Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn lên thành “cá lớn”

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 11/2023, Việt Nam hiện có khoảng 900.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 97%, sử dụng 51% lao động và đóng góp hơn 40% GDP. Điều này cho thấy, để chuyển đổi số toàn diện, việc quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số sẽ thúc đẩy bức tranh tổng thể trong chuyển đổi số ở các doanh nghiệp tại nước ta.

Trong khi đó, theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 cho thấy, doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có nhiều cơ hội và thách thức khi chuyển đổi số.

Liên quan đến những thách thức đối với doanh nghiệp trong chuyển đổi số, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho rằng: Qua cuộc khảo sát gần đây do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với USAID thực hiện về chuyển đổi số cho thấy, nhiều doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn, rào cản để tiến hành chuyển đổi số.

Cụ thể, 60,1% doanh nghiệp phản ánh rào cản mà họ gặp phải khi chuyển đổi số là lo ngại chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ còn cao; 52,3% doanh nghiệp phản ánh khó khăn về thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số, thay đổi thói quen của doanh nghiệp, người lao động.

Tuy nhiên, những rào cản chỉ gây khó khăn cho con đường chuyển đổi số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chứ không thể ngăn bước chuyển mình tất yếu theo xu thế của các doanh nghiệp này.

Bởi với lợi thế về quy mô nhỏ, nhân viên ít, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện thuận lợi hơn các doanh nghiệp lớn với bộ máy cồng kềnh trong việc áp dụng chuyển đổi số để thay đổi hệ thống quản trị trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc áp dụng chuyển đổi số sẽ tối ưu hóa về vận hành (tăng hiệu quả, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh, cải thiện quản trị…); mô hình kinh doanh; tăng trải nghiệm, gắn kết quan hệ khách hàng.

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ lột xác, vươn lên thành "cá lớn"
ThS. Bùi Quang Cường – Chuyên gia chuyển đổi số cho biết, có tới hơn 80% lãnh đạo doanh nghiệp muốn chuyển đổi số và 65% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư mạnh vào chuyển đổi số

ThS. Bùi Quang Cường – Chuyên gia chuyển đổi số cho biết: Khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có tới hơn 80% lãnh đạo doanh nghiệp muốn chuyển đổi số và 65% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư mạnh vào chuyển đổi số đã cho thấy nhu cầu chuyển đổi mạnh mẽ và tinh thần chuyển mình theo xu thế của khối doanh nghiệp này.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam còn có sự hỗ trợ đắc lực, sự đồng hành sát sao của Chính phủ với hàng loạt các cơ chế, chính sách hỗ trợ. Qua đó giúp đơn giản hóa và giảm bớt điều kiện kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời tạo thuận lợi về nguồn vốn, công nghệ… để các doanh nghiệp này mạnh dạn hơn khi bước vào tiến trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, góp phần vào công cuộc chuyển đổi số của quốc gia.

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn lên thành
Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa phía Bắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số hiệu quả

Đặc biệt, Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã trở thành “kim chỉ nam” cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào công cuộc chuyển đổi số. Bởi vậy, không chỉ các doanh nghiệp lớn mà doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng không thể đứng ngoài cuộc chơi lớn.

Hiện thực hóa Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thời gian qua, Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa phía Bắc (thuộc Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã tập trung xây dựng các công cụ, tài liệu hướng dẫn, phần mềm, cơ sở dữ liệu phục vụ chuyển đổi số; truyền thông nâng cao nhận thức về chuyển đổi số… nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo ThS. Bùi Quang Cường, tham gia quá trình chuyển đổi số, người điều hành sẽ có thể chủ động và dễ truy xuất báo cáo về các hoạt động của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp, như: Nhân viên ghi nhận doanh số, biến động nhân sự, tệp khách hàng tìm hiểu sản phẩm… sẽ được thể hiện trên các phần mềm quản trị doanh nghiệp, giúp quản lý doanh nghiệp hiệu quả và minh bạch hơn.

“Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp khai thác được tối đa năng lực làm việc của nhân viên trong công ty. Bởi, những công việc có giá trị gia tăng thấp, hệ thống có thể tự động thực hiện mà doanh nghiệp không tốn chi phí, đồng thời cũng giúp nhân viên có thêm thời gian để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện các công việc quan trọng khác. Chuyển đổi số cũng giúp người quản lý dễ dàng đánh giá chất lượng công việc của từng nhân viên qua số liệu báo cáo kịp thời”, ThS. Bùi Quang Cường cho biết.

Đặc biệt, vị chuyên gia thể hiện sự tin tưởng rằng, chuyển đổi số có thể thay đổi hoàn toàn cục diện doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng lột xác, vươn lên thành “cá lớn” trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cũng như thế giới.

 

Nhật Lê

Lo ngại cạnh tranh trước làn sóng công nghiệp hỗ trợ Trung Quốc

Thực tế này được GS Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nêu tại Hội nghị tổng kết ngành Công Thương, ngày 20/12.

Theo ông Tuất, 2023 là năm khó khăn với nhiều ngành sản xuất, trong đó có công nghiệp hỗ trợ (gồm công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh). Đơn hàng sụt giảm tại nhiều thị trường chính như châu Âu, khiến doanh thu bình quân của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ giảm 40%.

Là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô lớn trong nước, ông Phạm Văn Tài, Tổng giám đốc Thaco cho hay tập đoàn này cũng không tránh khỏi doanh thu giảm do cầu thị trường yếu và cạnh tranh của đối thủ. Lĩnh vực cơ khí, công nghiệp hỗ trợ của Thaco, ước tính giảm 20% so với 2022, đạt gần 8.700 tỷ đồng.

Mặt khác, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang chứng kiến làn sóng đổ bộ của các công ty Trung Quốc với quy mô cực lớn, cực nhanh. Họ hình thành các chuỗi sản xuất cụm chi tiết xuất sang châu Âu, Bắc Mỹ để tránh hàng rào thuế quan của Mỹ khi đầu tư ở Việt Nam.

“Đây là nỗi lo của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước”, ông Tuất nói.

GS Phan Đăng Tuất , Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị tổng kết ngành Công Thương, ngày 20/12. Ảnh: Dũng Nguyễn

GS Phan Đăng Tuất , Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị tổng kết ngành Công Thương, ngày 20/12. Ảnh: Dũng Nguyễn

Trong khi đó, doanh nghiệp trong nước gặp hai nút thắt lớn về vốn, chi phí. Ông phân tích, hiện lãi suất vay vốn với nhiều công ty công nghiệp phụ trợ là 10-12%, gấp 5 lần Hàn Quốc. Cùng đó, chi phí nhập nguyên vật liệu của công ty trong nước cũng cao hơn do quy mô sản xuất thấp.

“Vốn vay của doanh nghiệp đắt gấp 4-5 lần, vật tư mua nhỏ lẻ đắt gấp 1,5 lần, nên doanh nghiệp ít có cơ hội cạnh tranh”, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, chia sẻ.

Đồng tình với GS Tuất, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà khi phát biểu chỉ đạo, cho rằng công nghiệp hiện nay chủ yếu đang phụ thuộc vào khối FDI.

“Không nên vội mừng khi doanh nghiệp trong nước vẫn chỉ gia công, giá trị gia tăng trong sản phẩm chưa cao. Đây là vấn đề lớn đặt ra với ngành Công Thương, các bộ ngành liên quan”, ông nhận xét.

Phó thủ tướng nhìn nhận cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn vào 2024, đòi hỏi doanh nghiệp trong nước cần chủ động để không nằm ngoài cuộc chơi, xu thế lớn của thời đại. Ông cũng lưu ý phát triển ngành cơ khí chế tạo phải dựa trên nhu cầu thị trường và công nghệ lõi, nền tảng, mang tính dẫn dắt.

“Muốn đi cùng các nước trên thế giới, chúng ta phải có tư tưởng đột phá, nắm bắt cơ hội và lựa chọn thuận lợi trong thách thức”, lãnh đạo Chính phủ nêu.

Để công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển, Tổng giám đốc Thaco Phạm Văn Tài kiến nghị Bộ Công Thương có cơ chế ưu đãi, hỗ trợ phù hợp thuế, phí để thúc đẩy sản xuất, sử dụng các dòng xe thân thiện môi trường.

Doanh nghiệp này cũng muốn Bộ Công Thương sớm hoàn thiện, đề xuất bổ sung Luật Công nghiệp trọng điểm vào chương trình xây dựng luật, pháp Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý, thu hút đầu tư và thúc đẩy xây dựng nền công nghiệp tự chủ.

Ông Phan Đăng Tuấn cùng quan điểm, và nói thêm Bộ cần có chiến lược, coi công nghiệp hỗ trợ là “hạt nhân của quá trình công nghiệp hóa đất nước”. Như vậy chiến lược phát triển đưa ra mới có tầm nhìn toàn diện. Thậm chí, cần có luật riêng về phát triển công nghiệp hỗ trợ với các chính sách ưu đãi, đặc thù, làm cơ sở thúc đẩy công nghiệp hóa.

Trước làn sóng đầu tư vào chip bán dẫn và Việt Nam đang được coi là điểm thu hút đầu tư lĩnh vực này, ông Tuất cho rằng, Bộ Công Thương cùng các bộ ngành dự báo chính xác hơn để doanh nghiệp tính toán phương án đầu tư, vay vốn, kết nối sản xuất.

Cùng đó, Bộ Công Thương mở rộng xúc tiến thị trường, có chính sách tạo liên kết sản xuất lớn, tức là làm các cụm chi tiết, thay vì từng chi tiết như hiện nay, để giúp doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

 

Nguồn: Vnexpress

Lương tối thiểu vùng 2024: Chốt mức tăng 6%

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Hội đồng tiền lương quốc gia họp phiên thứ 2 đàm phán về lương tối thiểu vùng 2024. Trong đó, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất mức tăng 4%. Trong khi đó, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 6,5 – 7,3%. Sau khi bỏ phiếu, 100% thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia đồng ý mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 là 6%.

Trước đó, chia sẻ với DĐDN, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn với dự báo tăng trưởng chậm lại, gia tăng khả năng suy thoái trong ngắn hạn đã và đang bị đe dọa bởi lạm phát, hệ thống tài chính toàn cầu đang lâm vào suy yếu. Cùng với đó, xung đột quân sự Nga – Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại. Bên cạnh đó, tăng trưởng GDP 9 tháng năm 2023 chưa đạt kỳ vọng, chỉ cao hơn tốc độ tăng 2,19% và 1,57% của 9 tháng các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023. Bình quân 11 tháng năm 2023, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy 50% doanh nghiệp ghi nhận sụt giảm doanh thu từ 10% – 40%, so với cùng kỳ 9 tháng đầu năm 2022, 44% doanh nghiệp dệt may/da giày và 35% doanh nghiệp vật liệu xây dựng sụt giảm 20% – 40% doanh thu; ngành gỗ nhu cầu giảm 25%, doanh thu mặt hàng ô tô giảm 30%.

Sau khi bỏ phiếu, 100% thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia đồng ý mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 là 6%.

Tính chung 11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng bộ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) do VCCI cấp đã giảm từ 10-25% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân của việc giảm số lượng C/O được cấp do chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát tại các thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam, ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Bên cạnh việc tuyển mới lao động, tình trạng công nhân nghỉ việc vẫn diễn ra, số người lao động nghỉ việc nhiều hơn hoặc gần bằng số lao động các công ty tuyển mới, tình trạng này chủ yếu là các doanh nghiệp FDI có số lao động biến động hàng tháng. Nguyên nhân dẫn đến việc người lao động bị cắt giảm giờ làm là do các đơn vị, doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Một số đơn vị, doanh nghiệp không nhập được nguyên, vật liệu nên ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, thậm chí, nhiều doanh nghiệp không ký được đơn hàng mới, trong khi hàng sản xuất ra tồn kho nhiều… Do đó, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất mức tăng 4%. Trong khi đó, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 6,5 – 7,3%.

Trước đó, đầu tháng 8 vừa qua, Hội đồng tiền lương quốc gia đã họp phiên đầu tiên, bàn thảo về việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024. Kết thúc phiên họp thứ nhất, Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất thời điểm họp các phiên tiếp theo diễn ra vào quý 4 năm nay, thay vì vào tháng 7, tháng 8 như thông lệ. Tại phiên họp, đại diện người lao động, chủ sử dụng lao động đã trình bày các căn cứ, mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024. Về cơ bản, tất cả các thành viên đều chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp, chia sẻ với đời sống của công nhân, người lao động khi thu nhập chưa đảm bảo mức sống tối thiểu. Tại phiên họp này, công đoàn mong muốn mức điều chỉnh  lương tối thiểu vùng năm 2024 tăng từ 5 đến 6%.

Tại phiên họp thứ nhất, bộ phận kĩ thuật của Hội đồng tiền lương quốc gia đã đưa ra đề xuất tăng lương tối thiểu vùng vào thời điểm từ ngày 1/1/2024 hoặc từ ngày 1/7/2024. Mức đề xuất tăng lương tuân theo nguyên tắc làm sao để lương tối thiểu phải bằng hoặc cao hơn mức sống tối thiểu của người lao động.

 

Nguồn: Báo Diễn đàn doanh nghiệp

Doanh nghiệp khản tiếng kêu cứu – Bài 2: Liêu xiêu trong cảnh “trăm dâu đổ đầu”

Từ doanh nghiệp ngành thép, vàng, quảng cáo, tới doanh nghiệp ngành y tế… đều cất tiếng kêu cứu bởi đã quá khó khăn vì kinh tế suy giảm, lại thêm khốn đốn bởi vướng mắc về thuế, hải quan, về quy hoạch, cùng những thủ tục hành chính. Gỡ nhanh cho doanh nghiệp, cũng có nghĩa sẽ tiếp thêm sức lực cho họ vượt qua giai đoạn này.

Áp thuế mỗi nơi một kiểu

Theo đại diện Công ty Xuất nhập khẩu Thu Hiền, việc áp mã thuế suất ở mỗi cảng áp dụng một kiểu khác nhau, khiến doanh nghiệp “điên đầu”. Chẳng hạn, sản phẩm rong biển Hàn Quốc nhập khẩu tại TP.HCM thì áp mã 2006 do Bộ Công thương quản lý, nhưng cũng sản phẩm này, nhập khẩu tại các địa phương khác lại áp mã 2008, thuộc quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Một ví dụ nữa, Hải quan TP.HCM không thu phí soi chiếu hàng nhập khẩu theo quy định, nhưng một số địa phương khác vẫn thu.

Không riêng câu chuyện của doanh nghiệp trên, theo Hội Tư vấn và Đại lý thuế TP.HCM, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2% rất cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập. Đơn cử, với máy móc lĩnh vực công nghệ thông tin, điều khiển kỹ thuật số, cơ quan hải quan cho nhập với mức thuế 8%, xong lại truy thu thêm 2%. Doanh nghiệp đã nộp 10% thì không được khấu trừ, doanh nghiệp nộp 8% thì bị truy thu và bị phạt.

Không chỉ sản phẩm trên, trong kiến nghị mới đây với Thủ tướng Chính phủ, UBND TP.HCM cho rằng, cần thực hiện Luật Thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu sửa đổi một cách triệt để, không để tình trạng nhập nguyên liệu máy móc thì thuế nhập khẩu 0 – 10%, hoặc miễn thuế, trong khi thuế nhập khẩu nguyên, vật liệu, linh kiện phụ tùng lên đến 15% như hiện nay.

Theo Hội Doanh nghiệp quận 10, đã có trường hợp áp mã thuế suất trước – sau khác nhau của cán bộ thuế, hải quan, đưa doanh nghiệp vào tình trạng khó xử, dẫn đến thua lỗ, giải thể.

Đó là chưa nói, theo Hội Tự động hóa TP.HCM, mức giảm 2% thuế GTGT cho doanh nghiệp của ngành tự động hóa chưa rõ ràng. Việc này khiến doanh nghiệp nhập các mặt hàng cơ khí không biết phải nộp mức thuế 8% hay 10%, dẫn tới đến nay, hồ sơ quyết toán thuế vẫn “treo ngược”.

Trăm dâu đổ vào đầu

Vấn đề bức xúc khác, theo Hội Doanh nghiệp quận 10, khi kiểm tra quyết toán thuế tại doanh nghiệp, nếu phát hiện có hóa đơn của đối tác đã giải thể hoặc công ty “ma”, thì cơ quan thuế đẩy hết về cho doanh nghiệp đang kiểm tra phải chịu trách nhiệm. Điều này là rất vô lý, bởi doanh nghiệp không thể biết trước được đối tác có thể… giải thể để mà tránh.

UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, nêu rõ việc xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là nhu cầu chính đáng và phù hợp trình độ sản xuất hiện nay, vì vậy, Chính phủ cần bổ sung mức nghĩa vụ cho “đất nông nghiệp công nghệ cao” để người dân, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đẩt theo quy hoạch, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Hội Doanh nghiệp quận 10 cho rằng, việc cơ quan thuế không kiểm soát, xử lý được vấn nạn mua hóa đơn bất hợp pháp, mà buộc doanh nghiệp có liên quan (vô tình là đối tác) phải đóng lại số thuế từ các hóa đơn bất hợp pháp cũng rất phi logic.

“Cơ quan chức năng phải phát hiện, kịp thời cảnh báo danh sách công ty “ma” để doanh nghiệp tử tế tránh giao dịch, chứ không phải quy hết trách nhiệm cho họ”, một doanh nghiệp (xin không nêu tên) bức xúc.

Không chỉ vậy, theo Hội Tư vấn và Đại lý thuế TP.HCM, tình trạng giải quyết hoàn thuế GTGT chậm rất phổ biến và kéo dài. Điều này không chỉ khiến doanh nghiệp “sống mòn”, mà thậm chí lâm nguy trong bối cảnh kinh tế chung suy thoái.

Điều nghịch lý là, doanh nghiệp chậm nộp thuế thì bị xử phạt nặng, trong khi cơ quan thuế chậm hoàn thuế thì không ai xử. Đây là sự bất bình đẳng trách nhiệm giữa cơ quan thu thuế và người nộp thuế.

Không chỉ cơ quan thuế, mà lĩnh vực hải quan cũng gây bức xúc. Theo  một doanh nghiệp, cán bộ hải quan buộc họ phải mang hàng mẫu xuất nhập khẩu đi tìm cơ quan kiểm tra chuyên ngành, khiến doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian, chi phí lưu hàng tại kho cảng…

Nguyên nhân bởi các ngành liên tiếp ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện khiến cán bộ thực thi nhầm lẫn (không cập nhật và nhớ hết văn bản của các ngành). Thậm chí, cán bộ buộc kiểm tra những mặt hàng không còn thuộc danh mục phải kiểm tra và sau đó không ai chịu trách nhiệm về thiệt hại của doanh nghiệp.

Thủ tục “hành là chính”

Theo lãnh đạo Công ty TNHH Lập Phúc (quận 7), doanh nghiệp này ký hợp đồng thuê đất và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nộp thuế ổn định. Khi doanh nghiệp đổi tên, UBND TP.HCM có quyết định với yêu cầu cơ quan chức năng “có trách nhiệm cập nhật hồ sơ địa chính theo quy định”.

Oái oăm là, cơ quan thuế lại yêu cầu Công ty phải ký lại hợp đồng thuê đất và xin cấp lại “sổ đỏ” mới, không như chỉ đạo của UBND Thành phố.

Theo Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM, cán bộ, công chức thừa hành ít quan tâm đến khó khăn hoặc tình trạng đóng cửa doanh nghiệp, gây mất việc làm cho người lao động. Có trường hợp lợi dụng các điều kiện quy định bất hợp lý, mức phạt cao… để làm khó doanh nghiệp.

Không chỉ riêng câu chuyện trên, theo đại diện Câu lạc bộ Tổng thư ký TP.HCM (tổ chức tự nguyện của những người làm công tác văn phòng, thư ký các hiệp hội, các hội ngành nghề, hội doanh nghiệp quận, huyện, câu lạc bộ doanh nghiệp và các tổ chức hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM), việc tổ chức thực thi pháp luật của một số cơ quan còn kém hiệu quả, không đồng bộ, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Lĩnh vực khó khăn hiện nay là chuyển mục đích sử dụng đất, cấp sổ đỏ, sổ hồng, cấp phép xây dựng, giải phóng mặt bằng, thủ tục hoàn công xây dựng. Đặc biệt, thủ tục xin đầu tư khai thác khu công nghiệp, cụm công nghiệp, dự án đầu tư còn khó hơn trước đây.

 “Thành phố cần nghiên cứu thay đổi phương pháp thực hiện cải cách hành chính theo hướng giảm động tác thừa, công việc không cần làm… trong các cơ quan để tinh giản bộ máy. Hạn chế, đơn giản hóa cơ chế xử lý hồ sơ theo hội đồng, lấy ý kiến nhiều cơ quan theo kiểu chia trách nhiệm”,  Câu lạc bộ nêu ý kiến với lãnh đạo TP.HCM.

Báo cáo với Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ hồi tháng 11/2023, UBND TP.HCM cũng thừa nhận, mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp còn thấp. Hồ sơ thủ tục hành chính chưa được kiểm soát, chưa đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch, cũng như tỷ lệ hồ sơ quá hạn vẫn còn rất cao.

Doanh nghiệp nghề nông “đói” đất sản xuất

Sau khi TP.HCM buộc phải chấm dứt thực hiện thí điểm xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp theo Kết luận kiểm tra số 48/KL-KTRVB ngày 7/10/2022 của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), nhiều doanh nghiệp nông nghiệp rất khốn đốn.

Điển hình, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Phúc Lộc Phát – một trong 3 doanh nghiệp của Việt Nam gây nuôi xuất khẩu khỉ đuôi dài cho nghiên cứu vắc-xin, được CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) cấp phép, có nguy cơ bị đẩy tới bờ vực phá sản.

Nguyên nhân, bởi yêu cầu của một đơn hàng lớn, Công ty đã cho lắp ráp tạm một căn nhà và cải tạo hơn 374 m2 thành khu cách ly khỉ. Nhưng vì quy định không cho phép xây dựng trên đất nông nghiệp nên chính quyền địa phương cấm việc cải tạo khu vực cách ly. Tình thế dẫn tới khỉ không đạt quy định xuất khẩu, nguy cơ vỡ hợp đồng, dẫn tới mất uy tín và phá sản.

Tương tự, Công ty TNHH MTV Bò sữa TP.HCM cũng phải kêu trời tại một hội nghị đối thoại với lãnh đạo TP.HCM. Doanh nghiệp này có khoảng 3.300 ha đất nông nghiệp và rất vất vả khi xin cấp phép xây dựng công trình phụ. Thiếu đi nhà kho, nhà vệ sinh cho công nhân… khiến hoạt động của công ty gặp nhiều khó khăn.

Một trường hợp khác là Hợp tác xã nông nghiệp Xuân Lộc (quận 12) có nhiều đất nông nghiệp, cũng gặp khó trong việc xin cấp giấy phép xây dựng nhà kính, nhà lồng, chuồng trại chăn nuôi. Điều này dẫn đến đơn vị chưa thể tổ chức sản xuất quy mô công nghệ cao, bởi các dự án này cần đầu tư hàng tỷ đồng, không thể vướng pháp lý.

Theo Hội Doanh nghiệp huyện Củ Chi, hiện nay đất nông nghiệp bị bỏ hoang rất nhiều ở ngoại thành. Vì vậy, Hội khẩn thiết đề nghị UBND TP.HCM tháo gỡ ách tắc xây dựng trên đất nông nghiệp cho doanh nghiệp; xem xét trường hợp đối với nhà tiền chế lắp dựng ở nông thôn phục vụ sản xuất.

 (Còn tiếp)

 Liên quan bức xúc về thuế, UBND TP.HCM đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị sửa đổi các chế tài xử phạt hành chính, hình sự đối với các hành vi mua bán trái phép hóa đơn, đảm bảo minh bạch, bình đẳng, công bằng cho các doanh nghiệp kinh doanh chấp hành tốt pháp luật nhà nước.

Bổ sung một số nội dung Luật Quản lý thuế quy định rõ ràng, quy định trách nhiệm cụ thể của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện các hành vi gian lận trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế. Bổ sung chức năng điều tra cho cơ quan thuế đảm bảo cơ quan thuế được quyền điều tra, xác minh khi có dấu hiệu rủi ro trong quản lý thuế nói chung và hoàn thuế nói riêng. Bổ sung quy định về thanh tra trước, hoàn thuế sau đối với các hồ sơ đề nghị hoàn thuế có tính phức tạp, rủi ro rất cao, số tiền lớn.

 

Nguồn: Báo đầu tư

Bản tin tổng hợp PPIA từ 11/12- 16/12/2023

Giá nhập khẩu OCC tăng lên USD5-10/t ở Đông Nam Á, Đài Loan

SINGAPORE, ngày 15 tháng 12 năm 2023 (PPI Châu Á) – Các nhà cung cấp đã cố gắng tăng giá các loại hòm hộp các tông cũ (OCC) nhập khẩu từ Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, Đông Nam Á và Đài Loan trong hai tuần qua, bất chấp sự phản đối của khách hàng.

Ban đầu, người mua dự kiến giá sẽ giảm trước Giáng sinh, tin rằng thu gom ở các nước xuất xứ sẽ tăng và giá cho các lô hàng OCC được sắp xếp sau kỳ nghỉ Giáng sinh và Năm mới mà họ đặt hàng bây giờ sẽ giảm.

Khách hàng ngạc nhiên khi người bán vẫn tiếp tục tăng giá. Nhiều người trong số họ cho rằng các nhà cung cấp đã cố tình kìm hãm việc chào bán và quyết định chống lại động thái này bằng cách cắt giảm số lượng hoặc hoãn mua hàng thường xuyên.

Nhưng chiến lược này rõ ràng đã không hoạt động tốt.

Một số nhà máy sản xuất bột bìa, thùng hộp tái chế trực thuộc Trung Quốc ở Đông Nam Á và đơn vị thu mua của các nhà sản xuất bao bì hàng đầu Trung Quốc được cho là đã nhượng bộ và chấp nhận tăng giá để có được đủ khối lượng.

Những người khác, đặc biệt là các nhà máy trong khu vực, đã quyết định chờ đợi, cho rằng nhu cầu về thành phẩm vẫn chậm và giá cả trì trệ trong khu vực, chủ yếu do suy thoái ở Trung Quốc.

Các nguồn tin cho biết các nhà cung cấp đã học được bài học từ việc đặt trước quá nhiều số lượng để bán trong khu vực khi giá tăng lên mức đỉnh gần đây vào tháng 10 và điều chỉnh chiến lược tìm nguồn cung ứng của họ.

Giá giấy OCC phân loại kép (DS OCC 12) có nguồn gốc từ Mỹ tăng lên tới 205-210 USD/tấn, vào thời điểm các nhà sản xuất bìa trong khu vực chứng kiến xuất khẩu nguyên liệu đóng gói sang Trung Quốc tăng mạnh.

Nhưng thị trường xuất khẩu thịnh vượng chỉ kéo dài được một tháng và giá DS OCC lại giảm.

Một nhà cung cấp lớn cho biết thời gian này, thương lái đã giảm lượng đặt hàng kể từ tháng trước để tránh rủi ro.

Các nhà cung cấp Mỹ cũng nhấn mạnh rằng OCC và nhu cầu giấy hỗn hợp ở thị trường trong nước rất ổn định, dẫn đến lượng hàng xuất khẩu sang châu Á bị hạn chế.

Mặt khác, phía người mua nhận thấy sự tập trung các yêu cầu về việc vận chuyển hàng hóa giấy thu hồi đến Đông Nam Á trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau.

NHIỀU NHÀ MÁY GIẤY BÌA, CARTON TRUNG QUỐC LÊN KẾ HOẠCH NGỪNG HOẠT ĐỘNG VÀO DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN 2024

THƯỢNG HẢI, ngày 14 tháng 12 năm 2023 – Nhiều nhà máy sản xuất giấy bìa, carton Trung Quốc đã lên kế hoạch ngừng hoạt động hàng năm vào dịp Tết Nguyên đán 2024, rơi vào ngày 10 tháng 2.

Jintian Paper thông báo rằng tất cả các Máy xeo giấy (PM) tại ba nhà máy hiện có của họ ở Trung Quốc sẽ ngừng hoạt động trong 23-33 ngày trong tháng 1 và tháng 2, khiến nguồn cung thị trường giảm 240.000 tấn giấy bìa từ nguyên liệu tái chế.

Tại nhà máy của họ ở thành phố Đông Quan, tỉnh Quảng Đông, tất cả 8 máy xeo dự kiến sẽ tạm dừng sản xuất từ ngày 18 tháng 1 đến ngày 19 tháng 2, điều này sẽ gây sụt giảm sản xuất khoảng 29.000 tấn giấy bao bì từ nguyên liệu tái chế và 83.000 tấn chipboard và giấy lõi (coreboard).

Tại tỉnh Giang Tô, công ty vận hành một nhà máy sản xuất bìa carton công suất 1 triệu tấn mỗi năm ở thành phố Diêm Thành và cả ba máy tại nhà máy sẽ ngừng hoạt động từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 19 tháng 2. Việc ngừng hoạt động sẽ làm giảm sản lượng khoảng 90.000 tấn.

Nhà máy Luzhou của nhà sản xuất ở tỉnh Tứ Xuyên có kế hoạch ngừng hoạt động trong 23 ngày từ 28 tháng 1 đến 19 tháng 2 và việc sản xuất giấy bìa từ nguyên liệu tái chế sẽ bị cắt giảm 37.000 tấn.

Jiangmen Super Star Paper, công ty sẽ ngừng sản xuất 4 PM tại nhà máy ở thành phố Giang Môn, tỉnh Quảng Đông bắt đầu từ ngày 27 tháng 1. Thời gian ngừng hoạt động sẽ kéo dài đến ngày 27 tháng 3, làm giảm sản lượng khoảng 42.000 tấn giấy bìa từ nguyên liệu tái chế và 32.000 tấn giấy lõi.

Tại Quảng Đông, Công ty Giấy Đông Quan Shuangzhou có kế hoạch ngừng hoạt động trong cả tháng 2 tại nhà máy của mình ở thành phố Đông Quan, nhưng công ty không cung cấp kế hoạch chi tiết cho từng máy xeo. Công ty vận hành 5 máy PM sản xuất giấy sóng với tổng công suất 420.000 tấn/năm.

Ngoài kế hoạch ngừng hoạt động của ba nhà sản xuất, Shanying International Holdings tuần trước cũng thông báo rằng hai máy làm bìa carton tái chế tại nhà máy của họ ở thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang sẽ ngừng hoạt động vào đầu năm 2024, cắt giảm sản lượng khoảng 82.000 tấn.

Sonoco tăng giá bìa tái chế không tráng phủ thêm 50 USD/tấn

HARTSVILLE, SC, ngày 13 tháng 12 năm 2023 (Thông cáo báo chí) – Sonoco thông báo họ đang thực hiện tăng giá $50/tấn đối với tất cả các loại bìa tái chế không tráng phủ (URB) tại Hoa Kỳ và Canada, có hiệu lực với các lô hàng bắt đầu từ ngày 1 tháng 2 năm 2024 Công ty cho biết việc tăng giá là “cần thiết để bù đắp chi phí đầu vào tăng cao”.Được thành lập vào năm 1899, Sonoco là nhà cung cấp các sản phẩm bao bì toàn cầu. Với doanh thu ròng khoảng 7,3 tỷ USD vào năm 2022, công ty có khoảng 22.000 nhân viên làm việc tại hơn 320 cơ sở hoạt động trên khắp thế giới.

Giá bìa tái chế, giấy mịn tăng ở Đông Nam Á trong quý 4

SINGAPORE, ngày 15 tháng 12 năm 2023 (Fastmarkets RISI) – Giá bìa bao bì tái chế và giấy mịn ở Đông Nam Á đã tăng nhẹ trong quý cuối cùng của năm nay. Giá bìa tái chế tăng: Giá nhập khẩu OCC, nguồn nguyên liệu chính để sản xuất bìa container tái chế ở Đông Nam Á, đã tăng kể từ cuối tháng 6 và đạt mức cao nhất gần đây vào tháng 10. Theo đánh giá của Fastmarkets, giá OCC 11 của Mỹ đã tăng từ 160-165 USD/tấn vào ngày 30/6 lên 200-205 USD/tấn vào ngày 20/10, tăng 24,6%, trong khi OCC Châu Âu (95/5) tăng từ 125-130 USD lên 145-USD. 150, tăng 15,7% trong cùng kỳ. Mặc dù mức giá đã giảm trong tháng 11 nhưng chúng lại tăng trở lại kể từ đầu tháng 12, đạt hoặc tiến gần đến mức cao gần đây trong tháng 10.

Các nhà sản xuất giấy bìa báo cáo rằng giá nhập khẩu OCC tăng cao cũng đã hỗ trợ giá giấy thu hồi trong nước. Các nhà sản xuất bìa Malaysia đang rơi vào tình huống đặc biệt khó khăn khi giá OCC nội địa cao hơn 10 USD so với nhập khẩu, do công suất bìa tái chế và bột giấy tái chế ở nước này tăng vọt trong năm nay và tăng cường cạnh tranh về nguyên liệu địa phương.

Những người tham gia thị trường ở Đông Nam Á mô tả nhu cầu đóng gói trong nước là khiêm tốn hoặc ổn định trong quý 4 năm nay, nhưng lượng đơn đặt hàng theo mùa từ khách hàng trong nước, cùng với sự phục hồi xuất khẩu sang Trung Quốc, đã hỗ trợ cho việc tăng giá trong khu vực.

Đà tăng giá bìa carton tái chế tại thị trường Trung Quốc từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 10 đã khuyến khích người mua Trung Quốc đặt hàng nhập khẩu bìa, đặc biệt là từ các nhà cung cấp Đông Nam Á do thời gian giao hàng ngắn.

Động thái này đã được phản ánh trong dữ liệu nhập khẩu giấy bìa container tái chế của Trung Quốc. Theo Hải quan Trung Quốc, lượng tiêu thụ giấy lót tái chế của nước này là gần 386.000 tấn trong tháng 10, tăng 90% so với một năm trước và cao nhất được ghi nhận vào năm 2023. Nhập khẩu giấy gợn sóng đạt 318.000 tấn, tăng 52% so với tháng 10 năm 2022 và cao nhất kể từ đó. Tháng 7 năm nay. Những mối liên hệ với thương nhân cho thấy khối lượng hàng đến các cảng Trung Quốc trong tháng 11 sẽ ở mức cao.

Trong khi các thương nhân Trung Quốc do dự đặt hàng nhập khẩu nhiều hơn vào tháng 11 khi giá tại thị trường nội địa giảm nhẹ, họ đã quay trở lại thị trường một lần nữa, yêu cầu giao hàng dự kiến vào cuối tháng 2 năm 2024 sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Mặc dù không rõ liệu Trung Quốc có giữ chính sách thuế bằng không đối với hàng nhập khẩu giấy lót tái chế vào năm 2024 hay không, một số thương nhân Trung Quốc cho rằng nguy cơ khôi phục thuế quan là khá nhỏ và muốn bổ sung thêm hàng hóa trên tàu để chuẩn bị cho nhu cầu tăng thông thường khi hoạt động kinh doanh tiếp tục trở lại sau thời gian dài hạn kéo dài. Kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán.

Chi phí nguyên liệu leo thang và nhu cầu tăng đã đẩy giá nhập khẩu nguyên liệu tái chế ở Đông Nam Á tăng từ 330-380 USD/tấn trong tháng 9 lên 340-400 USD/tấn trong tháng 12.

Tương tự, giá nhập khẩu testliner đã tăng từ 350-400 USD/tấn trong tháng 9 lên 360-410 USD/tấn trong tháng 12.

Giấy kraft nhập khẩu, có giá 440-540 USD/tấn trong tháng 9, hiện nằm trong khoảng 450-560 USD/tấn.

Giá giấy greyback-coated duplex nhập khẩu ở Đông Nam Á có dấu hiệu phục hồi trong tháng 9 sau khi giảm mạnh từ tháng 4 đến tháng 7. Giá loại này tiếp tục tăng trong quý 4 năm nay, tăng từ 450-540 USD/tấn trong tháng 9 lên 470-540 USD/tấn trong tháng 12. Nỗ lực tăng giá của các nhà sản xuất Malaysia và Hàn Quốc, những nhà cung cấp chính loại này ở thị trường Đông Nam Á, đã giúp loại bỏ lượng hàng giá thấp.

Việc các nhà sản xuất Trung Quốc tăng giá xuất khẩu bìa ngà tráng phủ cũng là một yếu tố góp phần, vì sự sụt giảm giá trước đó của loại bìa hộp làm từ xơ sợi nguyên thủy này trong nửa đầu năm nay đã có tác động dây chuyền lên giá bìa hai mặt tráng phủ ở Ấn Độ, Đông Nam Á.

Giá giấy mịn tăng vọt: Thị trường Đông Nam Á chứng kiến giá cả giấy mịn có tráng (CFP) và giấy mịn không tráng (UFP) đều tăng trong quý 4 năm nay.

Giá nhập khẩu CFP tăng từ 700-800 USD/tấn trong tháng 9 lên 700-830 USD/tấn trong tháng 12, trong khi giá nhập khẩu UFP tăng từ 750-830 USD/tấn trong tháng 9 lên 770-860 USD/tấn trong tháng 12.

Cả APP Indonesia và Asia Pacific Resources International (APRIL), hai nhà cung cấp giấy hàng đầu trong khu vực, đều công bố tăng giá trong quý này, do chi phí bột gỗ tăng.

Giá giấy mịn cao hơn ở thị trường Trung Quốc cũng khiến các nhà sản xuất Trung Quốc yêu cầu tăng giá xuất khẩu, đặc biệt là UFP, hoặc giảm khối lượng cho khách hàng nước ngoài.

Đơn đặt hàng giấy mỹ thuật từ các nhà xuất bản ở Đông Nam Á và Nam Á vẫn ổn định, trong khi các sự kiện chính trị trong khu vực, cụ thể là chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024, đang diễn ra.

Giá P&B Nhật Bản ổn định trong quý 4 do sản xuất và nhu cầu hàng năm chậm lại

SINGAPORE, ngày 15 tháng 12 năm 2023 – Giá các loại giấy và bìa (P&B) chính vẫn ổn định tại thị trường Nhật Bản trong quý cuối cùng của năm 2023.

Hầu hết các nhà sản xuất P&B ở Nhật Bản đã thực hiện ba đợt tăng giá đối với các loại giấy in và viết từ đầu năm dương lịch 2022 đến quý đầu tiên của năm 2023. Ngoài ra, hai đợt tăng cấp bao bì gồm bìa container, bìa hộp và giấy kraft cũng được thực hiện trong cùng thời gian. Tất cả các đợt tăng giá được áp dụng để bù đắp tác động của chi phí nguyên liệu thô, nhiên liệu và hậu cần tăng cao, vốn càng trở nên trầm trọng hơn do đồng yên Nhật mất giá mạnh so với đồng đô la.

Giá P&B ổn định vào khoảng giữa năm 2023 và duy trì ổn định kể từ đó. Những lần điều chỉnh giá trước đó đã thúc đẩy doanh số bán hàng của hầu hết các nhà sản xuất P&B, giúp họ thoát khỏi cảnh báo lỗ hoặc cải thiện lợi nhuận của họ so với cùng kỳ năm trước, và được chứng minh bằng dữ liệu về kết quả hoạt động tài chính của các công ty niêm yết trong sáu tháng kết thúc vào ngày 30 tháng 9.

Tại Nhật Bản, giá nhập khẩu bột giấy kraft tẩy trắng, bao gồm cả loại gỗ cứng và gỗ mềm, đã tăng trở lại trong quý 4 năm nay từ mức sụt giảm trong quý 3. Giá cao và biến động khiến người mua Nhật Bản ngừng nhập khẩu bột giấy. Do đó, tổng lượng bột giấy nhập khẩu của nước này chỉ đạt 840.000 tấn trong ba quý đầu năm nay, giảm 25,4% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Hiệp hội Giấy Nhật Bản (JPA).

Sự biến động về giá và khối lượng nhập khẩu bột giấy không phải là mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà sản xuất P&B làm từ xơ sợi nguyên thủy ở Nhật Bản, bởi vì hầu hết trong số họ, đặc biệt là các công ty lớn, đều dựa vào sản xuất bột giấy trong nước.

Xuất khẩu giấy đồ họa sụt giảm: Nhu cầu giấy in và truyền thông ở Nhật Bản đang suy giảm về cơ cấu, một kịch bản cũng xảy ra ở hầu hết các quốc gia khác trên toàn cầu. Giá giấy cao kéo dài cùng với việc áp dụng hình thức làm việc từ xa chỉ càng đẩy nhanh tốc độ suy thoái ở Nhật Bản.

Theo JPA, xuất khẩu giấy in và truyền thông nội địa giảm 10,3% so với cùng kỳ xuống 403.000 tấn trong tháng 10, giảm hai con số trong 5 tháng liên tiếp.

Chính phủ Nhật Bản đã triển khai hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc mới vào tháng 10. Theo các chuyên gia thị trường trong nước, tác động của nó đối với việc tiêu thụ giấy truyền thông có thể không được cảm nhận ngay lập tức vì hóa đơn giấy vẫn là một lựa chọn, nhưng chi phí giấy tăng cao tiếp tục là động lực rõ ràng để các doanh nghiệp chuyển đổi sang hệ thống điện tử.

Về phía cung, Nhà máy giấy Mitsubishi đã khôi phục hoạt động bình thường tại nhà máy công suất 510.000 tấn mỗi năm ở thành phố Hachinohe, quận Aomori, vào thứ Tư ngày 6 tháng 12 sau khi khôi phục nồi hơi tại chỗ đã bị hư hỏng trong vụ nổ hơi nước vào ngày 22 tháng 8.

Ban đầu công ty dự kiến sẽ hoàn thành việc sửa chữa trong hai tháng.

Nhà máy 1,2 triệu tấn/năm của Tập đoàn Hokuetsu ở thành phố Niigata, tỉnh cùng tên, đã ngừng hoạt động trong khoảng hai tuần sau khi bị sét đánh vào ngày 20 tháng 11.

Các nguồn tin cho biết cả hai vụ tai nạn đều không gây ra sự gián đoạn đáng kể đối với nguồn cung cấp giấy đồ họa tại thị trường Nhật Bản.

Nhu cầu về bìa yếu: Ngành bìa bao bì ở Nhật Bản cũng đang chịu sức ép. Dữ liệu của JPA cho thấy các lô hàng bìa carton nội địa đã giảm 4,2% so với cùng kỳ xuống còn 7,242 triệu tấn trong 10 tháng đầu năm nay trong khi các loại bìa carton gấp giảm 3% xuống 1,104 triệu tấn trong cùng kỳ.

Nhu cầu về vật liệu đóng gói chậm chạp chủ yếu là do tiêu dùng tư nhân suy yếu, đây cũng là nguyên nhân chính khiến tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản giảm 2,9% so với dự kiến trong quý 3 năm nay. Giá hàng hóa hàng ngày tăng cao và sự sụt giảm liên tiếp của tiền lương được điều chỉnh theo lạm phát đã làm suy giảm tâm lý người tiêu dùng.

Nhu cầu chậm lại, cùng với áp lực giảm bớt từ chi phí nguyên liệu thô và nhiên liệu, đang đè nặng lên giá tàu ở Nhật Bản. Trong khi giá các loại bao bì ổn định ở mức cao ngất ngưởng trong quý này, các nhà máy sản xuất bìa cứng dự kiến sẽ phải đối mặt với yêu cầu giảm bớt thời gian đàm phán đơn hàng của khách hàng trong năm tài chính Nhật Bản, bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 năm 2024.

Trước đây, các nhà máy sản xuất bìa carton của Nhật Bản đã cắt giảm mạnh xuất khẩu do giá cả không đạt yêu cầu ở thị trường nước ngoài.

Theo JPA, trong ba quý đầu năm 2023, tổng xuất khẩu các loại giấy bìa container của Nhật Bản đạt 542.000 tấn, giảm 34,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, xuất khẩu giấy bìa container của nước này đạt 73.000 tấn trong tháng 10, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tăng trưởng dương đầu tiên sau 13 tháng. Các mối liên hệ trên thị trường cho thấy nhu cầu nội địa yếu kém khiến các nhà sản xuất Nhật Bản không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là đối với các nhà máy đóng hộp và chuyển đổi của chính họ ở Đông Nam Á và Trung Quốc đại lục, để điều chỉnh cân bằng cung cầu trong nước.

Việc sản xuất bìa cũng bị hạn chế để tránh nguồn cung quá mức. Dữ liệu từ JPA cho thấy sản lượng giấy bìa container trong nước giảm 8% xuống còn 7,878 triệu tấn trong 10 tháng đầu năm 2023.

Xuất khẩu RCP tăng vọt: Sự sụt giảm trong sản xuất bìa cứng đã khiến Nhật Bản có thêm giấy thu hồi để xuất khẩu. Xuất khẩu RCP của nước này đạt tổng cộng 1,854 triệu tấn trong 10 tháng đầu năm 2023, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mức tăng này hoàn toàn đến từ xuất khẩu container cũ (OCC), tăng lên 1,270 triệu thùng trong tháng 10, tăng 43,5% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng bổ sung đã được các nước Đông Nam Á hấp thụ, bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Malasia và Indonesia, nơi OCC Nhật Bản phổ biến do thời gian vận chuyển ngắn hơn, chất lượng ổn định và giá cả tương đối ổn định so với OCC từ Mỹ và Châu Âu.

Arauco giữ vững giá thông radiata, USK nhập khẩu vào Trung Quốc, định giá BHK ở mức 650 USD/tấn

SINGAPORE, ngày 14 tháng 12 năm 2023 – Arauco của Chile đã công bố giá nhập khẩu ba loại bột giấy chính của mình vào Trung Quốc cho các lô hàng tháng 1 năm 2024 vào thứ Năm, ngày 14 tháng 12, với thông radiata không đổi ở mức 780 USD/tấn, bột giấy kraft gỗ mềm không tẩy trắng giữ nguyên ở mức 780 USD/tấn. 740 USD/tấn và bột giấy kraft gỗ cứng đã tẩy trắng (BHK) ở mức 650 USD/tấn.

Nhà sản xuất Chile đã bỏ qua việc cung cấp BHK cho các đơn đặt hàng tháng 12 tại thị trường Trung Quốc, với lý do tồn đọng và các vấn đề sản xuất. Vào tháng 11, BHK của Arauco là 630 USD/tấn.

Các đại lý nhà cung cấp ở Trung Quốc chỉ ra rằng Arauco đã đi theo sự dẫn dắt của Suzano, công ty này đã thực hiện tăng giá BHK lên 20 USD/tấn trong nước đối với các lô hàng tháng 12 và giá tháng 12 đối với BHK Nam Mỹ đã ổn định ở mức 640-660 USD/tấn.

Một số nhà sản xuất báo cáo rằng mức tăng giá 20 USD/tấn mà họ đang tìm kiếm đã vấp phải sự phản đối của khách hàng – phần lớn là do thị trường bột giấy tương lai trì trệ – dẫn đến chỉ được chấp nhận một phần.

Nhưng một người bán cho biết các nhà sản xuất đặt mục tiêu thực hiện đợt tăng giá còn lại cho các đơn hàng vào tháng 1 năm 2024.

Giá bột giấy tương lai giảm trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu bột giấy kraft mềm tẩy trắng (BSK), khiến một số người bán giảm giá BSK phía bắc (NBSK) xuống mức thấp nhất là 730 USD/tấn vào đầu tuần này.

Nhưng quyết định của Arauco trong việc giữ nguyên giá thông radiata đã mang lại lợi ích cho người bán BSK.

Một nhà cung cấp đã đàm phán với người mua Trung Quốc về việc hạ giá NBSK Canada xuống dưới 730 USD/tấn vào đầu tuần này đã báo cáo rằng các giao dịch đã kết thúc vào thứ Năm ở mức hơn 730 USD/tấn.

Các nguồn tin cho biết, một người bán khác đã giảm giá NBSK Canada xuống 30 USD/tấn vào đầu tuần này, cũng đã hủy bỏ mức giảm đó và khôi phục giá trở lại mức 760-780 USD/tấn – rõ ràng là để đáp lại thông báo của Arauco.

Tuy nhiên, thị trường kỳ hạn BSK vẫn có vẻ mờ nhạt và vào thứ Năm, giá hợp đồng tháng 1 năm 2024 được giao dịch nhiều nhất ở mức 5.632 RMB/tấn, tương đương 688 USD/tấn, chưa bao gồm 13% VAT và 120 RMB/tấn trong hậu cần. chi phí.

RGE, APP nổi lên là hai nhà thầu cuối cùng cho 51,59% cổ phần của Essity tại Vinda

SINGAPORE, ngày 14 tháng 12 năm 2023 – Royal Golden Eagle (RGE) và Asia Pulp & Paper (APP) đã nổi lên là hai nhà thầu cuối cùng trong cuộc đua giành 51,59% cổ phần của Essity tại Vinda International Holdings, với một thỏa thuận dự kiến sẽ được ký kết trong vài ngày tới, các nguồn tin nắm rõ tình hình cho biết. Một nhà thầu tiềm năng khác, Suzano, được cho là đã đứng ngoài cuộc và không muốn theo đuổi thương vụ này.

Essity đã công bố vào ngày 26 tháng 4 về việc bắt đầu đánh giá chiến lược có thể dẫn đến việc thoái vốn phần lớn cổ phần tại Vinda.

Một trong những nguồn tin cho biết: “Sau lần đấu thầu đầu tiên cho thương vụ này, Suzano nhận thấy giá mua lại đã được đưa ra cao hơn nhiều so với đánh giá của chính nhà sản xuất Brazil”.

Trong khi đó, RGE, công ty mẹ của Asia Pacific Resources International (APRIL), rõ ràng đã giành được chỗ đứng trong cuộc đua đấu thầu.

Hồ sơ của Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông cho thấy giám đốc điều hành RGE Belinda Tanoto, con gái của người sáng lập tập đoàn, Sukanto Tanoto, đã sở hữu 7% cổ phần của Vinda niêm yết tại Hồng Kông thông qua Quỹ Beaumont Capital vào tháng 10.

APRIL và Suzano đã đa dạng hóa hoạt động kinh doanh hạ nguồn của mình để đầu tư vào sản xuất giấy tissue.

Vinda là một trong những nhà sản xuất sản phẩm vệ sinh và sức khỏe hàng đầu tại Trung Quốc. Nó vận hành 11 nhà máy giấy lụa ở đó với tổng công suất 1,4 triệu tấn mỗi năm.

Công ty mua bột giấy thị trường để sản xuất các sản phẩm khăn giấy, được làm hoàn toàn từ xơ sợi nguyên thủy, với bột giấy kraft gỗ cứng (BHK) đã tẩy trắng bao gồm hầu hết các sản phẩm cung cấp, ước tính lên tới khoảng 1 triệu tấn/năm.

Sản phẩm giấy tissue của hãng mang thương hiệu Tempo đã được ưa chuộng ở cả thị trường châu Âu và châu Á.

Suzano, nhà sản xuất BHK lớn nhất thế giới với công suất bột giấy khoảng 11 triệu tấn/năm tại nhà máy ở Brazil, là một trong những nhà cung cấp BHK chính cho Vinda.

Mặt khác, APP là nhà sản xuất giấy tissue lớn nhất ở châu Á, vận hành một số nhà máy ở Trung Quốc và Indonesia với tổng công suất giấy lụa hơn 3 triệu tấn/năm.

Dezhou Taiding xây dựng dây chuyền APMP 400 tấn/ngày mới ở Sơn Đông, Trung Quốc

THƯỢNG HẢI, ngày 15 tháng 12 năm 2023 (Fastmarkets RISI) – Khoa học và Công nghệ Vật liệu Mới Dezhou Taiding của Trung Quốc sẽ xây dựng dây chuyền bột giấy cơ học peroxide kiềm (APMP) thứ hai có công suất 400 tấn mỗi ngày tại nhà máy của họ ở thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông.

Andritz sẽ cung cấp đường dây và dự kiến khởi động vào đầu năm 2025.

Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án công bố vào cuối tháng 11, đầu ra từ dây chuyền sợi sẽ được sử dụng để cung cấp cho các máy giấy tại chỗ (PM), và lượng dư thừa sẽ được bán ra thị trường.

Tuyến mới sẽ là tuyến APMP thứ hai do Andritz cung cấp tại địa điểm này. Vào năm 2021, Dezhou Taiding đã đưa vào vận hành dây chuyền APMP công suất 400 tấn/ngày tại nhà máy, được tích hợp với các PM.

Hiện tại, nhà sản xuất này đang vận hành một số máy PM với tổng công suất giấy và bìa khoảng 780.000 tấn mỗi năm tại nhà máy, bao gồm 300.000 tấn giấy ngà có tráng phủ, 300.000 tấn giấy gợn sóng, 90.000 tấn giấy lõi và khoảng 90.000 tấn giấy in không tráng và giấy viết.

NR Agarwal Industries của Ấn Độ lùi thời gian khởi động máy sản xuất bìa carton 900 tấn/ngày đến tháng 3 năm 2024

MUMBAI, ngày 14 tháng 12 năm 2023 (Fastmarkets RISI) – NR Agarwal Industries đã dời lịch khởi động máy sản xuất bìa carton công suất 900 tấn mỗi ngày – Đơn vị VI – tại nhà máy Sarigram ở bang Gujarat từ tháng 12 đến tháng 3 năm 2024.

Một nguồn tin của công ty cho rằng việc trì hoãn ba tháng là do sự chậm trễ trong việc hoàn thành các công trình kỹ thuật dân dụng và việc giao các bộ phận máy móc từ các nhà cung cấp quốc tế.

Nguồn tin cho biết nhu cầu về bìa carton ngày càng tăng của Ấn Độ từ các lĩnh vực như hàng tiêu dùng nhanh, dược phẩm và ngành may mặc đã thúc đẩy công ty chế tạo một loại máy có thể sản xuất bìa hộp gấp, bìa sunfat tẩy trắng, bìa hai mặt màu xám và bìa trắng. .

Ông cho biết nhu cầu về bìa carton tại thị trường nội địa Ấn Độ dự kiến sẽ tăng khoảng 15% vào năm 2024, do dân số tăng, nhu cầu về các giải pháp đóng gói từ lĩnh vực thương mại điện tử và thực phẩm ngày càng tăng.

Om Shree Hari Paper Industries của Ấn Độ trì hoãn khởi động BM do giấy bìa container bị sụt giảm

MUMBAI, ngày 14 tháng 12 năm 2023 – Om Shree Hari Paper Industries của Ấn Độ đã hoãn việc vận hành máy bìa bìa tái chế, ban đầu dự kiến ​​vào quý đầu tiên năm nay, đến quý đầu tiên năm 2024.

Một nguồn tin của công ty cho biết, điều kiện thị trường không thuận lợi, chẳng hạn như giá thấp và tình trạng dư cung ở khu vực phía Tây đất nước, cùng với sự sụt giảm trong yêu cầu xuất khẩu và việc một số bộ phận máy móc từ nước ngoài về muộn, đã khiến dự án bị trì hoãn kéo dài một năm. .

Công ty đang chế tạo máy sản xuất bìa cứng công suất 200 tấn mỗi ngày để sản xuất giấy lót thử nghiệm, lớp lót giấy kraft và ống sáo tái chế tại một nhà máy ở Nashik, Maharashtra.

Nguồn tin cho biết, một số nhà máy sản xuất bìa tái chế ở phía tây đất nước gần đây đã giảm sản xuất do thiếu giấy thu hồi trong nước và giá nguồn cung cấp nhập khẩu từ Mỹ và châu Âu tăng trong những tháng mùa đông, khi việc thu mua ở những khu vực đó chậm lại.

Tình hình dự kiến sẽ được cải thiện trong nửa đầu năm tới do nhu cầu về các sản phẩm bao bì giấy từ lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm và thương mại điện tử có thể sẽ tăng lên.

 

Giấy và Bột giấy Shree Ajit tiếp tục sản xuất tại nhà máy Đơn vị I ở Gujarat, Ấn Độ

MUMBAI, ngày 14 tháng 12 năm 2023 – Công ty Giấy và Bột giấy Shree Ajit của Ấn Độ đã khởi động lại hoạt động sản xuất tại nhà máy Đơn vị I ở Vapi, bang Gujarat, sau khi cải tiến hai máy.

PM 1 và PM 2, có tổng công suất 108.000 tấn/năm, đã bị đình chỉ hoạt động từ ngày 10/11 đến ngày 3/12 để đại tu.

Một nguồn tin của công ty cho biết, cuộc tổng tuyển cử sắp tới trong nước vào nửa đầu năm tới dự kiến sẽ làm tăng nhu cầu đóng gói và sẽ thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm bao bì bằng giấy và túi giấy để đóng gói và phân phối áp phích, biểu ngữ trên toàn quốc.

Ông cho biết thách thức lớn mà ngành giấy hiện đang phải đối mặt là khoảng cách ngày càng lớn về cung và cầu trên thị trường giấy kraft ở phía Tây Ấn Độ, điều này đã gây áp lực lên giá và gia tăng cạnh tranh do dư thừa năng lực.

BỘT NHẬP KHẨU VÀO TRUNG QUỐC                                                   

Thực giá, USD/tấn CIF tại các cảng chính.

Giá hiện hành So với năm trước
15/12/2023 8/12/2023 1/11/2023 (%)
HÀNG TUẦN
Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSK)
  NBSK – Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng phương Bắc 755 765 765 -15.2%
HAI TUẦN/LẦN
Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng
  Gỗ thông Radiata (Chile) 765 765 765 -14.5%
  BSK Nga* 735 735 735 -13.0%
Bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK)
  Gỗ bạch đàn 650 650 650 -24.0%
  BHK Nga* 630 630 630 -23.6%
Bột kraft gỗ mềm không tẩy (USK)
  Chile và Bắc Mỹ 700 700 700 -9.1%
  Nga 670 670 670 -8.8%
Bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng (BCTMP)
  Gỗ cứng (độ trắng 80%) 555 555 555 -14.0%
  Gỗ mềm (độ trắng 75%) 560 560 560 -14.5%
HÀNG THÁNG
Bột làm bỉm (Kraft phương bắc Mỹ) 900 900 900 -30.8%

GHI CHÚ: *  BSK Nga và BHK Nga là giá CIF tới các cảng chính của Trung Quốc.

THÙNG SÓNG CŨ (OCC) NHẬP KHẨU VÀO ĐÔNG NAM Á

Giá USD/tấn CIF tại các cảng chính Đông Nam Á (trừ Indonesia) và Đài Loan

15/12/2023 1/12/2023 17/11/2023 So với 1 năm trước
OCC (11) từ Mỹ 195-200 185-190 175-180 16.2%
OCC (90/10) từ Châu Âu 132,5 127,5 127,5 5.6%
OCC (95/5) từ Châu Âu 137,5 132,5 132,5 5.4%
OCC Nhật Bản 152,5 152,5 152,5 -1.5%

Nguồn: PPIA – Ban Biên tập VPPA

Lãi suất huy động và cho vay sẽ diễn biến thế nào trong năm 2024?

Lãi suất huy động khó giảm thêm

Trong báo cáo chiến lược mới phát hành, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết, so với cuối năm 2022, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn trung bình toàn hệ thống giảm từ 2 điểm % đến 2,9 điểm %, tùy từng kỳ hạn. Tuy nhiên, mức giảm này chưa được phản ánh hoàn toàn khi chi phí huy động tiền gửi mới chỉ hạ 0,1 điểm % từ đỉnh.

Theo đánh giá của VCBS, hiện mặt bằng lãi suất huy động đã giảm sâu về mốc trước địch COVID-19 và còn ít dư địa để giảm thêm. Tuy nhiên, trong giai đoạn nền kinh tế đang phục hồi, việc duy trì mặt bằng lãi suất thấp sẽ được ưu tiên. Đồng thời, việc duy trì lãi suất huy động thấp trong thời gian đủ lâu cũng là điều kiện cần để kéo mặt bằng lãi suất cho vay đi xuống.

Bên cạnh đó, quá trình xử lý trái phiếu doanh nghiệp cần nhiều nguồn lực, với điều kiện tiên quyết để quá trình này diễn ra nhanh hơn là lãi suât duy trì ở mức thấp.

Lãi suất huy động và cho vay sẽ diễn biến thế nào trong năm 2024? - Ảnh 2.

Nguồn: VCBS

Lãi suất cho vay sẽ có thể giảm thêm 1 – 1,5 điểm %

Cụ thể, sau khi Ngân hàng Nhà nước 4 lần hạ lãi suất điều hành, lãi suất huy động đã giảm nhanh. Lãi suất cho vay thực tế cũng đã đi xuống khoảng 2 – 2,5 điểm % với những khoản vay phát sinh mới. Tuy nhiên, lãi suất áp dụng cho các khoản vay hiện hữu vẫn ở ngưỡng cao, khoảng trên 10%/năm do có độ trễ từ 3 đến 6 tháng so với lãi suất huy động và có sự phân hóa về mức độ giảm giữa các ngành nghề.

VCBS kỳ vọng mặt bằng lãi suất cho vay có thể giảm thêm khoảng 1 – 1,5 điểm % trong năm 2024. Trong đó, các ngân hàng sẽ cân nhắc hạ lãi suất cho một số nhóm doanh nghiệp có triển vọng kinh doanh tốt để tái cấu trúc nợ, hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn.

Tuy nhiên, việc biên lãi thuần (NIM) đang trong đà giảm và nợ xấu có xu hướng tăng được dự báo sẽ khiến các nhà băng có xu hướng thận trọng hơn trong việc cho vay. Do vậy, VCBS cho rằng sẽ có sự phân hóa trong mức giảm lãi suất cho vay.

Lãi suất huy động và cho vay sẽ diễn biến thế nào trong năm 2024? - Ảnh 3.

Nguồn: VCBS

Ngoài ra, nhóm ngân hàng thương mại tư nhân ghi nhận lãi suất cho vay giảm mạnh hơn nhóm ngân hàng quốc doanh do các khoản vay chậm trả tăng nhanh hơn, cũng như các nhà băng này tự giảm lãi suất để hút khách hàng.

VCBS dự kiến lãi suất cho vay của nhóm ngân hàng tư nhân sẽ cải thiện trong thời gian tới khi khách hàng quay lại trả nợ.

 

An ninh Tiền tệ

Doanh nghiệp kêu khổ vì phải tiếp quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn gửi tới Văn phòng Chính phủ – Cơ quan thường trực Tổ Công tác cải cách thủ tục hành chính; Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính về tình hình sản xuất xuất khẩu thủy sản và những giải vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính của doanh nghiệp thủy sản tháng 11-2023.

Theo đó, một trong những khó khăn mà doanh nghiệp thủy sản phản ánh gần đây là tình trạng có quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra mỗi năm.

VASEP cho rằng dưới góc độ quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra là hoạt động cần thiết nhằm bảo đảm kỷ cương và pháp luật được thực hiện nghiêm minh. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đem lại thì một vấn đề nổi lên không kém phần nan giải.

“Đó là tình trạng hiện nay nhiều doanh nghiệp phải tiếp quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra trong một năm. Dù cùng một nội dung, một lĩnh vực nhưng lại có nhiều đơn vị thanh tra, kiểm tra khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực hải quan, thuế, môi trường,… dẫn đến tình trạng trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra” – VASEP cho biết.

Theo VASEP, hoạt động thanh tra, kiểm tra với tần suất quá nhiều, cách thức thực hiện quá phiền hà như hiện nay đã và đang làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp, phần nào làm gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn như: đơn hàng và giá cả sụt giảm, thiếu hụt lao động sản xuất, chi phí đầu vào tăng liên tục,… đi ngược lại với chủ trương của Chính phủ về công tác thanh kiểm tra đối với DN tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17-5-2017.

Chỉ thị này nêu rõ: “Khi xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 1 lần/năm đối với doanh nghiệp; trường hợp kế hoạch thanh tra trùng lặp, chồng chéo với hoạt động kiểm toán nhà nước thì chủ động phối hợp, trao đổi với Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ để thống nhất phương án xử lý theo quy định hiện hành, bảo đảm sự kế thừa kết quả thanh tra, kiểm toán, không làm cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp, cần tiến hành rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt theo tinh thần trên”.

Do đó, VASEP kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước cần khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra; cắt giảm hoạt động thanh tra, kiểm tra không cần thiết đối với doanh nghiệp, thực hiện đúng theo chỉ đạo tại Chỉ thị số 20/CT-TTg của Chính phủ.

 

Nguồn: Báo Người lao động

Cheng Loong Bình Dương Paper – Top 100 Doanh nghiệp bền vững Việt Nam năm 2023

Tập đoàn Cheng Loong được thành lập từ năm 1959, là Doanh nghiệp có bề dày lịch sử chuyên về sản xuất và gia công giấy. Năm 2016, Tập đoàn triển khai kế hoạch thành lập công ty TNHH Cheng Loong Bình Dương Paper tại Khu công nghiệp quốc tế Protrade, Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Tổng vốn đầu tư của dự án là 1,1 tỷ USD, với sản lượng giấy bao bì công nghiệp đạt 1.000.000 tấn/năm và giấy vệ sinh 50.000 tấn/năm, diện tích toàn nhà máy khoảng 800.000m2 là nhà máy sản xuất giấy lớn nhất Việt Nam.

Công ty thực hiện sản xuất và tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên một cách có trách nhiệm, dựa trên mô hình kinh tế tuần hoàn, thu hồi giấy phế liệu để tái sản xuất, thông qua quy trình sản xuất xanh và carbon thấp để giúp giấy trở thành vật liệu đóng gói xanh vĩnh viễn.

Cheng Loong và hành trình phát triển

Giữ vững quan niệm kinh doanh “Trung, Thành, Tín, Thực”, với thiết bị dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện đại, cùng với kỹ thuật tiên tiến, hiệu suất cao và chất lượng ổn định, giá thành hợp lý và sự phục vụ tận tâm để sản phẩm cạnh tranh mang tầm quốc tế.

Bên cạnh đó bằng sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, Cheng Loong vẫn liên tục khẳng định chính mình và đạt được những thành tựu nhất định như Top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2022; là 1 trong 40 doanh nghiệp được công nhận Sách Xanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2022.

Hình ảnh Công ty TNHH Cheng Loong Bình Dương Paper.
Hình ảnh Công ty TNHH Cheng Loong Bình Dương Paper.

Bên cạnh đó Cheng Loong đạt được chứng nhận về quản lý ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, ISO 50001, ISO14064 và chứng nhận Hội đồng Bảo vệ rừng FSC. Trong tương lai, công ty sẽ nỗ lực hơn nữa để khẳng định là một doanh nghiệp xanh, cùng chung tay để tạo ra một tương lai xanh và phát triển bền vững.

Cheng Loong nhận giải Sách Xanh của tỉnh Bình Dương năm 2022.

Cheng Loong nhận giải Sách Xanh của tỉnh Bình Dương năm 2022.

Cheng Loong và chính sách phát triển bền vững

Thực hiện triết lý kinh doanh “tập trung vào chất lượng, hướng đến khách hàng”. Sứ mệnh của Cheng Loong là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, Kaizen, hoạt động quản lý sản xuất toàn diện (TPM), thực hiện quản lý theo chu trình PDCA, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tận tâm chăm sóc khách hàng trước và sau khi mua hàng, nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

“Toàn thể nhân viên tham gia, Không tai nạn, An toàn sức khỏe, Tạo dựng môi trường làm việc lý tưởng, Nói không với tai nạn nghề nghiệp” là trách nhiệm không thể tách rời của ban lãnh đạo và là mục tiêu hàng đầu của toàn thể nhân viên Cheng Loong.

Tất cả nhân viên phải nhận thức được tầm quan trọng của an toàn vệ sinh. Thông qua mô hình, toàn thể nhân viên tham gia thúc đẩy khái niệm “An toàn hóa thiết bị, Tiêu chuẩn hóa hoạt động, Sức khỏe hóa thể chất và tinh thần”.

Cheng Loong luôn quan tâm đến đời sống vật chất của nhân viên, thường xuyên tổ chức hoạt động nhằm tạo cơ hội để giao lưu, kết nối và tăng cường tình đoàn kết trong công ty. Ngoài ra, Cheng Loong cũng rất chú trọng đến công tác an sinh xã hội và đã có những đóng góp tích cực trong các hoạt động xã hội tại địa phương.

Các hoạt động vui chơi gắn kết tinh thần nhân viên trong công ty.

Các hoạt động vui chơi gắn kết tinh thần nhân viên trong công ty.

Năm 2023 là năm thứ 2 liên tiếp Cheng Loong được vinh danh trong “Top 100 Doanh nghiệp bền vững Việt Nam” điều này đặc biệt có ý nghĩa cho những nỗ lực của tập thể Cheng Loong, đại diện công ty chia sẻ.

Chúng tôi tuân thủ tầm nhìn “Quan tâm đến cuộc sống, Sử dụng hiệu quả tài nguyên và Đóng góp cho xã hội”, quan tâm đến xu hướng bảo vệ môi trường của thế giới, chúng tôi biết rằng thế kỷ 21 là thế kỷ bảo vệ môi trường, của sản xuất xanh và tiêu dùng xanh, sản xuất và bảo vệ môi trường cùng song hành mới có thể cạnh tranh được.

Vì vậy Kinh doanh xanh là xu thế tất yếu, trách nhiệm bảo vệ trái đất trong tương lai sẽ trở thành sự đồng lòng của toàn thể nhân loại. Ngoài chứng nhận chất lượng ISO 9001, Cheng Loong còn nhận được các chứng nhận quản lý ISO 14001, ISO 45001, ISO 50001, ISO 14064, FSC và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Trong tương lai, chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa về Kinh doanh xanh và chung tay với mọi tầng lớp xã hội và người tiêu dùng, để cùng kiến tạo một tương lai xanh và hướng tới phát triển bền vững”, Tổng giám đốc Wu Jung Pin cho hay.

Trong tương lai sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Công ty Cheng Loong cùng toàn thể CBCNV sẽ luôn đồng lòng giữ vững hình tượng doanh nghiệp kinh doanh “xanh” làm mục tiêu trường tồn, phát huy vai trò của một doanh nghiệp phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo và xây dựng cuộc sống hạnh phúc.

 

BẢO ANH
Nguồn: VTC

Ngành xi măng thừa nhận khó khăn chưa từng có trong lịch sử hơn 100 năm hoạt động

Đó là nhận định của ông Lương Đức Long, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) tại tọa đàm “Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành xi măng” vừa được tổ chức mới đây.

Số liệu thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, 11 tháng đầu năm 2023, sản lượng tiêu thụ xi măng trong toàn ngành đạt khoảng hơn 80 triệu tấn, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, sản lượng tiêu thụ xi măng ở thị trường nội địa là 52 triệu tấn, giảm 16%; sản lượng xuất khẩu đạt gần 29 triệu tấn, giảm 29% so với cùng kỳ.

Cũng theo Bộ Xây dựng, sản lượng tiêu thụ giảm mạnh dẫn đến nhiều nhà máy xi măng phải ngừng hoạt động một số dây chuyền lò nung, trong đó có những dây chuyền phải ngừng dài hạn.

Theo các chuyên gia, do thị trường bất động sản trầm lắng trong thời gian dài suốt từ năm 2022 khiến việc triển khai xây dựng các công trình, dự án giảm mạnh, từ đó kéo theo nhu cầu về xi măng phục vụ xây dựng không cao.

Ngoài ra, các dự án đầu tư công, xây dựng kết cấu hạ tầng nhìn chung tiến độ triển khai còn chậm so với kế hoạch cũng là nguyên nhân gây tắc nghẽn đầu ra của chuỗi sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng.

Ông Lương Đức Long cho hay, trong lịch sử phát triển của ngành xi măng Việt Nam, từ khi hình thành (cách đây hơn 100 năm) cho đến hiện nay, đây là thời điểm ngành này gặp nhiều khó khăn nhất. Lý do được lãnh đạo VNCA đưa ra là ngành xi măng đang phải chịu áp lực từ 2 phía đầu vào và đầu ra.

Cụ thể, nhu cầu xi măng, giá bán giảm nhưng giá điện, than và giá nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất xi măng tăng, hoặc đang ở mức cao khiến hiệu quả sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng.

“Qua tính toán lượng tiêu thụ xi măng nội địa ở nước ta từ năm 2010 đến năm 2020, chúng tôi nhận thấy lượng xi măng tiêu thụ chỉ tăng trưởng khoảng 1,6%/năm. Tức là sức hấp thụ mặt hàng này của nền kinh tế không được như tính toán. Vì thế đã dẫn đến tình trạng cung vượt cầu,” ông Long nhấn mạnh.

Ngoài ra, trong năm 2023, thị trường xi măng còn chịu thêm một yếu tố bất lợi khác dó là thuế xuất khẩu clinker tăng từ 5% lên 10%.

Đồng thời, clinker xuất khẩu được xếp vào là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào… Những yếu tố trên cộng hưởng đã làm gia tăng áp lực rất lớn lên các doanh nghiệp ngành xi măng.

Giải pháp gỡ khó cho ngành xi măng

Trước những khó khăn của thị trường vật liệu xây dựng nói chung và ngành xi măng nói riêng, Bộ Xây dựng cho biết đã lấy ý kiến các bộ, ngành và Ngân hàng Nhà nước về loạt giải pháp gỡ khó cho ngành sản xuất vật liệu trước khi chính thức báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các chủ đầu tư tăng tỷ lệ sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép đối với các dự án đường bộ cao tốc đang trong giai đoạn thiết kế, đặc biệt là ở những vùng có yêu cầu thoát lũ, vùng đất yếu và những vùng thiếu vật liệu đắp nền đường như Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngành xi măng thừa nhận khó khăn chưa từng có trong lịch sử hơn 100 năm hoạt động

Sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép đối với các dự án đường bộ cao tốc là giải pháp tạo đầu ra cho ngành xi măng

Các địa phương tăng cường sử dụng đường bê tông xi măng cho xây dựng đường nông thôn, miền núi và đường tại những vùng thường xuyên ngập lụt.

Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước cùng các địa phương sẽ tiếp tục triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.

Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng đề nghị xem xét tạm hoãn tăng thuế xuất khẩu clinker (thành phần chính trong sản phẩm xi măng), giảm thuế suất thuế xuất khẩu clinker về 0% đến hết năm 2025.

Giảm thuế xuất khẩu và có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chế biến sâu như: xuất khẩu cấu kiện bê tông cốt thép, bê tông khí chưng áp, phụ gia khoáng cho bê tông/xi măng từ phế thải công nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước xem xét giảm lãi vay đối với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (có thể giảm đến 2%) cho đến hết năm 2025. Tiếp tục gia hạn, không tính lãi đối với các khoản nợ quá hạn và tái cơ cấu nợ vay để giảm khó khăn cho doanh nghiệp.

 

Nguồn: Cafeland

Doanh nghiệp chờ hoàn thuế phận “con kiến leo cành đa”

Vẫn tắc

Ngày 13/12, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan. Hội nghị có sự tham dự của đại diện hơn 600 doanh nghiệp và hiệp hội.

Trong phần đối thoại, các doanh nghiệp đã gửi đến lãnh đạo Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan nhiều câu hỏi, trong đó nóng nhất là vấn đề hóa đơn, hoàn thuế giá trị gia tăng.

Ông Phạm Minh Khoa, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Toàn cầu An Phát cho biết, trong 4 năm qua, doanh nghiệp đã thực hiện 32 lần xuất khẩu tinh bột sắn. Doanh nghiệp đóng thuế đầy đủ, có đủ hóa đơn, chứng từ mua bán qua ngân hàng, hàng hóa xuất ra có hải quan chứng nhân, nhưng vẫn chưa được hoàn thuế giá trị gia tăng.

Ông Khoa cho biết, doanh nghiệp đã kiến nghị lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội. Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đã đánh giá doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện để hoàn thuế giá trị gia tăng. Đích thân Chủ tịch Quốc hội phát biểu trước doanh nghiệp việc hoàn thuế là có cơ sở. Song đến thời điểm này, doanh nghiệp vẫn chưa nhận được quyết định hoàn thuế của Cục Thuế Hà Nội.

“Chúng tôi chờ hoàn thuế quằn quại lắm rồi. Cách đây mấy ngày, Thủ tướng ra công văn yêu cầu Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trước ngày 31/12/2023. Vậy, liệu doanh nghiệp có được hoàn thuế đúng thời hạn hay không?”, ông Khoa đặt câu hỏi.

Trả lời về vấn đề này, ông Đặng Ngọc Minh, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, vấn đề của Công ty cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Toàn cầu An Phát là câu chuyện dài liên quan đến việc hoàn thuế của một trong những doanh nghiệp về tinh bột sắn, thuộc lĩnh vực rủi ro.

Theo ông Minh, hiện Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cơ quan thuế chưa hoàn thuế với yêu cầu của Công ty cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu An Phát là căn cứ vào đánh giá rủi ro qua trao đổi thông tin với cơ quan quản lý của Trung Quốc. Vướng mắc của Công ty đã được gửi Cục Thuế Hà Nội.

“Quan điểm của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế là công ty nên tiếp tục vận dụng quyền và nghĩa vụ của mình căn cứ vào tố tụng hành chính, chúng tôi sẵn sàng giải quyết khi có phán quyết. Còn về đánh giá rủi ro, trong thực tế hồ sơ cụ thể thuộc thẩm quyền của Cục Thuế Hà Nội và Cục Thuế đã có văn bản trả lời, chúng tôi đã có báo cáo Ban Dân nguyện để giải trình những vấn đề vướng mắc của Công ty”, ông Đặng Ngọc Minh nói.

Phận con kiến leo cành đa

Thất vọng vô cùng với câu trả lời của lãnh đạo Tổng cục Thuế, ông Phạm Minh Khoa cho biết, hồ sơ xuất khẩu tinh bột sắn của An Phát không phải là trường hợp cá biệt, mà hiện nay phần lớn doanh nghiệp sắn đều xuất khẩu như vậy, họ vẫn được hoàn thuế bình thường và tiếp tục xuất khẩu. Còn An Phát  không được hoàn thuế nên đã phải dừng mảng hoạt động này và mệt mỏi đi kêu cứu khắp nơi. “Giờ cơ quan thuế bảo doanh nghiệp thích thì đi kiện cơ quan thuế ra tòa, thực sự chúng tôi quá nản”.

Ông Khoa dẫn chứng trường hợp của Công ty cổ phần Fococev Việt Nam, doanh nghiệp trong Hiệp hội sắn Việt Nam đã kiện Cục trưởng Cục thuế TP.HCM ra Tòa án Nhân dân TP.HCM khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý thuế về việc thu hồi tiền hoàn thuế và tiền chậm nộp do xuất khẩu tinh bột sắn của công ty này. Tòa án đã tuyên doanh nghiệp thắng kiện tại Bản án số 1188/2023/HC-ST ngày 17/07/2023.

Qua việc xét xử vụ khởi kiện quyết định truy hoàn thuế giá trị gia tăng của Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM đối với Công ty cổ phần Fococev Việt Nam, các cơ quan tố tụng đã xác định rõ quyết định truy hoàn thuế của Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM là sai, nhưng Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM tiếp tục kháng cáo quyết định của Tòa án.

“Quan sát vụ việc này, doanh nghiệp chúng tôi thật sự thấy phận mình thật mỏng, chả khác gì con kiến leo cành đa, leo phải cành cụt, leo ra, leo vào”, ông Khoa bức xúc chia sẻ.

 

Nguồn: Báo đầu tư