Giá giấy, bìa và hộp giấy ở Bắc Mỹ tăng từ tháng 11

WestRock, nhà sản xuất giấy bao bì hòm hộp và thùng carton sóng lớn thứ hai ở Bắc Mỹ đã có thông báo tăng giá thêm 50 USD/tấn cho giấy lớp lót và giấy lớp sóng giữa, áp dụng từ ngày 01 tháng 11 tại thị trường Mỹ và Canada.

Bên cạnh đó, từ ngày 01 tháng 11,  WestRock cũng tăng giá hộp carton thêm 9% và giá bìa cắt khổ thêm 11%.

Ngoài ra, Pratt Industries, công ty lớn thứ năm cũng đã công bố mức tăng 50 USD/tấn cho sản phẩm giấy lớp lót và giấy lớp sóng giữa, có hiệu lực vào ngày 2 tháng 11.

Tính từ ngày 25 tháng 9, đã có sáu nhà sản xuất giấy bao bì hòm hộp lớn nhất ở Bắc Mỹ, chiếm 85% công suất giấy bao bì hòm hộp tại Bắc Mỹ, đã công bố tăng giá sản phẩm./.

Theo Fastmarkets RISI

Thị trường bột giấy Trung Quốc và châu Á: giá bột BSK không ổn định, giá NBSK, USK tăng

Do giá giao dịch kỳ hạn của bột giấy kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSK) tăng tại sàn giao dịch Thượng Hải (SFE), nên các nhà sản xuất Trung Quốc đẩy mạnh mua vào bột BSK, khiến cho giá bột BSK bắc Canada đạt mức cao nhất 630 USD/tấn, tăng 50-60 USD/tấn, cho giao dịch giao hàng tháng 9/2020.

Dựa trên tình hình đó, các nhà cung cấp Ilim Group, Arauco, và một số nhà sản xuất tại Canada và Bắc Âu cũng đã thông báo tăng giá BSK thêm 30-40 USD/tấn.

Tại thời điểm cuối tháng 9/2020, giá giao dịch kỳ hạn bột BSK đã giảm từ 4.970 NDT/tấn xuống 4.666 NDT/tấn, tương  đương 589 USD/tấn sau khi trừ 13% VAT và 120 NDT/tấn chi phí logistics.

Tuần đầu tháng 10/2020, giá bán lại bột NBSK tại Trung Quốc giảm 44 NDT/tấn đạt mức 4.788 NDT/tấn, tương đương với 601 USD/tấn sau khi trừ VAT và 150 NDT/tấn chi phí logistics. Tuy nhiên, nhiều nhà cung cấp đã âm thầm giảm giá cho những hợp đồng mua thường xuyên với khối lượng lớn, với điều kiện đó giá NBSK của Canada thậm chí chỉ còn ở mức giá 600USD/tấn. Tuần đầu tháng 10/2020, giá bột NBSK Bắc Âu cũng đang được bán ở mức 580-590 USD/tấn, tăng 5-10 USD/tấn.

Nhằm đối phó với lệnh cấm nhập khẩu RCP từ đầu năm 2021, các nhà sản xuất giấy bao bì đang nỗ lực tích trữ bột nguyên thủy, điều này đã thúc đẩy nhu cầu bột USK tăng ổn định trong thời gian gần đây. Giá nhập khẩu USK châu Mỹ tăng 30 USD/tấn, lên 550-565 USD/tấn.

    >>> Sun Paper lắp đặt dây chuyền bột APMP tại Beihai, Quảng Tây

Giá bột BCTMP gỗ cứng đã tăng 10 USD/tấn, đạt 440-460 USD/tấn. Tuy nhiên, giá BCTMP gỗ mềm vẫn ổn định ở mức 440-460 USD/tấn, bất chấp việc người bán đẩy giá tăng 10 USD/tấn.

Trong khi đó, giá nhập khẩu BHK Bắc Mỹ, Châu Âu và Indonesia đã tăng từ mức dưới 440 USD/tấn lên 440-450 USD/tấn, ngang với BHK Nam Mỹ. Một số nhà cung cấp Indonesia đang căn cứ mức giá của bột BHK Nam Mỹ để tính tới  khả năng sẽ nâng giá BHK lên 460-470 USD/tấn. Tuy nhiên, hiện các nhà sản xuất lớn của Nam Mỹ vẫn chào bán BHK với mức giá ổn định 440-450 USD/tấn./.

VPPA (tổng hợp)

Sun Paper lắp đặt dây chuyền bột APMP tại Beihai, Quảng Tây

Dây chuyền sản xuất bột APMP từ nguyên liệu thô là dăm gỗ bạch đàn, công suất 200.000 tấn/năm, dự kiến ​​sẽ khởi chạy máy trong nửa cuối năm 2021.

Ngoài ra, Sun Paper cũng đã đặt hàng Valmet một dây chuyền sản xuất bột giấy kraft gỗ cứng tẩy trắng công suất 800.000 tấn/năm, một dây chuyền bột giấy hóa-nhiệt cơ tẩy trắng công suất 600.000 tấn/năm và một máy giấy in, viết cao cấp không tráng phủ (UFP) công suất 500.000 tấn/năm cho nhà máy tại Behai.

Bên cạnh đó, công ty cũng hợp tác với Voith để đặt một máy sản xuất bìa ngà có tráng công suất hơn 1 triệu tấn/năm.

Các dây chuyền sản xuất UFP và bìa ngà sẽ được tích hợp một phầnvới  dây chuyền sản xuất bột giấy tại nhà máy. Toàn bộ dây chuyền dự kiến khởi chạy trong nửa cuối năm 2021.

Đây là một phần trong kế hoạch của Sun Paper nhằm tăng tổng công suất giấy và bột giấy của nhà máy Behai đạt 3,5 triệu tấn/năm./.

   >>> Tập đoàn Hwagain của Trung Quốc mua lại nhà máy ở Quảng Tây, mở rộng công suất lên tới 600.000 tấn/năm

Theo Fastmarkets RISI

Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam

Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam nhiệm kỳ VI (2018-2023) đã tổ chức muộn 04 tháng so với thường kỳ. Tham dự Hội nghị lần này có 12/17 Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội và một số khách mời là các Ủy viên Ban Chấp hành Chi hội I  và Chi hội II của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam.

Ông Đặng Văn Sơn – Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam báo cáo sơ kết một số hoạt động của Văn phòng Hiệp hội trong 9 tháng năm 2020, trình bày một số nội dung thảo luận chính tại hội nghị như: Tình hình thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp FDI trong ngành giấy; Chương trình xây dựng chiến lược ngành giấy đến năm 2045.

Thực hiện các Chỉ thị 15 và 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội phòng, chống dịch COVID-19 nhưng trong 9 tháng năm 2020, Văn phòng Hiệp hội vẫn hoạt động bình thường và thực hiện các công tác thường xuyên, duy trì phát hành đều đặn các Bản tin kinh tế Ngành, Tạp chí, Website của Hiệp hội. Bên cạnh đó, Hiệp hội luôn tích cực đề xuất tháo gỡ khó khăn của các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về những bất cập của Nghị định 40/2019/ND-CP; QD 28/2020/QD-TTg – Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (thay thế quyết định 73/2014/QD-TTg); QCVN 33:2020 – Quy chuẩn về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Trên cơ sở các ý kiến đề xuất của Hiệp hội Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 129 (Nghị quyết thường kỳ tháng 8 của Chính phủ), trong đó đã quyết định: Cho phép gia hạn thời gian hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 (thay vì ngày 31 tháng 12 năm 2020); Gia hạn đến hết ngày ngày 31 tháng 12 năm 2021 đối với Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 39 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, đồng thời không phải lập lại ĐTM đã được phê duyệt nếu không thay đổi địa điểm, tăng quy mô công suất theo quy định tại Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, cũng như cho phép nhập khẩu phế liệu giấy làm nguyên liệu sản xuất mã HS 4707.90.00. đến hết ngày 31/12/2021.

Cũng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 mà nhiều sự kiện, hội nghị, hội thảo của Hiệp hội trong 9 tháng đầu năm 2020 đã phải hoãn và lùi lại như: Hội thảo Vai trò của lò hơi tầng sôi CFB trong nhà máy giấy (tháng 2/2020); Hội thảo về mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành giấy (tháng 3/2020); Hội nghị toàn thể hội viên Hiệp hội năm 2020 (tháng 4/2020); Hội thảo kỹ thuật Ngành giấy (tháng 4/2020). mặc dù, tất các nội dung và công tác chuẩn bị cho các sự kiện này đã được Văn phòng Hiệp hội chuẩn bị sẵn sàng.

Trong cuộc họp, các Ủy viên Ban chấp hành, các khách mời đã thảo luận và đóng góp ý kiến xác thực cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành giấy, tình hình thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp trong ngành; thảo luận và góp ý về Chương trình xây dựng chiến lược của Ngành giấy đến năm 2045.

Một số hình ảnh của buổi họp.

VPPA

 

Tập đoàn Hwagain của Trung Quốc mua lại nhà máy ở Quảng Tây, mở rộng công suất lên tới 600.000 tấn/năm

Nhà máy được Tập đoàn Hwagain mua lại trước thuộc công ty Giấy Quảng Tây Đông Á, có kế hoạch sẽ khởi động lại và mở rộng công suất bột giấy kraft tẩy trắng lên 300.000 tấn/năm và công suất giấy 300.000 tấn/năm. 

Được thành lập vào năm 2004, Giấy Đông Á Quảng Tây đã vận hành hai máy giấy UWF rộng 2,64 m với công suất kết hợp 60.000 tấn/năm và dây chuyền bột giấy bã mía tẩy trắng công suất 95.000 tấn/năm tại nhà máy Nam Ninh vào năm 2008. 

Tuy nhiên đến tháng 6/2018, công ty thông báo phá sản.

Chongzuo Hwagain là chi nhánh của tập đoàn Hwagain, giúp điều hành nhà máy mới được mua lại. 

Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhà máy sẽ khởi động lại và mở rộng công suất trong hai giai đoạn.

Giai đoạn đầu sẽ nâng cấp PM hiện có, nâng tổng công suất UWF của nhà máy lên 100.000 tấn/năm. Công ty cũng sẽ chuyển đổi nguồn nguyên liệu của dây chuyền bột giấy từ bã mía sang hỗn hợp dăm tre và bạch đàn, giúp nâng công suất lên 100.000 tấn/năm. 

Giai đoạn hai sẽ lắp đặt dây chuyền bột giấy kraft tẩy trắng 200.000 tấn/năm, nguyên liệu sản xuất cũng từ tre và bã mía, và 12 PM sản xuất giấy tissue mới, với tổng công suất đạt 200.000 tấn/năm. 

Thời gian thực hiện chưa được thông báo cụ thể.

    >>> Phoenix Pulp & Paper nâng cấp dây chuyền bột giấy kraft gỗ cứng tẩy trắng

Hiện nay, Tập đoàn Hwagain sở hữu nhà máy ở thành phố Ganzhou, tỉnh Jiangxi có công suất giấy lụa đạt 150.000 tấn/năm, UWF đạt 60.000 tấn/năm của và bột tre đạt 170.000 tấn/năm. 

Tập đoàn cũng từng có một nhà máy ở thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây có công suất giấy tissue và UWF đạt 55.000 tấn/năm. Tuy nhiên, vào năm 2014, cơ sở này đã bị đóng cửa và phá bỏ do những lo ngại về môi trường vì nhà máy này nằm rất gần trung tâm thành phố.

Theo Fastmarkets RISI

Nghiên cứu chế phẩm sản xuất bột giấy: Xác lập quy trình công nghệ mới

Ngành công nghiệp giấy những năm qua đã có đóng góp lớn cho nền kinh tế, chiếm khoảng 1,5% GDP cả nước, kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (năm 2018). Những bước tiến mạnh mẽ dự báo ngành giấy sẽ tiếp tục đóng vai trò là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của đất nước.

Tuy vậy, sản xuất giấy chất lượng cao và ít tác động môi trường còn gặp khó khăn. Đặc biệt, nhựa cây có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong sản xuất giấy và bột giấy. Nhựa cây không chỉ làm giảm độ tinh sạch, chất lượng giấy thành phẩm nói chung mà còn gây hư hao máy móc, do cặn nhựa vướng vào kéo theo các tạp chất gây hại.

Thêm vào đó, nhựa cây càng nhiều lượng hóa chất sử dụng để làm sạch nguyên liệu càng lớn. Khi lượng nước tẩy rửa này thải ra môi trường sẽ làm ô nhiễm nguồn đất, nước; lâu dần gây suy thoái cục bộ quanh các khu sản xuất. Theo nghiên cứu của Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), thiệt hại về kinh tế của nhựa cây gây ra đối với quá trình sản xuất bột giấy chiếm 1-2% giá thành.

Để khắc phục vấn đề này, Bộ Công Thương đã giao Viện Công nghệ sinh học thực hiện đề tài “Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học để phân hủy nhựa cây trong dăm mảnh gỗ keo, bạch đàn làm nguyên liệu sản xuất bột giấy thân thiện môi trường tại Việt Nam”. Đề tài thuộc Đề án Phát triển và Ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020.

Tiến sĩ Phan Thị Hồng Thảo – Chủ nhiệm đề tài – cho biết, để loại bỏ bớt nhựa cây có nhiều phương pháp: Hóa học hoặc sử dụng chế phẩm sinh học. So với hóa học, phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học được ưa chuộng hơn, vì ưu điểm loại bỏ sạch nhựa, an toàn cho môi trường. Mục tiêu chung của đề tài là tạo được chế phẩm sinh học, ứng dụng để loại bỏ nhựa cây trong nguyên liệu dăm mảnh gỗ cứng, phục vụ cho sản xuất bột giấy thân thiện môi trường.

   >>> Quyết định số 28/2020/QĐ-TTg: Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

Mục tiêu cụ thể, tạo được chế phẩm sinh học có khả năng phân hủy nhựa cây đạt hiệu quả loại bỏ nhựa trên 50%; xây dựng quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học công suất 50 kg/mẻ, để phân hủy nhựa cây trong dăm mảnh nguyên liệu. Đồng thời, đưa ra được quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sử dụng chế phẩm sinh học để phân hủy nhựa cây trong dăm mảnh nguyên liệu sản xuất bột giấy thân thiện môi trường tại Việt Nam.

Đánh giá hiệu quả kỹ thuật của quy trình công nghệ, tiến sĩ Phan Thị Hồng Thảo cho hay, nhóm thực hiện đề tài đã xác lập được quy trình công nghệ sử dụng chế phẩm sinh học phù hợp để xử lý dăm mảnh (keo, bạch đàn) trên quy mô công nghiệp, và ứng dụng bảo quản dăm mảnh tại Phân xưởng nguyên liệu – Nhà máy giấy – Tổng công ty Giấy Việt Nam.

Kết quả cho thấy, hàm lượng nhựa trong nguyên liệu sau khi xử lý bảo quản với chế phẩm sinh học giảm 50,85% (bạch đàn) và 50,61% (gỗ keo) so với mẫu nguyên liệu ban đầu. Đối với mẫu đối chứng không sử dụng chế phẩm sinh học, ở cùng một thời gian bảo quản mức giảm tương ứng là 19,91% (bạch đàn) và 17,96% (gỗ keo).

 

Theo Công Thương

Phoenix Pulp & Paper nâng cấp dây chuyền bột giấy kraft gỗ cứng tẩy trắng

Valmet sẽ cung cấp cho Phoenix Pulp & Paper công nghệ rửa và ép vắt nước, cụm thiết bị hai lô kép (TwinRolls) cho dây chuyền bột BHK công suất 145.250 tấn/năm, được tích hợp với dây chuyền sản xuất giấy công

suất 200.000 tấn/năm tại nhà máy.

Dự án nâng cấp sẽ được thực hiện trong năm 2021 và dự kiến đi vào hoạt động từ Q3.

Theo thông báo của nhà cung cấp Phần Lan, sản lượng bột giấy của dây chuyền sau khi cải tạo nâng cấp sẽ tăng 50-100 tấn một ngày./.

   >>> Thống kê bột giấy toàn cầu tháng 8/2020

Theo Fastmarkets RISI

Quyết định số 28/2020/QĐ-TTg: Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

Đối chiếu với Quyết định 73/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2014, Danh mục phế liệu giấy được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo Quyết định số 28/2020/QĐ-TTg ban hành ngày 24/9/2020 vẫn giữa nguyên 04 mã HS 4707.1000, 4707.2000, 4707.3000 và 4707.9000, tuy nhiên mã giấy phế liệu HS 4707.9000 (mixed paper) chỉ được phép nhập khẩu đến hết 31/12/2021.

>> Xem QUYẾT ĐỊNH SỐ 28/2020/QĐ-TTg

VPPA

APP Indonesia thông báo tăng giá bán giấy in, viết

Giá giấy in viết của APP Sinar Mas Indonesia sẽ tăng 50 USD/tấn, áp dung với tất cả các đơn hàng trên toàn cầu. Quyết định này của APP được đưa ra do chi phí bột giấy, chi phí vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu đang tăng vọt và nhu cầu ở mức cao từ một số thị trường, đặc biệt là Trung Quốc.

Thông qua nghiên cứu, phát triển công nghệ và cải tiến trong quản lý kinh doanh, APP mong muốn cung cấp các sản phẩm giấy tissue, vật liệu bao gói và giấy có nguồn gốc bền vững đến hơn 120 quốc gia trên thế giới./.

    >>> Thống kê bột giấy toàn cầu tháng 8/2020

Theo Fastmarkets RISI

Thống kê bột giấy toàn cầu tháng 8/2020

Theo số liệu báo cáo của Hội đồng sản phẩm Giấy và Bột giấy toàn cầu, trong tháng 8/2020, tiêu thụ bột giấy toàn cầu đạt  4,476 triệu tấn, tăng 7,1% so với 4,180 triệu tấn trong tháng 7 nhưng thấp hơn cùng kỳ năm 2019 3,9%, ở mức 4,656 triệu tấn.

Tỷ lệ tiêu thụ trên công suất đạt 91% trong tháng 8, tăng so với tháng 7 đạt 85%.

Tiêu thụ bột kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSK) tăng từ 1,883 triệu tấn trong tháng 7 lên 1,975 triệu tấn trong tháng 8. Trong khi đó, tiêu thụ bột giấy kraft gỗ cứng (BHK) từ 2,137 triệu tấn trong tháng 7 tăng lên 2,347 triệu tấn trong tháng 8.

Tồn kho của nhà sản xuất toàn cầu tăng hai ngày, lên 44 ngày cung cấp trong tháng 8 (46 ngày đối với BSK và 43 ngày đối với BHK), thấp hơn mức tồn kho tháng 8/2019 11 ngày./.

    >>> Trung Quốc nhập khẩu khối lượng lớn khiến giá OCC tại châu Á tăng mạnh

Theo Fastmarkets RISI