Nhiều dư địa để hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam – Trung Quốc lập những kỷ lục mới

Diễn đàn do Hội đồng Xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam tổ chức.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Quốc Trung; lãnh đạo các bộ, cơ quan và hơn 350 doanh nghiệp hai nước Việt Nam, Trung Quốc cùng tham dự.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thực lực, công nghệ cao đầu tư tại Việt Nam

Tại Diễn đàn, đại diện các bộ, ngành, doanh nghiệp hai nước đã giới thiệu tình hình phát triển kinh tế; môi trường đầu tư, kinh doanh; chính sách thu hút đầu tư của mỗi nước; tình hình kinh doanh, đầu tư giữa các doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc; chia sẻ bài học, kinh nghiệm trong đầu tư, kinh doanh tại mỗi nước. 

Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Quốc Trung cảm ơn cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc đã có những đóng góp quan trọng vào thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước.

Phó Thủ tướng Lưu Quốc Trung cho rằng Việt Nam – Trung Quốc đều là nước XHCN, chia sẻ chia chung vận mệnh, vì hòa bình và tiến bộ của nhân loại. Trong chuyến thăm Trung Quốc vào cuối năm 2022 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thống nhất, đưa ra định hướng cho quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung trong thời đại mới.

Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc lần này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình; hội đàm với Thủ tướng Lý Cường và gặp các lãnh đạo cấp cao khác của Trung Quốc, nhằm tiếp tục cụ thể hóa, tiếp thêm động lực cho việc thực hiện các thỏa thuận, nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.

Còn nhiều dư địa để hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam -Trung Quốc lập những kỷ lục mới - Ảnh 2.

Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Quốc Trung: “Trung Quốc ủng hộ và sẽ tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến, hợp tác đầu tư, kinh doanh; ưu tiên phát triển xanh, kinh tế số, thích ứng với biến đổi khí hậu; khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thực lực, danh tiếng và công nghệ cao đầu tư tại Việt Nam” – Ảnh: VGP/Nhật Bắc 

Phó Thủ tướng Trung Quốc cho biết tin cậy chính trị Việt Nam – Trung Quốc được tăng cường. Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư duy trì tăng trưởng. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 cùa Trung Quốc trên thế giới; kim ngạch thương mại hai chiều năm 2022 đạt 175 tỷ USD.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, trong đó Việt Nam là thành viên tích cực, chiếm 1/4 tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư và Việt Nam là vẫn là một trong những điểm đến đầu tư lớn nhất của doanh nghiệp Trung Quốc ở ASEAN.

Phó Thủ tướng Lưu Quốc Trung cho biết Trung Quốc đang thực hiện mục tiêu 100 năm lần thứ 2 là trở thành cường quốc XHCN hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp; phục hưng sự vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. Trong khi đó, Việt Nam cũng thực hiện mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Hiện nay, thế giới thay đổi nhanh hơn, Trung Quốc và Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác thương mại lên trình độ cao hơn, tầm cao mới. Việc thúc đẩy kết nối phát triển giữa hai nước có ý nghĩa quan trọng. Trung Quốc sẵn sàng cùng Việt Nam phát huy đầy đủ Hiệp định Thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN. Trung Quốc cũng thúc đẩy cân bằng thương mại song phương.

Theo Phó thủ tướng Lưu Quốc Trung, Trung Quốc và Việt Nam còn nhiều dư địa để hợp tác, phát triển chuỗi cung ứng. Trung Quốc ủng hộ và sẽ tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến, hợp tác đầu tư, kinh doanh; ưu tiên phát triển xanh, kinh tế số, thích ứng với biến đổi khí hậu; khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thực lực, danh tiếng và công nghệ cao đầu tư tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng Trung Quốc đề nghị Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Trung Quốc nói riêng, vì sự phát triển của mỗi nước nói riêng và vì hòa bình, an ninh, phồn thịnh, tươi đẹp và hữu nghị trong khu vực ASEAN và thế giới. Phía Trung Quốc sẵn sàng cùng Việt Nam thực hiện chủ nghĩa đa phương, “cùng thắng, cùng có lợi”.

Ông cho rằng giới công thương là lực lượng trụ cột trong thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam – Trung Quốc và cũng là người được hưởng lợi từ sự phát triển quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung. Do đó, đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục trao đổi, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác cùng có lợi và góp phần vun đắp quan hệ giữa hai nước.

Còn nhiều dư địa để hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam -Trung Quốc lập những kỷ lục mới - Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã quan tâm chỉ đạo, Phó thủ tướng Lưu Quốc Trung đã dành thời gian đến dự và phát biểu tại Diễn đàn – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kêu gọi doanh nghiệp Trung Quốc tham gia phát triển hạ tầng chiến lược

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã quan tâm chỉ đạo, Phó Thủ tướng Lưu Quốc Trung đã dành thời gian đến dự và phát biểu tại Diễn đàn; đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương khẩn trương tổng hợp, tiếp thu tối đa các ý kiến tại Diễn đàn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng cần tìm giải pháp tốt nhất để các nhà đầu tư, nhà nghiên cứu tiếp tục có điều kiện cống hiến cho phát triển quan hệ hai nước, nhất là đầu tư hiệu quả tại Việt Nam; đề nghị cơ quan chức năng hai bên tiếp tục rà soát, hoàn thiện khuôn khổ luật pháp, cơ chế, chính sách, cải thiện môi trường kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư, thương mại giữa hai nước. Theo Thủ tướng, cần có Tổ công tác chuyên biệt về thương mại và đầu tư để thúc đẩy các hoạt động này thực chất, hiệu quả hơn.

Chia sẻ về các yếu tố nền tảng thúc đẩy phát triển của Việt Nam, Thủ tướng cho biết Việt Nam phát triển dựa trên 3 trụ cột: Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; xây dựng nền dân chủ XHCN; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Quan điểm xuyên suốt là “Lấy con người là trung tâm, chủ thể, là mục tiêu, là nguồn lực và động lực phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”.

Còn nhiều dư địa để hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam -Trung Quốc lập những kỷ lục mới - Ảnh 4.

Về quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư song phương Việt Nam-Trung Quốc, Thủ tướng cho rằng còn rất nhiều dư địa để lập các kỷ lục mới vì độ tin cậy chính trị, mối quan hệ lịch sử… và phải nỗ lực để làm được điều này – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việt Nam tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng. Triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch Tổng thể quốc gia và 6 vùng kinh tế – xã hội của cả nước để chỉ ra và phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, tháo gỡ được những mâu thuẫn, thách thức, hạn chế, yếu kém.

Việt Nam sẽ tiếp tục bảo đảm ổn định chính trị – xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; bảo đảm cân bằng hài hòa, hợp lý giữa tỉ giá và lãi suất, giữa tăng trưởng và lạm phát, giữa cung và cầu, giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, giữa  tình hình bên trong và bên ngoài.

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam vẫn kiểm soát được lạm phát và đang tập trung thúc đẩy các động lực tăng trưởng như tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu cùng với việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Về quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư song phương Việt Nam – Trung Quốc, Thủ tướng cho rằng còn rất nhiều dư địa để lập các kỷ lục mới vì độ tin cậy chính trị, mối quan hệ lịch sử…; phải nỗ lực để làm được điều này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường khi nói thị trường 1,4 tỷ dân Trung Quốc sẵn sàng chào đón các sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam.

Để hàng hóa Việt Nam thâm nhập nhiều hơn nữa vào thị trường Trung Quốc thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa, cải thiện hơn nữa chất lượng hàng hóa xuất khẩu.

Còn nhiều dư địa để hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam -Trung Quốc lập những kỷ lục mới - Ảnh 5.

Thủ tướng cho biết Việt Nam kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư Trung Quốc tham gia đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng chiến lược, như đường sắt, đường bộ cao tốc…; khuyến khích hình thức hợp tác công tư – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về định hướng, giải pháp chủ yếu thu hút đầu tư, thúc đẩy thương mại Việt Nam – Trung Quốc thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ Việt Nam thu hút FDI có chọn lọc, hiệu quả, bền vững, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu.

Về lĩnh vực ưu tiên, Việt Nam đẩy mạnh thu hút và có các chính sách khuyến khích các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển; các dự án tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị; các dự án thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, phát triển bền vững.

Đặc biệt, Việt Nam kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư Trung Quốc tham gia đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng chiến lược, như đường sắt, đường bộ cao tốc…; khuyến khích hình thức hợp tác công tư. Đây là cơ hội rất tốt cho các nhà đầu tư Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia phát triển hạ tầng cứng và mềm cho Việt Nam. Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc cũng cho thấy cần đầu tư phát triển mạnh cho hạ tầng.

Về một số giải pháp chủ yếu để giảm chi phí, nâng chất lượng, nâng cao hiệu quả cho đầu tư tại Việt Nam, Thủ tướng cho biết Việt Nam sẽ giữ vững môi trường ổn định, hoà bình, hợp tác và phát triển. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng minh bạch, thuận lợi, có khả năng cạnh tranh quốc tế.

Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và hệ thống kết cấu hạ tầng. Ứng phó phù hợp với các xu hướng mới, phản ứng chính sách kịp thời với các vấn đề phát sinh.

Còn nhiều dư địa để hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam -Trung Quốc lập những kỷ lục mới - Ảnh 6.

Kêu gọi các nhà đầu tư Trung Quốc tiếp tục đầu tư mở rộng tại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Chính phủ Việt Nam nỗ lực bảo đảm môi trường đầu tư thông thoáng, lành mạnh cho các nhà đầu tư – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về thương mại, cần rà soát, có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích, thúc đẩy mạnh mẽ thương mại hai nước theo hướng cân bằng hơn, nhất là nhập khẩu nông sản từ Việt Nam. Tiếp tục thúc đẩy thương mại biên giới, nghiên cứu hình thành các khu thương mại biên giới phù hợp.

Phát triển hệ thống logistics, kết nối chuỗi cung ứng, thúc đẩy thương mại điện tử, tạo thuận lợi thương mại; tăng cường hợp tác chống buôn lậu, gian lận thương mại. Đơn giản hóa thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu, hải quan, nâng cao hiệu suất thông quan, tăng cường xuất khẩu chính ngạch; nâng cấp các cửa khẩu, sớm triển khai và nhân rộng mô hình cửa khẩu thông minh.

Thủ tướng hoan nghênh việc xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh giữa Lạng Sơn (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc).

Kêu gọi các nhà đầu tư Trung Quốc tiếp tục đầu tư mở rộng tại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Chính phủ Việt Nam nỗ lực bảo đảm môi trường đầu tư thông thoáng, lành mạnh cho các nhà đầu tư; tinh thần đã nói là làm, đã cam kết là thực hiện; đã làm, đã thực hiện phải có hiệu quả,”cân, đong, đo, đếm” được với tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, tất cả cùng thắng. Điều này chính là cụ thể hóa cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Lãi suất tiết kiệm giảm nhanh đến bất ngờ, mốc 8% chính thức biến mất tại kỳ hạn 12 tháng

Theo biểu lãi suất huy động mới nhất của Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank), ngân hàng này đồng loạt giảm 0,25 điểm % lãi suất huy động các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên đối với hình thức gửi tiền online.

Theo đó, lãi suất huy động các kỳ hạn 6 tháng giảm từ 7,8% xuống còn 7,55%/năm; kỳ hạn 7 – 8 tháng giảm từ 7,85% xuống còn 7,6%/năm; 9 tháng giảm từ 7,9% xuống còn 7,65%/năm; kỳ hạn 12 tháng giảm từ 8% xuống còn 7,75%/năm; 13 – 36 tháng giảm từ từ 8,1% xuống còn 7,85%/năm.

Trước đó, GPBank là ngân hàng có biểu lãi suất huy động tiền gửi cao nhất hệ thống; và là một trong 2 nhà băng hiếm hoi còn áp dụng mức lãi suất từ 8% trở lên cùng với Saigonbank.

Sau đợt điều chỉnh này của GPBank, hiện còn duy nhất Saigonbank niêm yết mức lãi suất 8%. Mức lãi suất này được ngân hàng áp dụng cho kỳ hạn gửi 13 tháng theo hình thức gửi tiền online.

Trước GPBank, nhiều ngân hàng cũng đã giảm mạnh lãi suất kể từ đầu tuần này như SCB, HDBank, VietBank, Oceanbank, NCB.

Khảo sát biểu lãi suất niêm yết trên website của 34 ngân hàng trong nước vào sáng hôm nay (29/6) cho thấy, không còn ngân hàng nào niêm yết lãi suất từ 8% trở lên cho kỳ hạn 12 tháng.

Các ngân hàng tư nhân vừa và nhỏ hầu hết đang niêm yết lãi suất kỳ hạn 12 tháng ở mức 7,5 – 7,8% như ABBank, BacABank, VietBank, OceanBank, Nam A Bank, BVBank, SHB, VietABank, NCB, OCB và Eximbank.

Tại nhóm ngân hàng tư nhân lớn, mức lãi suất áp dụng cho kỳ hạn 1 năm dao động trong khoảng 7 – 7,2%/năm. Nhóm ngân hàng thương mại nhà nước gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank có lãi suất tiền gửi 12 tháng thấp nhất thị trường là 6,3%/năm.

Hồi đầu năm 2023, ngoại trừ nhóm Big4, tất cả ngân hàng tư nhân đều niêm yết mức lãi suất trên 9% cho kỳ hạn 12 tháng; thậm chí một số nhà băng còn áp dụng mức trên dưới 10% cho kỳ hạn này.

Như vậy, lãi suất huy động 12 tháng niêm yết tại các ngân hàng đã giảm khoảng 1,5 – 3 điểm % so với mức đỉnh điểm ghi nhận vào cuối tháng 1/2023.

Lãi suất tiết kiệm giảm nhanh đến bất ngờ, mốc 8% chính thức biến mất tại kỳ hạn 12 tháng - Ảnh 1.

Lãi suất cao nhất được niêm yết tại website các ngân hàng ngày 29/6. (Quốc Thụy tổng hợp)

Xu hướng giảm mạnh của lãi suất tiền gửi đã ngấm dần sang lãi suất cho vay khi một loạt ngân hàng vừa tung ra gói tín dụng ưu đãi.

Nhằm hỗ trợ, tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, đồng thời từng bước giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân theo định hướng của Chính phủ, từ ngày 15/06/2023, BIDV chính thức triển khai gói tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản nhà ở thương mại với quy mô 20.000 tỷ đồng.

Chương trình áp dụng đến hết ngày 31/12/2024 hoặc đến khi hết quy mô của gói tín dụng. Các chủ đầu tư thực hiện các dự án nhà ở thương mại có phương án vay vốn khả thi, đảm bảo tính pháp lý, có khả năng tiêu thụ tốt và phù hợp với nhu cầu thực tế về nhà ở trên thị trường sẽ được hỗ trợ vay vốn với lãi suất từ 8,5%/năm. Đối với các cá nhân, lãi suất cho vay áp dụng từ 7,8%/năm.

MSB cũng vừa ra thông báo, đến 31/12/2023, sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay thêm 1%/năm so với lãi suất hiện hành dành cho các khách hàng cá nhân đang vay vốn.

Đối tượng được hưởng ưu đãi là tất cả khách hàng cá nhân vay có tài sản bảo đảm đang có dư nợ tại MSB, thỏa mãn các điều kiện của chương trình. Ngoài ra, với khách hàng mới, ngân hàng sẽ có các gói tín dụng có lãi suất ưu đãi riêng để hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn.

LPBank cũng vừa công bố nâng quy mô gói ưu đãi cho vay sản xuất kinh doanh từ 8.000 tỷ lên 10.000 tỷ. Đây là một trong những chính sách của ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh.

Gói ưu đãi này hiện có lãi suất chỉ từ 7,5%/năm dành cho khách hàng doanh nghiệp và 8,5%/năm cho khách hàng cá nhân. Đồng thời, mức lãi suất này sẽ không thay đổi trong suốt thời gian vay vốn.

Các loại lãi suất trên thị trường đồng loạt giảm trong những tháng gần đây sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có 4 lần giảm lãi suất điều hành chỉ trong vòng hơn 3 tháng qua.

Với 4 lần giảm kể từ giữa tháng 3, các loại lãi suất chính sách của NHNN đã giảm tổng cộng 1, 5 – 2 điểm % và đã đảo ngược phần lớn mức tăng trong 2 lần điều chỉnh năm 2022 (tăng tổng cộng 2 điểm % mỗi loại lãi suất).

Trong đó, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã giảm về bằng mức thấp kỷ lục duy trì trong giai đoạn từ tháng 10/2020 – tháng 9/2022. Trong khi lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn chỉ còn cao hơn 0,5 điểm % so với giai đoạn này.

Nói về các quyết định giảm lãi suất điều hành, NHNN cho biết việc tiếp tục giảm lãi suất điều hành khẳng định và xác lập xu hướng giảm lãi suất cho thị trường trong thời gian tới, qua đó định hướng TCTD mạnh dạn và quyết liệt hơn trong việc giảm lãi suất cho vay, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi kinh tế.

Theo số liệu của NHNN, lãi suất tiền gửi bình quân của giao dịch phát sinh mới của các ngân hàng thương mại hiện ở mức 5,7%/năm, giảm khoảng 0,7%/năm so với năm 2022. Lãi suất cho vay bình quân của giao dịch phát sinh mới tại các ngân hàng ở mức 8,9%/năm, giảm khoảng 1% so với cuối năm 2022.

“Với tác động của độ trễ chính sách, dự báo mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm trong thời gian tới” – Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết.

Nguồn: Nhịp sống thị trường

Paper Chain Vietnam (28-30/6/2023) Triển lãm Chuỗi Công nghiệp Giấy Việt Nam

Triển lãm nằm trong chuỗi Triển lãm quốc tế Công nghiệp Việt Nam (VIIS 2023) do Trung tâm Thông tin hóa chất quốc gia Trung Quốc và Công ty CP Tổ chức Sự kiện và Hội chợ Toàn Cầu phối hợp tổ chức thường niên từ năm 2012.

Với khoảng trên 120 gian hàng trưng bày ngành Giấy, In ấn, Bao bì trong tổng số hơn 300 gian hàng trưng bày, triển lãm sẽ mang tới thị trường Việt Nam các thiết bị, công nghệ tiên tiến nhất với mục đích thiết lập và nâng cấp chuỗi cung ứng xanh, bền vững trong các lĩnh vực Giấy, In ấn, Bao bì. Các doanh nghiệp đến từ các quốc gia có nền công nghiệp Giấy tiên tiến như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ cùng các thương hiệu nổi tiếng như Yunda, ANDRITZ, Kumera, Sichuan Gaoda, Weifang Hicredit, Zhengzhou Leizhan, Jingxin, Zhejiang Transfar, Zhejiang Shuangyuan, Shanghai Qingliang, Shandong Tianli, Shandong Chenzhong,Alpha,Shandong Aoxuan, Henan Zhongya, Shandong Xinh

Một số nhà trưng bày sẽ mang đến các sản phẩm và công nghệ mới nhất của họ tới triển lãm. Các công nghệ mới này đã được áp dụng trong nhiều nhà máy giấy địa phương tại Việt Nam, chẳng hạn như: Công ty TNHH Sản xuất Thuận An, Xưởng giấy Khôi Nguyên, Công ty Cổ phần giấy HKB-Hoa Lư, Tập đoàn giấy An Bình, Công ty TNHH Bắc Hà, Công ty giấy Thuận An và các công ty khác.

Các công ty và sản phẩm trưng bày tiêu biểu gồm:

Hicredit: Máy Tissue tiết kiệm năng lượng cao cấp và Máy đục chạy tự động tốc độ cao;

Zhejiang Shuangyuan: Hệ thống điều khiển thông minh cho các dây chuyền sản xuất giấy tốc độ cao có chiều rộng lớn;

Zhengzhou Leizhan: Một bộ máy hoàn chỉnh để sản xuất 500.000 tấn/năm sợi tái chế;

Shanghai Qingliang: Máy giấy kích thước lớn 6600mm và Máy Tissue tốc độ 1600 mpm;

Andrirz: Hệ thống xay trợ lực loại mới nhằm tập trung chủ yếu vào sợi bột gỗ và sợi không gỗ;

Xuzhou Tri-circle: Vải lót bao bì giấy cho máy giấy tốc độ cao, vải lót Tissue cho máy giấy tốc độ cao và vải đường may;

Zhejiang Transfer: Các sản phẩm hóa chất chức năng và giải pháp vật liệu mới cho toàn bộ quá trình nghiền, sản xuất giấy, phủ và xử lý sau sản xuất giấy;

Chaint Corporation: Tập trung vào xây dựng các nhà máy thông minh số cho khách hàng sản xuất giấy, in ấn và đóng gói giấy, giấy Tissue vv.;

Shandong Tianli: Cung cấp thiết bị lọc giấy với tiêu thụ năng lượng vận hành thấp, ổn định vận hành mạnh hơn và tỷ lệ mất sợi thấp hơn;

Gaoda sci-tech: Hệ thống điều khiển máy giấy, DCS, MCC, QCS, Hệ thống điều khiển hơi nước và làm mát.e and OPD.

Trong 3 ngày từ 28-30/6 sẽ diễn ra nhiều sự kiện bên lề như: Diễn đàn Thúc đẩy hợp tác Ngành Sơn Trung Quốc và Việt Nam (Chiều ngày 28/6); Hội thảo về Chuỗi cung ứng Công nghiệp Cao su tại Việt Nam (sáng ngày 29/6); Hội thảo về Chuỗi cung ứng trong ngành sản xuất giấy, bột giấy, in ấn và đóng gói (chiều ngày 29/6)… Tham dự triển lãm, khách tham quan có cơ hội nghe giới thiệu trực tiếp các sản phẩm tham dự, có cơ hội nhận các phần quà hấp dẫn.

Triển lãm kỳ vọng sẽ mang đến cho các doanh nghiệp ngành giấy, in ấn, đóng gói tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp miền Bắc nhiều cơ hội gặp gỡ, trao đổi, hợp tác kinh doanh giá trị.

Một số hình ảnh tiêu biểu:

Nâng cấp cho sản xuất giấy bao gói tốt hơn

Ajin P&P là công ty hàng đầu chuyên sản xuất giấy bao gói và giấy sóng trong suốt hơn 45 năm qua, có trụ sở tại thành phố lớn thứ tư của Hàn Quốc – Daegu. Ngày nay, nó là nhà sản xuất giấy sóng lớn nhất ở khu vực Đông Nam của Hàn Quốc. Ajin P&P cũng là khách hàng lâu năm của Valmet.

Năm 2019, Ajin quyết định hợp tác cùng Valmet để xây dựng lại máy giấy số 3 PM3 để tăng sản lượng và cải thiện chất lượng sản phẩm nhập kho.

Jin-Doo Kim, Giám đốc điều hành của Ajin P&P nhớ lại: “Lúc đầu, chúng tôi vấp phải sự phản đối đối với khoản đầu tư như vậy vào một nhà máy tương đối nhỏ. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá rằng mức tăng trưởng 15% mua sắm trực tuyến mỗi năm và 13% giao hàng tận nhà sẽ là cơ hội phát triển lớn cho Ajin nếu tái đầu tư xây dựng nhà máy này. Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường thương mại điện tử, nhu cầu về giấy sóng và giấy bìa trắng tiếp tục tăng và sự thúc đẩy nhu cầu trong đại dịch Covid-19. Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch thắt chặt các quy định về môi trường, cấm nhựa vào năm 2030. Do đó, bao bì bền vững sẽ là lựa chọn thay thế tối ưu”.

Cải thiện hiệu suất quy trình và tăng tính cạnh tranh nhờ công nghệ cải tiến

 Jin-Doo Kim cho biết: “Khi lựa chọn nhà cung cấp, chúng tôi đánh giá cao sự hợp tác lâu dài và ổn định. Valmet đang tạo ra những công nghệ tiên tiến thích ứng với sự thay đổi trên thế giới. Khi hợp tác với họ, chúng tôi tin tưởng rằng sẽ tạo ra những khả năng sản xuất vượt trội, cơ hội cải thiện hiệu suất sản phẩm và khả năng cạnh tranh lâu dài.

Valmet đã cung cấp gói tái xây dựng bao gồm bộ phận tạo hình cho dự án với công nghệ lô Tay áo được thiết kế đặc biệt. Ngoài ra, Valmet cũng cung cấp thêm bộ kiểm tra bành giấy và thiết bị thu hồi sương mù OptiAir.

Kỹ thuật lô Tay áo có lớp bên ngoài giống như tay áo tạo ra áp suất khử nước bằng ép guốc. Do đó, bộ phận tạo hình phía trên không có chân không, giúp tăng đáng kể khả năng khử nước và tiết kiệm năng lượng.

Bộ kiểm tra bành giấy của Valmet là một hệ thống đo lường chất lượng nguyên liệu thô theo thời gian thực dựa trên công nghệ cận hồng ngoại. Mũi khoan của nó xuyên qua kiện nguyên liệu trên xe tải và lấy mẫu. Hệ thống này khá tin cậy cung cấp thông tin về nội dung của từng khối nguyên liệu và giúp tiết kiệm chi phí sản xuất.

“Hiệu suất của các thiết bị mới được lắp đặt, đặc biệt là lô tay áo Sleeve, đã vượt quá mong đợi của chúng tôi”

 Chuyển đổi bộ phận tạo hình bằng kỹ thuật lô tay áo Sleeve

 Bộ phận tạo hình lưới dài hiện tại đã được nâng cấp thành lưới ghép (OptiFormer Hybrid), bổ sung thêm bộ phận tạo hình lưới trên, cùng sử dụng công nghệ mới lô Tay áo. Công nghệ lô Tay áo được thiết kế đặc biệt có lớp ngoài giống như tay áo, trên đó tạo ra áp suất khử nước bằng ép guốc. Nhờ lô Tay áo, bộ phận tạo hình lưới trên không có chân không. Điều đó giúp cho việc tái xây dựng phù hợp để sử dụng công nghệ đặc biệt này, bởi vì nó cho phép khả năng khử nước và tiết kiệm năng lượng.

Tổng giám đốc  Ajin P&P Jin-Doo Kim

 Tối ưu hóa quy trình bằng hệ thống điều khiển máy Valmet DNA

Ajin luôn đánh giá cao tầm quan trọng của tính bền vững và tham vọng dẫn đầu trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn. Jin-Doo Kim cho biết: “Vì các vấn đề về môi trường là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi nên chúng tôi dự định vận hành các cơ sở của mình ở mức độ nghiêm ngặt. Cho nên chúng tôi cần các đối tác công nghệ tiên tiến cho việc đó”.

Sắp tới, Ajin P&P sẽ khai trương nhà máy thông minh là dự án giấy và bột giấy đầu tiên trong nỗ lực khuyến khích phát triển nhà máy thông minh trong lĩnh vực sản xuất của chính phủ Hàn Quốc.

Để trợ giúp cho dự án mới, Ajin đã chọn hệ thống điều khiển máy DNA của Valmet. Theo chiến lược bền vững của Ajin, việc chuyển đổi sang nhà máy thông minh sẽ cung cấp cho Ajin báo cáo tốt hơn về mức tiêu thụ năng lượng, hóa chất, nước, không khí và nguyên liệu thô. “Đây không phải là dự án duy nhất. Thay vào đó, nó là khởi đầu của nhiều dự án khác cho các nhà máy thông minh của chúng tôi.” Jin-Doo Kim cho biết thêm.

Dịch bởi kỹ sư của ATZ Solutions (đại diện của Valmet) – Biên tập VPPA

Một số người ở châu Á vội mua OCC châu Âu khi giá giảm, người mua Ấn Độ thoái lui

Sự việc này đã thúc đẩy các nhà cung cấp tăng giá chào trong tuần này đối với OCC 95/5 châu Âu thêm 10 USD/tấn lên 140-145 USD/tấn tại Indonesia và thêm 5 USD/tấn lên 130-135 USD/tấn tại Malaysia. Indonesia và Malaysia yêu cầu kiểm định trước khi xếp hàng lên tầu tại nước xuất xứ đối với RCP nhập khẩu và vì thế giá cao hơn 5-15 USD/tấn so với các nước Đông Nam Á khác. Chênh lệch giá đã thu hẹp từ 20-30 USD/tấn do giá cước vận tải đường biển giảm.

Giá chào bán đối với RCP mầu nâu cao cấp của châu Âu đã tăng 5 USD/tấn lên 130 USD/tấn ở các quốc gia Đông Nam Á không kiểm tra trước khi hàng xếp lên tầu, chủ yếu là Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, người mua trong khu vực đã từ chối, do thành phẩm tiêu thụ chậm trong bối cảnh giá OCC giảm ở châu Âu và chi phí vận tải biển thấp hơn.

Ngược lại, các nhà cung cấp từ chối giảm giá chào do tỷ lệ thu gom giảm ở châu Âu trong suốt mùa hè trước khi những người mua lớn ở Thái Lan và Việt Nam tìm cách mua OCC 95/5 của châu Âu với giá dưới 120 USD/tấn.

Tuy nhiên, tình trạng bế tắc đã giảm bớt trong tuần này, sau khi các nhà máy lớn của Việt Nam tăng lượng mua vào. Việc khách hàng tăng cường mua khối lượng lớn phản ánh khả năng nhu cầu đóng gói tăng ở Đông Nam Á sau tháng 9.

Người mua ở Đông Nam Á và Ấn Độ đổ xô mua các loại RCP mầu nâu của châu Âu, đồng thời cắt giảm khối lượng RCP xuất xứ từ Mỹ có giá ở mức cao.

OCC 95/5 châu Âu được chào bán ở mức 120-125 USD/tấn ở hầu hết châu Á, giảm 5 USD/tấn so với hai tuần trước.

Ấn Độ thoái lui: Các nhà máy có trụ sở tại Ấn Độ và Trung Quốc trước đây là các nhà nhập khẩu RCP của Mỹ chủ yếu ở Châu Á. Sức mua của họ đã giúp RCP của Mỹ giữ giá cao khi nhu cẩu trong khu vực yếu và đôi khi đẩy giá lên mức chưa từng thấy.

Các nhà máy ở Ấn Độ đã vơ vét một lượng lớn OCC và giấy hỗn hợp của Mỹ để sản xuất bột giấy tái chế xuất khẩu sang Trung Quốc. Xuất khẩu sang Trung Quốc còn bao gồm giấy thành phẩm được sử dụng làm nguyên liệu thay bột giấy tái chế.

Đó là một cơn sốt vàng đối với các nhà sản xuất Ấn Độ, những người sau đó đã đầu tư vào việc xây dựng công suất mới – phần lớn ở dạng máy nhỏ có công suất dưới 100.000 tấn/năm – với ý định đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc.

Xuất khẩu đạt đỉnh vào năm 2021 sau lệnh cấm nhập khẩu RCP hoàn toàn của Trung Quốc từ đầu 2021.

Nhưng tình thế bắt đầu thay đổi vào cuối năm 2021, khi các nhà sản xuất hàng đầu của Trung Quốc đổ xô đến Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, để xây dựng các nhà máy bột giấy tái chế và nhà máy bìa quy mô lớn nhằm mục đích vận chuyển sản phẩm trở lại Trung Quốc.

Tại Ấn Độ, nhu cầu đối với bột giấy tái chế dành cho Trung Quốc bắt đầu suy yếu vào cuối năm 2021 và tiếp tục giảm sau đó.

Nhưng kể từ đó, các máy móc mới ở nước này đã được đưa vào sử dụng, dẫn đến tình trạng dư thừa công suất trong ngành giấy ở Ấn Độ, trong khi các hợp đồng mua bột giấy tái chế từ Trung Quốc phần lớn biến mất và khó có khả năng quay trở lại.

Do đó, kể từ tháng 3 năm nay, các nhà máy ở phía bắc và phía tây Ấn Độ đã ngừng hoạt động trong một nỗ lực tập thể để giải quyết tình trạng giá thành phẩm giảm do dư thừa công suất ở thị trường nội địa.

Trong khi đó, người mua Ấn Độ đã chuyển sang các loại RCP châu Âu rẻ hơn trong khi giảm lượng tiêu thụ RCP của Mỹ.

Giá OCC của Hoa Kỳ, Nhật Bản không thay đổi: Các nhà sản xuất có liên kết với Trung Quốc đã mua RCP của Hoa Kỳ một cách ổn định, mặc dù khối lượng giảm do suy thoái kinh tế đang diễn ra ở Trung Quốc.

Nhưng những người mua khác trong khu vực đã cắt giảm đáng kể khối lượng RCP của Mỹ và đòi người bán giảm giá. Nhưng các nhà cung cấp không đáp ứng do người tiêu dùng Mỹ cắt giảm chi tiêu và khối lượng RCP thu gom được đã giảm. Giá DS OCC 12 của Mỹ được chảo ở 170-175 USD/tấn tại Đông Nam Á.

Cuối cùng, giá các loại RCP mầu nâu của Mỹ vẫn được giữ nguyên trên hầu hết các nước Đông Nam Á và Đài Loan, với DS OCC 12 ở mức 160-165 USD/tấn, trong khi giá OCC 11 của Mỹ là 155-160 USD/tấn.

Tương tự, với việc các nhà cung cấp giữ vững giá cả, giá OCC của Nhật Bản vẫn ổn định ở mức 150-155 USD/tấn.

Nguồn: PPIA

NHNN chính thức giảm một loạt lãi suất điều hành từ hôm nay 19/6

Theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), một loạt lãi suất điều hành sẽ được điều chỉnh giảm từ hôm nay (19/6)

Cụ thể, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 5,0%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ mức 3,5%/năm xuống 3,0%/năm.

NHNN cũng giảm mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014.

Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên ở mức 0,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ mức 5,0%/năm xuống 4,75%/năm, riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,25%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường.

Đồng thời, NHNN cũng hạ mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016.

Đây là lần giảm lãi suất điều hành thứ 4 liên tiếp của NHNN chỉ trong vòng hơn 3 tháng qua. Trước đó, NHNN đã thực hiện giảm một số loại lãi suất điều hành để hỗ trợ nền kinh tế vào giữa tháng 3, đầu tháng 4 và cuối tháng 5, với tổng mức giảm của các loại lãi suất điều hành trong 4 lần điểu chỉnh vừa qua là 0,5-2,0 %/năm.

Quyết định giảm lãi suất điều hành của NHNN được đưa ra sau khi Thường trực Chính phủ yêu cầu cơ quan này khẩn trương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ; khẩn trương có ngay các giải pháp thiết thực, cụ thể để giảm mặt bằng lãi suất; trong đó giảm lãi suất điều hành ngay trong tháng 6 năm 2023 và định hướng giảm lãi suất huy động và cho vay đối với khách hàng của các tổ chức tín dụng nhằm tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; khắc phục hiệu quả ngay việc tăng trưởng tín dụng thấp như 5 tháng vừa qua.

Nói về động thái trên, NHNN cho biết việc tiếp tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để thực hiện mục tiêu giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Qua đó NHNN tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay thị trường, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế.

Đồng thời, việc điều chỉnh giảm trần lãi suất tiền gửi bằng VND các kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng cũng hỗ trợ các TCTD giảm chi phí đầu vào, từ đó có điều kiện thuận lợi tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng giảm chi phí tài chính. Quyết định của NHNN trong việc giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của TCTD lần này tạo điều kiện để doanh nghiệp và người dân có thể tiếp cận nguồn vốn vay chi phí thấp để phục vụ sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực ưu tiên, các lĩnh vực trọng yếu là động lực cho tăng trưởng kinh tế theo đúng chủ trương của Chính phủ.

Việc tiếp tục giảm lãi suất điều hành của NHNN khẳng định và xác lập xu hướng giảm lãi suất cho thị trường trong thời gian tới, qua đó định hướng TCTD mạnh dạn và quyết liệt hơn trong việc giảm lãi suất cho vay, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi kinh tế.

NHNN tiếp tục giảm hàng loạt lãi suất điều hành lần thứ 4 liên tiếp, có hiệu lực kể từ ngày 19/6

Đầu giờ chiều ngày 16/6, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo về việc giảm lãi suất điều hành.

Thông báo cho biết, bám sát Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp hài hòa, hợp lý, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ để phấn đấu giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, người dân, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, lạm phát được kiểm soát; thanh khoản của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) được đảm bảo.

Để tiếp tục thực hiện chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giảm mặt bằng lãi suất, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận vốn, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh, NHNN quyết định điều chỉnh các mức lãi suất, có hiệu lực từ ngày 19 tháng 6 năm 2023; cụ thể như sau:

1. Quyết định số 1123/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 6 năm 2023 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD.

Theo đó, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 5,0%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ mức 3,5%/năm xuống 3,0%/năm.

2. Quyết định số 1124/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 6 năm 2023 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại TCTD theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014.

Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên ở mức 0,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ mức 5,0%/năm xuống 4,75%/năm , riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,25%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường.

3. Quyết định số 1125/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 6 năm 2023 về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016.

Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm từ mức 4,5%/năm xuống 4,0%/năm ; riêng lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm.

Như vậy đây là lần thứ 4 liên tiếp kể từ trung tuần tháng 3 tới nay, NHNN thực hiện giảm các loại lãi suất điều hành để hỗ trợ nền kinh tế, trong đó riêng tháng 3 có 2 lần giảm lãi suất, tháng 5 có một lần (vào 25/5) và tháng 6 bắt đầu từ 19/6./.

Nguồn: Nhịp sống thị trường

Bộ Công an sửa quy định về phòng cháy chữa cháy, doanh nghiệp tranh thủ kêu khó

Trong văn bản vừa gửi Bộ Công an góp ý vào Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, nội dung góp ý được tổng hợp từ ý kiến của doanh nghiệp hội viên.

Cũng phải nói thêm, trong thời gian vừa qua, VCCI nhận được các ý kiến của doanh nghiệp, hiệp hội phản ánh về các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Trong đó, nhiều doanh nghiệp phản ánh dù Nghị định 136/2020/NĐ-CP không áp dụng hồi tố, tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn bị yêu cầu phải làm lại các thủ tục, như lập lại phương án chữa cháy hoặc xin thẩm duyệt lại thiết kế phòng cháy chữa cháy (nếu có lắp đặt thêm hạng mục hoặc chỉ có cải tạo nhỏ)… hoặc phải thay thiết bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy theo tiêu chuẩn mới. Việc này đã gây tốn kém thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

Để góp ý vào các nội dung của Dự thảo, các doanh nghiệp đồng thời gửi đến cơ quan soạn thảo là Bộ Công an những vướng mắc hiện hữu, đang làm khó hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Cụ thể, các doanh nghiệp cho rằng, đang gặp khó với điều 38 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về việc kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy là việc đánh giá, xác nhận sự phù hợp của phương tiện với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc các yêu cầu bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy tương ứng.

Về bản chất, đây là hoạt động đánh giá sự phù hợp được quy định tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá. Hiện nay, hầu hết các lĩnh vực khác đều đã tiến hành xã hội hoá hoạt động đánh giá sự phù hợp. Theo đó, cơ quan nhà nước uỷ quyền hoặc chỉ định một số tổ chức có đủ năng lực để cung cấp dịch vụ kiểm định. Các tổ chức này nhận thù lao để tiến hành kiểm định cho chủ hàng theo quy trình và quy chuẩn kỹ thuật mà cơ quan nhà nước đề ra, sau đó cấp chứng thư kiểm định và/hoặc dán tem kiểm định. Hàng hoá đã được kiểm định và xác nhận phù hợp với quy định được lưu thông ngay trên thị trường mà không cần xin phép cơ quan nhà nước.

Cơ quan nhà nước chỉ tiến hành hậu kiểm để bảo đảm rằng các tổ chức kiểm định được cấp phép thực hiện đúng quy định. Đây là cách quản lý tiên tiến và đã được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực khác.

Tuy nhiên, Điều 38 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy thuộc về cơ quan Công an (dù là Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy hay Công an tỉnh). Điều 38.11.c Nghị định 136/2020/NĐ-CP cũng cho phép các tổ chức tư vấn kiểm định có quyền tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thử nghiệm, đánh giá chất lượng theo các thông số kỹ thuật của phương tiện.

“Mặc dù vậy, kết quả này chỉ có ý nghĩa là cơ sở để cơ quan công an xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm định, chứ kết quả này chưa được coi là căn cứ để hàng hoá được lưu thông”, VCCI giải trình trong văn bản gửi Bộ Công an, khi đề nghị sửa đổi quy định theo hướng cho phép các tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kiểm định và dán tem kiểm định với phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Cơ quan nhà nước chỉ làm công tác hậu kiểm chứ không đảm nhận việc cấp phép tiền kiểm.

Quy định về thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy trong trường hợp cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng cũng đang là khó khăn nhiều doanh nghiệp gặp phải.

Điều 13.3.b Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định các dự án, công trình khi cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy thì phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

Tuy nhiên, theo phản ánh của doanh nghiệp, phạm vi quy định tương đối rộng do chỉ cần một thay đổi nhỏ liên quan đến việc cải tạo cũng có thể phải xin thẩm duyệt thiết kế. Đây là cơ sở VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi quy định theo hướng việc cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng có ảnh hưởng lớn đến yêu cầu an toàn phòng cháy, chữa cháy mới cần thực hiện thẩm duyệt thiết kế phòng cháy, chữa cháy.

Các nội dung thay đổi lớn có thể cân nhắc bao gồm thay đổi công năng; ảnh hưởng đến đường giao thông cho xe chữa cháy; khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh; bổ sung vách ngăn, tường ngăn để ngăn chia lại mặt bằng ảnh hưởng đến đường thoát nạn, khoảng cách thoát nạn, diện tích gian phòng hoặc có thêm hành lang (liên quan đến các khu vực yêu cầu thiết kế hệ thống hút khói); bổ sung, thay đổi vị trí đầu báo cháy, đầu phun có ảnh hưởng đến thông số kỹ thuật của hệ thống hiện hữu (vượt quá số lượng đầu báo cháy tối đa của 1 kênh, số lượng địa chỉ báo cháy tối đa của 1 loop, số lượng đầu phun sprinkler được quản lý bởi 1 van điều khiển…).

Trong trường hợp cụ thể với yêu cầu về phòng cháy chữa cháy với các cơ sở y tế, mặc dù Dự thảo có sửa đổi, theo hướng nới hơn, song VCCI vẫn cho rằng chưa hợp lý.

Điều 5.1 và Phụ lục III Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định các cơ sở y tế có chiều cao từ 3 tầng trở lên hoặc có 1.000 m3 trở lên phải đảm bảo điều kiện, trang bị hệ thống an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Phụ lục và Dự thảo quy định các cơ sở y tế có chiều cao từ 5 tầng hoặc 3.000 m3 trở lên phải thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy.

“Theo phản ánh của doanh nghiệp, việc thực hiện các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy là rất khó khăn, gây tốn kém nhiều chi phí cho các cơ sở y tế, trong đó có cơ sở y tế tư nhân”, VCCI làm rõ.

Cụ thể, diện tích sàn theo giới hạn khối tích là tương đối thấp, chỉ khoảng 300 m2 sàn sử dụng. Diện tích sàn trên sẽ không đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy theo quy định như có hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà, ngoài nhà, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà, hệ thống báo cháy tự động, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn…

“Các cơ sở y tế tư nhân có đặc điểm khác so với các cơ sở kinh doanh khác. Các cơ sở y tế đều đã phải đáp ứng yêu cầu về diện tích tối thiểu với các hạng mục phòng khám, phòng giường bệnh theo quy định của Bộ Y tế. Các diện tích còn lại trong cơ sở y tế là các tiện ích như hành lang (chỗ ngồi chờ khám), khu máy móc kỹ thuật, khu bốc thuốc, căng tin, nhà để xe… đều là các tiện ích phục vụ người bệnh. Diện tích sàn với các khu vực này không làm tăng số người tập trung tại cơ sở do không tăng năng lực khám chữa bệnh (như số lượng bác sĩ, số lượng giường bệnh)”, VCCI làm rõ.

Phương án thay thế, theo VCCI là sửa đổi quy định về giới hạn theo hướng bổ sung tiêu chí về số giường nằm (cơ sở y tế điều trị nội trú), và tăng giới hạn về thể tích và số tầng; cân nhắc sửa đổi các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy cho phù hợp với đặc thù hoạt động của các cơ sở y tế.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng kiến nghị làm rõ quy định về nộp hồ sơ trực tuyến, áp dụng quản lý rủi ro và phối hợp về kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bỏ yêu cầu người đứng đầu hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy…

Theo VCCI, Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về tần suất kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đang theo xu hướng cào bằng, không có sự phân biệt giữa những đơn vị có rủi ro cao với đơn vị rủi ro thấp, cũng không phân biệt giữa các đơn vị có lịch sử tuân thủ tốt với đơn vị có lịch sử tuân thủ kém…

Nguồn: Báo đầu tư

Xuất khẩu thêm chật vật với chi phí logistics

Chi phí logistics kéo giá thành đi lên

Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), chi phí logistics so sánh với tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam đang ở mức 16,8%, so với bình quân thế giới là 10,7%. Tính trong ASEAN, chi phí logistics Việt Nam cao hơn các nước Singapore (đang ở mức 8,5%), Malaysia (13%) và Thái Lan (15,5%).

Ông Nguyễn Đình Tùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, chi phí logistics trong ngành nông sản rất cao, chiếm khoảng 20-25% giá thành sản phẩm. Như vậy, khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế, sản phẩm của doanh nghiệp Việt có giá thành cao hơn, lợi thế cạnh tranh giảm xuống.

Với doanh nghiệp ngành gỗ, ông Đặng Quốc Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thủ công Mỹ nghệ gỗ Liên Minh thông tin, tại Việt Nam, chi phí vận chuyển, lưu kho, kho bãi, thủ tục hải quan và các công việc giấy tờ khác… đang cao hơn 10-15% so với các quốc gia cạnh tranh mặt hàng này.

“Trong đó, chi phí logistics chiếm tới 20 – 30% giá trị mỗi container gỗ xuất khẩu đã bào mòn hết lợi nhuận của doanh nghiệp. Không chỉ bị cạnh tranh về giá, các doanh nghiệp ngành gỗ còn chịu tác động từ nhu cầu thị trường, dẫn đến tình trạng ‘tiến thoái lưỡng nan’ khi đơn hàng hạn chế nhưng chịu nhiều loại phí cao”, ông Hùng chia sẻ.

“Thời gian qua, tại các cửa khẩu xảy ra tình trạng kẹt xe, nhiều container không thông quan được dẫn đến thiếu container quay về, từ đó giá cước vận chuyển tăng thêm 1/3 so với giá gốc. Đáng nói là tình trạng này vẫn luôn diễn ra.”

– Bà Ngô Tường Vy, Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu

Việc bị phụ thuộc vào đội tàu nước ngoài cũng khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều rào cản để mở rộng thị trường xuất khẩu. Địa bàn hoạt động của các tàu container nội địa rất hẹp, chỉ loanh quanh trong khu vực trong khi các hãng tàu nước ngoài “ôm” hết các thị trường lớn như châu Âu, châu Mỹ.

Do đó, khi muốn mở rộng sang các thị trường tiềm năng, doanh nghiệp bị phụ thuộc vào cước phí, lịch trình của hãng tàu nước ngoài, khó có được sự lựa chọn tối ưu. Chưa kể, vào mùa cao điểm, các hãng tàu, container thường đồng loạt tăng mạnh giá cước và các khoản phụ phí nhưng không báo trước.

Doanh nghiệp cần hỗ trợ

Nhiều doanh nghiệp nhận định, kết nối hạ tầng logistics phục vụ nông nghiệp còn bất cập. Tại nhiều địa phương thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – nơi được coi là vựa lúa, vựa nông thủy sản lớn nhất đất nước, dịch vụ này lại chậm phát triển.

“Khi doanh nghiệp thu mua nông sản tại vườn, các phương tiện vận chuyển loại lớn không thể đến tận nơi, doanh nghiệp phải sử dụng xuồng, ghe, xe máy, xe ba gác, xe tải loại nhỏ… làm phương tiện trung gian mới có thể đưa nông sản đến nhà máy”, ông Tùng nêu bất cập hiện nay.

Khi vận chuyển qua nhiều phương tiện, không những chất lượng hàng hóa, nông sản bị ảnh hưởng, mà phí vận chuyển cũng đội lên cao. Theo ông Hùng, tác động đến chi phí này là cả một hệ thống, trong đó hải quan, kho cảng, hãng vận tải đường bộ, hãng tàu… chưa có sự liên kết, dẫn đến có nhiều loại chi phí không hợp lệ.

Ngoài những nguyên nhân khách quan từ tình hình thế giới, nguyên nhân chủ quan là hầu hết các doanh nghiệp logistics Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động thiếu liên kết, cơ sở hạ tầng logistics chưa đồng bộ, chưa có tính kết nối cao giữa các loại hình vận tải, giao nhận…

Trước bối cảnh xuất khẩu đang gặp khó, nhiều doanh nghiệp mong chờ những giải pháp hạ nhiệt chi phí logistics nhằm giảm bớt áp lực về giá, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cụ thể, việc tiếp tục tăng cường đơn giản hóa, minh bạch thủ tục hải quan để doanh nghiệp cắt giảm chi phí không thiết yếu, tăng tính dự đoán khi xuất khẩu cũng như thâm nhập thị trường mới là điều quan trọng.

“Nếu không giảm chi phí logistics, thì tính cạnh tranh và chỗ đứng của hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sẽ không đủ hấp dẫn người tiêu dùng và các đối tác nước ngoài trước bối cảnh khó khăn như hiện nay”, bà Tường Vy cho hay.

Thuế carbon, tiêu chuẩn về sản xuất xanh… là những thách thức mà doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt. Để giữ được vị trí trong chuỗi…

Nguồn: Baodautu.vn

Fed phải nhận hàng loạt ‘cú đánh úp’, hé lộ dữ liệu ‘khó hiểu’ của thị trường trước thềm cuộc họp tháng 6

Các tín hiệu “hỗn loạn” của nền kinh tế Mỹ

Nhiều nhà phân tích đã dự đoán rằng với 10 lần tăng lãi suất liên tiếp trong 15 tháng để kiểm soát lạm phát, nền kinh tế Mỹ sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số phân tích khác lại không cho là như vậy.

Fed phải nhận hàng loạt ‘cú đánh úp’, hé lộ dữ liệu ‘khó hiểu’ của thị trường trước thềm cuộc họp tháng 6 - Ảnh 1.

Hiện tại, tốc độ tuyển dụng tăng nhanh. Giá nhà có tín hiệu khởi sắc sau nhiều tháng giảm. Chi tiêu của người tiêu dùng cũng tăng nhiều hơn dự kiến. Tuy nhiên, sự phục hồi này có thể vừa là tin tốt vừa là tin xấu.

Sự “dẻo dai” của nền kinh tế có thể giúp Mỹ tránh khỏi kịch bản suy thoái dù Fed phải tác động để làm chậm quá trình tăng giá, từ đó kiểm soát lạm phát.

Nhưng nếu trong bối cảnh nhu cầu tăng, các công ty vẫn tiếp tục tăng giá mà không làm mất khách hàng thì có thể khiến lạm phát nóng lên – buộc người tiêu dùng phải trả nhiều tiền hơn cho khách sạn, thực phẩm hay dịch vụ chăm sóc trẻ em. Đồng thời buộc Fed phải làm nhiều hơn nữa để hạ nhiệt.

Các nhà hoạch định chính sách có thể cần thời gian để tìm ra kịch bản nào có nhiều khả năng xảy ra hơn. Điều này giúp họ có thể tránh việc phản ứng thái quá và gây ra thiệt hại kinh tế không cần thiết hoặc phản ứng chậm chạp và để việc lạm phát tăng cao “dai dẳng”.

Do đó, một số nhà đầu tư đã đặt cược rằng các quan chức Fed sẽ bỏ qua việc tăng lãi suất tại cuộc họp vào ngày 13-14/6 tới trước khi nâng chúng một lần nữa vào tháng 7.

Họ có thể sẽ thực hiện chính sách một cách thận trọng, đồng thời nhấn mạnh rằng tạm dừng không có nghĩa là bỏ cuộc và họ vẫn quyết tâm phải kiểm soát giá cả.

Nhưng chiều hướng đó đang ngày càng bị lung lay. Trong tuần này, thị trường đã nghiêng phần lớn về phía khả năng Fed vẫn có thể tăng lãi suất tại cuộc họp tháng này.

Tóm lại, các tín hiệu “hỗn loạn” của nền kinh tế sẽ càng khiến các cuộc thảo luận chính sách của Fed trở nên khó khăn trong những tháng tới.

Lãi suất sẽ thế nào?

Fed phải nhận hàng loạt ‘cú đánh úp’, hé lộ dữ liệu ‘khó hiểu’ của thị trường trước thềm cuộc họp tháng 6 - Ảnh 2.

Sau khi điều chỉnh chính sách một cách mạnh mẽ trong 15 tháng qua, các quan chức chủ chốt bao gồm chủ tịch Fed Jerome H. Powell và Philip Jefferson – người được Tổng thống Joe Biden chọn làm phó chủ tịch tiếp theo của Fed đã ám chỉ rằng các ngân hàng trung ương có thể sẽ tạm dừng tăng lãi suất để có thời gian đánh giá mức độ tác động đến nền kinh tế ra sao.

Nhưng đó vẫn là một quá trình phức tạp. Ngay cả ở một số lĩnh vực – thường chậm lại khi Fed tăng lãi suất – cũng đang thể hiện khả năng “chống chọi” mạnh mẽ một cách đáng ngạc nhiên.

Matthew Luzzetti, nhà kinh tế trưởng tại Deutsche Bank cho biết: “Đó là một bức tranh rất phức tạp, tùy thuộc vào điểm dữ liệu mà bạn đang xem xét”. Ông cũng lưu ý rằng các số liệu tăng trưởng tổng thể như GDP đã chậm lại nhưng các con số quan trọng khác lại tăng lên.

Thị trường nhà ở cũng “đánh úp” nền kinh tế

Lần này, câu chuyện đó đã trở nên phức tạp. Hoạt động mua ô tô đã chậm lại kể từ khi Fed bắt đầu tăng lãi suất. Nhưng trong nhiều năm gần đây, thị trường ô tô đã quá thiếu nguồn cung – phần lớn là do các vấn đề về chuỗi cung ứng – nên quá trình hạ nhiệt trở nên khó khăn.

Fed phải nhận hàng loạt ‘cú đánh úp’, hé lộ dữ liệu ‘khó hiểu’ của thị trường trước thềm cuộc họp tháng 6 - Ảnh 3.

Tình hình nhà ở cũng khiến nhiều nhà kinh tế “bối rối”. Thị trường này suy yếu rõ rệt vào năm ngoái khi lãi suất thế chấp tăng vọt. Nhưng tỷ giá gần đây đã ổn định và giá nhà đã tăng trở lại trong bối cảnh hàng tồn kho thấp.

Giá nhà không được tính trực tiếp vào lạm phát, nhưng sự quay vòng của chúng là một dấu hiệu cho thấy cần rất nhiều biện pháp để hạ nhiệt nền kinh tế đang “nóng” này.

Thị trường việc làm gây “khó hiểu”

Các quan chức Fed cũng đang theo dõi các dấu hiệu cho thấy việc tăng lãi suất của họ đang làm chậm thị trường việc làm –  một số công ty đã ngừng tuyển dụng.

Phản ứng dây chuyền đã bắt đầu. Một báo cáo gần đây chỉ ra yêu cầu bảo hiểm thất nghiệp đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2021. Nhân viên tại các công ty tư nhân đang làm việc ít giờ hơn mỗi tuần.

Fed phải nhận hàng loạt ‘cú đánh úp’, hé lộ dữ liệu ‘khó hiểu’ của thị trường trước thềm cuộc họp tháng 6 - Ảnh 4.

Nhưng mặt khác, cơ hội việc làm đã tăng trở lại vào tháng 4/2023 và tiền lương cũng tăng. Tỷ lệ thất nghiệp thì tăng lên 3,7% trong tháng 5 từ 3,4% vào tháng 4 – nhưng vẫn còn thấp so với mức 4,5% mà các quan chức Fed dự kiến sẽ đạt được vào cuối năm 2023 trong các dự báo kinh tế mới nhất của họ. The New York Times cho biết, các quan chức dự kiến sẽ đưa ra dự đoán mới vào tuần tới.

Fed phải nhận hàng loạt ‘cú đánh úp’, hé lộ dữ liệu ‘khó hiểu’ của thị trường trước thềm cuộc họp tháng 6 - Ảnh 5.

Và theo một số thước đo, thị trường lao động vẫn đang hoạt động. Tuyển dụng vẫn đặc biệt mạnh mẽ. Nela Richardson, nhà kinh tế trưởng tại ADP cho biết: “Mọi người nói chuyện như nền kinh tế đang chuyển động theo một đường thẳng. Trong thực tế, nó thực sự dập dình”.

Trước thềm cuộc họp chính sách tháng 6

Fed phải nhận hàng loạt ‘cú đánh úp’, hé lộ dữ liệu ‘khó hiểu’ của thị trường trước thềm cuộc họp tháng 6 - Ảnh 6.

Tuy nhiên, lạm phát vẫn là yếu tố mấu chốt định hình các kế hoạch của Fed trong tháng 6 hay trong mùa hè này. Các quan chức từng dự báo vào tháng 3 rằng lạm phát được đo bằng PCE sẽ giảm xuống 3,3% vào cuối năm nay. Điều đó đang dần dần xảy ra.

Lạm phát ở mức 4,4% tính đến tháng 4, giảm từ 7% vào mùa hè năm ngoái nhưng vẫn cao hơn gấp đôi mức mục tiêu 2% của Fed. Các quan chức sẽ nhận được báo cáo lạm phát chi tiết và cập nhật hơn cho tháng 5 vào ngày đầu tiên của cuộc họp tuần tới.

Các nhà kinh tế mong đợi sẽ có sự hạ nhiệt đáng kể – có thể khiến các quan chức tin tưởng vào việc tạm dừng tăng lãi suất. Nhưng nếu những dự báo đó “thất bại”, nó có thể tạo ra một cuộc tranh luận thậm chí còn sôi nổi hơn về những gì xảy ra tiếp theo.

Nguồn: Nhịp sống thị trường