Trung Quốc thúc đẩy thương mại dăm gỗ cứng toàn cầu

Ngày 08-07-2022
VPPA-Năm 2021, tiêu thụ dăm gỗ trên thế giới đạt mốc kỉ lục, gần 35 triệu m3. Trong đó, việc Trung Quốc mở rộng đáng kể công suất bột giấy, cũng như việc thiếu hụt nguồn cung xơ sợi gỗ tại nước này cũng đã thúc đẩy thúc đẩy việc mua bán dăm gỗ trên toàn cầu trong thập kỷ qua gia tăng mạnh mẽ.

Trong năm 2021, giao dịch dăm mảnh gỗ cứng chiếm khoảng 4/5 tổng số giao dịch, chủ yếu từ các nhà máy bột giấy ở châu Á, khối lượng còn lại là dăm gỗ mềm.

Theo Wood Resource Quarterly, xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2021 đạt mức cao kỷ lục mới, đạt 14,8 triệu tấn khô, tăng 12% so với năm 2020. Năm 2008, Trung Quốc mới chỉ nhập khẩu lượng dăm mảnh khoảng 1 triệu tấn, nhưng từ đó đến nay nước này đã gia tăng nhập khẩu mạnh mẽ.

Trong 4 tháng đầu năm 2022, nhu cầu xơ sợi gỗ của Trung Quốc tiếp tục tăng và cao hơn 10% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 56% tổng lượng dăm gỗ nhập khẩu của thế giới.

Giao dịch buôn bán dăm mảnh gỗ trên thế giới (không tính Trung Quốc) là tương đối ổn định trong mười năm qua, bình quân khoảng 19-21 triệu tấn/năm, trừ năm 2020, khi tổng lượng xuất khẩu giảm xuống chỉ còn hơn 17 triệu tấn. Nguyên nhân là do gián đoạn chuỗi cung ứng ngắn hạn do COVID-19 chứ không phải vì thay đổi xu hướng sản xuất.

Vào đầu năm 2022, tổng nhập khẩu sang châu Á (trừ Trung Quốc) và châu Âu thực tế không thay đổi so với năm 2021.

Khi các nhà máy sản xuất bột giấy mở rộng quy mô lớn ở Trung Quốc từ năm 2008, xơ sợi gỗ được ưa chuộng chủ yếu là dăm gỗ keo giá rẻ và chất lượng thấp từ Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Điều này bắt đầu thay đổi vào năm 2013-2014 khi các nhà máy bột giấy nhận thấy lợi ích về chi phí và chất lượng của việc sử dụng các loại dăm gỗ có mật độ cao hơn như bạch đàn Nitens và bạch đàn Globulus từ Úc và Chile.

Kết quả là, từ năm 2012 đến năm 2017, tỷ trọng của loại xơ sợi có hiệu suất cao (high-yield fiber) đã tăng đáng kể, từ 11% lên 47% trong tổng lượng nhập khẩu.

Tuy nhiên, năm 2018, mức tăng liên tục trong 5 năm trước đã chững lại và giảm trong giai đoạn 2019-2022 xuống chỉ còn 30% trong Q1/2022./.

    >>> Bản tin ngành Giấy tháng 6/2022

Theo Pulpapernews

Bình luận của bạn

Tin liên quan

Tin đã đăng