Văn bản quy phạm chậm ban hành, trái luật: Công khai hết, chả có gì phải mật

Ngày 26-11-2021
VPPA-Khi Bộ trưởng Tư Pháp Lê Thành Long đề nghị đưa tin chung chứ không đưa chi tiết con số (Văn bản quy phạm chậm ban hành, trái luật), Chủ tịch Quốc hội đã nói ngay là sẽ công khai hết, vì chả có gì phải mật hết cả.

van-ban-quy-pham-cham-ban-hanh-trai-luat-cong-khai-het-cha-co-gi-phai-mat

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định tình trạng văn bản quy phạm bị nợ đọng, ban hành trái luật không có gì phải mật và sẽ công khai hết. Ảnh: PĐ

2 năm, thậm chí “có những luật 3 – 4 năm sau thời điểm có hiệu lực vẫn chưa ban hành được văn bản quy định chi tiết”- Khẳng định của Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường.

Chúng ta vẫn nghe tình trạng luật ống, luật khung, luật giấy… Nhưng mà 2, 3, thậm chí 4 năm sau thời điểm có hiệu lực mà vẫn chưa có hướng dẫn, vẫn chưa quy định chi tiết, vẫn nợ thì đúng là không tưởng tượng nổi.

Và sự “delay của luật” này đã sinh ra một thứ “luật giấy”, với đúng nghĩa đen là chỉ tồn tại trên giấy chứ không thể “vào cuộc sống” vì thiếu hướng dẫn, vì bị nợ.

Và trong bối cảnh, nói như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ:

“Hôm trước họp cán bộ chủ chốt các đồng chí nói, sai phạm bên ngoài giá trị tiền rất nhỏ thì phạt nọ kia. Bây giờ cơ quan nhà nước, tổ chức, cán bộ, đảng viên làm sai, ban hành văn bản trái luật, lại không chịu trách nhiệm gì thì làm sao được? Luật có rồi mà anh để hàng năm không ban hành quy định chi tiết thì trách nhiệm anh thế nào? Chẳng lẽ không chịu trách nhiệm gì?”.

Vào tháng 10 năm ngoái, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ khi đó là ông Mai Tiến Dũng đã yêu cầu phải xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng, và cải cách không để tình trạng “văn bản chồng chất lên văn bản”.

Chồng chất là thế nào? Là tình trạng một luật nhưng có tới 15 nghị định hướng dẫn.

Nợ đọng là thế nào? Riêng quy định chi tiết luật, pháp luật đã có hiệu lực, các bộ, cơ quan đến thời điểm đó còn nợ 18/55 văn bản, chiếm đến 32,7%.

Nợ tới 1/3 số lượng, đó là nợ chồng nợ chất.

Nợ tới 2,3 thậm chí 4 năm, đó là “nợ xấu”, một món nợ trách nhiệm.

Và nếu nói trách nhiệm chính của các bộ ngành là ban hành văn bản mang tính chất tạo thể chế, hành lang cho xã hội, cho nền kinh tế vận hành thì rõ ràng, việc “nợ đọng” đồng nghĩa với việc chưa hoàn thành nhiệm vụ.

Quốc hội sẽ giám sát chặt. “Không thể để tình trạng thế này được”. Và điều đáng ghi nhận nhất, nói như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là sẽ “không nể nang gì chuyện này”, sẽ công khai kết quả giám sát chứ “cứ nể nang là không có được”.

Chậm thì phải đẩy nhanh. Nợ thì phải trả. Chứ đề nghị “đưa chung chung” rồi đâu lại vào đó thì nói như Chủ tịch Quốc hội “nói chung thế là chẳng có tác dụng gì. Mà không có tác dụng gì thì tốt nhất không nên làm. Tốn kém tiền của ngân sách nhà nước”.

    >>> “Nữ hoàng giấy lộn”’ làm giàu từ phế liệu: Biến rác thành vàng, thành lập xưởng sản xuất giấy lớn thứ 2 châu Á, trở thành nữ tỷ phú tự thân đầu tiên đất nước tỷ dân!

Theo Lao Động

Bình luận của bạn

Tin liên quan

Tin đã đăng