Ấn phẩm Công nghiệp Giấy số 2 – 2021

Ấn phẩm CÔNG NGHIỆP GIẤY số 1 – 2021 

Số này bao gồm

Thị trường – đầu tư

Biến động của thị trường nguyên liệu sản xuất giấy

Thị trường giấy bao bì Trung Quốc – Lợi thế cho các nhà cung cấp khu vực châu Á

Sự kiện

Bất chấp đại dịch Covid-19, cổ phiếu ngành giấy vẫn thăng hoa

Khoa học – Công nghệ

Giải pháp khử màu nước thải sản xuất bột giấy bằng công nghệ điện hóa với điện cực hợp kim nhôm hòa tan

Trao đổi kinh nghiệm

Xu hướng thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần bằng các sản phẩm giấy

Giấy và các tông tiếp xúc với thực phẩm – yêu cầu an toàn vệ sinh

XEM ẤN PHẨM TẠI ĐÂY: An pham CN Giay so 2 – 2021

OCC nội địa Mỹ tăng giá tháng thứ 7 liên tiếp, xuất khẩu đi Ấn Độ giảm

Giá OCC tiêu thụ tại Mỹ tăng 5-10 USD/tấn, trong khi phí bảo hiểm OCC dao động từ 20-30 USD/tấn vào tháng 5/2021, tùy thuộc vào khu vực. Dự kiến các nhà máy sản xuất giấy bao bì công nghiệp, các nhà tiêu thụ giấy thu hồi lớn sẽ dừng máy và tiến hành bảo trì thường xuyên hàng năm trong suốt quý II/2021. Tuy nhiên, các nhà máy này vẫn tiếp tục gia tăng mua vào RCP trong tháng 5/2021.

Giá bột giấy tái chế cũng tăng trở lại trong tháng 5, tăng thêm 10 USD/tấn, tổng cộng tăng 85 USD/tấn kể từ tháng 1/2021. Mặc dù, giá tiêu thụ nội địa gia tăng nhưng giá xuất khẩu OCC của Mỹ lại có xu hướng ổn định, do phải căn cứ với nhu cầu thay đổi trong tháng 5/2021.

Do ảnh hưởng nặng nề của dịch covid-19, Ấn Độ đã giảm và hủy đơn hàng tháng 5, cắt giảm nhu cầu khiến giá xuất khẩu giảm lần đầu tiên sau 6 tháng. Điều này khiến cho giá xuất khẩu OCC11 của Mỹ đã giảm 20 USD/tấn, FAS xuống 182-185 USD/tấn tại các cảng New York/New Jersey, và 5 USD/tấn tại các cảng Los Angeles/Long Beach xuống 172-175 USD/tấn. Giá xuất khẩu OCC12 (DSOCC) từ các cảng miền Đông giảm 20 USD/tấn, xuống 197-200 USD/tấn và giảm 10 USD/tấn, xuống 182-185 USD/tấn từ các cảng miền Tây./.

    >>> RCP giảm giá tại Ấn Độ trong bối cảnh COVID-19

VPPA tổng hợp

RCP giảm giá tại Ấn Độ trong bối cảnh COVID-19

Các hoạt động công nghiệp, vận chuyển hàng hóa thành phẩm và nguyên liệu thô đã bị ách tắc và gián đoạn, chậm trễ tại các điểm trung chuyển.Tình hình dịch bệnh nghiêm trọng cũng khiến nhiều lao động nhập cư phải về nước. Điều này dấy lên sự lo ngại về tình trạng thiếu nhân sự ở các khu vực hiện nay đang có nguy cơ lây nhiễm cao.

Tại Ấn Độ, giá giấy thu hồi (RCP) cũng bị sụt giảm do ảnh hưởng của dịch. Trong vài tháng trước khi bùng phát làn sóng đại dịch hiện nay, tốc độ nhập khẩu RCP và giá của loại nguyên liệu này đã tăng vọt tại Ấn Độ, do nhu cầu sản xuất và xuất khẩu bột giấy tái chế sang Trung Quốc tăng mạnh.

Tuy nhiên, từ trung tuần tháng 4/2021 trở lại đây, thị trường bao bì hòm hộp tái chế trong nước suy thoái, các công ty Trung Quốc cũng đã ngừng đặt hàng bột giấy tái chế từ Ấn Độ. Điều này cũng khiến các nhà cung cấp RCP cho thị trường Ấn Độ buộc phải chuyển lượng hàng dự tính cho nước này sang bán tại các nước Đông Nam Á với mức giá thấp hơn./.

     >>> Giá mọi nguyên vật liệu đều tăng vọt, thế giới sắp đối mặt với làn sóng lạm phát?

VPPA tổng hợp

Giá mọi nguyên vật liệu đều tăng vọt, thế giới sắp đối mặt với làn sóng lạm phát?

Giá của mọi loại nguyên vật liệu thô được sử dụng để sản xuất gần như mọi thứ đều đang tăng vọt, và tệ hơn là xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới dần quay trở lại với nhịp sống thường ngày.

Từ đồng, thép cho đến ngô và gỗ xẻ, thị trường hàng hóa khởi động năm 2021 với 1 “cú nổ” lớn khi tăng vọt lên mức chưa từng thấy trong nhiều năm trở lại đây. Điều này kéo theo giá của mọi sản phẩm đều tăng, từ bánh mì kẹp trong bữa trưa của bạn đến chi phí xây dựng những tòa nhà chọc trời tráng lệ. Kỳ vọng lạm phát tăng mạnh. Với nền kinh tế Mỹ ngập trong gói kích thích tài khóa khổng lồ và kinh tế châu Âu bắt đầu tái mở cửa sau khi triển khai chương trình tiêm vaccine, có rất ít lý do để hi vọng xu hướng lạm phát sẽ đổi chiều.

Trong báo cáo tuần này, JPMorgan Chase nhận định giá hàng hóa sẽ tiếp tục tăng và “các giao dịch đặt cược vào việc tái mở cửa và nền kinh tế phục hồi sẽ tiếp tục sôi nổi”. Hơn nữa Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và các NHTW khác vẫn đang tỏ ra không hề lo lắng trước lạm phát, đồng nghĩa nền kinh tế sẽ được phép “nóng”.

“Những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy giá hàng hóa tăng là đà phục hồi của kinh tế toàn cầu và quá trình tái mở cửa được đẩy nhanh”. Giovanni Staunovo, chuyên gia phân tích hàng hóa tại UBS nhận định. UBS dự báo giá hàng hóa sẽ tăng khoảng 10% trong năm tới.

Trung Quốc, nguồn cung và cũng là nguồn cầu quan trọng của thị trường hàng hóa, dĩ nhiên đang đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt khi mà chính phủ nước này đang cố gắng cắt giảm sản lượng sắt và thép như hiện nay. Trung Quốc còn là nước nhập khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới. Hiện giá ngũ cốc đang bị ảnh hưởng bởi thời tiết không thuận lợi ở những quốc gia xuất khẩu chính như Brazil và Pháp.

Trong lúc gần như mọi hàng hóa nguyên liệu cơ bản đều đang trở nên đắt đỏ hơn, dưới đây là cách đà tăng giá đang ảnh hưởng đến kinh tế thế giới cũng như đâu là kẻ thắng người thua trong bối cảnh hiện nay.

Xanh hóa

Giá đồng đã tăng không ngừng nghỉ trong hơn 1 năm trở lại đây vì các chính phủ cam kết tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và xe điện. Chủ trương này khiến nhiều loại công nghệ xanh phải phụ thuộc vào đồng cũng tăng giá.

Mạng lưới truyền tải điện là 1 ví dụ. Theo ước tính của BloombergNEF, để xây dựng các mạng lưới điện trong năm 2020, người ta đã sử dụng khoảng 1,9 triệu tấn đồng trong khi giá của kim loại này đã tăng hơn 90% trong năm vừa qua. Trong khi đó đến năm 2050 nhu cầu sử dụng đồng sẽ tăng gần gấp đôi so với hiện nay, với nhu cầu lớn từ những thứ như xe điện và tấm pin năng lượng mặt trời.

Người mua và người bán

Đối với các quốc gia, tác động của việc giá hàng hóa tăng phụ thuộc vào vị thế của nước đó là nhập khẩu hay xuất khẩu. Đối với những nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu nguyên vật liệu thô, đây là tin tốt cho ngân sách trong lúc đại dịch đang tàn phá. Australia, Chile và Indonesia là những nước như vậy.

Giá đồng đã tăng 90% trong 12 tháng.

Trong khi đó những quốc gia đang muốn tái thiết cơ sở hạ tầng sẽ gặp đôi chút bất lợi. Kế hoạch 2.300 tỷ USD của Tổng thống Mỹ Joe Biden là 1 ví dụ. Đường sắt, mạng lưới điện, xây dựng lại các tòa nhà đều cần đến rất nhiều kim loại. Theo ước tính của công ty tư vấn CRU, mỗi năm Mỹ sẽ sử dụng thêm 5 triệu tấn thép (hiện đang dùng 80 triệu tấn). Nhu cầu đồng và nhôm cũng tăng lên tương tự.

Thịt

2020 là 1 năm chồng chất khó khăn đối với ngành thịt, từ đại dịch Covid-19 cho đến bệnh tả lợn đầy chết chóc đã càn quét từ châu Á sang châu Âu và giờ đang quay trở lại Trung Quốc.

Và khi giá ngũ cốc tăng mạnh như hiện nay, ngành chăn nuôi gia súc gia cầm là ngành đầu tiên bị ảnh hưởng. Chi phí mua ngô để chăn nuôi đã tăng gấp đôi trong năm qua, giá đậu tương cũng tăng 40%. Mặc dù một thời gian nữa các chuỗi burger hay cửa hàng bít tết mới cảm nhận được ảnh hưởng, đã có những dấu hiệu sớm cho thấy giá sẽ tăng cao.

Những nhà máy luyện thép 

Các nhà sản xuất thép ở châu Âu và Mỹ đã có nhiều năm khó khăn vì giá bị đẩy xuống thấp do tình trạng dư cung trên toàn cầu. Các nhà máy phải rất gắng gượng để có thể kiếm tiền và giữ được việc làm. Hơn 85.000 việc làm đã mất đi ở châu Âu trong giai đoạn 2018-2019, theo Eurofer.

Giá thép tăng vọt vì nhu cầu tăng cao và Trung Quốc cắt giảm sản lượng.

Điều này sẽ nhanh chóng thay đổi vì giá thép tăng vọt. Giá thép tương lai ở Trung Quốc, nước sản xuất lớn nhất thế giới, đã phá kỷ lục, thậm chí tăng nhanh hơn cả giá quặng sắt sau khi chính phủ nước này áp dụng các biện pháp cắt giảm sản lượng. Kéo theo giá ở châu Âu và Mỹ cũng tăng cao, trong khi những nhà máy ở đây đang hoạt động hết công suất vì họ cố gắng đáp ứng nhu cầu bất ngờ tăng vọt.

Những bữa ăn sáng

Dù bạn thích latte hay espresso, không đường hay ngọt, những nguyên liệu chủ chốt để làm ra 1 cốc cà phê đều đã tăng giá, Giá cà phê Arabica tương lai tăng khoảng 33% trong năm qua, giá đường cũng tăng. Bánh mì cũng tăng giá khi mà giá lúa mì vừa chạm mốc cao nhất kể từ 2013.

Tất nhiên, mức tăng giá hàng hóa sẽ không ngay lập tức phản ánh trên các kệ siêu thị hay menu của quán café, bởi chúng chỉ chiếm một phần chi phí của nhà bán lẻ. Và các nhà bán lẻ có xu hướng chịu đựng mức tăng ban đầu để giữ chân khách hàng. Tất nhiên điều đó có giới hạn và cuối cùng thì người tiêu dùng sẽ cảm nhận được sức nóng tăng giá.

    >>> Công ty Suzano tăng giá bột BEK tại châu Âu và Bắc Mỹ, giữ nguyên giá tại Trung Quốc

Theo CafeF

Công ty Suzano tăng giá bột BEK tại châu Âu và Bắc Mỹ, giữ nguyên giá tại Trung Quốc

Công ty Suzano – nhà sản xuất bột giấy bạch đàn tẩy trắng (BEK) lớn nhất thế giới công bố giá bán mới thực hiện cho các hợp đồng giao hàng tháng 5/2021. Trong khi đó, giá bán tại thị trường Trung Quốc được giữ nguyên ở mức 780 USD/tấn. Tuy nhiên lại thay đổi giá bán tại hai thị trường Bắc Mỹ và châu Âu, tăng 80 USD/tấn, theo đó, mức giá tháng 5 bột BEK tại thị trường châu Âu là 1.090 USD/tấn và tại Bắc Mỹ là 1.320 USD/tấn./.

VPPA

Malaysia hoãn thực hiện các biện pháp hạn chế nhập khẩu RCP

Tháng 3/2021, Malaysia đã dự kiến ban hành quy định mới về nhập khẩu giấy thu hồi (RCP), sẽ cấm nhập giấy hỗn hợp (mixed paper), thực hiện kiểm tra trước và sau khi giao hàng đối với các loại giấy thu hồi khác nhập khẩu. Sau một thời gian công bố dự thảo, đến nay các nhà chức trách đang xem xét lùi mốc thực hiện quy định mới vào cuối quý II/2021.

Các nhà xuất khẩu và ngay cả khách hàng mua RCP đều tỏ ra lo ngại về quy định mới của Malaysia, với việc cấm nhập khẩu giấy hỗn hợp và thực hiện hai cuộc kiểm tra đối với cùng một lô hàng RCP nhập vào, điều này sẽ làm gia tăng chi phí và thời gian.

Hiện nay, chính phủ Malaysia và cơ quan kiểm định SIRIM đang hoàn thiện các hướng dẫn mới và sẽ công bố chính thức sau khi xem xét tất cả các phản hồi từ các công ty trong ngành.

Quy định mới của Malaysia ​​sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến ngành công nghiệp giấy của nước này, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư vào các nhà máy giấy bao bì công nghiệp và bột giấy tái chế tại Malaysia hiện nay.

Theo số liệu thống kê, các dự án đầu tư công suất mới, bao gồm giấy bao bì công nghiệp (containerboard), giấy bìa duplex và bột giấy tái chế (recycled pulp), ​​sẽ đạt tổng công suất khoảng 6 triệu tấn/năm. Nguyên liệu đầu vào cho các dự án này chủ yếu là RCP nhập khẩu./.

VPPA

Doanh thu vượt mốc nghìn tỷ, Đông Hải Bến Tre (DHC) lãi tăng 138% trong quý 1

Công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre (mã CK: DHC) đã công bố BCTC quý 1/2021 với doanh thu và lợi nhuận tăng cao so với cùng kỳ.

Cụ thể doanh thu thuần đạt 1.017 tỷ đồng tăng 51,7% so với cùng kỳ – Đây cũng là lần đầu tiên DHC cán mốc doanh thu nghìn tỷ đồng theo quý. Sau khi trừ giá vốn lợi nhuận gộp đạt gần 235 tỷ đồng tăng 45% so với quý 1/2020.

Sau khi trừ các khoản chi phí Đông Hải Bến Tre có lãi sau thuế gần 173 tỷ đồng tăng 138% so với cùng kỳ tương đương EPS đạt 3.027 đồng – Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất theo quý mà DHC đạt được trong lịch sử niêm yết.

doanh-thu-vuot-moc-nghin-ty-dong-hai-ben-tre-dhc-lai-tang-138-trong-quy-1

Theo giải trình từ phía công ty trong kỳ sản lượng sản xuất và bán ra tăng, giá giấy bán ra tăng, giá giấy nguyên liệu và các chi phí đầu vào tăng giúp doanh thu tăng cao. Doanh thu tài chính tăng là lãi chênh lệch tỷ giá do thanh toán tiền nguyên liệu nhập khẩu cho nhà cung cấp. Chi phí tài chính giảm do giảm dư nợ vay trung hạn và lãi suất vay giảm. Chi phí thuế TNDN giảm do được hưởng ưu đãi về thuế đối với dự án đầu tư mở rộng Nhà máy Giấy Giao Long – giai đoạn II.

doanh-thu-vuot-moc-nghin-ty-dong-hai-ben-tre-dhc-lai-tang-138-trong-quy-1

Kết thúc năm 2020 DHC đã có kết quả kinh doanh rất ấn tượng khi ghi nhận lợi nhuận sau thuế gấp 2,15 lần năm trước, đạt gần 392 tỷ đồng. Con số lợi nhuận này cũng là mức cao nhất mà DHC đạt được trong vòng 13 năm qua kể từ năm 2008.

doanh-thu-vuot-moc-nghin-ty-dong-hai-ben-tre-dhc-lai-tang-138-trong-quy-1

Sang năm 2021 DHC đặt mục tiêu đạt 3.500 tỷ đồng doanh thu và LNST đạt 399 tỷ đồng. Công ty dự kiến hoàn thành việc xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị cho công ty con Công ty TNHH MTV Bao Bì Bến Tre. Đưa máy vào vận hành thử nghiệm trong năm 2021 và hoạt động chính thức vào đầu năm 2020.

Trên sàn giá cổ phiếu DHC hiện đã tăng mạnh lên mức 91.500 đ/CP tương ứng tăng gần 51% so với phiên giao dịch hồi đầu năm.

doanh-thu-vuot-moc-nghin-ty-dong-hai-ben-tre-dhc-lai-tang-138-trong-quy-1

    >>> Công ty cổ phần giấy An Bình chào bán tài sản

Theo CafeF

Công ty cổ phần giấy An Bình chào bán tài sản

Công ty cổ phần giấy An Bình là công ty chuyên sản xuất giấy bao bì công nghiệp sử dụng nguyên liệu tái chế, chủ yếu là giấy thu hồi các loại. Với kinh nghiệm hoạt động suốt 28 năm qua, công ty luôn tự hào có những đóng góp to lớn cho ngành giấy và bột giấy Việt Nam và đồng thời xây dựng được hình ảnh thương hiệu “Giấy An Bình” uy tín, chất lượng trong cộng đồng.

Công ty cổ phần Giấy An Bình là công ty chuyên tái chế giấy chuyên nghiệp, chuyên sản xuất giấy bìa carton làm bao bì từ nguyên liệu thô là giấy phế thải, giấy thu hồi nội địa và nhập khẩu. Sản phẩm gồm có: giấy carton trắng (white top), giấy carton sóng lớp giữa (medium). giấy carton lớp mặt (testliner).

Hiện nay. công ty đang chào bán thanh lý tài sản máy móc thiết bị sản xuất giấy bao bì tái chế.

Ấn vào ĐÂY để xem thêm thông tin chi tiết.

Công ty cổ phần giấy An Bình

 

Bản tin tháng 4/2021

Trong bản tin số 3 – tháng 4/2021 bao gồm:

1. Giá xuất – nhập khẩu bột giấy và giấy

2. Tình hình sản xuất – kinh doanh ngành giấy trong nước

3. Tin tức đầu tư 

Alvaro Moreno cắt giảm 90 tấn plastic mỗi năm bằng cách chuyển sang sử dụng túi giấy

Công ty Sappi thông báo tăng giá giấy

Trung Quốc cân nhắc việc xây dựng nhà máy giấy và bột giấy quy mô lớn ở Viễn Đông

>>> Xem BẢN TIN THÁNG 4

Nga và Áo dự kiến gia tăng hợp tác kinh doanh giấy và bột giấy

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp của Áo đã tăng cường sự hiện diện trong lĩnh vực giấy và bột giấy của Nga.

Điển hình là Công ty Pulp Mill Holding – doanh nghiệp quản lý một số nhà máy sản xuất bìa cứng trên lãnh thổ Nga. Trong những năm gần đây, công ty đã mở rộng hoạt động kinh doanh tại Nga, hiện là một trong những công ty hàng đầu tại thị trường địa phương.

Hiện nay, bột giấy và các sản phẩm giấy được đánh giá là một trong những mặt hàng thương mại chính giữa Áo và Nga, dự kiến kim ngạch trao đổi giữa hai nước trong lĩnh vực này sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tới./.

     >>> Nga sẽ gia tăng mạnh mẽ sản lượng giấy lớp sóng trong thời gian tới

Theo Pulpapernews