm chi phí thực hiện TTHC.

– Bổ sung thêm hình thức ký quỹ là bảo lãnh tín dụng bên cạnh hình thức ký quỹ trực tiếp tại ngân hàng thương mại. Lý do: tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hình thức ký quỹ.

– Sửa đổi khoản 1 Điều 59 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP

– Sửa đổi khoản 2 Điều 60 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

– Sửa đổi khoản 2 Điều 57 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

2

Cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (Cấp Bộ)

1. Về thời hạn của Giấy phép:Tăng thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 02 năm lên 03 năm. Lý do: Nhằm đơn giản hóa TTHC cho doanh nghiệp, tránh phải thực hiện nhiều lần giấy phép trong vòng 02 năm, nên đề xuất hiệu lực của giấy phép là 03 năm. Sửa đổi khoản 3 Điều 6 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
2. Về thành phần hồ sơ:

– Giảm thành phần hồ sơ của từng TTHC: Không yêu cầu số lượng thành phần hồ sơ. Lý do: thực hiện qua cơ chế một cửa quốc gia trên môi trường mạng thì không cần thiết phải quy định số lượng thành phần hồ sơ.

– Sửa đổi khoản 2 Điều 4 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
– Bỏ thành phần hồ sơ về: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế,… Lý do: Vì sẽ thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, qua Cơ chế một cửa quốc gia, nên không quy định số lượng thành phần hồ sơ. Mặt khác, hiện nay cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã được vận hành, nên không cần yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. – Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
3. Về cách thức thực hiện TTHC: Quy định cách thức thực hiện TTHC này qua Cơ chế một cửa quốc gia. Lý do: Thực hiện theo lộ trình kế hoạch thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Sửa đổi khoản 1 Điều 5 Thông tư số41/2015/TT-BTNMT .
4. Một số nội dung khác:

– Giảm thời gian thực hiện ký quỹ từ 15 ngày trước khi thông quan xuống còn 02 ngày trước khi thông quan và giảm thời gian Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Ngân hàng thương mại trả số tiền ký quỹ cho doanh nghiệp sau khi lô hàng được thông quan từ 05 ngày xuống còn 02 ngày làm việc. Lý do: nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm chi phí thực hiện TTHC.

– Bổ sung thêm hình thức ký quỹ là bảo lãnh tín dụng bên cạnh hình thức ký quỹ trực tiếp tại ngân hàng thương mại. Lý do: tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hình thức ký quỹ.

– Sửa đổi khoản 1 Điều 59 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

– Sửa đổi khoản 2 Điều 60 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

– Sửa đổi khoản 2 Điều 57 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

3

Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (trường hợp Giấy xác nhận hết hạn) (Cấp Bộ)

nt

1. Về thời hạn của Giấy phép:Tăng thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 02 năm lên 03 năm. Lý do: Nhằm đơn giản hóa TTHC cho doanh nghiệp, tránh phải thực hiện nhiều lần giấy phép trong vòng 02 năm, nên đề xuất hiệu lực của giấy phép là 03 năm. Sửa đổi khoản 3 Điều 6 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
2. Về thành phần hồ sơ: Giảm thành phần hồ sơ của từng TTHC: Không yêu cầu số lượng thành phần hồ sơ. Lý do: thực hiện qua cơ chế một cửa quốc gia trên môi trường mạng thì không cần thiết phải quy định số lượng thành phần hồ sơ. Sửa đổi khoản 2 Điều 7 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
3. Về cách thức thực hiện TTHC: Quy định cách thức thực hiện TTHC này qua Cơ chế một cửa quốc gia. Lý do: Thực hiện theo lộ trình kế hoạch thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Sửa đổi khoản 1 Điều 5 Thông tư số41/2015/TT-BTNMT .
4. Một số nội dung khác:

– Giảm thời gian thực hiện ký quỹ từ 15 ngày trước khi thông quan xuống còn 02 ngày trước khi thông quan và giảm thời gian Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Ngân hàng thương mại trả số tiền ký quỹ cho doanh nghiệp sau khi lô hàng được thông quan từ 05 ngày xuống còn 02 ngày làm việc. Lý do: nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm chi phí thực hiện TTHC.

– Bổ sung thêm hình thức ký quỹ là bảo lãnh tín dụng bên cạnh hình thức ký quỹ trực tiếp tại ngân hàng thương mại. Lý do: tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hình thức ký quỹ.

– Sửa đổi khoản 1 Điều 59 Nghị định số 38/2015/ND-CP.

– Sửa đổi khoản 2 Điều 60 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP .

– Sửa đổi khoản 2 Điều 57 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

4

Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (trường hợp Giấy xác nhận hết hạn) (Cấp Bộ)

nt

1. Về thời hạn của Giấy phép:Tăng thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 02 năm lên 03 năm. Lý do: Nhằm đơn giản hóa TTHC cho doanh nghiệp, tránh phải thực hiện nhiều lần giấy phép trong vòng 02 năm, nên đề xuất hiệu lực của giấy phép là 03 năm. Sửa đổi khoản 3 Điều 6 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
2. Về thành phần hồ sơ: Giảm thành phần hồ sơ của từng TTHC: Không yêu cầu số lượng thành phần hồ sơ. Lý do: thực hiện qua cơ chế một cửa quốc gia trên môi trường mạng thì không cần thiết phải quy định số lượng thành phần hồ sơ. Sửa đổi khoản 3 Điều 7 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
3. Về cách thức thực hiện TTHC: Quy định cách thức thực hiện TTHC này qua Cơ chế một cửa quốc gia. Lý do: Thực hiện theo lộ trình kế hoạch thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Sửa đổi khoản 1 Điều 5 Thông tư số41/2015/TT-BTNMT .
4. Một số nội dung khác:

– Giảm thời gian thực hiện ký quỹ từ 15 ngày trước khi thông quan xuống còn 02 ngày trước khi thông quan và giảm thời gian Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Ngân hàng thương mại trả số tiền ký quỹ cho doanh nghiệp sau khi lô hàng được thông quan từ 05 ngày xuống còn 02 ngày làm việc. Lý do: nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm chi phí thực hiện TTHC.

– Bổ sung thêm hình thức ký quỹ là bảo lãnh tín dụng bên cạnh hình thức ký quỹ trực tiếp tại ngân hàng thương mại. Lý do: tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hình thức ký quỹ.

– Sửa đổi khoản 1 Điều 59 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

– Sửa đổi khoản 2 Điều 60 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

– Sửa đổi khoản 2 Điều 57 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

5

Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (trong trường hợp Giấy xác nhận bị mất hoặc hư hỏng) (Cấp Bộ)

nt

Về cách thức thực hiện TTHC:Quy định cách thức thực hiện TTHC này qua Cơ chế một cửa quốc gia. Lý do: Thực hiện theo lộ trình kế hoạch thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Sửa đổi khoản 7 Điều 7 Thông tư số41/2015/TT-BTNMT .

6

Cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (cấp tỉnh)

nt

1. Về thời hạn của Giấy phép:Tăng thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 02 năm lên 03 năm. Lý do: Nhằm đơn giản hóa TTHC cho doanh nghiệp, tránh phải thực hiện nhiều lần giấy phép trong vòng 02 năm, nên đề xuất hiệu lực của giấy phép là 03 năm. Sửa đổi khoản 3 Điều 6 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
2. Về thành phần hồ sơ:

– Giảm thành phần hồ sơ của từng TTHC: Không yêu cầu số lượng thành phần hồ sơ. Lý do: thực hiện qua cơ chế một cửa quốc gia trên môi trường mạng thì không cần thiết phải quy định số lượng thành phần hồ sơ.

– Sửa đổi khoản 1 Điều 4 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
– Bỏ thành phần hồ sơ về: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế,…Lý do: Vì sẽ thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, qua Cơ chế một cửa quốc gia, nên không quy định số lượng thành phần hồ sơ. Mặt khác, hiện nay cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã được vận hành, nên không cần yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. – Bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
3. Về cách thức thực hiện TTHC: Quy định cách thức thực hiện TTHC này qua Cơ chế một cửa quốc gia. Lý do: Thực hiện theo lộ trình kế hoạch thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Sửa đổi khoản 1 Điều 5 Thông tư số41/2015/TT-BTNMT .
4. Một số nội dung khác:

– Giảm thời gian thực hiện ký quỹ từ 15 ngày trước khi thông quan xuống còn 02 ngày trước khi thông quan và giảm thời gian Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Ngân hàng thương mại trả số tiền ký quỹ cho doanh nghiệp sau khi lô hàng được thông quan từ 05 ngày xuống còn 02 ngày làm việc. Lý do: nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm chi phí thực hiện TTHC.

– Bổ sung thêm hình thức ký quỹ là bảo lãnh tín dụng bên cạnh hình thức ký quỹ trực tiếp tại ngân hàng thương mại. Lý do: tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hình thức ký quỹ.

– Sửa đổi khoản 1 Điều 59 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

– Sửa đổi khoản 2 Điều 60 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

– Sửa đổi khoản 2 Điều 57 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP .

7

Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (trường hợp Giấy xác nhận hết hạn) (cấp tỉnh)

nt

1. Về thời hạn của Giấy phép:Tăng thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 02 năm lên 03 năm. Lý do: Nhằm đơn giản hóa TTHC cho doanh nghiệp, tránh phải thực hiện nhiều lần giấy phép trong vòng 02 năm, nên đề xuất hiệu lực của giấy phép là 03 năm. Sửa đổi khoản 3 Điều 6 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
2. Về thành phần hồ sơ:

– Giảm thành phần hồ sơ của từng TTHC: Không yêu cầu số lượng thành phần hồ sơ. Lý do: thực hiện qua cơ chế một cửa quốc gia trên môi trường mạng thì không cần thiết phải quy định số lượng thành phần hồ sơ.

Sửa đổi khoản 3 Điều 7 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
3. Về cách thức thực hiện TTHC: Quy định cách thức thực hiện TTHC này qua Cơ chế một cửa quốc gia. Lý do: Thực hiện theo lộ trình kế hoạch thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Sửa đổi khoản 1 Điều 5 Thông tư số41/2015/TT-BTNMT .
4. Một số nội dung khác:

– Giảm thời gian thực hiện ký quỹ từ 15 ngày trước khi thông quan xuống còn 02 ngày trước khi thông quan và giảm thời gian Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Ngân hàng thương mại trả số tiền ký quỹ cho doanh nghiệp sau khi lô hàng được thông quan từ 05 ngày xuống còn 02 ngày làm việc. Lý do: nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm chi phí thực hiện TTHC.

– Bổ sung thêm hình thức ký quỹ là bảo lãnh tín dụng bên cạnh hình thức ký quỹ trực tiếp tại ngân hàng thương mại. Lý do: tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hình thức ký quỹ.

– Sửa đổi khoản 1 Điều 59 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

– Sửa đổi khoản 2 Điều 60 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

– Sửa đổi khoản 2 Điều 57 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

8

Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (trường hợp Giấy xác nhận bị mất hoặc hư hỏng) (cấp tỉnh)

nt

Về cách thức thực hiện TTHC:Quy định cách thức thực hiện TTHC này qua Cơ chế một cửa quốc gia. Lý do: Thực hiện theo lộ trình kế hoạch thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Sửa đổi khoản 7 Điều 7 Thông tư số41/2015/TT-BTNMT .

9

Chấp thuận việc nhập khẩu mẫu phế liệu để phân tích

nt

Về cách thức thực hiện TTHC:Quy định cách thức thực hiện TTHC này qua Cơ chế một cửa quốc gia. Lý do: Thực hiện theo lộ trình kế hoạch thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Sửa đổi khoản 1 Điều 9 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT

10

Cho phép nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất

nt

1. Về thành phần hồ sơ:

– Giảm thành phần hồ sơ của từng TTHC: Không yêu cầu số lượng thành phần hồ sơ. Lý do: thực hiện qua cơ chế một cửa quốc gia trên môi trường mạng thì không cần thiết phải quy định số lượng thành phần hồ sơ.

– Bỏ thành phần hồ sơ về: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế,…Lý do: Vì TTHC sẽ thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, qua Cơ chế một cửa quốc gia, nên không quy định số lượng thành phần hồ sơ. Mặt khác, hiện nay cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã được vận hành, nên không cần yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký doanh doanh.

2. Về cách thức thực hiện TTHC: Quy định cách thức thực hiện TTHC này qua Cơ chế một cửa quốc gia. Lý do: Thực hiện theo lộ trình kế hoạch thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành.

Sửa đổi khoản 4 Điều 9 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT

II

Lĩnh vực biến đổi khí hậu

11

Xác nhận đăng ký nhập khẩu các chất HCFC (Cấp bộ) – Thông tư liên tịch số 47/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Công thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

– Thông tư liên tịch số 178/2015/TTLT-BTC-BNNPTNT-BTNMT-BYT ngày 12/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia

Đề xuất bãi bỏ các quy định này. – Bãi bỏ các quy định về các thủ tục hành chính tại Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 20 tháng 12 năm 2011 và Thông tư liên tịch số 178/2015/TTLT-BTC-BNNPTNT-BTNMT-BYT ngày 12/11/2015

– Đồng thời xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ quy định theo hướng, hàng năm Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ gửi Bộ Công Thương về hạn ngạch khối lượng đăng ký nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô dôn để làm cơ sở, căn cứ cho Bộ Công Thương cấp giấy phép cho doanh nghiệp.

12

Xác nhận đăng ký nhập khẩu polyol trộn sẵn HCFC-141b (Cấp bộ)

13

Xác nhận đăng ký xuất khẩu các chất HCFC (Cấp bộ)

 

Tệp đính kèm:

QD so 1588-BTNMT_

Quyết định về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Giấy Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2025

BỘ CÔNG THƯƠNG
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 10508/QĐ-BCT Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2025

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2025” với các nội dung sau:

1. Quan điểm phát triển

– Phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam theo hướng bền vững gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường;

– Áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, tập trung xây dựng một số thương hiệu quốc gia với sản phẩm giấy và bột giấy để cạnh tranh hiệu quả trong tiến trình hội nhập kinh tế;

– Huy động mọi nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế dưới mọi hình thức để đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của xã hội.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu tổng quát:

– Nhằm xây dựng các khu công nghiệp tập trung tại các tỉnh, thành phố có ngành công nghiệp phát triển, đồng thời quy hoạch lại các nhà máy đã có và các nhà máy xây dựng mới, tạo điều kiện xây dựng hệ thống xử lý chất thải tập trung với công suất lớn, công nghệ và thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;

– Nhằm xây dựng các tập đoàn sản xuất đủ mạnh, có tiềm năng tài chính, nhà máy có công suất lớn và chất lượng sản phẩm cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, trong khu vực và thế giới, tăng khả năng xuất khẩu các sản phẩm của ngành giấy Việt Nam ra thị trường thế giới;

– Nhằm xây dựng được vùng rừng nguyên liệu nhằm chủ động cung cấp đủ, ổn định nguồn nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất bột giấy theo quy hoạch phát triển ngành giấy. (Chi tiết xem Phụ lục số 4 kèm theo Quyết định này);

– Phát triển vùng nguyên liệu nhằm sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai, nguồn lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội. Giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập của người trồng rừng đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Cải thiện, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, đóng góp mạnh mẽ vào chiến lược xây dựng nông thôn mới;

– Phát triển vùng nguyên liệu giấy góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ của rừng, cùng với hệ thống rừng cả nước bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu, hạn chế thiên tai lũ lụt, hạn hán và xói mòn đất, đảm bảo phát triển bền vững.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

– Đến năm 2025, đạt tỷ lệ thu hồi giấy loại trong nước là 65%;

– Đến năm 2025, đáp ứng khoảng 75 – 80% nhu cầu tiêu dùng trong nước, giảm tỷ lệ nhập khẩu các sản phẩm giấy và bột giấy;

– Đến năm 2025 không cấp phép và dần loại bỏ các nhà máy giấy và bột giấy lạc hậu đang tồn tại với quy mô dưới 10.000 tấn/năm;

– Đến năm 2025 cơ bản đưa ngành công nghiệp giấy Việt Nam trở thành ngành công nghiệp theo hướng hiện đại.

3. Định hướng phát triển

3.1. Về công nghệ

– Ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất trong công nghiệp sản xuất bột giấy và giấy đối với các dự án đầu tư mới và nâng cấp cải tạo, bao gồm cả công nghệ sinh học, công nghệ về nhiên liệu sinh học (biomass) và công nghệ nano, triển khai ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn đối với các nhà máy đang vận hành, triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn, tái sử dụng nước, khép kín dây chuyền sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường;

– Nghiên cứu triển khai ứng dụng và đưa vào sản xuất các loại giấy các-tông kỹ thuật cao dùng trong công nghiệp và dân dụng, nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước đang bị ngành giấy bỏ ngỏ hiện nay, hạn chế nhập khẩu;

– Tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu năng lượng, nâng cao hiệu quả thu gom và tái chế giấy loại (OCC và DIP) nhằm tiết kiệm tài nguyên rừng, tài nguyên nước và bảo vệ môi trường.

3.2. Về quy mô và công suất các dự án đầu tư

Định hướng phát triển ngành công nghiệp giấy theo các khu vực tập trung với quy mô đủ lớn: Công suất các nhà máy giấy tối thiểu 50.000 tấn/năm; ưu tiên, khuyến khích các nhà máy có công suất trên 100.000 tấn/năm. Công suất các nhà máy bột giấy từ 100.000 tấn/năm đến 200.000 tấn/năm trở lên, để đảm bảo điều kiện hiện đại hóa và hiệu quả kinh tế.

3.3. Về bố trí quy hoạch

– Chỉ được phép đầu tư, xây dựng các nhà máy sản xuất bột giấy hoặc nhà máy sản xuất bột giấy và giấy liên hợp tại các vùng, các khu vực đã được quy hoạch sản xuất bột giấy (Chi tiết xem Phụ lục 1 kèm theo Quyết định này);

– Xây dựng các nhà máy sản xuất giấy phải nghiên cứu, đánh giá kỹ về địa điểm, đặc điểm nguồn nguyên liệu, nhu cầu thị trường; điều kiện cơ sở hạ tầng và khả năng huy động vốn đầu tư;

– Bố trí phát triển vùng nguyên liệu giấy phải phù hợp với quy hoạch chung của ngành nông nghiệp, gắn liền với quy hoạch giống cây trồng, đặc điểm từng vùng về điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu), điều kiện xã hội và phải đi đôi với việc xác định mô hình hợp lý về hệ thống sản xuất và quản lý các vùng nguyên liệu cũng như chính sách giá nguyên liệu và phương thức thu mua, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất;

– Phát triển công nghiệp giấy, gồm cả vùng nguyên liệu phải được thực hiện trong mối liên kết chặt chẽ với bảo vệ an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và góp phần vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

3.4. Về vốn đầu tư

Tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài một cách hợp lý, đảm bảo vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là Tổng công ty Giấy Việt Nam. Việc thực hiện phương châm này tùy thuộc vào đặc điểm của từng Dự án, từng địa phương, từng giai đoạn cụ thể để quyết định phương thức đầu tư thích hợp (đầu tư trong nước, liên doanh với nước ngoài hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài).

4. Các chỉ tiêu của quy hoạch

4.1. Chỉ tiêu về công suất thiết kế

Chỉ tiêu công suất thiết kế Đơn vị 2015 2020 2025
Bột giấy Tấn/năm 1.160.000 1.800.000 2.770.000
Sản xuất giấy Tấn/năm 4.062.000 6.823.000 10.532.000

(Chi tiết xem Phụ lục số 2 kèm theo Quyết định này).

 

 

4.2. Chỉ tiêu về sản lượng

Chỉ tiêu sản lượng Đơn vị 2015 2020 2025
Sản xuất bột giấy Tấn/năm 985.500 1.480.000 2.350.000
Sản xuất giấy Tấn/năm 3.450.000 5.800.000 8.950.000

(Chi tiết xem Phụ lục số 3 kèm theo Quyết định này).

4.3. Các chỉ tiêu về nhu cầu vốn đầu tư

Chỉ tiêu về vốn đầu tư Đơn vị 2015 2020 2025
Nhà máy giấy, bột giấy Tỷ đồng 49.555 88.620 107.492
Vùng nguyên liệu giấy Tỷ đồng 15.353 18.674 18.346

Khối lượng vốn đầu tư đến năm 2020, có xét đến năm 2025 chỉ là định hướng. Bộ Công Thương, Tổng công ty Giấy Việt Nam, các doanh nghiệp căn cứ điều kiện thực tế để hiệu chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

5. Hệ thống các giải pháp thực hiện Quy hoạch

a) Giải pháp đầu tư

– Huy động mọi nguồn vốn từ tất cả các thành phần kinh tế, thuộc các hình thức sở hữu khác nhau trong và ngoài nước để xây dựng, phát triển thêm các cơ sở sản xuất kinh doanh;

– Quá trình đầu tư đảm bảo vừa tăng nhanh quy mô, mở rộng năng lực sản xuất, vừa bảo đảm từng bước tái cấu trúc ngành theo hướng phát triển bền vững và hiệu quả ngày càng cao.

b) Giải pháp thị trường

Để tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần xuất khẩu, từng bước chiếm lĩnh lại thị trường trong nước, ngành công nghiệp Giấy cần phát triển dựa trên nền tảng năng lực sản xuất mạnh và chủ động, với đội ngũ doanh nghiệp đủ năng lực sản xuất kinh doanh sản phẩm giấy chất lượng cao.

c) Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực

– Từ nay đến năm 2020, ưu tiên đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo nguồn lực chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có khả năng tham gia hội nhập sản xuất – kinh doanh quốc tế trên cơ sở khơi dậy tiềm năng xã hội, tạo động lực phát triển ngành và thực hiện cơ chế xã hội hóa một cách sâu rộng;

– Đẩy mạnh và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo để xây dựng và nâng tầm nguồn nhân lực có trình độ cao ngang với các nước tiên tiến có thể xâm nhập sâu vào thị trường quốc tế;

– Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách và các Dự án hỗ trợ phát triển kinh tế khác của cộng đồng trong và ngoài nước cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cho các Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo cho ngành công nghiệp Giấy.

d) Giải pháp phát triển khoa học công nghệ

– Mở rộng và nâng cao năng lực cơ sở nghiên cứu khoa học ngành công nghiệp Giấy theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm để trở thành các đơn vị nòng cốt trong việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực và tham gia tư vấn, đề xuất chiến lược phát triển chung của ngành;

– Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng triển khai công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất thông qua các hình thức mua bán, chuyển giao công nghệ từ các nước có nền công nghiệp Giấy phát triển;

– Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khuyến khích phát huy sức sáng tạo từ nội lực quốc gia trong nghiên cứu khoa học, công nghệ nhằm tạo ra công nghệ tiên tiến cho ngành trên cơ sở thúc đẩy xây dựng và triển khai một số Đề án khoa học công nghệ cụ thể phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngành.

đ) Giải pháp quản lý ngành

– Nhà nước tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong đó tập trung hoàn thiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác đầu tư, xuất nhập khẩu, hải quan, hoàn thuế để thu hút đầu tư và giảm chi phí cho doanh nghiệp;

– Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam trên cơ sở làm tốt nhiệm vụ cầu nối giữa các doanh nghiệp trong ngành, giữa cộng đồng doanh nghiệp với Chính phủ (trực tiếp là Bộ Công Thương). Hiệp hội tạo tiếng nói chung của các doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề chung của ngành, tập hợp ý kiến và đề xuất của các doanh nghiệp đối với Chính phủ và Bộ Công Thương trong việc chỉ đạo và xây dựng hành lang pháp lý để cộng đồng các doanh nghiệp hoạt động và phát triển bền vững, có hiệu quả trong khuôn khổ pháp luật của Việt Nam và quốc tế;

– Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật và sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại hợp pháp để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp.

e) Giải pháp về bảo vệ môi trường

– Thực hiện các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường của Dự án;

– Dành đủ nguồn lực cho việc đầu tư các Dự án bảo vệ môi trường, xử lý chất thải từ các nhà máy tới các khu công nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp tăng tích lũy, hình thành nguồn vốn hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường;

– Thực hiện đầy đủ công tác theo dõi, quan trắc, đo đạc và quản lý các chỉ tiêu môi trường; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo phát triển ngành theo Quy hoạch này và chịu trách nhiệm công bố công khai Quy hoạch.

2. Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan xác định danh mục đầu tư, quy mô đầu tư và địa điểm những công trình mới trong từng giai đoạn phù hợp với Quy hoạch trên.

3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các tỉnh liên quan nghiên cứu, soạn thảo xây dựng quy hoạch cụ thể vùng nguyên liệu cũng như các cơ chế chính sách liên quan đến cây nguyên liệu theo theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất bột giấy với cung cấp cây nguyên liệu giấy, đảm bảo lợi ích thỏa đáng của người trồng rừng, góp phần khuyến khích và đẩy mạnh phong trào trồng rừng nguyên liệu giấy.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan theo chức năng của mình phối hợp với Bộ Công Thương sắp xếp, tìm nguồn vốn trong và ngoài nước, vốn ODA và FDI để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấy.

5. Bộ Công Thương, Tổng công ty Giấy Việt Nam căn cứ mục tiêu của quy hoạch, triển khai xây dựng kế hoạch 5 năm, thực hiện việc sản xuất và đầu tư phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Website Bộ Công Thương;
– Các: Cục, Vụ, Viện thuộc BCT;
– Tổng công ty Giấy Việt Nam;
– Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam;
– Công ty TNHH Viện công nghiệp giấy và xenluylô;
– Lưu: VT, CNN.

Quyết định số 3948/QĐ-BCT về việc Ban hành Quy chế tiếp nhận và xử lý tông tin qua Đường dây nóng về xuất nhập khẩu hàng hóa

BỘ CÔNG THƯƠNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 3948/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY CHẾ TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN QUA ĐƯỜNG DÂY NÓNG VỀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Quyết định số 2177/QĐ-BCT ngày 30 tháng 5 năm 2016 của Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 3236/QĐ-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2016 của Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch của Bộ Công Thương triển khai ý kiến kết luận của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại Hội nghị “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các tháng cuối năm 2016”;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ và Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tiếp nhận và xử lý thông tin qua Đường dây nóng về xuất nhập khẩu hàng hóa của Bộ Công Thương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Văn phòng Chính phủ (để b/c TT
gCP);
– Các Bộ, ngành liên quan đến XNK hàng hóa;
– UBND các tỉnh/thành phố;
– Các Hiệp hội ngành hàng;
– Lãnh đạo Bộ;
– Cổng TTĐT Bộ;
– Lưu: VT, XNK(3).

BỘ TRƯỞNG

Trần Tuấn Anh

 

QUY CHẾ

TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN VỀ THỦ TỤC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA QUA ĐƯỜNG DÂY NÓNG CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về việc tiếp nhận và xử lý thông tin về thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa qua Đường dây nóng của Bộ Công Thương.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Điều 3. Mục tiêu

Tiếp nhận các ý kiến phản ánh, kiến nghị về khó khăn, vướng mắc trong thủ tục hành chính của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa (sau đây gọi tắt là thông tin); kịp thời giải quyết và tháo gỡ khó khăn cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Điều 4. Nguyên tắc thực hiện

1. Việc tiếp nhận và xử lý thông tin phải đảm bảo công khai, minh bạch, đúng trình tự, thủ tục, thời gian, thẩm quyền theo quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật.

2. Người cung cấp thông tin qua Đường dây nóng được đảm bảo giữ bí mật danh tính, địa chỉ; kết quả xử lý thông tin được gửi cho người cung cấp thông tin trong trường hợp có yêu cầu.

3. Nghiêm cấm các hành vi: cung cấp, phản ánh thông tin sai sự thật, mang tính chất hoang báo; sử dụng từ ngữ thô tục, có nội dung bôi nhọ, xúc phạm đến người khác; quấy rối qua điện thoại, gây bức xúc, làm ảnh hưởng, gián đoạn công việc của cán bộ tiếp nhận thông tin và hoạt động của Đường dây nóng. Các hành vi nêu trên tùy mức độ nghiêm trọng sẽ bị Bộ Công Thương xem xét, xử lý hoặc chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương II

TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

Điều 5. Đơn vị đầu mối tiếp nhận thông tin

1. Đường dây nóng về xuất nhập khẩu hàng hóa của Bộ Công Thương tiếp nhận thông tin tại số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, trang thông tin điện tử theo công bố chính thức của Bộ Công Thương.

2. Thời gian tiếp nhận thông tin qua Đường dây nóng vào giờ hành chính của các ngày làm việc trong tuần.

Điều 6. Yêu cầu đối với thông tin

1. Thông tin phản ánh đến Đường dây nóng của Bộ Công Thương phải sử dụng bằng ngôn ngữ Tiếng Việt và có nội dung cụ thể về tên, địa chỉ, số điện thoại, email của cá nhân, tổ chức phản ánh thông tin đến Đường dây nóng.

2. Thông tin phản ánh đến Đường dây nóng của Bộ Công Thương có thể bị từ chối tiếp nhận khi cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin không nêu rõ tên, địa chỉ, số điện thoại của mình; hoặc nội dung thông tin cung cấp không có căn cứ rõ ràng; không xác định được nội dung vụ việc cụ thể đang xảy ra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; nội dung thông tin không liên quan đến thẩm quyền, phạm vi quản lý của Bộ Công Thương hoặc của các Bộ, ngành, địa phương.

Điều 7. Quy trình tiếp nhận và trả lời thông tin

1. Cán bộ trực Đường dây nóng sẽ ghi, nhận kịp thời, đầy đủ vào sổ nhật ký theo dõi Đường dây nóng về thời gian tiếp nhận, nội dung thông tin, số điện thoại và các dữ liệu khác liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để có phản hồi, hướng dẫn, trả lời; sau đó chuyển thông tin tới đầu mối của các đơn vị có trách nhiệm xử lý thông tin.

– Đi với các nội dung liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành của các Bộ, ngành đã có Đường dây nóng: Cán bộ trực Đường dây nóng sẽ chuyển tới cơ quan, tổ chức, cá nhân số điện thoại Đường dây nóng của các Bộ, ngành liên quan và đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp liên hệ để được xử lý thông tin hoặc hướng dẫn, trả lời cụ thể.

– Đi với các nội dung liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc quản lýchuyên ngành của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành không có Đường dây nóng: Cán bộ trực Đường dây nóng sẽ ghi, nhận nội dung thông tin và chuyển cho các đơn vị thuộc Bộ Công Thương hoặc thuộc các Bộ, ngành khác có liên quan trong thời hạn không quá 02 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận thông tin để các đơn vị này xử lý thông tin hoặc hướng dẫn, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Thủ trưởng các đơn vị tiếp nhận thông tin có trách nhiệm xử lý thông tin liên quan đến công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ của đơn vị mình; phân công đầu mối chuyên trách của đơn vị thực hiện việc tiếp nhận, xử lý thông tin hoặc hướng dẫn, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điều 8. Thời hạn xử lý, giải quyết thông tin

1. Thời hạn xem xét, giải quyết, xử lý thông tin hoặc hướng dẫn, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định như sau:

– Không quá 01 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận thông tin (trừ trường hợp tiếp nhận sau 16h00) đối với nội dung thông thường và thuộc chức năng quản lý chuyên ngành của đơn vị tiếp nhận thông tin thuộc Bộ Công Thương.

– Không quá 03 ngày làm việc liên tục kể từ khi tiếp nhận thông tin đối với nội dung phức tạp và thuộc chức năng quản lý chuyên ngành của đơn vị tiếp nhận thông tin thuộc các Bộ, ngành khác.

2. Việc xử lý thông tin hoặc hướng dẫn, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện thông qua điện thoại và/hoặc đường thư điện tử; kết quả xử lý thông tin của Đường dây nóng được tổng hợp, cập nhật trên trang thông tin điện tử về Đường dây nóng của Bộ Công Thương, trừ những thông tin về tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức phản ánh, cung cấp thông tin.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Công Thương có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý kịp thời nội dung phản ánh, kiến nghị thông qua Đường dây nóng theo quy định tại Quy chế này.

2. Văn phòng Bộ và Cục Xuất nhập khẩu có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các Bộ, ngành khác liên quan tổ chức triển khai và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.

3. Văn phòng Bộ có trách nhiệm công bố công khai các thông tin liên quan (số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, trang thông tin điện tử) về Đường dây nóng của Bộ Công Thương.

4. Văn phòng Bộ và Cục Xuất nhập khẩu tổng hợp những vấn đề phát sinh cần sửa đổi để kịp thời đề xuất, báo cáo Lãnh đạo Bộ bổ sung, điều chỉnh Quy chế này tùy theo từng thời điểm để phù hợp với quá trình thực tiễn triển khai./.

Công bố phương án cắt giảm danh mục hàng hóa, sản phẩm và đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1588/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ PHƯƠNG ÁN CẮT GIẢM DANH MỤC HÀNG HÓA, SẢN PHẨM VÀ ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/CP ngày 01 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018;

Căn cứ Công văn số 174/TTg-KSTT ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh;

Căn cứ Công văn số 413/TTg-TH ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan triển khai ngay nhiệm vụ Chính phủ giao;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Công bố phương án cắt giảm 38 hàng hóa, sản phẩm (trên tổng số 74 hàng hóa, sản phẩm) phải kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đạt 51,3%. Phương án cắt giảm hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo Quyết định này.

Điều 2.Công bố phương án bãi bỏ, đơn giản hóa 13 thủ tục hành chính (trên tổng số 13 thủ tục hành chính) liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đạt 100%. Phương án bãi bỏ, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo Quyết định này.

Điều 3.Căn cứ vào phương án cắt giảm danh mục hàng hóa, sản phẩm và phương án bãi bỏ, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường quy định tại Điều 1 và Điều 2 Quyết định này:

1. Tổng cục Môi trường, Cục Biến đổi khí hậu tổ chức triển khai các phương án quy định tại Điều 1 và Điều 2 Quyết định này; phối hợp Vụ Pháp chế soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật để thực thi phương án được công bố tại Quyết định này, báo cáo Bộ trước ngày 30/6/2018.

2. Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường phối hợp Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan rà soát, chuẩn hóa hồ sơ, quy trình thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

3. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để thực thi phương án tại Điều 1 và Điều 2 Quyết định này; bổ sung Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2018 của Bộ để kịp trình Chính phủ ban hành trước ngày 31/12/2018.

Trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật cần tiếp tục nghiên cứu tiếp thu, lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp và có thể mở rộng phạm vi, đối tượng cắt giảm, đơn giản hóa so với phương án được công bố; đảm bảo việc thực thi các phương án cắt giảm danh mục hàng hóa, sản phẩm và đơn giản hóa thủ tục hành chính phải thực chất, tạo thuận lợi và không làm phát sinh các quy định làm khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

4. Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch và Tài chính, Vụ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm bố trí đầy đủ các điều kiện, nguồn lực để đảm bảo hoàn thành việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thực thi các phương án được công bố tại Quyết định này.

Điều 4.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Vụ Pháp chế kiểm tra, giám sát việc thực thi Quyết định này, báo cáo kịp thời Lãnh đạo Bộ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Điều 5.Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng các Vụ: Pháp chế, Kế hoạch và Tài chính, Khoa học và Công nghệ; Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường; Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu; Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm triển khai, thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ;
– Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Chính phủ;
– Hội đồng tư vấn CCTTHC của TTgCP;
– Các Thứ trưởng;
– Các Bộ: Công thương, Tài chính, Tư pháp;
– Phòng Thương mại và Công nghiệp VN;
– Lưu: VT, PC
.

BỘ TRƯỞNG

Trần Hồng Hà

 

PHỤ LỤC I

PHƯƠNG ÁN CẮT GIẢM HÀNG HÓA, SẢN PHẨM PHẢI KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1588/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

TT

Tên chất

Tên hóa học

Công thức hóa học

SốASHRA(dùng cho môi chất lạnh)

Phương án thực thi

1

HCFC-21 Dichlorofluoromethane

CHFCl2

R-21

Bãi bỏ quy định trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xác nhận hạn ngạch các chất làm suy giảm tầng ô dôn tại Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30/12/2011 Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

2

HCFC-22 Chlorodifluoromethane

CHF2Cl

R-22

3

HCFC-31 Chlorofluoromethane

CH2FCl

R-31

4

HCFC-121 Tetrachlorofluoroethanes

C2HFCl4

5

HCFC-122 Tricchlorodifluoroethanes

C2HF2Cl3

6

HCFC-123 Dichlorotrifluoroethanes

C2HF3Cl2

R-123

7

HCFC-124 Chlorotetrafluoethanes

C2HF4Cl

 

8

HCFC-131 Trichlorofluoroethanes

C2H2FCl3

9

HCFC-132 Dichlorodifluoroethanes

C2H2F2Cl2

10

HCFC-133 Chlorotrifluoroethanes

C2H2F3Cl

11

HCFC-141 Dichlorofluoroethanes

C2H3FCl2

12

HCFC-141b dichlorofluoroethane

CH3CFCl2

R-141b

13

HCFC-142 Chlorodiflouroethanes

C2H3F2Cl

14

HCFC-142b 1-chloro-1,1-difluoroethane

CH3CF2Cl

R-142b

15

HCFC-151 Chloroflouroethanes

C2H4FCl

16

HCFC-221 Hexachlorofluoropropanes

C3HFCl6

17

HCFC-222 Pentachlorodifluoropropanes

C3HF2Cl5

18

HCFC-223 Tetrachlorotrifluoropropanes

C3HF3Cl4

19

HCFC-224 Trichlorotetrafluoropropanes

C3HF4Cl3

20

HCFC-225 Dichloropentafluoropropanes

C3HF5Cl2

21

HCFC-225ca 1,1-dichloro-2,2,3,3,3-pentafluoropropane

CF3CF2CHCl2

R-225ca

22

HCFC-225cb 1,3-dichloro-1,2,2,3,3-pentafluoropropane

CF2ClCF2CHClF

R-225cb

23

HCFC-226 Chlorohexafluoropropanes

C3HF6Cl

24

HCFC-231 Pentachlorofluoropropanes

C3H2FCl5

25

HCFC-232 Tetrachlorodifluoropropanes

C3H2F2Cl4

26

HCFC-233 Trichlorotrifluoropropanes

C3H2F3Cl3

27

HCFC-234 Dichlorotetrafluoropropanes

C3H2F4Cl2

28

HCFC-235 Chloropentafluoropropanes

C3H2F5Cl

29

HCFC-241 Tetrachlorofluoropropanes

C3H3FCl4

30

HCFC-242 Trichlorodifluoropropanes

C3H3F2Cl3

31

HCFC-243 Dichlorotrifluoropropanes

C3H3F3Cl2

32

HCFC-244 Chlorotetrafluoropropanes

C3H4F4Cl

33

HCFC-251 Trichlorotetrafluoropropanes

C3H4FCl3

34

HCFC-252 Dichlorodifluoropropanes

C3H4F2Cl2

35

HCFC-253 Chorotrifluoropropanes

C3H4F3Cl

36

HCFC-261 Dichlorofluoropropanes

C3H5FCl2

37

HCFC-262 Chlorodifluoropropanes

C3H5F2Cl

38

HCFC-271 Chlorofluoropropanes

C3H6FCl

 

PHỤ LỤC II

PHƯƠNG ÁN BÃI BỎ, ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định 1588/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

TT

Tên thủ tục hành chính

Căn cứ pháp lý

Đề xuất đơn giản hóa TTHC

Phương án thực thi

I

Lĩnh vực môi trường

Cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (Cấp Bộ) – Luật Bảo vệ môi trường 2014;

– Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

– Thông tư 41/2015/TT-BTNMTngày 09/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

1. Về thời hạn của Giấy phép:Tăng thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 02 năm lên 03 năm. Lý do: Nhằm đơn giản hóa TTHC cho doanh nghiệp, tránh phải thực hiện nhiều lần giấy phép trong vòng 02 năm, nên đề xuất hiệu lực của giấy phép là 03 năm. Sửa đổi khoản 3 Điều 6 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
2. Về thành phần hồ sơ:

– Giảm thành phần hồ sơ của từng TTHC: Không yêu cầu số lượng thành phần hồ sơ. Lý do: thực hiện qua cơ chế một cửa quốc gia trên môi trường mạng thì không cần thiết phải quy định số lượng thành phần hồ sơ.

– Sửa đổi khoản 1 Điều 4 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
– Bỏ thành phần hồ sơ về: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế,… Lý do: Vì sẽ thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, qua Cơ chế một cửa quốc gia, nên không quy định số lượng thành phần hồ sơ. Mặt khác, hiện nay cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã được vận hành, nên không cần yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. – Bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
3. Về cách thức thực hiện TTHC: Quy định cách thức thực hiện TTHC này qua Cơ chế một cửa quốc gia. Lý do: Thực hiện theo lộ trình kế hoạch thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Sửa đổi khoản 1 Điều 5 Thông tư số41/2015/TT-BTNMT .
4. Một số nội dung khác:

– Giảm thời gian thực hiện ký quỹ từ 15 ngày trước khi thông quan xuống còn 02 ngày trước khi thông quan và giảm thời gian Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Ngân hàng thương mại trả số tiền ký quỹ cho doanh nghiệp sau khi lô hàng được thông quan từ 05 ngày xuống còn 02 ngày làm việc. Lý do: nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm chi phí thực hiện TTHC.

– Bổ sung thêm hình thức ký quỹ là bảo lãnh tín dụng bên cạnh hình thức ký quỹ trực tiếp tại ngân hàng thương mại. Lý do: tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hình thức ký quỹ.

– Sửa đổi khoản 1 Điều 59 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP

– Sửa đổi khoản 2 Điều 60 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

– Sửa đổi khoản 2 Điều 57 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

2

Cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (Cấp Bộ)

1. Về thời hạn của Giấy phép:Tăng thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 02 năm lên 03 năm. Lý do: Nhằm đơn giản hóa TTHC cho doanh nghiệp, tránh phải thực hiện nhiều lần giấy phép trong vòng 02 năm, nên đề xuất hiệu lực của giấy phép là 03 năm. Sửa đổi khoản 3 Điều 6 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
2. Về thành phần hồ sơ:

– Giảm thành phần hồ sơ của từng TTHC: Không yêu cầu số lượng thành phần hồ sơ. Lý do: thực hiện qua cơ chế một cửa quốc gia trên môi trường mạng thì không cần thiết phải quy định số lượng thành phần hồ sơ.

– Sửa đổi khoản 2 Điều 4 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
– Bỏ thành phần hồ sơ về: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế,… Lý do: Vì sẽ thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, qua Cơ chế một cửa quốc gia, nên không quy định số lượng thành phần hồ sơ. Mặt khác, hiện nay cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã được vận hành, nên không cần yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. – Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
3. Về cách thức thực hiện TTHC: Quy định cách thức thực hiện TTHC này qua Cơ chế một cửa quốc gia. Lý do: Thực hiện theo lộ trình kế hoạch thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Sửa đổi khoản 1 Điều 5 Thông tư số41/2015/TT-BTNMT .
4. Một số nội dung khác:

– Giảm thời gian thực hiện ký quỹ từ 15 ngày trước khi thông quan xuống còn 02 ngày trước khi thông quan và giảm thời gian Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Ngân hàng thương mại trả số tiền ký quỹ cho doanh nghiệp sau khi lô hàng được thông quan từ 05 ngày xuống còn 02 ngày làm việc. Lý do: nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm chi phí thực hiện TTHC.

– Bổ sung thêm hình thức ký quỹ là bảo lãnh tín dụng bên cạnh hình thức ký quỹ trực tiếp tại ngân hàng thương mại. Lý do: tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hình thức ký quỹ.

– Sửa đổi khoản 1 Điều 59 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

– Sửa đổi khoản 2 Điều 60 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

– Sửa đổi khoản 2 Điều 57 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

3

Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (trường hợp Giấy xác nhận hết hạn) (Cấp Bộ)

nt

1. Về thời hạn của Giấy phép:Tăng thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 02 năm lên 03 năm. Lý do: Nhằm đơn giản hóa TTHC cho doanh nghiệp, tránh phải thực hiện nhiều lần giấy phép trong vòng 02 năm, nên đề xuất hiệu lực của giấy phép là 03 năm. Sửa đổi khoản 3 Điều 6 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
2. Về thành phần hồ sơ: Giảm thành phần hồ sơ của từng TTHC: Không yêu cầu số lượng thành phần hồ sơ. Lý do: thực hiện qua cơ chế một cửa quốc gia trên môi trường mạng thì không cần thiết phải quy định số lượng thành phần hồ sơ. Sửa đổi khoản 2 Điều 7 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
3. Về cách thức thực hiện TTHC: Quy định cách thức thực hiện TTHC này qua Cơ chế một cửa quốc gia. Lý do: Thực hiện theo lộ trình kế hoạch thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Sửa đổi khoản 1 Điều 5 Thông tư số41/2015/TT-BTNMT .
4. Một số nội dung khác:

– Giảm thời gian thực hiện ký quỹ từ 15 ngày trước khi thông quan xuống còn 02 ngày trước khi thông quan và giảm thời gian Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Ngân hàng thương mại trả số tiền ký quỹ cho doanh nghiệp sau khi lô hàng được thông quan từ 05 ngày xuống còn 02 ngày làm việc. Lý do: nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm chi phí thực hiện TTHC.

– Bổ sung thêm hình thức ký quỹ là bảo lãnh tín dụng bên cạnh hình thức ký quỹ trực tiếp tại ngân hàng thương mại. Lý do: tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hình thức ký quỹ.

– Sửa đổi khoản 1 Điều 59 Nghị định số 38/2015/ND-CP.

– Sửa đổi khoản 2 Điều 60 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP .

– Sửa đổi khoản 2 Điều 57 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

4

Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (trường hợp Giấy xác nhận hết hạn) (Cấp Bộ)

nt

1. Về thời hạn của Giấy phép:Tăng thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 02 năm lên 03 năm. Lý do: Nhằm đơn giản hóa TTHC cho doanh nghiệp, tránh phải thực hiện nhiều lần giấy phép trong vòng 02 năm, nên đề xuất hiệu lực của giấy phép là 03 năm. Sửa đổi khoản 3 Điều 6 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
2. Về thành phần hồ sơ: Giảm thành phần hồ sơ của từng TTHC: Không yêu cầu số lượng thành phần hồ sơ. Lý do: thực hiện qua cơ chế một cửa quốc gia trên môi trường mạng thì không cần thiết phải quy định số lượng thành phần hồ sơ. Sửa đổi khoản 3 Điều 7 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
3. Về cách thức thực hiện TTHC: Quy định cách thức thực hiện TTHC này qua Cơ chế một cửa quốc gia. Lý do: Thực hiện theo lộ trình kế hoạch thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Sửa đổi khoản 1 Điều 5 Thông tư số41/2015/TT-BTNMT .
4. Một số nội dung khác:

– Giảm thời gian thực hiện ký quỹ từ 15 ngày trước khi thông quan xuống còn 02 ngày trước khi thông quan và giảm thời gian Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Ngân hàng thương mại trả số tiền ký quỹ cho doanh nghiệp sau khi lô hàng được thông quan từ 05 ngày xuống còn 02 ngày làm việc. Lý do: nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm chi phí thực hiện TTHC.

– Bổ sung thêm hình thức ký quỹ là bảo lãnh tín dụng bên cạnh hình thức ký quỹ trực tiếp tại ngân hàng thương mại. Lý do: tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hình thức ký quỹ.

– Sửa đổi khoản 1 Điều 59 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

– Sửa đổi khoản 2 Điều 60 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

– Sửa đổi khoản 2 Điều 57 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

5

Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (trong trường hợp Giấy xác nhận bị mất hoặc hư hỏng) (Cấp Bộ)

nt

Về cách thức thực hiện TTHC:Quy định cách thức thực hiện TTHC này qua Cơ chế một cửa quốc gia. Lý do: Thực hiện theo lộ trình kế hoạch thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Sửa đổi khoản 7 Điều 7 Thông tư số41/2015/TT-BTNMT .

6

Cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (cấp tỉnh)

nt

1. Về thời hạn của Giấy phép:Tăng thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 02 năm lên 03 năm. Lý do: Nhằm đơn giản hóa TTHC cho doanh nghiệp, tránh phải thực hiện nhiều lần giấy phép trong vòng 02 năm, nên đề xuất hiệu lực của giấy phép là 03 năm. Sửa đổi khoản 3 Điều 6 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
2. Về thành phần hồ sơ:

– Giảm thành phần hồ sơ của từng TTHC: Không yêu cầu số lượng thành phần hồ sơ. Lý do: thực hiện qua cơ chế một cửa quốc gia trên môi trường mạng thì không cần thiết phải quy định số lượng thành phần hồ sơ.

– Sửa đổi khoản 1 Điều 4 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
– Bỏ thành phần hồ sơ về: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế,…Lý do: Vì sẽ thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, qua Cơ chế một cửa quốc gia, nên không quy định số lượng thành phần hồ sơ. Mặt khác, hiện nay cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã được vận hành, nên không cần yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. – Bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
3. Về cách thức thực hiện TTHC: Quy định cách thức thực hiện TTHC này qua Cơ chế một cửa quốc gia. Lý do: Thực hiện theo lộ trình kế hoạch thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Sửa đổi khoản 1 Điều 5 Thông tư số41/2015/TT-BTNMT .
4. Một số nội dung khác:

– Giảm thời gian thực hiện ký quỹ từ 15 ngày trước khi thông quan xuống còn 02 ngày trước khi thông quan và giảm thời gian Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Ngân hàng thương mại trả số tiền ký quỹ cho doanh nghiệp sau khi lô hàng được thông quan từ 05 ngày xuống còn 02 ngày làm việc. Lý do: nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm chi phí thực hiện TTHC.

– Bổ sung thêm hình thức ký quỹ là bảo lãnh tín dụng bên cạnh hình thức ký quỹ trực tiếp tại ngân hàng thương mại. Lý do: tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hình thức ký quỹ.

– Sửa đổi khoản 1 Điều 59 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

– Sửa đổi khoản 2 Điều 60 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

– Sửa đổi khoản 2 Điều 57 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP .

7

Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (trường hợp Giấy xác nhận hết hạn) (cấp tỉnh)

nt

1. Về thời hạn của Giấy phép:Tăng thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 02 năm lên 03 năm. Lý do: Nhằm đơn giản hóa TTHC cho doanh nghiệp, tránh phải thực hiện nhiều lần giấy phép trong vòng 02 năm, nên đề xuất hiệu lực của giấy phép là 03 năm. Sửa đổi khoản 3 Điều 6 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
2. Về thành phần hồ sơ:

– Giảm thành phần hồ sơ của từng TTHC: Không yêu cầu số lượng thành phần hồ sơ. Lý do: thực hiện qua cơ chế một cửa quốc gia trên môi trường mạng thì không cần thiết phải quy định số lượng thành phần hồ sơ.

Sửa đổi khoản 3 Điều 7 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
3. Về cách thức thực hiện TTHC: Quy định cách thức thực hiện TTHC này qua Cơ chế một cửa quốc gia. Lý do: Thực hiện theo lộ trình kế hoạch thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Sửa đổi khoản 1 Điều 5 Thông tư số41/2015/TT-BTNMT .
4. Một số nội dung khác:

– Giảm thời gian thực hiện ký quỹ từ 15 ngày trước khi thông quan xuống còn 02 ngày trước khi thông quan và giảm thời gian Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Ngân hàng thương mại trả số tiền ký quỹ cho doanh nghiệp sau khi lô hàng được thông quan từ 05 ngày xuống còn 02 ngày làm việc. Lý do: nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm chi phí thực hiện TTHC.

– Bổ sung thêm hình thức ký quỹ là bảo lãnh tín dụng bên cạnh hình thức ký quỹ trực tiếp tại ngân hàng thương mại. Lý do: tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hình thức ký quỹ.

– Sửa đổi khoản 1 Điều 59 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

– Sửa đổi khoản 2 Điều 60 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

– Sửa đổi khoản 2 Điều 57 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

8

Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (trường hợp Giấy xác nhận bị mất hoặc hư hỏng) (cấp tỉnh)

nt

Về cách thức thực hiện TTHC:Quy định cách thức thực hiện TTHC này qua Cơ chế một cửa quốc gia. Lý do: Thực hiện theo lộ trình kế hoạch thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Sửa đổi khoản 7 Điều 7 Thông tư số41/2015/TT-BTNMT .

9

Chấp thuận việc nhập khẩu mẫu phế liệu để phân tích

nt

Về cách thức thực hiện TTHC:Quy định cách thức thực hiện TTHC này qua Cơ chế một cửa quốc gia. Lý do: Thực hiện theo lộ trình kế hoạch thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Sửa đổi khoản 1 Điều 9 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT

10

Cho phép nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất

nt

1. Về thành phần hồ sơ:

– Giảm thành phần hồ sơ của từng TTHC: Không yêu cầu số lượng thành phần hồ sơ. Lý do: thực hiện qua cơ chế một cửa quốc gia trên môi trường mạng thì không cần thiết phải quy định số lượng thành phần hồ sơ.

– Bỏ thành phần hồ sơ về: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế,…Lý do: Vì TTHC sẽ thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, qua Cơ chế một cửa quốc gia, nên không quy định số lượng thành phần hồ sơ. Mặt khác, hiện nay cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã được vận hành, nên không cần yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký doanh doanh.

2. Về cách thức thực hiện TTHC: Quy định cách thức thực hiện TTHC này qua Cơ chế một cửa quốc gia. Lý do: Thực hiện theo lộ trình kế hoạch thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành.

Sửa đổi khoản 4 Điều 9 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT

II

Lĩnh vực biến đổi khí hậu

11

Xác nhận đăng ký nhập khẩu các chất HCFC (Cấp bộ) – Thông tư liên tịch số 47/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Công thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

– Thông tư liên tịch số 178/2015/TTLT-BTC-BNNPTNT-BTNMT-BYT ngày 12/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia

Đề xuất bãi bỏ các quy định này. – Bãi bỏ các quy định về các thủ tục hành chính tại Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 20 tháng 12 năm 2011 và Thông tư liên tịch số 178/2015/TTLT-BTC-BNNPTNT-BTNMT-BYT ngày 12/11/2015

– Đồng thời xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ quy định theo hướng, hàng năm Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ gửi Bộ Công Thương về hạn ngạch khối lượng đăng ký nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô dôn để làm cơ sở, căn cứ cho Bộ Công Thương cấp giấy phép cho doanh nghiệp.

12

Xác nhận đăng ký nhập khẩu polyol trộn sẵn HCFC-141b (Cấp bộ)

13

Xác nhận đăng ký xuất khẩu các chất HCFC (Cấp bộ)

Tải văn bản tại đây

Quyết định phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 – 2020, xét đến năm 2025

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-

Số: 598/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2018 – 2020, XÉT ĐẾN NĂM 2025

———–

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế;

Căn cứ Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Ban chấp hành Trung ương về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW và Nghị quyết số 24/2016/QH14;

Căn cứ Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 – 2020, xét đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Uỷ ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
– Lưu: VT, CN (2). nvq

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Trịnh Đình Dũng

 

KẾ HOẠCH

CƠ CẤU LẠI NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2018 – 2020, XÉT ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 598/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 – 2020; xét đến năm 2025)

Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 2 đã ban hành Nghị quyết số 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020, trong đó xác định nhiệm vụ cơ cấu lại thực chất ngành công nghiệp. Để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 – 2020, xét đến năm 2025 với các nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG

– Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 – 2020, xét đến năm 2025 được xây dựng để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 05-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội và Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.

– Kế hoạch được xây dựng trên tinh thần tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ tại Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương tại Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ; có điều chỉnh, cập nhật, bổ sung phù hợp với tình hình phát triển của ngành Công Thương và tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

– Kế hoạch được triển khai theo hướng tăng tỉ trọng đóng góp của công nghiệp trong GDP, và tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế biến chế tạo; tập trung vào xử lý các vấn đề cụ thể về cơ chế, chính sách và triển khai thực hiện các hoạt động, chương trình, dự án và nhiệm vụ mang tính trọng tâm, trọng điểm để khơi thông, xử lý nhanh và có hiệu quả các điểm nghẽn trong phát triển các ngành công nghiệp; đặc biệt ưu tiên vào xử lý các điểm nghẽn về chính sách, thể chế và tiếp cận tích cực hơn các nguồn lực cho phát triển công nghiệp của các thành phần kinh tế; đảm bảo thực thi đầy đủ nguyên tắc cơ chế thị trường trong huy động nguồn lực phát triển các ngành công nghiệp.

– Kế hoạch lấy hội nhập quốc tế về kinh tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm bối cảnh để đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất công nghiệp, nâng cao tỷ lệ đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp; chủ động phát triển một số ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao trong tổ chức sản xuất nhằm tạo ra những thay đổi thực chất trong một số ngành công nghiệp, tạo ra tác động lan tỏa và dẫn dắt việc cơ cấu lại toàn ngành công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

– Vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế được nâng lên với tỉ trọng cao hơn của công nghiệp trong GDP, xuất khẩu, tạo việc làm và thu hút đầu tư, góp phần hoàn thành mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế.

– Năng suất, năng lực cạnh tranh công nghiệp được cải thiện, khoảng cách năng lực cạnh tranh công nghiệp với các nước ASEAN-4 được thu hẹp; tỉ trọng công nghiệp công nghệ cao và vai trò của khu vực tư nhân trong công nghiệp chế biến chế tạo được nâng lên.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn đến 2020

– Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP đạt từ 30 – 35%, tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP; tỉ trọng hàng chế biến chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu đạt từ 85 – 90%; lao động trong công nghiệp và xây dựng chiếm 25 – 30%; tốc độ tăng trưởng đầu tư và số lượng doanh nghiệp trong công nghiệp cao hơn tốc tăng trưởng bình quân toàn xã hội.

– Tốc độ tăng năng suất lao động trong ngành công nghiệp bình quân hàng năm cao hơn 5,5%; thu hẹp khoảng cách các chỉ số về năng lực cạnh tranh công nghiệp so với các nước ASEAN-4; tỉ trọng đóng góp của nhóm ngành công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế biến chế tạo và của khu vực tư nhân năm sau cao hơn so với năm trước về số lượng doanh nghiệp, số lao động và doanh thu; tăng trưởng giá trị gia tăng của công nghiệp chế biến chế tạo (MVA) bình quân đạt từ 8 – 10%.

– Hình thành thí điểm một số cụm liên kết ngành công nghiệp trong các ngành công nghiệp ưu tiên; triển khai thành công một số chương trình nâng cao năng lực công nghiệp trong nước, kết nối kinh doanh giữa nhà cung cấp trong nước với các doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài.

– Thực hiện lộ trình thoái vốn, cổ phần hóa theo đúng kế hoạch của Nhà nước. Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn, Tổng công ty đã được phê duyệt.

b) Giai đoạn đến 2025

– Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP được duy trì ở mức trên 35%, tỉ trọng hàng chế biến, chế tạo trong xuất khẩu được duy trì ở mức trên 85%; tỉ trọng lao động, doanh nghiệp và đầu tư trong công nghiệp cao hơn so với giai đoạn 2015 – 2020.

– Thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh công nghiệp với các nước ASEAN-4, đặc biệt về các chỉ số liên quan đến MVA; năng suất trong ngành công nghiệp tăng bình quân từ 6 – 7%; tỉ trọng đóng góp của nhóm ngành công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế biến chế tạo và của khu vực tư nhân bình quân cao hơn giai đoạn 2015 – 2020.

– Một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; hình thành một số doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia có năng lực cạnh tranh quốc tế.

III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH/ĐỀ ÁN ƯU TIÊN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2018 – 2025

1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách và thể chế cơ cấu lại ngành công nghiệp

– Rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 23 tháng 3 năm 2018 của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

– Rà soát, điều chỉnh bổ sung và ban hành mới một số Luật, Pháp lệnh, Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo ra khung khổ pháp lý cho đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành công nghiệp, đảm bảo tính đồng bộ, công khai, minh bạch, ổn định và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và các cam kết quốc tế nói chung, các yêu cầu về phát triển công nghiệp nói riêng.

– Xây dựng và điều chỉnh các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư trong một số ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp xanh; các dự án đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp để tập trung nguồn lực tạo đột phá về tăng trưởng.

– Điều chỉnh, lồng ghép nội dung của cơ cấu lại các ngành công nghiệp vào trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hiện có của các ngành công nghiệp. Lồng ghép chính sách cơ cấu lại các ngành công nghiệp với chính sách phát triển vùng; hình thành mối liên kết giữa các địa phương trong vùng thông qua các liên kết các ngành công nghiệp.

– Rà soát, điều chỉnh và bổ sung các chính sách hoàn thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính, triển khai; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện điện tử hóa các thủ tục kiểm tra chuyên ngành; từng bước thực hiện đầy đủ nguyên tắc cơ chế thị trường giữ vai trò chủ yếu trong phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển các ngành công nghiệp, đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thuận lợi cho các doanh nghiệp.

– Bổ sung và hoàn thiện các chính sách về bảo vệ môi trường đối với một số ngành công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; xây dựng, điều chỉnh và thực hiện hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong ngành công nghiệp, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và điều kiện thực tế của Việt Nam.

2. Thúc đẩy, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng trong các ngành công nghiệp

– Tăng cường áp dụng hệ thống tổ chức sản xuất tiên tiến và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong sản xuất công nghiệp, gắn sản xuất công nghiệp với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; sử dụng tài nguyên và năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất công nghiệp; xây dựng danh mục các dự án, nhà máy sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao và triển khai theo lộ trình thay thế và loại bỏ dần các thiết bị lạc hậu trong các nhà máy và đóng cửa các nhà máy gây ô nhiễm.

– Xây dựng và nâng cấp chuỗi giá trị các sản phẩm của các ngành công nghiệp như dệt may, da giày, hóa chất, thực phẩm, điện tử… giấy nhằm nâng cao giá trị gia tăng và khả năng tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, khai thác một cách có hiệu quả quá trình hội nhập và tự do hóa thương mại mạnh mẽ trong thời gian qua; phát triển thí điểm cụm liên kết ngành công nghiệp trong một số ngành công nghiệp ưu tiên; đẩy mạnh các hoạt động đưa hàng Việt Nam vào hệ thống phân phối của các thương hiệu nước ngoài.

– Phát triển ngành thép nội địa, ưu tiên đầu tư phát triển các nhà máy sản xuất các loại thép mà trong nước chưa sản xuất được có công nghệ thân thiện môi trường như thép tấm cán nóng và các loại thép hợp kim phục vụ ngành cơ khí chế tạo. Xây dựng lộ trình để loại bỏ dần các nhà máy gang, luyện thép và cán thép quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, sử dụng không hiệu quả tài nguyên và năng lượng thay thế bằng các nhà máy có công nghệ tiên tiến, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

– Tăng cường hiệu quả khai thác và sử dụng của ngành công nghiệp khai thác tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp than, dầu, khí và một số loại khoáng sản khác như alumin, limonit, manhetit, boxit, titan… Tổ chức điều tra, đánh giá thực chất năng lực cạnh tranh và đề xuất các giải pháp nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả của một số nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn.

– Khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đáp ứng nhu cầu của thị trường và đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô cần chú trọng đầu tư vào công tác nghiên cứu phát triển và các ngành công nghiệp hỗ trợ, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành.

– Tập trung hỗ trợ, nâng cao năng lực nghiên cứu, tự thiết kế mẫu và sản phẩm mới trong lĩnh vực dệt may và da giày, phát triển và liên kết ngành công nghiệp thời trang với dệt may và da giày. Xây dựng lộ trình về đổi mới công nghệ và hiện đại hóa trong ngành dệt may, da giày nhằm tạo giá trị tăng thêm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành.

– Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nguyên liệu cho các ngành: chế biến thực phẩm, thuốc lá, giấy, dầu thực vật, sữa… Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm phù hợp thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử, cơ khí, dệt may, da giày; rà soát bổ sung chính sách để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình cơ khí trọng điểm. Lựa chọn mô hình thí điểm hỗ trợ một số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực dệt may, da giày, linh kiện điện tử, ô tô… và triển khai nhân rộng thành công các mô hình.

3. Phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên nhằm tạo tác động lan tỏa cho toàn ngành công nghiệp

– Ưu tiên đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến sâu đối với các sản phẩm nông lâm, thủy sản, đặc biệt là các sản phẩm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành, qua đó tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, tăng giá trị xuất khẩu; khuyến khích phát triển chế biến bằng công nghệ cao.

– Thu hút đầu tư phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và năng lượng mới nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đảm bảo thực hiện các mục tiêu về tăng trưởng xanh, giảm thiểu biến đổi khí hậu và cung cấp đầy đủ năng lượng với giá hợp lý, làm động lực phát triển cho các ngành công nghiệp khác.

– Đẩy mạnh phát triển sản phẩm cơ khí, ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực như: ô tô, các sản phẩm máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, thiết bị y tế, linh kiện phụ tùng ô tô, đóng tàu biển…

– Tăng cường công tác xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu đối với các sản phẩm công nghiệp, ngành công nghiệp Việt Nam ưu tiên và thương hiệu của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam; tập trung nguồn lực triển khai Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hằng năm vào các ngành công nghiệp Việt Nam có thế mạnh như chế biến thực phẩm, đồ uống, dệt may, da giày… đẩy mạnh công tác phối hợp, cung cấp thông tin và hướng dẫn doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế.

4. Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) theo đúng lộ trình đã được phê duyệt; thực hiện tái cơ cấu các DNNN trong các ngành công nghiệp nhằm phát huy hiệu quả của các nguồn lực

– Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn và tái cơ cấu các DNNN của ngành Công Thương theo đúng lộ trình đã được Chính phủ phê duyệt nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh tích cực hơn giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển khu vực doanh nghiệp công nghiệp tư nhân.

– Triển khai thực hiện có hiệu quả các Đề án tái cơ cấu các Tập đoàn, Tổng công ty đã được phê duyệt nhằm đổi mới quản trị, khai thác có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư vào doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

– Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát DNNN; thực hiện đầy đủ việc minh bạch, công khai hóa thông tin về hoạt động của DNNN; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp.

5. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp tư nhân

– Phát triển khu vực doanh nghiệp công nghiệp tư nhân có thương hiệu trong khu vực và toàn cầu; khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân lớn đầu tư dài hạn, tạo dựng sản phẩm và thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh quốc tế; thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp FDI trong các ngành công nghiệp như ô tô, dệt may, da giày, điện tử…

– Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin, hỗ trợ đào tạo lao động, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, hỗ trợ xây dựng hạ tầng đến chân công trình.

– Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia và các dự án của các doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam.

6. Điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp phù hợp với định hướng cơ cấu lại các ngành công nghiệp

– Thực hiện điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp phù hợp với yêu cầu cơ cấu lại các ngành công nghiệp và phát triển các ngành kinh tế trên từng vùng, từng địa phương theo hướng tập trung, không dàn đều theo địa giới hành chính, bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh. Có chính sách thúc đẩy việc dịch chuyển các ngành công nghiệp chủ yếu dựa vào tài nguyên và lao động, tác động xấu đến môi trường sang các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Chống mọi biểu hiện duy ý chí, lợi ích cục bộ trong phân bố không gian công nghiệp.

– Phát triển các cụm ngành công nghiệp đối với các ngành công nghiệp ưu tiên theo lợi thế cạnh tranh, chuyên môn hóa và chuỗi giá trị như: dệt may, da giày, thực phẩm, điện tử, hóa chất và triển khai có hiệu quả các quy hoạch vùng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp ưu tiên, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp như: dệt may, da giày, chế biến thực phẩm…

– Hình thành các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung cho dệt nhuộm, thuộc da, hóa chất, hạn chế tối đa hình thành các cơ sở sản xuất, chế biến hóa chất quy mô nhỏ.

7. Xây dựng năng lực hỗ trợ cơ cấu lại các ngành công nghiệp

– Nâng cấp cơ sở dữ liệu về ngành công nghiệp Việt Nam (bao gồm cả hệ thống cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ, cơ sở dữ liệu về thống kê năng lượng) phù hợp với hệ thống thống kê quốc tế.

– Xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp theo hệ thống đánh giá toàn cầu và xây dựng báo cáo đánh giá định kỳ về năng lực cạnh tranh công nghiệp của Việt Nam.

– Triển khai chương trình nâng cao năng lực xây dựng và thực thi chính sách cho cán bộ làm chính sách công nghiệp; đào tạo nâng cao năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa về quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, trách nhiệm xã hội, môi trường chuẩn mực kinh doanh quốc tế.

– Phát triển dịch vụ tư vấn đầu tư phát triển các ngành công nghiệp; các trung tâm tư vấn, hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng công nghiệp.

8. Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực nhằm cung cấp các giải pháp hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp

– Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ, thương mại hóa và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, lành mạnh hóa thị trường công nghệ; kiểm soát, ngăn ngừa chuyển giao công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường. Tập trung đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng để nhanh chóng nâng cao năng lực công nghệ trong nước, trình độ thiết kế, chế tạo, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên. Xây dựng lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ cho một số ngành công nghiệp ưu tiên.

– Phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp công nghệ cao; Tăng cường liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp công nghiệp, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực một cách thực chất theo đúng nhu cầu.

– Phát triển các doanh nghiệp khoa học – công nghệ trong công nghiệp, đặc biệt các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên, công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ.

– Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Đề án khoa học – công nghệ về nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam, phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, Đề án ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình tái cơ cấu ngành công thương và các chương trình có liên quan khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Công Thương

– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch; điều phối, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Kế hoạch.

– Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện hàng năm, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đề xuất sửa đổi, bổ sung Kế hoạch khi cần thiết.

– Phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách hiện hành, hỗ trợ tháo gỡ cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời tăng cường kiểm soát chất lượng ôtô Việt Nam, kiểm soát chất lượng nhập khẩu ôtô trong nội khối ASEAN, đảm bảo đáp ứng các điều kiện hưởng thuế suất 0%.

– Chủ trì phối hợp với các Bộ ngành liên quan tập trung vào hoàn thiện các chính sách phát triển các ngành công nghiệp; đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, các doanh nghiệp công nghiệp có năng lực cạnh tranh quốc tế; nâng cao năng suất lao động trong các ngành công nghiệp; tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp và các bên liên quan nhằm hỗ trợ thực hiện Kế hoạch; xây dựng cơ sở dữ liệu và thông tin về cơ cấu lại ngành công nghiệp Việt Nam.

2. Bộ Tài chính

– Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, trình Chính phủ báo cáo Quốc hội sửa đổi, bổ sung những chính sách thuế liên quan phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước (điều chỉnh giá tính thuế Tiêu thụ đặc biệt nhằm thúc đẩy sản xuất và thu mua các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước; điều chỉnh các quy định liên quan đến thuế VAT nhằm khuyến khích doanh nghiệp sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu; sửa đổi các quy định về thuế nhập khẩu…).

– Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách và bố trí nguồn kinh phí cho việc thực hiện Kế hoạch.

– Chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, rà soát và đề xuất ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế, phí… đối với phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế và khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp nội địa, thúc đẩy sản xuất trong nước.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

– Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Bộ, ngành liên quan bố trí, huy động nguồn vốn cho việc thực hiện Kế hoạch.

– Xây dựng các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào các ngành công nghiệp ưu tiên.

– Đề xuất các giải pháp hiệu quả thúc đẩy các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặt cơ sở nghiên cứu phát triển (R&D) tại Việt Nam và sử dụng kỹ sư, nhà khoa học Việt Nam.

– Tăng cường cơ chế đối ứng hợp tác công tư để khuyến khích doanh nghiệp công nghiệp triển khai các dự án đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển; thu hút nguồn vốn ODA cho phát triển các ngành công nghiệp.

– Xây dựng Đề án thành lập thí điểm các khu công nghiệp tập trung có hệ thống xử lý chất thải cho ngành dệt may và da giày và hóa chất.

– Nghiên cứu, đề xuất đổi mới chính sách nhằm tăng cường tỷ lệ nội địa hóa trong các doanh nghiệp FDI để thúc đẩy phát triển công nghiệp nội địa.

– Nghiên cứu, đề xuất hình thành các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là đầu tư mạo hiểm vào các ngành công nghiệp mới; các dự án đầu tư lớn vào phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên.

– Nghiên cứu hình thành Khu công nghiệp điện tử tập trung.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

– Rà soát, hoàn thiện các chính sách về lãi suất, tín dụng nhằm hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên.

– Chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên vốn đầu tư đối với các hoạt động đầu tư vào các ngành công nghiệp ưu tiên. Mở rộng hình thức tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay từ các quỹ nhà nước cho dự án đổi mới công nghệ của doanh nghiệp… để doanh nghiệp có thể vay vốn từ ngân hàng thương mại.

– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế tín dụng ưu đãi với lãi suất phù hợp giai đoạn đến năm 2025 cho các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ

– Xây dựng chính sách nhập khẩu công nghệ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp cho giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

– Xây dựng, thực hiện các chương trình xúc tiến, chuyển giao công nghệ từ các nước có công nghệ nguồn, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Tăng cường thực hiện các hoạt động nghiên cứu phát triển và thương mại hóa các sản phẩm công nghiệp mới có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao, hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao. Xây dựng chính sách nhập khẩu công nghệ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp giai đoạn đến năm 2025.

– Chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ ngành nghiên cứu đổi mới công nghệ, các mô hình tổ chức sản xuất trong công nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng; xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia, thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm công nghiệp. Đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

– Phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu, đánh giá toàn diện tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với các ngành công nghiệp và đề xuất xây dựng kế hoạch phát triển, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong các ngành công nghiệp.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan thực hiện việc xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; các hoạt động về nâng cao hiệu quả khai thác năng lượng và sử dụng tài nguyên; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

– Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường và ít phát thải trong các ngành công nghiệp và các khu công nghiệp có hệ thống xử lý chất thải tập trung; xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường ngành công thương.

– Chủ trì phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí quỹ đất phát triển vùng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; các khu công nghiệp có hệ thống xử lý chất thải tập trung, khu công nghiệp điện tử; tạo quỹ đất cho các dự án đầu tư xây dựng trong các lĩnh vực dệt nhuộm, da giày, hóa chất.

7. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

– Xây dựng và tổ chức quản lý, triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu cho các ngành: thực phẩm, thuốc lá, giấy, dầu thực vật, sữa… và điều chỉnh cơ cấu sản phẩm phù hợp thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện chính sách và tổ chức các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

– Phối hợp với Bộ Công Thương hoàn thiện các chính sách và tổ chức các giải pháp thúc đẩy phát triển các sản phẩm cơ khí trọng điểm trong lĩnh vực nông nghiệp như chế tạo máy nông nghiệp, máy chế biến nông, lâm thủy sản.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc đẩy mạnh liên kết giữa các trường đào tạo với các doanh nghiệp; đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp công nghệ cao.

9. Bộ Thông tin và Truyền thông

– Phối hợp với Bộ Công Thương triển khai thực hiện các nội dung về thông tin, truyền thông thúc đẩy quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp.

– Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ ngành khác xây dựng mạng lưới khu công nghiệp điện tử tập trung để thu hút đầu tư của các tập đoàn hàng đầu thế giới và các doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển phần cứng, phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin, một số sản phẩm điện tử chất lượng cao mang thương hiệu quốc gia tham gia vào thị trường quốc tế tạo cơ sở cho việc tham gia tích cực vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

10. Bộ Tư pháp

Phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ ngành liên quan rà soát, hoàn thiện việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện Kế hoạch.

11. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

– Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương ưu tiên quỹ đất phát triển vùng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; các khu công nghiệp có hệ thống xử lý chất thải tập trung, khu công nghiệp điện tử; tạo điều kiện cho các dự án đầu tư xây dựng trong các lĩnh vực dệt nhuộm, da giày, hóa chất.

– Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương triển khai dịch chuyển các nhà máy, cụm khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

12. Kinh phí thực hiện

Việc thực hiện các nội dung nhiệm vụ của Kế hoạch này được thực hiện trên nguyên tắc chủ yếu là khơi thông các nguồn lực để phục vụ tái cơ cấu thông qua các cơ chế chính sách, tháo gỡ những điểm nghẽn trong phát triển, tạo điều kiện và môi trường thông thoáng, thuận lợi phục vụ cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, huy động mạnh mẽ hơn sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân.

Nguồn kinh phí thực hiện: Ngoài nguồn vốn xã hội hóa, ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch, hàng năm, căn cứ theo nhiệm vụ được giao, các cơ quan tổ chức lập dự toán, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật./.

 

PHỤ LỤC

CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2018 – 2020, XÉT ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 598/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 – 2020, xét đến năm 2025)

TT

Tên nhiệm vụ

Sản phẩm

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian

I. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách và thể chế cơ cấu lại ngành công nghiệp
1. Xây dựng Đề án “Chiến lược công nghiệp hóa mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035” Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2019

2. Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên của Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030 Nghị định của Chính phủ

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2019 – 2020

3. Điều chỉnh chính sách thuế (tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng…) nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước đối với các ngành công nghiệp ưu tiên Luật thuế sửa đổi và các văn bản hướng dẫn liên quan

Bộ Tài chính

Các Bộ, ngành liên quan

2018 – 2019

4. Xây dựng gói tín dụng ưu đãi trong giai đoạn 2020 – 2025 cho các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Ngân hàng Nhà nước

Các Bộ, ngành liên quan

2018 – 2019

5. Xây dựng Đề án về tăng cường hệ thống hàng rào kỹ thuật và biện pháp phòng vệ thương mại nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho doanh nghiệp trong nước Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Công Thương và các Bộ ngành liên quan

2018 – 2019

6. Xây dựng Đề án về đổi mới chính sách thu hút FDI và kết nối kinh doanh nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2020 – 2025 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Công Thương

2019 – 2020

7. Xây dựng Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2018 – 2025 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Bộ Tài nguyên và Môi trường

2018

8. Nghiên cứu xây dựng khung pháp lý cho phát triển lưới điện thông minh, tích hợp năng lượng tái tạo và các chương trình điều chỉnh phụ tải Báo cáo của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2018 – 2020

9. Nghiên cứu sửa đổi Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ Báo cáo trình Chính phủ

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2018 – 2019

10. Nghiên cứu xây dựng Đề án về chính sách phát triển dịch vụ tư vấn đầu tư công nghiệp Báo cáo của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2018 – 2020

II. Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp ưu tiên nhằm tạo tác động lan tỏa cho toàn ngành công nghiệp
Đối với nhóm ngành công nghiệp nhẹ
11. Xây dựng Đề án về ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp thực phẩm chế biến sâu đối với các sản phẩm nông sản, thủy sản Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Bộ ngành liên quan; các Hiệp hội ngành nghề

2019 – 2020

12. Xây dựng và triển khai Đề án hỗ trợ phát triển thí điểm các trung tâm nghiên cứu, thiết kế phát triển các sản phẩm trong các doanh nghiệp dệt may và da giày Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan; các Hiệp hội ngành nghề

2019 – 2025

13. Rà soát, xây dựng lộ trình về đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành dệt may và da giày trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Báo cáo của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Bộ Khoa học và Công nghệ; các Bộ ngành liên quan

2018 – 2019

14. Rà soát, điều chỉnh chiến lược phát triển ngành giấy nhằm điều chỉnh cơ cấu sản phẩm phù hợp thị trường và đề xuất điều chỉnh chính sách nhập khẩu phế liệu giấy làm nguyên liệu cho ngành sản xuất bao bì giấy Việt Nam Báo cáo của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Bộ Tài nguyên và Môi trường

2019 – 2020

15. Xây dựng Đề án về Kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp xuất khẩu (dệt may, da giày, giấy, đồ uống, thực phẩm…) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2019 – 2020

Đối với nhóm ngành công nghiệp nặng
16. Nghiên cứu báo cáo Chính phủ xem xét, điều chỉnh hệ thống thuế nhập khẩu vật tư, thiết bị cho chế tạo máy móc cơ khí nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước Báo cáo trình Chính phủ

Bộ Tài chính

Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải

2018

17. Xây dựng chính sách phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn 2018 – 2025 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2018 – 2019

18. Xây dựng Đề án về lộ trình loại bỏ dần các nhà máy gang, luyện thép và cán thép không hiệu quả, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, sử dụng không hiệu quả tài nguyên và năng lượng; thay thế bằng các nhà máy có công nghệ tiên tiến; ưu tiên phát triển các nhà máy sản xuất các loại thép mà trong nước chưa sản xuất được và phải nhập khẩu Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tài nguyên và Môi trường

2018 – 2019

Đối với nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ
19. Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo đội ngũ tư vấn phát triển công nghiệp giai đoạn đến 2025 Quyết định của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan; các Hiệp hội ngành nghề

2018 – 2025

20. Xây dựng các tiêu chí ưu tiên trong lựa chọn phát triển công nghiệp hỗ trợ Quyết định của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan; các Hiệp hội ngành nghề

2018 – 2025

Đối với ngành công nghiệp Điện
21. Xây dựng Đề án chuyển đổi Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia thành Công ty TNHH MTV vận hành hệ thống điện và thị trường điện, hạch toán độc lập trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan.

2018

22. Thực hiện tách bạch chi phí phân phối điện và bán lẻ điện của Tổng công ty Điện lực Báo cáo của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan.

2020

Đối với ngành khai thác tài nguyên và khoáng sản
23. Tổ chức điều tra, đánh giá thực chất năng lực cạnh tranh và đề xuất các giải pháp nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả của một số nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn như boxit, titan… Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Bộ Tài nguyên và Môi trường

2018 – 2020

24. Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật, xác định công nghệ, quy mô công suất trong chế biến một số loại khoáng sản chủ yếu tại Việt Nam phục vụ công tác quản lý nhà nước về khoáng sản Báo cáo của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; các Bộ ngành liên quan

2018 – 2020

Đẩy mạnh cổ phần hóa, tổ chức sắp xếp lại các Doanh nghiệp nhà nước nhằm thực hiện cơ cấu lại chủ sở hữu, phát huy hiệu quả của các nguồn lực
25. Duy trì và cập nhật thông tin minh bạch hóa, công khai thông tin về hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Bộ Công Thương Thông tin cập nhật hàng năm trên các trang thông tin điện tử

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2018 – 2025

26. Đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ trên 50% thuộc Bộ Công Thương theo đúng lộ trình Báo cáo kết quả thực hiện hằng năm

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2018 – 2020

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp tư nhân
27. Nghiên cứu hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Báo cáo của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Bộ Khoa học và Công nghệ; các Bộ ngành liên quan

2018

28. Xây dựng Đề án về đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân lớn đầu tư dài hạn, tạo dựng sản phẩm và thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh trong nước và quốc tế Quyết định của Chính phủ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Công Thương; các Bộ ngành liên quan

2018 – 2020

29. Xây dựng Đề án về phát triển thương hiệu ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan; các Hiệp hội ngành nghề

2018 – 2019

30. Xây dựng Chương trình tổng thể về sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm hỗ trợ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của một số ngành công nghiệp Việt Nam Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan; các Hiệp hội ngành nghề

2018

31. Xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình đàm phán với các hệ thống phân phối nước ngoài các thỏa thuận, cam kết về số lượng, chủng loại sản phẩm, hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam được phân phối trong mạng lưới của các hệ thống phân phối nước ngoài Báo cáo của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan; các doanh nghiệp và các Hiệp hội ngành nghề

2018 – 2020

Điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp phù hợp với định hướng cơ cấu lại các ngành công nghiệp
32. Xây dựng tiêu chí, điều kiện, cơ chế cụ thể để xác định và phát triển cụm liên kết ngành công nghiệp Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2019

33. Rà soát, đánh giá hiện trạng quy hoạch vùng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như dệt may, da giày, hóa chất, thép, thực phẩm… gắn với quy hoạch của các vùng kinh tế Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài nguyên và Môi trường; các Bộ ngành liên quan

2018 – 2020

34. Xây dựng và triển khai Đề án thành lập thí điểm các khu công nghiệp tập trung có hệ thống xử lý chất thải cho ngành dệt may và da giày và hóa chất Quyết định Thủ tướng Chính phủ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Công Thương; Bộ Tài nguyên và Môi trường; UBND các tỉnh, thành phố và các Bộ ngành liên quan.

2018 – 2025

35. Xây dựng và triển khai thí điểm Đề án về thành lập các khu công nghiệp điện tử tập trung để thu hút đầu tư của các tập đoàn hàng đầu thế giới và các doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển phần cứng, phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin, một số sản phẩm điện tử chất lượng cao mang thương hiệu quốc gia tham gia vào thị trường quốc tế tạo cơ sở cho việc tham gia tích cực vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Quyết định Thủ tướng Chính phủ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Công Thương; Bộ Tài nguyên và Môi trường; UBND các tỉnh, thành phố; các Bộ ngành liên quan

2018 – 2025

Xây dựng năng lực hỗ trợ cơ cấu lại các ngành công nghiệp
36. Điều tra khảo sát toàn diện về hiện trạng phát triển của các ngành công nghiệp nội địa do các doanh nghiệp 100% vốn trong nước nắm giữ Báo cáo và cập nhật hằng năm

Bộ Công Thương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các Bộ ngành liên quan

2019 – 2021

37. Xây dựng lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho một số ngành công nghiệp ưu tiên Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Công Thương; các Bộ ngành liên quan

2019 – 2021

38. Xây dựng và triển khai Đề án nâng cấp, duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu về hệ thống công nghiệp Việt Nam (bao gồm cả hệ thống cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ và hệ thống cơ sở dữ liệu về năng lượng) phù hợp với hệ thống thống kê quốc tế Quyết định của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2018 – 2025

39. Xây dựng Đề án đánh giá năng lực cạnh tranh của một số ngành công nghiệp Việt Nam Báo cáo hệ thống chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh công nghiệp; Báo cáo năng lực cạnh tranh công nghiệp thực hiện theo định kỳ 2 năm

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2018 – 2020

40. Xây dựng Đề án đánh giá tác động của cuộc cách mạng 4.0 đến phát triển hộ kinh doanh cá thể của Việt Nam Báo cáo của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2018

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực nhằm cung cấp các giải pháp hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp
41. Nghiên cứu, đánh giá toàn diện tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với các ngành công nghiệp và đề xuất xây dựng kế hoạch phát triển, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong các ngành công nghiệp Báo cáo của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Bộ Khoa học và Công nghệ; các Bộ ngành liên quan

2018 – 2020

42. Xây dựng Chương trình liên kết đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, công nhân kỹ thuật cao giữa các trường đại học, trường đào tạo nghề với các doanh nghiệp theo nhu cầu và địa chỉ của ngành Công Thương trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Bộ Lao động, thương binh và xã hội; Các Hiệp hội, trường; doanh nghiệp; các Bộ ngành liên quan

2018 – 2020

43. Xây dựng Đề án về chính sách nhập khẩu công nghệ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp cho giai đoạn đến năm 2025 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Công Thương; các Bộ ngành liên quan

2018 – 2020

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức cho các bên liên quan nhằm hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp
44. Xây dựng và triển khai chương trình tập huấn và đào tạo cho cán bộ, doanh nghiệp và các bên có liên quan về cơ cấu lại ngành công nghiệp Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Hiệp hội; các Bộ ngành liên quan

2018 – 2025

45. Xây dựng và triển khai chương trình thông tin, tuyên truyền về cơ cấu lại ngành công nghiệp Quyết định của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Bộ Thông tin và Truyền thông; Các Đài truyền hình, báo chí; các Bộ ngành liên quan

2018 – 2025

46. Xây dựng và triển khai chương trình nâng cao năng lực xây dựng và thực thi chính sách cho cán bộ làm chính sách công nghiệp Quyết định của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2018 – 2025

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-

Số: 598/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2018 – 2020, XÉT ĐẾN NĂM 2025

———–

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế;

Căn cứ Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Ban chấp hành Trung ương về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW và Nghị quyết số 24/2016/QH14;

Căn cứ Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 – 2020, xét đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Uỷ ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
– Lưu: VT, CN (2). nvq

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Trịnh Đình Dũng

 

KẾ HOẠCH

CƠ CẤU LẠI NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2018 – 2020, XÉT ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 598/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 – 2020; xét đến năm 2025)

Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 2 đã ban hành Nghị quyết số 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020, trong đó xác định nhiệm vụ cơ cấu lại thực chất ngành công nghiệp. Để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 – 2020, xét đến năm 2025 với các nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG

– Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 – 2020, xét đến năm 2025 được xây dựng để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 05-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội và Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.

– Kế hoạch được xây dựng trên tinh thần tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ tại Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương tại Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ; có điều chỉnh, cập nhật, bổ sung phù hợp với tình hình phát triển của ngành Công Thương và tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

– Kế hoạch được triển khai theo hướng tăng tỉ trọng đóng góp của công nghiệp trong GDP, và tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế biến chế tạo; tập trung vào xử lý các vấn đề cụ thể về cơ chế, chính sách và triển khai thực hiện các hoạt động, chương trình, dự án và nhiệm vụ mang tính trọng tâm, trọng điểm để khơi thông, xử lý nhanh và có hiệu quả các điểm nghẽn trong phát triển các ngành công nghiệp; đặc biệt ưu tiên vào xử lý các điểm nghẽn về chính sách, thể chế và tiếp cận tích cực hơn các nguồn lực cho phát triển công nghiệp của các thành phần kinh tế; đảm bảo thực thi đầy đủ nguyên tắc cơ chế thị trường trong huy động nguồn lực phát triển các ngành công nghiệp.

– Kế hoạch lấy hội nhập quốc tế về kinh tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm bối cảnh để đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất công nghiệp, nâng cao tỷ lệ đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp; chủ động phát triển một số ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao trong tổ chức sản xuất nhằm tạo ra những thay đổi thực chất trong một số ngành công nghiệp, tạo ra tác động lan tỏa và dẫn dắt việc cơ cấu lại toàn ngành công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

– Vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế được nâng lên với tỉ trọng cao hơn của công nghiệp trong GDP, xuất khẩu, tạo việc làm và thu hút đầu tư, góp phần hoàn thành mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế.

– Năng suất, năng lực cạnh tranh công nghiệp được cải thiện, khoảng cách năng lực cạnh tranh công nghiệp với các nước ASEAN-4 được thu hẹp; tỉ trọng công nghiệp công nghệ cao và vai trò của khu vực tư nhân trong công nghiệp chế biến chế tạo được nâng lên.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn đến 2020

– Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP đạt từ 30 – 35%, tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP; tỉ trọng hàng chế biến chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu đạt từ 85 – 90%; lao động trong công nghiệp và xây dựng chiếm 25 – 30%; tốc độ tăng trưởng đầu tư và số lượng doanh nghiệp trong công nghiệp cao hơn tốc tăng trưởng bình quân toàn xã hội.

– Tốc độ tăng năng suất lao động trong ngành công nghiệp bình quân hàng năm cao hơn 5,5%; thu hẹp khoảng cách các chỉ số về năng lực cạnh tranh công nghiệp so với các nước ASEAN-4; tỉ trọng đóng góp của nhóm ngành công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế biến chế tạo và của khu vực tư nhân năm sau cao hơn so với năm trước về số lượng doanh nghiệp, số lao động và doanh thu; tăng trưởng giá trị gia tăng của công nghiệp chế biến chế tạo (MVA) bình quân đạt từ 8 – 10%.

– Hình thành thí điểm một số cụm liên kết ngành công nghiệp trong các ngành công nghiệp ưu tiên; triển khai thành công một số chương trình nâng cao năng lực công nghiệp trong nước, kết nối kinh doanh giữa nhà cung cấp trong nước với các doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài.

– Thực hiện lộ trình thoái vốn, cổ phần hóa theo đúng kế hoạch của Nhà nước. Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn, Tổng công ty đã được phê duyệt.

b) Giai đoạn đến 2025

– Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP được duy trì ở mức trên 35%, tỉ trọng hàng chế biến, chế tạo trong xuất khẩu được duy trì ở mức trên 85%; tỉ trọng lao động, doanh nghiệp và đầu tư trong công nghiệp cao hơn so với giai đoạn 2015 – 2020.

– Thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh công nghiệp với các nước ASEAN-4, đặc biệt về các chỉ số liên quan đến MVA; năng suất trong ngành công nghiệp tăng bình quân từ 6 – 7%; tỉ trọng đóng góp của nhóm ngành công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế biến chế tạo và của khu vực tư nhân bình quân cao hơn giai đoạn 2015 – 2020.

– Một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; hình thành một số doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia có năng lực cạnh tranh quốc tế.

III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH/ĐỀ ÁN ƯU TIÊN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2018 – 2025

1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách và thể chế cơ cấu lại ngành công nghiệp

– Rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 23 tháng 3 năm 2018 của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

– Rà soát, điều chỉnh bổ sung và ban hành mới một số Luật, Pháp lệnh, Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo ra khung khổ pháp lý cho đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành công nghiệp, đảm bảo tính đồng bộ, công khai, minh bạch, ổn định và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và các cam kết quốc tế nói chung, các yêu cầu về phát triển công nghiệp nói riêng.

– Xây dựng và điều chỉnh các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư trong một số ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp xanh; các dự án đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp để tập trung nguồn lực tạo đột phá về tăng trưởng.

– Điều chỉnh, lồng ghép nội dung của cơ cấu lại các ngành công nghiệp vào trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hiện có của các ngành công nghiệp. Lồng ghép chính sách cơ cấu lại các ngành công nghiệp với chính sách phát triển vùng; hình thành mối liên kết giữa các địa phương trong vùng thông qua các liên kết các ngành công nghiệp.

– Rà soát, điều chỉnh và bổ sung các chính sách hoàn thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính, triển khai; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện điện tử hóa các thủ tục kiểm tra chuyên ngành; từng bước thực hiện đầy đủ nguyên tắc cơ chế thị trường giữ vai trò chủ yếu trong phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển các ngành công nghiệp, đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thuận lợi cho các doanh nghiệp.

– Bổ sung và hoàn thiện các chính sách về bảo vệ môi trường đối với một số ngành công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; xây dựng, điều chỉnh và thực hiện hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong ngành công nghiệp, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và điều kiện thực tế của Việt Nam.

2. Thúc đẩy, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng trong các ngành công nghiệp

– Tăng cường áp dụng hệ thống tổ chức sản xuất tiên tiến và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong sản xuất công nghiệp, gắn sản xuất công nghiệp với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; sử dụng tài nguyên và năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất công nghiệp; xây dựng danh mục các dự án, nhà máy sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao và triển khai theo lộ trình thay thế và loại bỏ dần các thiết bị lạc hậu trong các nhà máy và đóng cửa các nhà máy gây ô nhiễm.

– Xây dựng và nâng cấp chuỗi giá trị các sản phẩm của các ngành công nghiệp như dệt may, da giày, hóa chất, thực phẩm, điện tử… giấy nhằm nâng cao giá trị gia tăng và khả năng tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, khai thác một cách có hiệu quả quá trình hội nhập và tự do hóa thương mại mạnh mẽ trong thời gian qua; phát triển thí điểm cụm liên kết ngành công nghiệp trong một số ngành công nghiệp ưu tiên; đẩy mạnh các hoạt động đưa hàng Việt Nam vào hệ thống phân phối của các thương hiệu nước ngoài.

– Phát triển ngành thép nội địa, ưu tiên đầu tư phát triển các nhà máy sản xuất các loại thép mà trong nước chưa sản xuất được có công nghệ thân thiện môi trường như thép tấm cán nóng và các loại thép hợp kim phục vụ ngành cơ khí chế tạo. Xây dựng lộ trình để loại bỏ dần các nhà máy gang, luyện thép và cán thép quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, sử dụng không hiệu quả tài nguyên và năng lượng thay thế bằng các nhà máy có công nghệ tiên tiến, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

– Tăng cường hiệu quả khai thác và sử dụng của ngành công nghiệp khai thác tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp than, dầu, khí và một số loại khoáng sản khác như alumin, limonit, manhetit, boxit, titan… Tổ chức điều tra, đánh giá thực chất năng lực cạnh tranh và đề xuất các giải pháp nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả của một số nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn.

– Khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đáp ứng nhu cầu của thị trường và đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô cần chú trọng đầu tư vào công tác nghiên cứu phát triển và các ngành công nghiệp hỗ trợ, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành.

– Tập trung hỗ trợ, nâng cao năng lực nghiên cứu, tự thiết kế mẫu và sản phẩm mới trong lĩnh vực dệt may và da giày, phát triển và liên kết ngành công nghiệp thời trang với dệt may và da giày. Xây dựng lộ trình về đổi mới công nghệ và hiện đại hóa trong ngành dệt may, da giày nhằm tạo giá trị tăng thêm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành.

– Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nguyên liệu cho các ngành: chế biến thực phẩm, thuốc lá, giấy, dầu thực vật, sữa… Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm phù hợp thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử, cơ khí, dệt may, da giày; rà soát bổ sung chính sách để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình cơ khí trọng điểm. Lựa chọn mô hình thí điểm hỗ trợ một số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực dệt may, da giày, linh kiện điện tử, ô tô… và triển khai nhân rộng thành công các mô hình.

3. Phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên nhằm tạo tác động lan tỏa cho toàn ngành công nghiệp

– Ưu tiên đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến sâu đối với các sản phẩm nông lâm, thủy sản, đặc biệt là các sản phẩm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành, qua đó tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, tăng giá trị xuất khẩu; khuyến khích phát triển chế biến bằng công nghệ cao.

– Thu hút đầu tư phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và năng lượng mới nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đảm bảo thực hiện các mục tiêu về tăng trưởng xanh, giảm thiểu biến đổi khí hậu và cung cấp đầy đủ năng lượng với giá hợp lý, làm động lực phát triển cho các ngành công nghiệp khác.

– Đẩy mạnh phát triển sản phẩm cơ khí, ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực như: ô tô, các sản phẩm máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, thiết bị y tế, linh kiện phụ tùng ô tô, đóng tàu biển…

– Tăng cường công tác xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu đối với các sản phẩm công nghiệp, ngành công nghiệp Việt Nam ưu tiên và thương hiệu của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam; tập trung nguồn lực triển khai Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hằng năm vào các ngành công nghiệp Việt Nam có thế mạnh như chế biến thực phẩm, đồ uống, dệt may, da giày… đẩy mạnh công tác phối hợp, cung cấp thông tin và hướng dẫn doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế.

4. Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) theo đúng lộ trình đã được phê duyệt; thực hiện tái cơ cấu các DNNN trong các ngành công nghiệp nhằm phát huy hiệu quả của các nguồn lực

– Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn và tái cơ cấu các DNNN của ngành Công Thương theo đúng lộ trình đã được Chính phủ phê duyệt nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh tích cực hơn giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển khu vực doanh nghiệp công nghiệp tư nhân.

– Triển khai thực hiện có hiệu quả các Đề án tái cơ cấu các Tập đoàn, Tổng công ty đã được phê duyệt nhằm đổi mới quản trị, khai thác có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư vào doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

– Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát DNNN; thực hiện đầy đủ việc minh bạch, công khai hóa thông tin về hoạt động của DNNN; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp.

5. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp tư nhân

– Phát triển khu vực doanh nghiệp công nghiệp tư nhân có thương hiệu trong khu vực và toàn cầu; khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân lớn đầu tư dài hạn, tạo dựng sản phẩm và thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh quốc tế; thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp FDI trong các ngành công nghiệp như ô tô, dệt may, da giày, điện tử…

– Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin, hỗ trợ đào tạo lao động, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, hỗ trợ xây dựng hạ tầng đến chân công trình.

– Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia và các dự án của các doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam.

6. Điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp phù hợp với định hướng cơ cấu lại các ngành công nghiệp

– Thực hiện điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp phù hợp với yêu cầu cơ cấu lại các ngành công nghiệp và phát triển các ngành kinh tế trên từng vùng, từng địa phương theo hướng tập trung, không dàn đều theo địa giới hành chính, bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh. Có chính sách thúc đẩy việc dịch chuyển các ngành công nghiệp chủ yếu dựa vào tài nguyên và lao động, tác động xấu đến môi trường sang các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Chống mọi biểu hiện duy ý chí, lợi ích cục bộ trong phân bố không gian công nghiệp.

– Phát triển các cụm ngành công nghiệp đối với các ngành công nghiệp ưu tiên theo lợi thế cạnh tranh, chuyên môn hóa và chuỗi giá trị như: dệt may, da giày, thực phẩm, điện tử, hóa chất và triển khai có hiệu quả các quy hoạch vùng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp ưu tiên, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp như: dệt may, da giày, chế biến thực phẩm…

– Hình thành các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung cho dệt nhuộm, thuộc da, hóa chất, hạn chế tối đa hình thành các cơ sở sản xuất, chế biến hóa chất quy mô nhỏ.

7. Xây dựng năng lực hỗ trợ cơ cấu lại các ngành công nghiệp

– Nâng cấp cơ sở dữ liệu về ngành công nghiệp Việt Nam (bao gồm cả hệ thống cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ, cơ sở dữ liệu về thống kê năng lượng) phù hợp với hệ thống thống kê quốc tế.

– Xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp theo hệ thống đánh giá toàn cầu và xây dựng báo cáo đánh giá định kỳ về năng lực cạnh tranh công nghiệp của Việt Nam.

– Triển khai chương trình nâng cao năng lực xây dựng và thực thi chính sách cho cán bộ làm chính sách công nghiệp; đào tạo nâng cao năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa về quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, trách nhiệm xã hội, môi trường chuẩn mực kinh doanh quốc tế.

– Phát triển dịch vụ tư vấn đầu tư phát triển các ngành công nghiệp; các trung tâm tư vấn, hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng công nghiệp.

8. Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực nhằm cung cấp các giải pháp hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp

– Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ, thương mại hóa và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, lành mạnh hóa thị trường công nghệ; kiểm soát, ngăn ngừa chuyển giao công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường. Tập trung đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng để nhanh chóng nâng cao năng lực công nghệ trong nước, trình độ thiết kế, chế tạo, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên. Xây dựng lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ cho một số ngành công nghiệp ưu tiên.

– Phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp công nghệ cao; Tăng cường liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp công nghiệp, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực một cách thực chất theo đúng nhu cầu.

– Phát triển các doanh nghiệp khoa học – công nghệ trong công nghiệp, đặc biệt các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên, công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ.

– Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Đề án khoa học – công nghệ về nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam, phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, Đề án ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình tái cơ cấu ngành công thương và các chương trình có liên quan khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Công Thương

– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch; điều phối, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Kế hoạch.

– Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện hàng năm, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đề xuất sửa đổi, bổ sung Kế hoạch khi cần thiết.

– Phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách hiện hành, hỗ trợ tháo gỡ cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời tăng cường kiểm soát chất lượng ôtô Việt Nam, kiểm soát chất lượng nhập khẩu ôtô trong nội khối ASEAN, đảm bảo đáp ứng các điều kiện hưởng thuế suất 0%.

– Chủ trì phối hợp với các Bộ ngành liên quan tập trung vào hoàn thiện các chính sách phát triển các ngành công nghiệp; đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, các doanh nghiệp công nghiệp có năng lực cạnh tranh quốc tế; nâng cao năng suất lao động trong các ngành công nghiệp; tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp và các bên liên quan nhằm hỗ trợ thực hiện Kế hoạch; xây dựng cơ sở dữ liệu và thông tin về cơ cấu lại ngành công nghiệp Việt Nam.

2. Bộ Tài chính

– Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, trình Chính phủ báo cáo Quốc hội sửa đổi, bổ sung những chính sách thuế liên quan phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước (điều chỉnh giá tính thuế Tiêu thụ đặc biệt nhằm thúc đẩy sản xuất và thu mua các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước; điều chỉnh các quy định liên quan đến thuế VAT nhằm khuyến khích doanh nghiệp sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu; sửa đổi các quy định về thuế nhập khẩu…).

– Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách và bố trí nguồn kinh phí cho việc thực hiện Kế hoạch.

– Chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, rà soát và đề xuất ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế, phí… đối với phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế và khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp nội địa, thúc đẩy sản xuất trong nước.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

– Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Bộ, ngành liên quan bố trí, huy động nguồn vốn cho việc thực hiện Kế hoạch.

– Xây dựng các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào các ngành công nghiệp ưu tiên.

– Đề xuất các giải pháp hiệu quả thúc đẩy các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặt cơ sở nghiên cứu phát triển (R&D) tại Việt Nam và sử dụng kỹ sư, nhà khoa học Việt Nam.

– Tăng cường cơ chế đối ứng hợp tác công tư để khuyến khích doanh nghiệp công nghiệp triển khai các dự án đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển; thu hút nguồn vốn ODA cho phát triển các ngành công nghiệp.

– Xây dựng Đề án thành lập thí điểm các khu công nghiệp tập trung có hệ thống xử lý chất thải cho ngành dệt may và da giày và hóa chất.

– Nghiên cứu, đề xuất đổi mới chính sách nhằm tăng cường tỷ lệ nội địa hóa trong các doanh nghiệp FDI để thúc đẩy phát triển công nghiệp nội địa.

– Nghiên cứu, đề xuất hình thành các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là đầu tư mạo hiểm vào các ngành công nghiệp mới; các dự án đầu tư lớn vào phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên.

– Nghiên cứu hình thành Khu công nghiệp điện tử tập trung.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

– Rà soát, hoàn thiện các chính sách về lãi suất, tín dụng nhằm hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên.

– Chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên vốn đầu tư đối với các hoạt động đầu tư vào các ngành công nghiệp ưu tiên. Mở rộng hình thức tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay từ các quỹ nhà nước cho dự án đổi mới công nghệ của doanh nghiệp… để doanh nghiệp có thể vay vốn từ ngân hàng thương mại.

– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế tín dụng ưu đãi với lãi suất phù hợp giai đoạn đến năm 2025 cho các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ

– Xây dựng chính sách nhập khẩu công nghệ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp cho giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

– Xây dựng, thực hiện các chương trình xúc tiến, chuyển giao công nghệ từ các nước có công nghệ nguồn, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Tăng cường thực hiện các hoạt động nghiên cứu phát triển và thương mại hóa các sản phẩm công nghiệp mới có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao, hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao. Xây dựng chính sách nhập khẩu công nghệ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp giai đoạn đến năm 2025.

– Chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ ngành nghiên cứu đổi mới công nghệ, các mô hình tổ chức sản xuất trong công nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng; xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia, thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm công nghiệp. Đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

– Phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu, đánh giá toàn diện tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với các ngành công nghiệp và đề xuất xây dựng kế hoạch phát triển, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong các ngành công nghiệp.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan thực hiện việc xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; các hoạt động về nâng cao hiệu quả khai thác năng lượng và sử dụng tài nguyên; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

– Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường và ít phát thải trong các ngành công nghiệp và các khu công nghiệp có hệ thống xử lý chất thải tập trung; xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường ngành công thương.

– Chủ trì phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí quỹ đất phát triển vùng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; các khu công nghiệp có hệ thống xử lý chất thải tập trung, khu công nghiệp điện tử; tạo quỹ đất cho các dự án đầu tư xây dựng trong các lĩnh vực dệt nhuộm, da giày, hóa chất.

7. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

– Xây dựng và tổ chức quản lý, triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu cho các ngành: thực phẩm, thuốc lá, giấy, dầu thực vật, sữa… và điều chỉnh cơ cấu sản phẩm phù hợp thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện chính sách và tổ chức các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

– Phối hợp với Bộ Công Thương hoàn thiện các chính sách và tổ chức các giải pháp thúc đẩy phát triển các sản phẩm cơ khí trọng điểm trong lĩnh vực nông nghiệp như chế tạo máy nông nghiệp, máy chế biến nông, lâm thủy sản.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc đẩy mạnh liên kết giữa các trường đào tạo với các doanh nghiệp; đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp công nghệ cao.

9. Bộ Thông tin và Truyền thông

– Phối hợp với Bộ Công Thương triển khai thực hiện các nội dung về thông tin, truyền thông thúc đẩy quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp.

– Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ ngành khác xây dựng mạng lưới khu công nghiệp điện tử tập trung để thu hút đầu tư của các tập đoàn hàng đầu thế giới và các doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển phần cứng, phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin, một số sản phẩm điện tử chất lượng cao mang thương hiệu quốc gia tham gia vào thị trường quốc tế tạo cơ sở cho việc tham gia tích cực vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

10. Bộ Tư pháp

Phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ ngành liên quan rà soát, hoàn thiện việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện Kế hoạch.

11. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

– Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương ưu tiên quỹ đất phát triển vùng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; các khu công nghiệp có hệ thống xử lý chất thải tập trung, khu công nghiệp điện tử; tạo điều kiện cho các dự án đầu tư xây dựng trong các lĩnh vực dệt nhuộm, da giày, hóa chất.

– Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương triển khai dịch chuyển các nhà máy, cụm khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

12. Kinh phí thực hiện

Việc thực hiện các nội dung nhiệm vụ của Kế hoạch này được thực hiện trên nguyên tắc chủ yếu là khơi thông các nguồn lực để phục vụ tái cơ cấu thông qua các cơ chế chính sách, tháo gỡ những điểm nghẽn trong phát triển, tạo điều kiện và môi trường thông thoáng, thuận lợi phục vụ cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, huy động mạnh mẽ hơn sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân.

Nguồn kinh phí thực hiện: Ngoài nguồn vốn xã hội hóa, ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch, hàng năm, căn cứ theo nhiệm vụ được giao, các cơ quan tổ chức lập dự toán, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật./.

 

PHỤ LỤC

CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2018 – 2020, XÉT ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 598/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 – 2020, xét đến năm 2025)

TT

Tên nhiệm vụ

Sản phẩm

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian

I. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách và thể chế cơ cấu lại ngành công nghiệp
1. Xây dựng Đề án “Chiến lược công nghiệp hóa mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035” Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2019

2. Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên của Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030 Nghị định của Chính phủ

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2019 – 2020

3. Điều chỉnh chính sách thuế (tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng…) nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước đối với các ngành công nghiệp ưu tiên Luật thuế sửa đổi và các văn bản hướng dẫn liên quan

Bộ Tài chính

Các Bộ, ngành liên quan

2018 – 2019

4. Xây dựng gói tín dụng ưu đãi trong giai đoạn 2020 – 2025 cho các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Ngân hàng Nhà nước

Các Bộ, ngành liên quan

2018 – 2019

5. Xây dựng Đề án về tăng cường hệ thống hàng rào kỹ thuật và biện pháp phòng vệ thương mại nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho doanh nghiệp trong nước Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Công Thương và các Bộ ngành liên quan

2018 – 2019

6. Xây dựng Đề án về đổi mới chính sách thu hút FDI và kết nối kinh doanh nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2020 – 2025 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Công Thương

2019 – 2020

7. Xây dựng Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2018 – 2025 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Bộ Tài nguyên và Môi trường

2018

8. Nghiên cứu xây dựng khung pháp lý cho phát triển lưới điện thông minh, tích hợp năng lượng tái tạo và các chương trình điều chỉnh phụ tải Báo cáo của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2018 – 2020

9. Nghiên cứu sửa đổi Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ Báo cáo trình Chính phủ

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2018 – 2019

10. Nghiên cứu xây dựng Đề án về chính sách phát triển dịch vụ tư vấn đầu tư công nghiệp Báo cáo của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2018 – 2020

II. Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp ưu tiên nhằm tạo tác động lan tỏa cho toàn ngành công nghiệp
Đối với nhóm ngành công nghiệp nhẹ
11. Xây dựng Đề án về ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp thực phẩm chế biến sâu đối với các sản phẩm nông sản, thủy sản Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Bộ ngành liên quan; các Hiệp hội ngành nghề

2019 – 2020

12. Xây dựng và triển khai Đề án hỗ trợ phát triển thí điểm các trung tâm nghiên cứu, thiết kế phát triển các sản phẩm trong các doanh nghiệp dệt may và da giày Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan; các Hiệp hội ngành nghề

2019 – 2025

13. Rà soát, xây dựng lộ trình về đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành dệt may và da giày trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Báo cáo của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Bộ Khoa học và Công nghệ; các Bộ ngành liên quan

2018 – 2019

14. Rà soát, điều chỉnh chiến lược phát triển ngành giấy nhằm điều chỉnh cơ cấu sản phẩm phù hợp thị trường và đề xuất điều chỉnh chính sách nhập khẩu phế liệu giấy làm nguyên liệu cho ngành sản xuất bao bì giấy Việt Nam Báo cáo của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Bộ Tài nguyên và Môi trường

2019 – 2020

15. Xây dựng Đề án về Kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp xuất khẩu (dệt may, da giày, giấy, đồ uống, thực phẩm…) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2019 – 2020

Đối với nhóm ngành công nghiệp nặng
16. Nghiên cứu báo cáo Chính phủ xem xét, điều chỉnh hệ thống thuế nhập khẩu vật tư, thiết bị cho chế tạo máy móc cơ khí nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước Báo cáo trình Chính phủ

Bộ Tài chính

Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải

2018

17. Xây dựng chính sách phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn 2018 – 2025 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2018 – 2019

18. Xây dựng Đề án về lộ trình loại bỏ dần các nhà máy gang, luyện thép và cán thép không hiệu quả, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, sử dụng không hiệu quả tài nguyên và năng lượng; thay thế bằng các nhà máy có công nghệ tiên tiến; ưu tiên phát triển các nhà máy sản xuất các loại thép mà trong nước chưa sản xuất được và phải nhập khẩu Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tài nguyên và Môi trường

2018 – 2019

Đối với nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ
19. Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo đội ngũ tư vấn phát triển công nghiệp giai đoạn đến 2025 Quyết định của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan; các Hiệp hội ngành nghề

2018 – 2025

20. Xây dựng các tiêu chí ưu tiên trong lựa chọn phát triển công nghiệp hỗ trợ Quyết định của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan; các Hiệp hội ngành nghề

2018 – 2025

Đối với ngành công nghiệp Điện
21. Xây dựng Đề án chuyển đổi Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia thành Công ty TNHH MTV vận hành hệ thống điện và thị trường điện, hạch toán độc lập trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan.

2018

22. Thực hiện tách bạch chi phí phân phối điện và bán lẻ điện của Tổng công ty Điện lực Báo cáo của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan.

2020

Đối với ngành khai thác tài nguyên và khoáng sản
23. Tổ chức điều tra, đánh giá thực chất năng lực cạnh tranh và đề xuất các giải pháp nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả của một số nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn như boxit, titan… Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Bộ Tài nguyên và Môi trường

2018 – 2020

24. Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật, xác định công nghệ, quy mô công suất trong chế biến một số loại khoáng sản chủ yếu tại Việt Nam phục vụ công tác quản lý nhà nước về khoáng sản Báo cáo của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; các Bộ ngành liên quan

2018 – 2020

Đẩy mạnh cổ phần hóa, tổ chức sắp xếp lại các Doanh nghiệp nhà nước nhằm thực hiện cơ cấu lại chủ sở hữu, phát huy hiệu quả của các nguồn lực
25. Duy trì và cập nhật thông tin minh bạch hóa, công khai thông tin về hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Bộ Công Thương Thông tin cập nhật hàng năm trên các trang thông tin điện tử

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2018 – 2025

26. Đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ trên 50% thuộc Bộ Công Thương theo đúng lộ trình Báo cáo kết quả thực hiện hằng năm

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2018 – 2020

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp tư nhân
27. Nghiên cứu hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Báo cáo của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Bộ Khoa học và Công nghệ; các Bộ ngành liên quan

2018

28. Xây dựng Đề án về đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân lớn đầu tư dài hạn, tạo dựng sản phẩm và thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh trong nước và quốc tế Quyết định của Chính phủ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Công Thương; các Bộ ngành liên quan

2018 – 2020

29. Xây dựng Đề án về phát triển thương hiệu ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan; các Hiệp hội ngành nghề

2018 – 2019

30. Xây dựng Chương trình tổng thể về sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm hỗ trợ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của một số ngành công nghiệp Việt Nam Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan; các Hiệp hội ngành nghề

2018

31. Xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình đàm phán với các hệ thống phân phối nước ngoài các thỏa thuận, cam kết về số lượng, chủng loại sản phẩm, hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam được phân phối trong mạng lưới của các hệ thống phân phối nước ngoài Báo cáo của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan; các doanh nghiệp và các Hiệp hội ngành nghề

2018 – 2020

Điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp phù hợp với định hướng cơ cấu lại các ngành công nghiệp
32. Xây dựng tiêu chí, điều kiện, cơ chế cụ thể để xác định và phát triển cụm liên kết ngành công nghiệp Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2019

33. Rà soát, đánh giá hiện trạng quy hoạch vùng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như dệt may, da giày, hóa chất, thép, thực phẩm… gắn với quy hoạch của các vùng kinh tế Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài nguyên và Môi trường; các Bộ ngành liên quan

2018 – 2020

34. Xây dựng và triển khai Đề án thành lập thí điểm các khu công nghiệp tập trung có hệ thống xử lý chất thải cho ngành dệt may và da giày và hóa chất Quyết định Thủ tướng Chính phủ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Công Thương; Bộ Tài nguyên và Môi trường; UBND các tỉnh, thành phố và các Bộ ngành liên quan.

2018 – 2025

35. Xây dựng và triển khai thí điểm Đề án về thành lập các khu công nghiệp điện tử tập trung để thu hút đầu tư của các tập đoàn hàng đầu thế giới và các doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển phần cứng, phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin, một số sản phẩm điện tử chất lượng cao mang thương hiệu quốc gia tham gia vào thị trường quốc tế tạo cơ sở cho việc tham gia tích cực vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Quyết định Thủ tướng Chính phủ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Công Thương; Bộ Tài nguyên và Môi trường; UBND các tỉnh, thành phố; các Bộ ngành liên quan

2018 – 2025

Xây dựng năng lực hỗ trợ cơ cấu lại các ngành công nghiệp
36. Điều tra khảo sát toàn diện về hiện trạng phát triển của các ngành công nghiệp nội địa do các doanh nghiệp 100% vốn trong nước nắm giữ Báo cáo và cập nhật hằng năm

Bộ Công Thương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các Bộ ngành liên quan

2019 – 2021

37. Xây dựng lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho một số ngành công nghiệp ưu tiên Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Công Thương; các Bộ ngành liên quan

2019 – 2021

38. Xây dựng và triển khai Đề án nâng cấp, duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu về hệ thống công nghiệp Việt Nam (bao gồm cả hệ thống cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ và hệ thống cơ sở dữ liệu về năng lượng) phù hợp với hệ thống thống kê quốc tế Quyết định của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2018 – 2025

39. Xây dựng Đề án đánh giá năng lực cạnh tranh của một số ngành công nghiệp Việt Nam Báo cáo hệ thống chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh công nghiệp; Báo cáo năng lực cạnh tranh công nghiệp thực hiện theo định kỳ 2 năm

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2018 – 2020

40. Xây dựng Đề án đánh giá tác động của cuộc cách mạng 4.0 đến phát triển hộ kinh doanh cá thể của Việt Nam Báo cáo của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2018

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực nhằm cung cấp các giải pháp hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp
41. Nghiên cứu, đánh giá toàn diện tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với các ngành công nghiệp và đề xuất xây dựng kế hoạch phát triển, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong các ngành công nghiệp Báo cáo của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Bộ Khoa học và Công nghệ; các Bộ ngành liên quan

2018 – 2020

42. Xây dựng Chương trình liên kết đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, công nhân kỹ thuật cao giữa các trường đại học, trường đào tạo nghề với các doanh nghiệp theo nhu cầu và địa chỉ của ngành Công Thương trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Bộ Lao động, thương binh và xã hội; Các Hiệp hội, trường; doanh nghiệp; các Bộ ngành liên quan

2018 – 2020

43. Xây dựng Đề án về chính sách nhập khẩu công nghệ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp cho giai đoạn đến năm 2025 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Công Thương; các Bộ ngành liên quan

2018 – 2020

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức cho các bên liên quan nhằm hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp
44. Xây dựng và triển khai chương trình tập huấn và đào tạo cho cán bộ, doanh nghiệp và các bên có liên quan về cơ cấu lại ngành công nghiệp Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Hiệp hội; các Bộ ngành liên quan

2018 – 2025

45. Xây dựng và triển khai chương trình thông tin, tuyên truyền về cơ cấu lại ngành công nghiệp Quyết định của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Bộ Thông tin và Truyền thông; Các Đài truyền hình, báo chí; các Bộ ngành liên quan

2018 – 2025

46. Xây dựng và triển khai chương trình nâng cao năng lực xây dựng và thực thi chính sách cho cán bộ làm chính sách công nghiệp Quyết định của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

Các Bộ ngành liên quan

2018 – 2025

 

 

Tải văn bản tại đây: KeHoach CoCauLai CN