Bình Dương: Gỡ khó cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay

TTĐT – ​Sáng 22-3, gần 100 doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và ngân hàng đã tham gia Hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023 do UBND tỉnh phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh tổ chức. Ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

​​Hội nghị nhằm tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp kết nối với các ngân hàng để tiếp cận nguồn vốn đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. ​

Khó tiếp cận vốn vay

Thời gian qua, NHNN đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, tín dụng đối với doanh nghiệp (DN) đã đạt được những kết quả tích cực, quy mô vốn tín dụng ngày càng lớn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc khiến DN khó tiếp cận vốn vay nhất là trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của một số DN đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của diễn biến thị trường thế giới.

Bà Trương Thị Thúy Liên – Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày tỉnh Bình Dương nêu các khó khăn khi tiếp cận vốn

Bà Trương Thị Thúy Liên – Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày tỉnh Bình Dương cho biết, các DN khó tiếp cận vốn ngân hàng vì phải có tài sản thế chấp, trong khi đó DN vừa và nhỏ hoạt động phải đi thuê nhà xưởng thì không thể có tài sản thế chấp, chỉ có hình thức tín chấp mới có thể giải quyết được nguồn vốn cho họ. Thế nhưng, để vay được tín chấp là một vấn đề nan giải. Bà Liên giải thích: “Giải quyết tín chấp phải có phương án kinh doanh tốt và hợp đồng kinh tế có hiệu quả cao thì ngân hàng mới có thể cho vay được. Hiện nay với tình hình kinh tế hiện tại những phương án kinh doanh tốt rất khó thực hiện để đưa DN đến gần với ngân hàng”.

Từ ngày 15/3/2023, NHNN đã ban hành quyết định về điều chỉnh mức lãi suất điều hành giảm từ 0,5-1%. Điều này sẽ góp phần giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới. Tuy nhiên, các DN cho rằng, gói vay ở các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay duy trì quá cao. Ông Nguyễn Khánh Toàn – Giám đốc Công ty điện Hoàng Ngân Phát cho rằng, NHNN đã có những nỗ lực nhất định hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn. Tuy nhiên, các động thái kéo giảm lãi suất vẫn chưa mang lại tác động tích cực. “Mặt bằng lãi suất hiện nay quá cao khiến DN khó giảm giá thành sản xuất, khó nâng cao năng lực cạnh tranh và mất đi nhiều cơ hội đầu tư” – ông Toàn nói.

Ông Trần Văn Trọng – Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Việt Hương nêu kiến nghị

Bên cạnh đó, việc tiếp cận khách hàng của ngân hàng vẫn còn đơn lẻ, chưa bám sát địa bàn, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, DN, cơ sở sản xuất kinh doanh để tăng cường thông tin đối thoại trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng nhằm chia sẻ những khó khăn vướng mắc, tiếp cận tín dụng và hỗ trợ lãi suất cho khách hàng. Ông Trần Văn Trọng – Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Việt Hương kiến nghị, ngân hàng cần tăng cường kết nối, chủ động làm việc với từng DN để chủ động dòng tiền và cơ cấu vốn kịp thời. DN có nguồn vốn sẽ có sức cạnh tranh tốt, hoạt động hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho xã hội, tạo giá trị, tạo nhiều thu nhập, đóng thuế Nhà nước. Hệ thống ngân hàng cũng có lợi khi giảm nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng.

Tăng cường kết nối ngân hàng – doanh nghiệp

Trước các khó khăn, vướng mắc và đề xuất của DN, đại diện các ngân hàng đã giải đáp cụ thể về thực hiện các chính sách hỗ trợ khách hàng. Các ngân hàng cho biết đang tìm cách tiếp cận DN, tìm hiểu khó khăn để đẩy mạnh cho vay, bởi từ đầu năm đến nay tín dụng tăng trưởng khá chậm.

Đại diện Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank phát biểu tại hội nghị

Ông Võ Đình Phong – Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Bình Dương cho biết, sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng về chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ; chủ động phối hợp tổ chức các hội nghị kết nối ngân hàng – DN; đẩy nhanh tiến độ thực hiện hỗ trợ lãi suất.

Đặc biệt, tăng cường bám sát, tiếp cận sâu khách hàng; hướng dẫn cụ thể các chính sách tháo gỡ khó khăn, các quy định pháp luật, quy định nội bộ; giải quyết kịp thời các phản ánh, khó khăn, vướng mắc của khách hàng. Những quy định của pháp luật, quy định nội bộ ngân hàng không phù hợp sẽ đề xuất kiến nghị giải quyết kịp thời.

Các ngân hàng sẽ tiếp tục công tác tuyên truyền tiếp thị, triển khai, đẩy mạnh các chính sách cho vay, gói sản phẩm cho vay, dịch vụ mới nhằm khôi phục sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ. Đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ để tạo thuận lợi hơn cho DN trong tiếp cận tín dụng nhưng vẫn phải phù hợp quy định pháp luật và đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống.

NHNN chi nhánh tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý các trường hợp các chi nhánh tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài tránh né, không thực hiện chính sách chung về tháo gỡ khó khăn. Mở đường dây nóng để lắng nghe, tổng hợp ý kiến chung của người dân, DN để xử lý kịp thời.

Ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Dành ghi nhận những khó khăn trong sản xuất kinh doanh của DN do đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu, đầu ra. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cũng khó khăn vì nợ xấu. Trong tình hình diễn biến phức tạp, biến động khó lường như hiện nay, ngân hàng và DN phải đồng hành chia sẻ khó khăn với nhau. Cần phải tiếp tục có những hội nghị để ngân hàng – DN gặp gỡ, trao đổi nắm bắt thông tin, tìm những giải pháp khắc phục. Đối với các nội dung liên quan đến thể chế, chính sách tỉnh sẽ kiến nghị Trung ương, vấn đề cấp tỉnh sẽ xử lý một cách nhanh chóng.

Ông đề nghị NHNN chi nhánh Bình Dương chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm các chỉ thị liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để các chính sách hỗ trợ lãi suất để trở thành động lực, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Các ngân hàng thương mại chủ động gặp gỡ DN để ghi nhận các khó khăn, vướng mắc, cùng nhau tháo gỡ. Cùng với đó, DN cũng phải nỗ lực “tự cứu mình”, tự cơ cấu lại tài chính, kinh doanh, thậm chí là chuyển đổi ngành nghề phù hợp.

Trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện có 79 tổ chức tín dụng (TCTD), ngân hàng. Năm 2022, tổng nguồn vốn huy động đạt hơn 276.000 tỷ đồng, tăng 3,53% so với năm 2021. Tổng dư nợ đạt 286.000 tỷ đồng, tăng 12,38% so với năm 2021. Nợ xấu kiểm soát 0,73% trên tổng dư nợ.

Riêng từ đầu năm 2023 đến nay, tổng nguồn vốn huy động của hệ thống TCTD đạt 270.000 tỷ đồng, giảm 2,2% so với đầu năm, tăng 0,37% so với cùng kỳ năm trước. Tổng dư nợ đạt 288.000 tỷ đồng, tăng 1,05% so với đầu năm, tăng 10,34% so với năm trước.

Nguồn vốn huy động giảm, tăng trưởng tín dụng tăng thấp cho thấy thị trường tiền tệ, tín dụng ở Bình Dương diễn biến phù hợp với diễn biến của cả nước khi tình hình xung đột giữa Nga – Ucraina vẫn còn, lạm phát ở các nước vẫn còn và ở Việt Nam cơ bản kiểm soát được nhưng vẫn không được chủ quan, mặc dù thị trường tiền tệ tạm thời ổn định, thanh khoản dồi dào. Đặc biệt, từ ngày 15/3/2023, NHNN Việt Nam đã giảm lãi suất điều hành để giảm lãi suất cho vay góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN và nền kinh tế.

Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trên địa bàn hiện nay đã giảm. Lãi suất tiền gửi bằng VNĐ ở mức 0,1 – 0,5%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,9 – 5,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,8 – 7,2%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 7,2%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ thuộc một số ngành, lĩnh vực ưu tiên ở mức 5,5%; lãi suất cho vay ngắn hạn VNĐ phổ biến ở mức 7,5-8,5%/năm; lãi suất cho vay trung, dài hạn VNĐ phổ biến ở mức 8,1-10,5%/năm. Lãi suất cho vay USD ngắn hạn phổ biến ở mức 3,7-5,7%/năm; trung và dài hạn mức 5,5-5,92%/năm. Lãi suất huy động USD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và dân cư.​

Nguồn: binhduong.gov.vn

Fed tăng lãi suất thêm 0,25%, dự báo chỉ thực hiện 1 lần nâng khác trong năm nay

Kết thúc cuộc họp chính sách 2 ngày, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã quyết định tăng lãi suất thêm 0,25%, đưa ra quan điểm thận trọng về những bất ổn gần đây của ngành ngân hàng và cho biết lộ trình tăng lãi suất sắp khép lại. Phạm vi lãi suất hiện dao động ở mức 4,75% – 5%.

Fed tăng lãi suất thêm 0,25%, dự báo chỉ thực hiện 1 lần nâng khác trong năm nay - Ảnh 1.

Phạm vi lãi suất từ tháng 7/2006 đến nay.

Các dự báo được thị trường đưa ra về mức lãi suất cao nhất là 5,1%, không thay đổi so với ước tính vào tháng 12 và cho thấy phần lớn các quan chức dự đoán chỉ thực hiện 1 đợt tăng lãi suất nữa.

Thông báo mới cũng cho thấy 7 trong số 18 quan chức Fed dự đoán về mức lãi suất cao nhất trong biểu đồ dot plot là cao hơn 5,1%. Các dự đoán về mức lãi suất trong 2 năm tới cũng cho thấy sự bất đồng đáng kể giữa các thành viên của Uỷ ban. Tuy nhiên, ước tính trung bình cho thấy mức giảm 0,8 điểm phần trăm vào năm 2024 và 1,2 điểm phần trăm vào năm 2025.

Cùng với 9 lần tăng lãi suất liên tiếp kể từ tháng 3/2022, Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) cho biết những đợt tăng lãi suất trong tương sẽ không còn là điều chắc chắn và phụ thuộc phần lớn vào số liệu kinh tế.

Fed tăng lãi suất thêm 0,25%, dự báo chỉ thực hiện 1 lần nâng khác trong năm nay - Ảnh 2.

Biểu đồ dot plot của Fed.

Thông báo sau cuộc họp của FOMC cho biết: “Uỷ ban sẽ giám sát chặt chẽ thông tin và đánh giá tác động đối với chính sách tiền tệ. Chúng tôi dự đoán rằng một số chính sách bổ sung có thể là phù hợp để dần dần giúp lạm phát trở lại mức 2%.”

Quan điểm này khác với những thông báo trước đây, khi FOMC cho biết “những đợt tăng lãi suất liên tục” sẽ là phù hợp để hạ nhiệt lạm phát. Quan điểm ôn hoà hơn được thể hiện trong bối cảnh những bất ổn của ngành ngân hàng đang diễn ra, làm dấy lên những lo ngại về sự ổn định của cả hệ thống.

FOMC cho hay: “Hệ thống ngân hàng của Mỹ rất vững chắc và linh hoạt. Những sự kiện gần đây có thể sẽ khiến điều kiện tín dụng bị thắt chặt hơn đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, hoạt động tuyển dụng và lạm phát. Mức độ ảnh hưởng đến nay vẫn chưa chắn chắn. Uỷ ban vẫn chú ý đến rủi ro lạm phát.”

Fed cho biết sẽ tiếp tục thu hẹp bảng cân đối kế toán, quá trình được gọi là thắt chặt định lượng. NHTW sẽ duy trì mức giới hạn hàng tháng là 60 tỷ USD đối với trái phiếu kho bạc đáo hạn mà không tái đầu tư và 35 tỷ USD cho các chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (MBS).

Đầu tháng này, Chủ tịch Jerome Powell cho biết NHTW có thể phải thực hiện một lộ trình cứng rắn hơn để chế ngự lạm phát. Song, những bất ổn của ngành ngân hàng đang diễn ra nhanh chóng, cản trở những động thái “diều hâu” của NHTW và góp phần tạo ra tâm lý chung trên thị trường rằng Fed sẽ hạ lãi suất trong năm nay.

Các ước tính mới được công bố cho thấy các thành viên của FOMC dự đoán lãi suất, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và GDP, qua đó nhấn mạnh những diễn biến không chắc chắn với lộ trình chính sách.

Giới chức điều chỉnh dự báo kinh tế Mỹ, tăng kỳ vọng về lạm phát với mức 3,3% trong năm nay so với 3,1% đưa ra hồi tháng 12. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 4,5% trong khi triển vọng GDP giảm xuống 0,4%. Các ước tính cho 2 năm tới không có nhiều thay đổi, trong khi dự báo GDP năm 2024 giảm xuống 1,2% từ mức 1,6% trong tháng 12.

Dù số liệu vào cuối năm 2022 đã giảm nhẹ nhưng những dấu hiệu của lạm phát gần đây lại kém khả quan hơn. PCE tăng 0,6% trong tháng 1 và cao hơn 5,4% so với 1 năm trước, cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed. Theo đó, ông Powell hôm 7/3 đã cảnh báo rằng Fed có thể phải tăng lãi suất nhiều hơn dự kiến.

Tuy nhiên, những vấn đề ở ngành ngân hàng đã ảnh hưởng đến quyết định điều chỉnh chính sách của Fed. Trong khi các ngân hàng lớn được coi là an toàn, thì các tổ chức nhỏ hơn phải đối mặt với tình trạng thanh khoản kém do ảnh hưởng của lãi suất tăng nhanh.

Fed và các cơ quan quản lý khác đã can thiệp bằng các biện pháp khẩn cấp như bơm vốn ngay lập tức. Tuy nhiên, những lo lắng về rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng vẫn còn, đặc biệt là mức độ thiệt hại của các ngân hàng khu vực.

Nguồn: Nhịp sống thị trường

Vì sao nhiều chuyên gia tin Fed vẫn sẽ tăng lãi suất?

Thay vì sợ Fed tạo ra bất ổn, nhiều chuyên gia tin cơ quan này sẽ tiếp tục tăng lãi suất để trấn an thị trường, giữ uy tín và chống lạm phát.

“Các quyết sách của chúng tôi hoạt động thông qua điều kiện tài chính”, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell nói vào cuối năm ngoái, khi đề cập đến chuỗi nguyên nhân – hệ quả của chính sách tiền tệ.

Theo đó, điều Fed muốn là lãi suất tăng, điều kiện tài chính thắt chặt hơn khiến các công ty và người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu. Nền kinh tế vì đó suy thoái và lạm phát thấp hơn. Tuy nhiên, hơn 10 ngày qua đã cho thấy một kết quả mà Fed không mong đợi: Lãi suất cao hơn dẫn đến khủng hoảng ngân hàng.

Ngày 22/3, tại cuộc họp chính sách tiền tệ thường kỳ, Fed sẽ phải đưa ra quyết định khó khăn. Dự kiến rạng sáng 23/3 (giờ Việt Nam) có kết quả cuộc họp.

Từ tranh luận rằng nên tăng lãi 50 hay 25 điểm cơ bản, cuộc hỗn loạn ngành ngân hàng đặt Fed vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan hơn. Họ nên tiếp tục tập trung vào giải quyết lạm phát thông qua việc tiếp tục tăng lãi suất, hay dừng lại để ưu tiên ổn định tài chính.

Christiane Baumeister, Giáo sư tại Đại học Notre Dame, cho biết Fed thực sự đang mắc kẹt. “Họ phải tiếp tục chống lạm phát nhưng làm điều đó trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở lĩnh vực ngân hàng”, bà nói.

Câu hỏi lúc này là Fed sẽ tăng tiếp lãi suất hay dừng lại.

Theo The Economist, phe dự đoán Fed sẽ dừng lại dựa trên 2 lý do. Đầu tiên, lãi suất cao hơn là gốc rễ của hỗn loạn tài chính. Dù có xem trường hợp Silicon Valley Bank là cá biệt, không thể phủ nhận các ngân hàng và công ty tài chính khác đều đang lỗ nặng vì giữ trái phiếu. Việc nâng lãi có thể làm tăng thêm khoản lỗ danh nghĩa của họ.

Thứ hai, sự bất ổn là lực cản với nền kinh tế. Khi niềm tin rạn nứt, các công ty sẽ cố gắng bảo toàn vốn. Ngân hàng cho vay ít hơn và các nhà đầu tư rút lui. Thực tế, các biện pháp đo lường điều kiện tài chính – bao gồm lãi suất, chênh lệch tín dụng và giá trị cổ phiếu – đã thắt chặt mạnh mẽ trong mười ngày qua.

Eric Rosengren, Cựu chủ tịch Fed Boston so sánh nó với hậu quả của một trận động đất. Trước khi tiếp tục cuộc sống bình thường, cần thận trọng xem liệu có dư chấn hay các tòa nhà còn vững chắc về mặt cấu trúc hay không. Logic tương tự cũng được áp dụng cho chính sách tiền tệ sau một cú sốc tài chính. “Hãy đi chậm, kiểm tra các vấn đề khác”, ông Rosengren cảnh báo.

Tương tự, Goldman Sachs dự báo Fed sẽ không nâng lãi suất trong tuần này. Họ cho rằng, cơ quan quản lý sẽ đưa ra “một lập trường ngắn hạn thận trọng hơn để tránh làm gia tăng nỗi lo sợ trên thị trường về sức ép với hệ thống ngân hàng”.

Tuy nhiên, một số khảo sát cho thấy nhóm các chuyên gia dự đoán Fed vẫn tăng lãi nhiều hơn. Cuộc khảo sát Financial Times và Trường kinh doanh Booth (Đại học Chicago) cho biết 49% trong số 43 nhà kinh tế được hỏi cho rằng lãi suất cơ bản sẽ đạt mức cao nhất từ 5,5% đến 6% trong năm nay.

Con số này tăng từ 18% so với cuộc khảo sát trước đó vào tháng 12. Thậm chí, có 16% nhà kinh tế tin rằng Fed sẽ đẩy lãi suất lên mức 6% hoặc hơn. Hiện tại, lãi suất cơ bản của Mỹ là 4,5% đến 4,75%.

Điều này có nghĩa bất chấp tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng, giới chuyên gia vẫn tin Fed sẽ tiếp tục tăng lãi. Gần 70% chuyên gia không kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất trước năm 2024.

Tương tự, khoảng 60% chuyên gia theo ghi nhận của The Economist cho rằng Fed vẫn tăng lãi suất. Những người ủng hộ động thái này chấp nhận rằng bất ổn tài chính cũng là một hình thức thắt chặt tiền tệ.

Họ coi sự sụp đổ của Silvergate Bank, Silicon Valley Bank và Signature Bank là lý do để tăng 25 điểm cơ bản thay vì 50 điểm cơ bản như nhiều người từng ủng hộ. Việc kiên trì tăng lãi suất bây giờ sẽ báo hiệu rằng Fed vẫn có ý định kiềm chế lạm phát, hiện còn quá cao.

Lạm phát của Mỹ tháng 2 tăng 6% so với cùng kỳ 2022. Trong khảo sát của Financial Times, 40% chuyên gia được hỏi cho biết chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) cốt lõi – thước đo lạm phát yêu thích của Fed- sẽ “phần nào” hoặc “rất” có khả năng vượt 3% cuối 2024, tức gấp đôi so với tháng 12/2022.

Một lý do khác mà giới chuyên gia tin rằng Fed sẽ tăng lãi là cơ quan này cần giữ uy tín, chứng minh họ có thể vừa hạ nhiệt lạm phát vừa giữ ổn định tài chính. Với sự kết hợp của chính sách bảo đảm tiền gửi, cơ sở thanh khoản mới và sự hỗ trợ từ các ngân hàng lớn hơn, hệ thống tài chính Mỹ đã được củng cố.

Thực vậy, đa số chuyên gia mà FT khảo sát đều cho rằng những gì chính phủ Mỹ đã làm là đủ để ngăn chặn các làn sóng rút tiền tiếp theo ở các ngân hàng trong chu kỳ thắt chặt lãi suất hiện tại.

Trong tuần tính đến ngày 15/3, các ngân hàng đã vay gần 153 tỷ USD từ công cụ chiết khấu (Discount window) của Fed, tăng mạnh từ mức dưới 5 tỷ USD trong tuần trước đó. Gói hỗ trợ thanh khoản mới của họ cũng đã giải ngân được ngay 11,9 tỷ USD. Những kết quả tức thì này đã giúp hạ nhiệt tình trạng bán tháo trên thị trường, giúp Fed có không gian để tiếp tục tập trung xử lý lạm phát.

Jón Steinsson, chuyên gia tại Đại học California, Berkeley kết luận rằng Fed và các cơ quan quản lý liên quan đã thành công trong việc ngăn chặn tình trạng hỗn loạn trong ngành tài chính vừa qua. Ông nói rằng đây “sẽ là một sai lầm nếu thay đổi đáng kể chu kỳ thắt chặt”.

Lý do cuối cùng là tâm lý thị trường trong thời điểm hoảng loạn. The Economist cho rằng tăng lãi suất có thể phần nào trấn an. Bởi lẽ, việc dừng lại sẽ cho thấy Fed, với giọng điệu và hành động diều hâu trong năm qua, đang thực sự lo lắng. Trong khi, tăng lãi sẽ là tín hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng đang được kiểm soát.

Bản thân bà Baumeister cũng kêu gọi Fed không nên dừng chiến dịch thắt chặt tiền tệ sớm để “giữ uy tín của Fed với tư cách là người chống lạm phát”. Bên kia đại dương, bất chấp tài chính toàn cầu bất ổn, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hôm 16/3 vẫn thông báo tăng nửa điểm lãi suất.

Nguồn: Vnexpress

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Mỹ phải là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam

“Đại bàng” Mỹ có niềm tin mạnh mẽ vào tiềm năng của thị trường Việt Nam

Chiều 21/3/2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã tiếp Đoàn doanh nghiệp cấp cao Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN (USABC), đang có chuyến tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.“Chúng tôi có niềm tin mạnh mẽ vào triển vọng tăng trưởng của Việt Nam và luôn mong muốn tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam”, ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc USABC bắt đầu cuộc làm việc với Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng như vậy.

Đã nhiều năm nay, hàng năm, đều có đoàn các doanh nghiệp thuộc USABC tới Việt Nam, nhưng có lẽ, chưa bao giờ quy mô đoàn lại lớn như năm nay. Có tới 50 doanh nghiệp, bao gồm rất nhiều tên tuổi lớn, như Boeing, Coca-Cola, CitiBank, Meta, SpaceX, Netflix, Abbott, AES…, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, bán dẫn, tài chínhy tế, dược phẩm, năng lượng… đã tới Việt Nam trong dịp này.

Điều này đã một lần nữa khẳng định mối quan tâm của các doanh nghiệp và nhà đầu tư Mỹ tới thị trường Việt Nam, đúng như khẳng định của ông Ted Osius.

Chia sẻ tại buổi làm việc, đại diện các “đại bàng” Mỹ như Meta, SpaceX, VISA, AES, Boeing… đều bày tỏ mong muốn được thiết lập hoặc mở rộng các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

Trong đó, đáng chú ý có SpaceX, công ty của tỷ phú Elon Musk. Hiện công ty này đang tìm kiếm cơ hội để phát triển thị trường dịch vụ Internet vệ tinh tại Việt Nam và các nước trong khu vực. Boeing cũng đang muốn tăng cường hoạt động tại Việt Nam, khi đã mở văn phòng đại diện tại Hà Nội…

“Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược trong hoạt động kinh doanh của chúng tôi, với hơn 6,5 triệu gói hàng được vận chuyển hàng ngày, 172 điểm đến và đi từ Việt Nam… Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đang muốn mở rộng mạng lưới, bổ sung các chuyến bay đi và đến từ Việt Nam. Đồng thời, muốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, đặc biệt là sân bay Long Thành”, Giám đốc điều hành FedEx Việt Nam – Campuchia đã nói như vậy.

Trong khi đó, đại diện quỹ đầu tư lớn nhất thế giới – KRR, hiện quản lý danh mục đầu tư lên tới 500 tỷ USD, và đã đầu tư hơn 1 tỷ USD vào các công ty ở Việt Nam, như Vingroup, Masan, Kios Việt…, cho biết sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt “vươn ra thế giới”.

Mỹ phải là nhà đầu tư số 1

Đánh giá cao chuyến thăm Việt Nam của Đoàn doanh nghiệp Mỹ, vừa với số lượng rất lớn và trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả các lĩnh vực mới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, Việt Nam luôn muốn thu hút đầu tư từ Mỹ.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, Mỹ phải là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam   (Ảnh: Đức Trung)

Nhắc tới câu chuyện từ 30 năm trước, các doanh nghiệp Mỹ đã nói sẽ là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam, nhưng cho đến nay vẫn đang ở vị trí 11, Bộ trưởng nhấn mạnh: “Mỹ phải là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam”.

Nhưng không chỉ là đầu tư, mong muốn của Bộ trưởng là các nhà đầu tư Mỹ khi vào Việt Nam sẽ không chỉ như con ong đi “hút mật”, mà còn “thụ phấn”, đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam và đóng vai trò dẫn dắt, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng như hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Bộ trưởng cho biết, cùng với ba đột phá chiến lược là thể chế, cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực, Việt Nam giờ đây xác định khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và văn hóa, con người Việt Nam chính là những yếu tố quan trọng để nền kinh tế Việt Nam có thể bắt kịp, tiến cùng và vượt lên trong một số lĩnh vực.

Nhắc đến các mục tiêu to lớn của đất nước vào các dấu mốc 2030 và 2045, cũng như mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức…, Bộ trưởng bày tỏ mong muốn các nhà đầu tư Mỹ sẽ đầu tư nhiều hơn vào các lĩnh vực mà Mỹ có thế mạnh, còn Việt Nam đang khuyến khích đầu tư.

Chẳng hạn, năng lượng xanh, bao gồm cả năng lượng của tương lai là hydro xanh, kinh tế số, y tế, chip bán dẫn…

Bộ trưởng cũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt là Boeing đầu tư để biến Việt Nam trở thành một trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng của ngành hàng không thế giới. “Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng cũng đề nghị quỹ đầu tư KRR quan tâm hơn đến việc đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước, chứ không chỉ là doanh nghiệp tư nhân, bởi hiện nay, Việt Nam đang thúc đẩy tái cơ cấu và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Hoặc có thể, theo Bộ trưởng, KRR có thể đầu tư thông qua kênh M&A, vừa M&A các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực hạ tầng, năng lượng…; vừa tạo điều kiện và kết nối để doanh nghiệp Việt M&A công ty Mỹ. Đó cũng là cách để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển.

Tiếp đoàn doanh nghiệp Mỹ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đã đề nghị các doanh nghiệp Mỹ quan tâm đầu tư, hoặc hỗ trợ Việt Nam phát triển Trung tâm Tài chính quốc tế, dự kiến thành lập tại TP.HCM.

“Việt Nam có nhiều thế mạnh để phát triển trung tâm tài chính quốc tế. Đặc biệt là không trùng múi giờ với 21 trung tâm tài chính, quốc tế khác. Điều này đảm bảo dòng tiền quốc tế có thể vận hành 24/7”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Một lĩnh vực quan trọng khác cũng được Bộ trưởng nhắc tới, đó là hợp tác phát triển Trung tâm Đổi mới sáng tạo Việt Nam (NIC). Hiện tại, trong lĩnh vực này, Tập đoàn Meta đã trở thành đối tác chiến lược của NIC trong hỗ trợ chuyển đổi số. Hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã được Meta hỗ trợ đào tạo về chuyển đổi số.

Tuy nhiên, kỳ vọng của Bộ trưởng là các doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt trong các lĩnh vực như sản xuất thông minh, đô thị thông minh, nội dung số, chip, y tế…, sẽ hợp tác, đầu tư vào NIC. Bởi NIC, theo Bộ trưởng, sẽ được phát triển trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực.

“Tất cả các kế hoạch của quý vị đều trùng với mong muốn của chúng tôi. Đây đều là các lĩnh vực mà Việt Nam đang khuyến khích đầu tư. Vấn đề là chúng ta có tìm được cách thức để hợp tác hay không”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói và một lần nữa nhấn mạnh rằng, dù thế giới đang có nhiều biến động bất thường, nhưng Việt Nam vẫn luôn kiên định con đường cải cách và đổi mới, mạnh mẽ tiến lên theo cách thức phù hợp hơn, thịnh vượng về kinh tế, đảm bảo về môi trường, công bằng về xã hội, hướng tới phát triển bền vững và bao trùm.

Trên hành trình ấy, Bộ trưởng kỳ vọng có sự đồng hành của các doanh nghiệp Mỹ.

Nguồn: Báo đầu tư

Đại hội Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam nhiệm kỳ VII (2023-2028)

Ngày 17/3, được sự cho phép của Bộ Nội vụ, căn cứ điều lệ hoạt động, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ VII (2023-2028) tại Phú Quốc, Kiên Giang.

Ông Nguyễn Việt Đức phát biểu khai mạc

Theo báo cáo, nhiệm kỳ VI của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam diễn ra trong giai đoạn 2018-2023, trong bối cảnh thế giới và Việt Nam có nhiều biến đổi, đặc biệt là sự bùng phát của dịch Covid-19 đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển sản xuất đầu tư của các doanh nghiệp ngành giấy nói riêng.

Toàn cảnh Đại hội Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam nhiệm kỳ VII (2023-2028)

Trong nhiệm kỳ vừa qua, Ban Chấp hành Hiệp hội Giấy và Bột giấy đã thực hiện thành công những nhiệm vụ, định hướng hoạt động của Hiệp hội trong suốt nhiệm kỳ VI (2018-2023). Đặc biệt Hiệp hội đã thực hiện các công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các hội viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và được các hội viên cũng như các cơ quan chức năng đánh giá cao.

Đại hội Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam nhiệm kỳ VII (2023-2028) là sự kiện để toàn thể hội viên trong Hiệp hội cùng nhau đánh giá lại hoạt động của Hiệp hội trong năm năm qua, và thảo luận các phương hướng hoạt động cho nhiệm kỳ tới. Bầu ra Ban chấp hành, Ban Kiểm tra và Ban Lãnh đạo mới cho Hiệp hội trong nhiệm kỳ mới.

Các Đại biểu giơ Thẻ biểu quyết tán thành với các ý kiến trong Đại hội
Hoạt động bầu cử được diễn ra với tinh thần trách nhiệm cao và dân chủ
Ban kiểm phiếu làm việc rất tích cực và khẩn trương

Đặc biệt, với phương châm và định hướng “Mở rộng quy mô và đổi mới công nghệ – Phát triển bền vững và Kinh tế tuần hoàn”, Đại hội Hiệp hội sẽ là sự kiện chính trị của Hiệp hội Giấy, của Ngành giấy Việt Nam, tạo động lực và định hướng mới cho cộng đồng doanh nghiệp ngành giấy phát triển, vươn lên là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và có vị thế trong ngành giấy khu vực và quốc tế.

Với tinh thần trách nhiệm cao và dân chủ đại hội đã bầu 25 hội viên có đủ tiêu chí, phẩm chất, năng lực vào Ban chấp hành Hiệp hội nhiệm kỳ 2023 – 2028 cùng 3 thành viên Ban Kiểm tra nhiệm kỳ II.

Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành nhiệm kỳ VII (2023-2028) các Ủy viên Ban Chấp hành đã nhất trí bầu các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, Ban Thường vụ và Ban Kiểm tra… Trong đó, ông Hoàng Trung Sơn được Hội nghị nhất trí bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, ông Đặng Văn Sơn – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký, ông Lương Văn Thành và ông Phan Hưng – Phó Chủ tịch Hiệp hội. Ban Thường vụ gồm 7 ủy viên và Ban Kiểm tra gồm 3 ủy viên.

Ông Hoàng Trung Sơn phát biểu nhậm chức
Ra mắt Ban chấp hành Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam nhiệm kỳ VII (2023-2028)
Ban thường vụ mới tặng quà chia tay hai lãnh đạo nhiệm kỳ VI (2018-2023)

Trong khuôn khổ chương trình Đại hội, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam trao chứng nhận Hội viên cho gần 120 hội viên của nhiệm kỳ VII.

Đại hội tin tưởng rằng với nỗ lực của các doanh nghiệp hội viên, dưới sự hỗ trợ và định hướng của Ban Chấp hành, Ban Lãnh đạo của nhiệm kỳ VII, toàn thể doanh nghiệp hội viên sẽ đạt được những mốc mới trong đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam bước sang một thời kỳ mới, đưa ngành giấy Việt Nam có vị thế trong Ngành giấy khu vực và thế giới.

Hình ảnh Ban thường vụ mới trao tặng Giấy chứng nhận Hội viên cho các đơn vị tham gia Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam nhiệm kỳ VII (2023-2028)

Một số khoảnh khắc đẹp tại Đại hội Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam nhiệm kỳ VII (2023-2028):

VPPA

 

Lãi suất ngày 21/3: Thêm một ngân hàng giảm từ hôm nay

Ngân hàng liên doanh nước ngoài Indovina Bank cho biết biểu lãi suất mới có hiệu lực từ hôm nay (21/3). Theo đó, lãi suất kỳ hạn 12 tháng ở nhà băng này đã giảm từ 8,8%/năm xuống 8,6%/năm. Lãi suất kỳ hạn 24 tháng cũng điều chỉnh từ 9,1% xuống 8,8%/năm. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng cũng giảm 0,1 điểm % xuống 8,2%/năm.

Trước đó, từ ngày 20/3, VietCapitalBank đã áp dụng biểu lãi suất mới và điều chỉnh giảm khoảng 0,2-0,6 điểm % ở nhiều kỳ hạn. Trong đó, lãi suất kỳ hạn 24 tháng đã giảm từ 9,5%/năm xuống 8,9%/năm.

Lãi suất kỳ hạn 7 tháng cũng được điều chỉnh giảm 0,2 điểm %, từ 8,2%/năm xuống còn 8%/năm. Các kỳ hạn 8 – 11 tháng được áp dụng mức lãi suất 8,1 – 8,4%/năm, cùng giảm 0,3 điểm %. Trong khi kỳ hạn 12 tháng được điều chỉnh giảm 0,4 điểm % xuống còn 8,5%/năm.

Sau sự điều chỉnh của VietCapitalBank, không còn ngân hàng nào trên thị trường niêm yết mức 9,5%/năm trên biểu lãi suất của mình.

Những ngày gần đây, một số ngân hàng lớn như VPBank, ACB cũng đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi, áp dụng từ 15-18/3. Mức giảm khoảng 0,2-0,3 điểm %.

Tại VPBank, lãi suất kỳ hạn 6 tháng hiện nay chỉ còn 8,2-8,3%/năm. Trong đó, mức 8,3%/năm áp dụng cho khách hàng gửi trực tuyến, số tiền từ 10 tỷ trở lên. Lãi suất kỳ hạn 12 tháng cũng đã giảm 0,3 điểm % xuống 8,5%/năm. Ngân hàng giữ nguyên lãi suất kỳ hạn 24 tháng, 36 tháng ở mức 7,3%/năm.

Với kỳ hạn gửi 1 năm hiện nay, chỉ còn một vài ngân hàng áp dụng mức từ 9%/năm, gồm ABBank, SCB, Bảo Việt Bank. Tại ABBank, khách hàng gửi tiền theo hình thức trực tuyến ở kỳ hạn 12 tháng sẽ có lãi suất 9,1%/năm. SCB, Bảo Việt Bank cùng có mức tối đa là 9%/năm.

Các ngân hàng lớn đều niêm yết dưới 9%/năm cho kỳ hạn 1 năm. Trong đó, HDBank đang có lãi suất cạnh tranh hơn với 8,8%/năm, tiếp đến là SHB và VPBank (8,5%/năm). Techcombank, Sacombank và MB áp dụng lãi suất quanh mốc 8%/năm. Trong khi đó, nhóm Big 4 (Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV) thấp nhất thị trường, chỉ 7,2-7,9%/năm (tại quầy và online).

Đối với kỳ hạn dài hơn như 13 tháng, 2 năm, 3 năm, lãi suất có thể cao hơn ở một số ngân hàng nhỏ. Ví dụ như Bảo Việt Bank có lãi suất 9,4%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 13 tháng, 15 tháng.

Mức 9,2%/năm kỳ hạn 36 tháng đang được nhiều ngân hàng niêm yết như ABBank, BacABank, LienVietPostBank, OCB.

Nguồn: Nhịp sống thị trường

Đại hội nhiệm kỳ VII VPPA: Kỳ vọng chặng đường mới với nhiều mục tiêu mạnh mẽ

Với định hướng “Mở rộng quy mô và đổi mới công nghệ – Phát triển bền vững và Kinh tế tuần hoàn”ngày 17/3/2023, tại Phú Quốc, Kiên Giang Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ VII (2023-2028). Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt đối với toàn thể hội viên VPPA.

Theo VPPA Đại hội nhiệm kỳ lần này là sự kiện để toàn thể hội viên của Hiệp hội cùng nhau đánh giá lại hoạt động trong năm năm qua, thảo luận các phương hướng hoạt động cho nhiệm kỳ tới. Cũng tại kỳ Đại hội này VPPA sẽ kiện toàn nhân sự, bầu ra Ban chấp hành, Ban Kiểm tra và Ban Lãnh đạo cho nhiệm kỳ mới.

Báo cáo nhiệm kỳ VI của VPPA tại sự kiện cho thấy, giai đoạn 2018-2023, trong bối cảnh thế giới và Việt Nam có nhiều biến động, đặc biệt là sự bùng phát của dịch COVID-19 đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển sản xuất đầu tư của các doanh nghiệp ngành giấy nói riêng.

Tuy nhiên trong nhiệm kỳ vừa qua, Ban Chấp hành Hiệp hội đã thực hiện thành công những nhiệm vụ, định hướng trong suốt nhiệm kỳ VI (2018-2023). Đặc biệt phải kể đến là công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các hội viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã được VPPA triển khai hiệu quả, đạt những kết quả đáng khích lệ, được các hội viên cũng như các cơ quan chức năng đánh giá cao.

Là sự kiện chính trị quan trọng của Ngành và Hiệp hội, Đại hội nhiệm kỳ VII nhằm tạo động lực và định hướng mới cho cộng đồng doanh nghiệp, ngành Giấy phát triển, vươn lên ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và có vị thế trong ngành giấy khu vực và quốc tế.

Ban chấp hành nhiệm kỳ VII của VPPA ra mắt
Ban Chấp hành Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam nhiệm kỳ mới ra mắt Đại hội

Với tinh thần trách nhiệm cao và dân chủ Đại hội đã bầu 25 hội viên có đủ tiêu chí, phẩm chất, năng lực vào Ban chấp hành Hiệp hội nhiệm kỳ 2023 – 2028 cùng 3 thành viên Ban Kiểm tra nhiệm kỳ II.

Ngay sau đó tại Hội nghị lần thứ Nhất Ban Chấp hành nhiệm kỳ VII (2023-2028) các Ủy viên Ban Chấp hành đã nhất trí bầu các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, Ban Thường vụ và Ban Kiểm tra…

Kết quả, ông Hoàng Trung Sơn được Hội nghị nhất trí bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, ông Đặng Văn Sơn – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký, ông Lương Văn Thành và ông Phan Hưng – Phó Chủ tịch Hiệp hội. Ban Thường vụ gồm 7 ủy viên và Ban Kiểm tra gồm 3 ủy viên.

Chia sẻ về hoạt động sắp tới của Hiệp hội, ông Hoàng Trung Sơn, Tân Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy cho hay, nhiệm kỳ tới có nhiều việc cần thực hiện.

Trước tiên đó là đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sự phát triển bền vững của Ngành; Đồng thời giải quyết được sự mất cân đối trong hoạt động đầu tư và sản xuất của ngành; Tiếp đến phát triển ngành công nghiệp phụ trợ theo nhu cầu của ngành; đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của ngành giấy. Cuối cùng là đưa ra kiến nghị kết hợp vận động đảm bảo có được các chính sách hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển vững mạnh của Ngành Giấy.

Ông Hoàng Trung Sơn tân Chủ tịch VPPA
Ông Hoàng Trung Sơn được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam nhiệm kỳ VII (2023-2028).

Trong khuôn khổ chương trình Đại hội nhiệm kỳ VII, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam trao chứng nhận Hội viên cho gần 120 hội viên.

Với nỗ lực của các doanh nghiệp hội viên, cùng hỗ trợ và định hướng từ Ban Chấp hành, Ban Lãnh đạo nhiệm kỳ VII, toàn thể doanh nghiệp hội viên VPPA đang kỳ vọng vào chặng đường tới sẽ đạt những mốc mới trong đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam sang trang mới mới, Ngành Giấy Việt Nam vươn lên khẳng định vị thế trong khu vực và thế giới.

Ấn phẩm Công nghiệp Giấy số 1 – 2023

Ấn phẩm CÔNG NGHIỆP GIẤY số 1 – 2023

Số này bao gồm

Đại hội VPPA – VII

5 năm – Một nhiệm kỳ phát triển và đổi mới

Thị trường – đầu tư

Dự báo thị trường năm 2023

Đầu tư trong Ngành Giấy năm 2022 – 2023

Chính sách – Sự kiện

Đồng xử lý chất thải rắn trong lò hơi tầng sôi tại các nhà máy sản xuất bao bì công nghiệp từ nguyên liệu giấy thu hồi: thuận lợi, khó khăn, thách thức và giải pháp

Nhà trường và doanh nghiệp hợp tác đào tạo nhân lực Ngành Giấy chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập

Khoa học – Công nghiệp

Nghiên cứu tinh chất sản xuất giấy làm ống hút giấy

Nghiên cứu ảnh hưởng một số điều kiện phản ứng đến hoạt tính xử lý chất màu hữu cơ trong nước thải sản xuất bột giấy bằng công nghệ ozone bọt mịn

Quản lý chất thải rắn Ngành Giấy tại Indonesia

Nghiên cứu sử dụng xơ sợi từ bã sắn cho sản xuất giấy bìa cứng

XEM ẤN PHẨM TẠI ĐÂY: Ấn phẩm Công nghiệp Giấy số 1 – 2023 

Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2023

Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500) đã bước sang năm thứ 13 trên chặng đường tìm kiếm, ghi nhận và tôn vinh những thành tích xứng đáng của các doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt trong kinh doanh, dựa trên tiêu chí chính là tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) về doanh thu. Bên cạnh đó, các tiêu chí như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trước thuế và uy tín doanh nghiệp trên truyền thông… cũng được sử dụng như yếu tố bổ trợ để xác định quy mô cũng như vị thế của doanh nghiệp trong ngành hoạt động.

Cũng trong khuôn khổ công bố Bảng xếp hạng FAST500 năm 2023, Vietnam Report tiến hành khảo sát các doanh nghiệp nhằm phác họa bức tranh tăng trưởng toàn cảnh của doanh nghiệp Việt Nam, những yếu tố quan trọng nhất đóng góp cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong năm qua và những định hướng hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Góc nhìn từ FAST500: Doanh nghiệp kiên cường vươn lên giữa biến động

CAGR trung bình của Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam giai đoạn 2018-2021 đạt 24,6%, trong đó, khu vực Tư nhân đạt 25,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 22,2% và khu vực Nhà nước đạt 17,7%. Có thể thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu kép của các doanh nghiệp FAST500 đã được cải thiện so với giai đoạn 2017-2020, tuy nhiên vẫn thấp hơn đáng kể so với các giai đoạn trước đó. Đáng chú ý, năm nay, khu vực tư nhân vươn lên dẫn đầu về CAGR và có mức tăng so với giai đoạn trước lớn nhất (+2,3%), phản ánh khả năng phục hồi và sức bật mạnh mẽ của khối doanh nghiệp tư nhân – động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam.

Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, 81,3% số doanh nghiệp cho biết vẫn giữ vững được đà tăng trưởng doanh thu trong năm 2022. Khoảng 70,0% số doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng lên so với năm trước, đặc biệt, hơn một nửa trong số đó đạt mức tăng trưởng lợi nhuận cao trên 75%. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng lên của doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn 2021-2022 đều thấp hơn so với giai đoạn 2020-2021. Kết quả khảo sát còn cho thấy tỷ lệ các doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận ổn định trong giai đoạn 2021-2022 cao hơn so với giai đoạn 2020-2021. So với kế hoạch đề ra, tỷ lệ doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận trong năm 2022 vượt kế hoạch đều thấp hơn so với năm 2021 trong khi tỷ lệ doanh nghiệp chưa đạt kế hoạch lại cao hơn.

Khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp ghi nhận số lượng đơn hàng tăng lên trong năm vừa qua chỉ đạt 69,6%, sụt giảm đáng kể so với một năm trước đó (82,1%), tương đương giảm 17,6%. Ở chiều ngược lại, tỷ lệ doanh nghiệp giảm số lượng đơn hàng cũng cao hơn nhiều so với một năm trước đó (21,7% so với 7,1%). Đáng lưu ý, mặc dù số lượng đơn hàng giảm sút nhưng tỷ lệ cắt giảm nhân sự giai đoạn 2021-2022 lại thấp hơn so với tỷ lệ này ở giai đoạn 2020-2021. Điều này càng làm nổi bật những nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp FAST500 trong việc vượt qua thách thức, đảm bảo việc làm cho người lao động.

Chiến lược của doanh nghiệp trong năm 2023: Tập trung củng cố nguồn lực, tái thiết để tăng trưởng

Các doanh nghiệp FAST500 ưu tiên 5 chiến lược chủ đạo để vượt qua thách thức trong thời gian này, đó là: Tăng cường đào tạo và cải thiện chất lượng nhân sự (78,1%); Tăng cường hệ thống quản trị rủi ro (59,4%); Phát triển các dòng sản phẩm và dịch vụ mới (50,0%); Ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh (43,8%) và Tái cấu trúc doanh nghiệp (43,8%).

Top 5 ưu tiên về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2022 và năm 2023. Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp FAST500, thực hiện bởi Vietnam Report – Tháng 2/2022 và Tháng 2/2023

Đáng chú ý, tái cấu trúc doanh nghiệp đã vươn lên lọt top 5 chiến lược của doanh nghiệp trong năm nay. Phân bổ lại nguồn lực, thu hẹp hoạt động nếu không mang lại hiệu quả cao, đồng thời mở rộng những lĩnh vực kinh doanh tiềm năng có thể giúp các doanh nghiệp hợp lý hóa hoạt động và loại bỏ hạng mục dư thừa, qua đó tiết kiệm chi phí, giảm nợ vay, cải thiện dòng tiền và tăng khả năng sinh lời; đồng thời, giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi của thị trường và nền kinh tế. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tái cấu trúc có thể là một quá trình phức tạp, đòi hỏi phải lập kế hoạch và thực hiện cẩn thận để thành công.

Nguồn: Báo đầu tư

Tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm gần 19% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tại thời điểm cuối năm 2021, có 857.551 doanh nghiệp đang hoạt động, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98%. Còn theo thống kê của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), tại thời điểm 31/12/2021, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa có dư nợ tại các tổ chức tín dụng là gần 250.000 doanh nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, bằng tính toán sơ bộ có thể thấy, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa có dư nợ tại các tổ chức tín dụng (tiếp cận được tín dụng từ các tổ chức tín dụng) chiếm gần 30% tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa, với dư nợ chiếm khoảng 19% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Minh chứng là, thời gian qua, các tổ chức tín dụng đã chủ động tiếp cận doanh nghiệp nhỏ và vừa, triển khai đa dạng các gói sản phẩm, phát triển nhiều dịch vụ ngân hàng như bảo lãnh, tài trợ thương mại, miễn phí dịch vụ thanh toán điện tử, phát triển các ứng dụng ngân hàng dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa,…

Cụ thể, các tổ chức tín dụng đã triển khai một số chương trình tín dụng ưu đãi, với điều kiện vay vốn và lãi suất thấp hơn so với các sản phẩm tín dụng thông thường như: Vietinbank triển khai gói ưu đãi lãi suất SME UP với quy mô đến 10.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi chỉ từ 7%/năm; BIDV triển khai gói cho vay ngắn hạn (từ 1/1-30/4/2023) với quy mô 30.000 tỷ đồng, khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi chỉ từ 8%/năm; hay Vietcombank triển khai chương trình ưu đãi lãi suất cho vay ngắn hạn sản xuất kinh doanh với quy mô lên tới 100.000 tỷ đồng với mức sàn lãi suất cho vay chỉ từ 7,5%/năm;

Các ngân hàng thương mại cổ phần như: Bản Việt triển khai chương trình vay ưu đãi sản xuất kinh doanh với hạn mức 1.000 tỷ đồng, lãi suất chỉ từ 10,5%/năm; MB công bố triển khai chương trình giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp có doanh thu dưới 100 tỷ đồng; VP Bank và ADB ký kết một gói vay vào cuối năm 2022 với giá trị lên tới 500 triệu USD để mở rộng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ và các dự án vốn vay xã hội ở Việt Nam…

Đáng chú ý, nhiều tổ chức tín dụng đã xây dựng thành công các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ, tối ưu hóa việc phân tích, đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trước khi ra quyết định cho vay; thành lập riêng bộ phận chuyên quản lý về hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời, cho phép áp dụng đa dạng, linh hoạt các biện pháp về tài sản bảo đảm để tháo gỡ khó khăn về việc thiếu tài sản bảo đảm của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, hiện nay hầu hết các tổ chức tín dụng đã tham gia cho vay đối với khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bình quân giai đoạn 2018-2022, dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 14,17%, cao hơn bình quân chung toàn nền kinh tế.

Đến cuối năm 2022, dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 8,28% so với cuối năm 2021, chiếm khoảng gần 19% tổng dư nợ tín dụng chung toàn nền kinh tế. Theo đó, dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa phần lớn tập trung vào khu vực thương mại và dịch vụ chiếm 56,29%, công nghiệp và xây dựng chiếm 40,85%. Các ngân hàng thương mại nhà nước đang cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 48,05%, khối ngân hàng thương mại cổ phần cho vay chiếm 47,43%, khối ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính và ngân hàng hợp tác xã tham gia cho vay 4,52%.

Tiếp tục gỡ khó

Theo Ngân hàng Nhà nước, mặc dù tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên cấp tín dụng và được Ngân hàng Nhà nước triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên; đồng thời, kết quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, quy mô vốn tín dụng ngày càng lớn. Tuy nhiên, vẫn còn có phản ánh doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận vốn ngân hàng và việc cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn khó khăn, vướng mắc.

Các nguyên nhân được Ngân hàng Nhà nước chỉ ra là, nguyên nhân khách quan từ bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước. Cụ thể, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, ẩn chứa nhiều yếu tố bất ổn, tác động đến sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.

Về phía ngành ngân hàng, trong bối cảnh thực hiện cơ cấu lại hoạt động ngân hàng, các tổ chức tín dụng đang ngày càng đẩy mạnh áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, đòi hỏi ngày càng cao tính minh bạch về thông tin, tài chính, tài sản bảo đảm của khách hàng, do đó, không thể thực hiện các giải pháp về “hạ chuẩn” điều kiện cấp tín dụng.

Tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên được áp dụng chính sách trần lãi suất cho vay ngắn hạn, do đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đáp ứng được điều kiện về tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh để được tiếp cận chính sách ưu tiên trần lãi suất theo quy định.

Hơn hết, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, quy mô vốn, vốn chủ sở hữu, năng lực tài chính, trình độ quản trị hạn chế, thiếu phương án kinh doanh khả thi, số liệu tài chính thiếu minh bạch, chính xác, thiếu tài sản bảo đảm, không có báo cáo tài chính được kiểm toán, báo cáo thuế lại có sự khác biệt với báo cáo tài chính nội bộ, chứng từ kế toán không đáp ứng các chuẩn mực theo quy định nên ngân hàng khó xem xét cấp tín dụng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua đã từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh nhưng đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đủ khả năng trả nợ hết các khoản nợ đã được cơ cấu lại và khoản nợ đến hạn; mặc dù được các ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định thông thường nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn do bị chuyển nhóm nợ, nên khó tiếp cận vốn vay để phục vụ sản xuất kinh doanh; hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong kho không xuất được; bị khách hàng chiếm dụng vốn, công nợ cao…. Trong đó, một số doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp, rủi ro cao khó tiếp cận được vốn vay.

Một nguyên nhân khác là vướng mắc pháp lý đối với tài sản thế chấp của doanh nghiệp nhỏ và vừa, vướng mắc tài sản là hợp đồng thế chấp tại khu công nghiệp; tình trạng quy hoạch treo, công trình trên đất không có giấy phép xây dựng hoặc chưa hoàn công… dẫn đến không đáp ứng được điều kiện vay vốn của doanh nghiệp.

Trước những khó khăn tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, Ngân hàng Nhà nước đề ra các giải pháp: Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay góp phần tạo lập môi trường kinh doanh ổn định cho người dân, doanh nghiệp.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng ngân hàng, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn; phối hợp với các Bộ, ngành trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn thông qua Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương.

Đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó có đối tượng thụ hưởng là doanh nghiệp nhỏ và vừa; Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung vốn tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa; tiếp tục rà soát, cải tiến quy trình cho vay, thủ tục vay vốn, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay.

Đa dạng các hình thức triển khai chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp để cùng với chính quyền các địa phương trực tiếp tháo gỡ đồng bộ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nguồn: Báo Công Thương