Chính phủ yêu cầu trình phương án miễn, giảm thuế phí, tháo gỡ khó khăn về tín dụng

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2023.

Khẩn trương trình cấp có thẩm quyền phương án miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất,…

Tại Nghị quyết số 31/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để giảm áp lực chi phí đầu vào, thúc đẩy sản xuất, giảm giá đầu ra nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng.

Tiếp tục triển khai các giải pháp quản lý chặt chẽ các nguồn thu, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, nhất là từ thương mại điện tử, nền tảng số, dịch vụ ăn uống, cửa hàng bán lẻ…; tăng cường chống thất thu; triệt để tiết kiệm chi, cắt giảm chi thường xuyên, các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách.

Khẩn trương trình cấp có thẩm quyền phương án miễn, giảm, giãn, hoãn, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất cho doanh nghiệp, người dân áp dụng cho năm 2023 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; báo cáo Chính phủ trước ngày 15 tháng 3 năm 2023.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan khẩn trương hoàn tất việc nghiên cứu, hoàn thiện báo cáo tổng thể về cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2023.

Khẩn trương xây dựng Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, tình hình tiển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 để báo cáo Chính phủ, trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với tín dụng, trái phiếu, bất động sản

Cũng tại Nghị quyết số 31/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, việc điều chỉnh chính sách của các nước, đối tác, nhất là chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư để chủ động phân tích, dự báo để nghiên cứu chiến lược và kịp thời điều hành, có các phản ứng chính sách hiệu quả, phù hợp để ứng phó với các vấn đề phát sinh.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với tín dụng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản và quản lý điều hành xăng dầu, bảo đảm hoạt động ổn định, lành mạnh, minh bạch, an toàn, hiệu quả theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 07/02/2023; chủ động, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo đối với vấn đề vượt thẩm quyền.

Tập trung nguồn lực hoàn thành việc lập, thẩm định để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch còn lại trong hệ thống quy hoạch quốc gia, nhất là quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch.

Nguồn: Vietstock

Đề xuất mức thuế BVMT bao bì khó phân hủy tương đương với thế giới

Bộ Tư pháp đang chuẩn bị Dự thảo báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (2021 – 2026), trong đó, một trong những định hướng sửa đổi đáng chú ý là mở rộng đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường (BVMT).

Cụ thể, ngoài túi ni lông đang thuộc diện chịu thuế, sẽ bổ sung hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm vào diện chịu thuế với tên gọi chung là “bao bì khó phân hủy sinh học”.

Khung thuế bảo vệ môi trường đối với bao bì khó phân hủy sinh học dự kiến tương đương với mức thu thuế môi trường của các nước. Mục đích là nhằm hạn chế sử dụng túi ni lông, hộp nhựa xốp… cũng như chưa khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm thay thế.

Đề xuất mức thuế BVMT bao bì khó phân hủy tương đương với thế giới
Vớt rác thải nhựa trên Vịnh Hạ Long

Nhiều nước trên thế giới đang áp dụng mức thuế môi trường cao hoặc cấm sản xuất, bán, sử dụng túi ni lông. Ví dụ: Anh: 5 penny/túi, tương đương 1.400 đồng/túi; Ailen: 22 cent/túi, tương đương 6.600 đồng/túi; Hong Kong (Trung Quốc): 50 cent/túi, tương đương 1.500 đồng/túi; Estonia đang dự kiến thu thuế đối với túi nilon ở mức 2 kroons/túi, tương đương 3.000 đồng/túi… Một số nước khác còn cấm sản xuất, bán, sử dụng túi nilon. Ví dụ Trung Quốc cấm sản xuất, bán, sử dụng túi nilon có độ dày nhỏ hơn 0,025 mm; Ấn Độ cấm sử dụng túi mỏng dưới 50 micron; Đài Loan (Trung Quốc) cấm sử dụng túi nhựa mua sắm mỏng hơn 0,06 mm. Trong khi Mỹ cấm hoàn toàn sử dụng túi ni lông ở hầu hết các bang thì Malaixia cấm sử dụng túi ni lông tại một số khu vực, nếu muốn sử dụng thì phải trả mức thuế là 20 cent/túi, tương đương 1.040 đồng/túi.

Hiện tại Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sử dụng túi ni lông nhiều nhất trên thế giới, bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng 1kg túi/tháng, riêng Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh một ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni lông (phần lớn là túi khó phân hủy).

Cũng như nhiều nước khác, Việt Nam cũng áp dụng thuế bảo vệ môi trường như một trong những công cụ quan trọng nhất để kéo giảm việc sử dụng túi ni lông khó phân hủy với mức 50.000 đồng/kg. So với các nước, có thể thấy khung và mức thuế bảo vệ môi trường của Việt Nam là rất thấp, đáng lo ngại hơn, vì nhiều lý do, tình trạng thất thu ngân sách từ thuế bảo vệ môi trường với túi ni lông rất đáng báo động.

Theo thống kê, nếu nhân mức thuế bảo vệ môi trường với lượng túi ni lông nước ta tiêu thụ thì số tiền thu được phải là hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng ngân sách chỉ thu được khoảng 70 tỷ đồng – số tiền quá nhỏ để có thể tác động đến hành vi sản xuất và tiêu dùng túi mặt hàng này.

Vì vậy, đưa hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm vào diện chịu thuế cùng với túi ni lông và tăng thuế suất bảo vệ môi trường với những mặt hàng này là cần thiết để ngăn ngừa tình trạng “ô nhiễm trắng”. Mức tăng bao nhiêu thì các cơ quan chức năng cần phải tính toán kỹ lưỡng.

Tuy nhiên, điều có thể chắc chắn là phải cải thiện khả năng “hành thu” thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông, hộp nhựa xốp mới mong công cụ này phát huy hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, các nhà làm chính sách nên xem xét đánh thuế theo số lượng túi, hộp nhựa xốp thay vì trên khối lượng như hiện nay.

Điều này giúp tránh được tình trạng sản xuất nhiều hơn các loại túi ni lông mỏng vốn gây tác hại lớn hơn đến môi trường. Khi chi phí đội lên buộc các nhà bán lẻ phải cân nhắc nghiêm túc về số lượng túi phát miễn phí cho khách hàng hoặc buộc người tiêu dùng phải chia sẻ chi phí này. Có như vậy mới hy vọng khiến người dân thay đổi thói quen dùng túi ni lông, hộp nhựa xốp tràn lan rồi xả ra môi trường gây ô nhiễm.

Nguồn: Báo Công Thương

Chủ tịch Fed cảnh báo NHTW sẽ tiếp tục tăng lãi suất, lộ trình thắt chặt chính sách ‘còn lâu mới kết thúc’

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed), ông Jerome Powell, mới đây đã cảnh báo rằng lãi suất chuẩn có thể sẽ tăng cao hơn so với dự kiến của các nhà hoạch định chính sách.

Trong bài phát biểu chuẩn bị cho 2 phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ, ông Powell cho biết: “Số liệu kinh tế mới nhất được công bố cho thấy lạm phát tăng cao hơn dự kiến, do đó lãi suất tối đa (terminal rate) có thể sẽ cao hơn nữa. Nếu toàn bộ những số liệu đó báo hiệu rằng tốc độ thắt chặt nhanh hơn là điều cần thiết, thì chúng tôi sẽ sẵn sàng làm điều đó.”

Theo CNBC, lời bình luận của ông Powell có thể có 2 hàm ý. Một là mức lãi suất tối đa có thể sẽ cao hơn so với những tín hiệu trước đó mà các quan chức Fed cho biết. Hai là việc chuyển sang mức tăng nhẹ 0,25% vào tháng trước có thể sẽ chỉ là quyết định được đưa ra trong thời gian ngắn, do lạm phát tiếp tục nóng lên.

Trong ước tính hồi tháng 12, các quan chức NHTW đã “chốt” mức lãi suất tối đa là 5,1%. Theo dữ liệu của CME Group, thị trường hiện dự báo mức này sẽ cao hơn một chút, ở khoảng 5,25% – 5,5%. Tuy nhiên, ông Powell không nói rõ về dự đoán lãi suất tối đa sẽ tăng cao đến mức nào.

Lời bình luận của ông Powell được đưa ra trong bối cảnh thị trường nhìn chung vẫn lạc quan rằng Fed có thể kiểm soát lạm phát mà không khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, số liệu tháng 1 lại cho thấy lạm phát vẫn tăng với tốc độ 5,4% so với năm trước. Con số này vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.

Chủ tịch Fed nói thêm, xu hướng hiện tại cũng cho thấy nhiệm vụ chống lại lạm phát của Fed vẫn chưa kết thúc. Ông nói: “Chúng tôi đã thảo luận rất nhiều vấn đề và những tác động của việc thắt chặt chính sách đến nay vẫn chưa tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Do đó, chúng tôi vẫn còn nhiều nhiệm vụ phải làm.”

Fed đã thực hiện 8 lần nâng lãi suất chuẩn trong năm qua, đưa phạm vi lên 4,5% – 4,75%. Lãi suất chuẩn thường quy định mức mà các ngân hàng tính với các khoản cho vay qua đêm. Tuy nhiên, lãi suất còn ảnh hưởng đến nhiều sản phẩm nợ tiêu dùng, ví dụ như thế chấp, vay mua ô tô và thẻ tín dụng.

Ở những nhận định gần đây, một số quan chức Fed, chẳng hạn như Chủ tịch Fed Atlanta, Raphael Bostic, chỉ ra rằng họ nhận thấy các đợt tăng lãi suất sắp kết thúc. Tuy nhiên, Thống đốc Fed Christopher Waller lại bày tỏ lo ngại về số liệu lạm phát gần đây và nói rằng chính sách thắt chặt có thể sẽ được duy trì.

Chủ tịch Fed mới đây cũng nhận định rằng: “Việc ổn định lại giá cả có thể sẽ khiến chúng tôi phải duy trì quan điểm chặt chẽ đối với chính sách tiền tệ trong một thời gian. Chúng tôi sẽ duy trì cho đến khi nhiệm vụ hoàn thành.”

Ông Powell đề cập đến những dấu hiệu khả quan đã xuất hiện ở các lĩnh vực như chi phí nhà ở. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng “có rất ít dấu hiệu cho thấy lạm phát hạ nhiệt” khi xét đến hoạt động chi tiêu đối với dịch vụ, không bao gồm nhà ở, thực phẩm và năng lượng.

Hiện tại, thị trường chủ yếu kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,25% vào cuộc họp cuối tháng này. Tuy nhiên, nhà đầu tư đang dự đoán gần 30% khả năng NHTW sẽ tăng 0,5%, theo dữ liệu của CME Group.

Ông Powell nhắc lại rằng các quyết định liên quan đến lãi suất sẽ “được đưa ra theo từng cuộc họp” và phụ thuộc vào dữ liệu, cũng như tác động của các động thái đó đến lạm phát và hoạt động kinh tế, chứ không phải lộ trình định sẵn.

Nguồn CNBC

2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm 2 con số

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho hay, ước tháng 2/2023, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 800 triệu USD, giảm 0,7% so với tháng 1/2023 và giảm 10,9% so với tháng 2/2022. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 490 triệu USD, giảm 0,3% so với tháng 1/2023 và giảm 29,7% so với tháng 2/2022.

Hoạt động xuất khẩu đã trở lại bình thường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, nhưng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 2/2023 vẫn giảm là do tình trạng thiếu đơn hàng từ trước đó.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 1,6 tỷ USD, giảm 34,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 982 triệu USD, giảm 47,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Tình trạng thiếu đơn hàng và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài trong tháng 1/2023 là yếu tố chính khiến trị giá xuất khẩu các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ giảm mạnh trong tháng 1/2023.

Trong đó, đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất và có tốc độ giảm mạnh. Dẫn đầu về trị giá xuất khẩu trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng ghế khung gỗ đạt 164 triệu USD, giảm 52,9% so với tháng 01/2022; tiếp theo là mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt 119,3 triệu USD, giảm 63,1%; đồ nội thất phòng ngủ đạt 79,5 triệu USD, giảm 64,7%…

Đáng chú ý, trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong tháng 1/2023, chỉ có mặt hàng viên nén gỗ có trị giá tăng và mặt hàng dăm gỗ có trị giá giảm nhẹ so với tháng 1/2022. Tình trạng khan hiếm năng lượng ở nhiều nước trên thế giới gia tăng là yếu tố chính thúc đẩy nhu cầu dăm gỗ và viên nén gỗ.

Lượng xuất khẩu viên nén tăng mạnh trong thời gian vừa qua. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, trong năm 2022 lượng xuất khẩu đạt trên 4,88 triệu tấn, tăng 39,35% so với cùng kỳ 2021. Giá trị xuất khẩu viên nén của năm 2022 đạt trên 787 triệu USD, tăng hơn 90% so với cùng kỳ 2021.

Giá viên nén xuất khẩu trung bình năm 2022 ở mức cao kỷ lục so với 10 năm trước đó. Giá đã tăng liên tục kể từ tháng 1/2022 và có dấu hiệu hơi chững lại trong giai đoạn tháng 6/2022 – tháng 9/2022, nhưng bật tăng trở lại và đạt mức kỷ lục hơn 189 USD/tấn vào tháng 12/2022.

Lượng viên nén xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm lần lượt 97,5% tổng lượng và 96,7% tổng kim ngạch viên nén xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022. Trong đó, thị trường Nhật Bản có lượng nhập khẩu tăng đột biến so với 2021.

Nguồn: Báo Công Thương

Giới thiệu CÔNG TY TNHH HÀN VIỆT LÔ CAO SU

GIỚI THIỆU CHUNG

1. GIỚI THIỆU

Công ty TNHH Hàn Việt Lô Cao Su là Công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực Kinh doanh sản xuất lô cao su, lô silicone. Công ty chúng tôi luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Sau hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, hoạt động trên khắp ba miền với mục tiêu cung cấp dịch vụ ngành lô tốt nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hiện tại, Hàn Việt lô cao su là Công ty có thị phần và uy tín được khách hàng tín nhiệm và được đánh giá là nhà cung cấp hàng đầu tại Việt Nam. Lớn nhất về mảng sản xuất và sửa chữa quả lô cao su, lô silicone phục vụ cung cấp cho ngành Điện tử, ngành Giấy, ngành Dệt Nhuộm, ngành Bao Bì, ngành in, và các ngành công nghiệp khác.

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, trong thời kỳ mới, Ban giám đốc Công ty chúng tôi luôn đặt phương châm: Đáp ứng và làm hài lòng nhất cho khách hàng, sản phẩm đạt chất lượng và đóng góp tốt nhất cho hoạt động sản suất của  Công ty? Chúng tôi luôn sát cánh cùng khách hàng vừa làm vừa suy nghĩ rất nhiều để định ra hướng đi  xây dựng và phát triển của Công ty nên việc làm đầu tiên của Ban giám đốc Công ty chúng tôi là luôn chú trọng đến nguyên vật liệu. Nên toàn bộ nguyên liệu như cao su, hóa chất, Silicone đều được nhập khẩu từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh. Các vật liệu như ống thép, trục thép, giấy giáp đá mài… cũng đều được nhập khẩu từ các nước Hàn Quốc và Đức. Các sản phẩm lô cao su, Silicone của Công ty chúng tôi được sản xuất và gia công trên các dây chuyền công nghệ hiện đại. Ngoài ra, Công ty chúng tôi còn có một đội ngũ chuyên gia lành nghề đến từ nước Hàn Quốc, có kinh nghiệm trên 45 năm về kỹ thuật làm lô cao su cùng 100 cán bộ kỹ thuật dày dạn kinh nghiệm gắn bó với Công ty trên 20 năm qua.

Chính sách bán hàng mà Công ty chúng tôi đã thực thi trong suốt 20 năm qua là tinh thần : Đoàn kết – hợp tác cùng phát triển. Theo đúng phương châm “Lợi nhuận của khách hàng là tương lai của Công ty”. Chúng tôi luôn cố gắng tìm ra tiếng nói chung với các khách hàng và đối tác bằng tất cả sự chân thành và thiện chí của mình.Vì vậy sản phẩm của Công ty TNHH Hàn Việt Lô Cao Su luôn được các nhà sản xuất đánh giá cao, vượt trội so với các sản phẩm cùng loại của các Công ty khác.

Để phát huy và đáp lại sự tin tưởng của Quý khách hàng, yếu tố chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề Công ty chúng tôi quan tâm và đặt lên hàng đầu. Bên cạnh việc đầu tư các trang thiết bị gia công các quả lô cao su phù hợp với các máy Giấy mới chạy với tốc độ cao yêu cầu chất lượng tốt, với nỗ lực của Ban lãnh đạo Công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, sản phẩm của Công ty chúng tôi chiếm một tỷ trọng lớn trên thị trường và đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường từ Miền Bắc vào Miền Trung, Miền Nam.

Trong quá trình phát triển, Công ty TNHH Hàn Việt Lô Cao Su luôn ý thức gìn giữ giá trị thương hiệu của mình đã xây dựng, không ngừng hoàn thiện để khách hàng tiếp tục tin tưởng, gắn bó với Công ty TNHH Hàn Việt Lô Cao Su như người bạn đồng hành đáng tin cậy của mình.

Phương châm hoạt động:

Đối với Công ty TNHH Hàn Việt Lô Cao Su, sự hài lòng của khách hàng là điều quan trọng nhất. Sự hài lòng này đã và đang được thể hiện rõ nét trong từng sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp: chất lượng cao của sản phẩm, giá cả cạnh tranh, giao hàng nhanh chóng chính xác và điều quan trọng nhất là mang lại hiệu quả cho khách hàng.

Công ty TNHH Hàn Việt Lô Cao Su đã xây dựng những nguyên tắc chuẩn trong phục vụ khách hàng như sau:

– Sản phẩm đa dạng giá cả phù hợp cho từng sản phẩm.

– Tư vấn, chọn lọc sản phẩm phù hợp với nhu cầu, chi phí của Quý khách hàng.

– Chất lượng sản phẩm phải luôn đạt tiêu chuẩn kỹ thuật theo đúng yêu cầu của khách hàng và chất liệu cao su nào thì làm đúng theo vị trí sử dụng quả lô đó.

– Đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu sản phẩm để đảm bảo không bị gián đoạn quá trình hoạt động sản xuất của khách hàng.

– Phương thức thanh toán đa dạng: Tiền mặt, chuyển khoản hoặc công nợ có thời hạn theo hợp đồng.

– Chính sách bảo hành quả lô và dịch vụ sau bán hàng kịp thời.

– Nhân viên nhiệt tình, chu đáo với thái độ nhanh nhẹn, hòa nhã.

– Khách hàng có nhu cầu sử dụng quả hoặc cần hỗ trợ tư vấn, công ty sẽ có đội ngũ kỹ thuật đến tư vấn tại chỗ, trực tiếp đo độ cứng dung sai của quả lô trên máy và đưa ra phương án xử lý phù hợp để đảm bảo tiến độ sản xuất cho khách hàng.

2. TƯ CÁCH PHÁP NHÂN:

Tên Công ty (Tiếng Việt): CÔNG TY TNHH HÀN VIỆT LÔ CAO SU

Tên Công ty (Tiếng nước ngoài): HAN VIET RUBBER ROLL CO., LTD

Người Đại Diện trước pháp luật: Ông Min Kyoung Mu –  Giám Đốc

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số: 7631853305 do Ban quản lý các khu công nghiệp Phú Thọ chứng nhận thay đổi lần thứ hai ngày 21/02/2017

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 2600303088 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp lần đầu ngày 01 tháng 09 năm 2003, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 08 tháng 02 năm 2017.

Trụ sở: Lô số 2 – KCN Thụy Vân – Xã Thụy Vân – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ – Việt Nam

VPGD: Lô số 2 – KCN Thụy Vân – Xã Thụy Vân – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ – Việt Nam

Tel: 0210 3859 341/2                                    Fax: 0210 3859 343

Hotline: 0989.870.483 (Ms Huyền)

               0357.911.119 (Ms Dung)

               0986.265.879 (Mr Lưu)

Website: https://hanvietroll.vn

Email: huyenkorea79@gmail.com

3.SẢN PHẨM CHO NGÀNH GIẤY:

Quy cách sản phẩm quả lô lớn nhất mà Công ty TNHH Hàn Việt Lô Cao Su làm được là  :

F1800 x 8000 mm . Ngoài ra Công ty TNHH Hàn Việt Lô Cao Su cung cấp và làm được tất cả các loại lô khó như :

  • Lô cao su ép lạnh bọc và khoan lỗ mù (Coating Blind Drilled Press Bottom Roll) :

DANH SÁCH MỘT SỐ KHÁCH HÀNG ĐÃ BỌC VÀ KHOAN LỖ MÙ:

1.CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÒN – NHÀ MÁY GIẤY MỸ XUÂN – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

2.CÔNG TY CỔ PHẦN TKC KRAFT – Tỉnh Long An

3. CÔNG TY TNHH SUỐI SAO – Tỉnh Đồng Nai

4. CÔNG TY TNHH GIẤY XUÂN MAI – Huyện Nhà Bè – TP Hồ Chí Minh

5. CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY MINH HƯNG – Tỉnh Bình Phước

6. CÔNG TY GIẤY VÀ BAO BÌ PHÚ GIANG – Tỉnh Bắc Ninh

7. CÔNG TY CỔ PHẦN MIZA – Thành Phố Hà Nội

8. CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY AN HÒA – Tỉnh Tuyên Quang

9. HỢP TÁC XÃ CỔ PHẦN GIẤY THIỆN THẮNG – Tỉnh Bắc Ninh.

10. CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VIỆT TRÌ – Tp Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ

11. CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT GIẤY MỸ HƯƠNG – TP Hải Phòng

12. CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VÀ BAO BÌ VIỆT THẮNG – Huyện Thường Tín – Hà Nội

13. CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY HẢI DƯƠNG nay đổi tên là CÔNG TY CỔ PHẦN TẤN HƯNG – Tỉnh Hải Dương

Đối với lô cao su ép lạnh bọc và khoan lỗ mù (Coating Blind Drilled Press Bottom Roll) :

Chúng tôi đã bọc và khoan lỗ trên bề mặt lô cao su ép lạnh (Coating Blind Drilled Press Bottom Roll).

Đặc tính cao su kỹ thuật của lô cao su ép lạnh bọc và khoan lỗ mù như sau:

– Lô có độ đàn hồi cao, độ cứng đồng đều;

– Chịu hóa chất

– Có kinh nghiệm tính toán để mài độ trung cao ( Crown) chính xác

– Chịu lực ép và chịu nhiệt độ (Dưới 130°C);

– Mật độ lỗ khoan đồng đều, lô tách nước luôn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

– Các lỗ khoan trên bề mặt lô tròn nhẵn do mũi khoan sắc bén được đặt gia công từ các nhà chế tạo tại nước Hàn Quốc và được khoan bằng máy khoan tự động chuyên dùng giúp cho lô không bị tách lớp cao su, không bong vỡ và luôn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của khách hàng trong quá trình chạy máy với tốc độ từ 700m/phút -1200m/ phút.

Hình ảnh khoan lỗ Lô cao su ép lạnh (Coating Blind Drilled Press Bottom Roll)

Đối với lô cao su ép lạnh bọc và xẻ rãnh (Coating Press Grooved Roll) và lô ép bụng xẻ rãnh (Coating Touch Grooved Roll)

Chúng tôi đã bọc và xẻ rãnh trên bề mặt lô cao su

Đặc tính cao su kỹ thuật của lô cao su ép lạnh, ép bụng bọc và xẻ rãnh như sau:

– Lô có độ đàn hồi cao, độ cứng đồng đều

– Có kinh nghiệm tính toán để mài độ trung cao ( Crown) chính xác

– Chịu lực ép và chịu nhiệt độ (Dưới 120°C) Chịu hóa chất

– Các rãnh xẻ trên bề mặt lô rõ múi rãnh không dính ba via của cao su, dao xẻ rãnh sắc bén, cao su có độ đàn hồi cao. Dao dùng để xẻ rãnh trên bề mặt lô cao su được đặt gia công từ các nhà chế tạo tại nước Hàn Quốc và cao su cũng được nhập nhẩu từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh. Bề mặt lô cao su được xẻ bằng máy cài đặt tự động khi khách hàng sử dụng bề mặt lô xẻ rãnh không bị vỡ rãnh và không dập rãnh cao su, không tách lớp cao su, không bong vỡ. Lô tách nước luôn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của khách hàng trong quá trình chạy máy.

Hình ảnh lô cao su ép lạnh bọc và xẻ rãnh (Coating Press Grooved Roll)
Hình ảnh lô cao su ép lạnh bọc và xẻ rãnh (Coating Press Grooved Roll)
  • Lô cao su ép hút chân không (Coating Suction Press Roll) :

DANH SÁCH MỘT SỐ KHÁCH HÀNG ĐÃ BỌC VÀ KHOAN LỖ:

1.CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VIỆT TRÌ – TP Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ

2. CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VÀ BAO BÌ VIỆT THẮNG – Huyện Thường Tín – Hà Nội

3. CÔNG TY CỐ PHẦN GIẤY SÀI GÒN MIỀN TRUNG – TP Đà Nẵng

4. CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ LINH GIANG – Tỉnh Nam Định và rất nhiều Công khác đã bọc và khoan lỗ ép hút chân không của Công ty chúng tôi.

Đối với lô cao su ép hút chân không (Coating Suction Press Roll) :

Chúng tôi đã bọc và khoan lỗ lô cao su ép hút chân không (Coating Suction Press Roll) Cao su đồng nhất các lỗ khoan tròn đều chịu được lực bơm hút tách nước đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Hình ảnh quả lô cao su ép hút chân không (Coating Suction Press Roll)
Hình ảnh quả lô cao su ép hút chân không (Coating Suction Press Roll)
  • Lô cao su ép keo đá màu xanh (Size Press Rock Roll) và Lô cao su đá ép lạnh màu xanh (Green Rock Roll) :

Đặc tính cao su kỹ thuật của Lô cao su ép keo đá màu xanh (Size Press Rock Roll) và Lô cao su đá ép lạnh màu xanh (Green Rock Roll) như sau:

– Bề mặt cao su nhẵn bóng;

– Chịu mài mòn và chống chấy xước bề mặt cao su trong quá trình sử dụng;

– Không bám dính keo trên mặt quả lô ;

– Chịu lực ép cao và chịu nhiệt độ (Dưới 140°C);

– Trong quá trình chạy máy giấy với tốc độ cao từ 700m/phút -1200m/ phút.

– Độ cứng của cao su đá màu xanh (Size Press Rock Roll) từ 145 shore A -150 Shore A (Tương đương với 85 shore D).

Đối với Lô ép keo đá màu xanh (Size Press Rock Roll) và Lô cao su đá ép lạnh màu xanh (Green Rock Roll) Công ty chúng tôi đã bọc và sản xuất cho tất cả các nhà máy giấy lớn với yêu cầu chất lượng và độ bền cao. Hiện nay các khách hàng mà Công ty chúng tôi cung cấp đang sử dụng tốt và khi sử dụng hết phần cao su vẫn tiếp tục đặt hàng Công ty chúng tôi bọc mới lại.

Hình ảnh quả Lô ép keo đá màu xanh (Size Press Rock Roll) và Lô cao su đá ép lạnh màu xanh (Green Rock Roll)
Hình ảnh quả Lô ép keo đá màu xanh (Size Press Rock Roll) và Lô cao su đá ép lạnh màu xanh (Green Rock Roll)
  • Lô cao su ép keo mềm màu đen (Size Press Roll):

Lô ép keo mềm màu đen (Size Press Roll) Đặc tính cao su kỹ thuật như sau:

– Bề mặt cao su đồng đều, mặt bóng;

– Chịu mài mòn tốt

– Chịu hóa chất

– Chịu được lực ép

– Chống trầy xước bề mặt lô cao su trong quá trình sử dụng;

– Chịu nhiệt độ (Dưới 130°C);

– Trong quá trình chạy máy giấy với tốc độ cao từ 700m/phút -1200m/ phút

– Không bám dính keo trong quá trình sử dụng – cao su có độ đồng nhất trong quá trình sử dụng dàn keo đều tạo nên bề mặt giấy nhẵn và bóng, không đứt giấy.

Hình ảnh quả lô cao su ép keo mềm mầu đen (Size Press Roll)
Hình ảnh quả lô cao su ép keo mềm mầu đen (Size Press Roll)
  • Lô cao su đá quay đầu, trục ngực (Wire turning Roll) và lô dẫn lưới dẫn chăn chất liệu cao su đá ( Black Rock III Felt Roll).

Đặc tính cao su kỹ thuật của Lô cao su chất liệu đá lô quay đầu, trục ngực (Wire turning Roll) và lô dẫn lưới dẫn chăn chất liệu cao su đá ( Black Rock III Felt Roll) Công ty chúng tôi sản xuất được khách hàng đánh giá cao tại các vị trí gấp khúc chăn và quay đầu chăn có độ bền cao như sau:

– Bề mặt cao su nhẵn, bóng;

– Chịu mài mòn có độ bền cao;

– Chịu được lực kéo;

– Chịu nhiệt độ (Dưới 130°C);

– Không bám dính bột giấy, chịu được hóa chất bề mặt cao su không rạn nứt chân chim;

– Độ bền và tuổi thọ của bề mặt lô cao su là từ 5 năm – 7 năm;

– Độ cứng từ 145 shore A -150 Shore A (Tương đương với 85 shore D – 88 Shore D)

Hình ảnh Lô cao su đá quay đầu, trục ngực (Wire turning Roll)Và hình ảnh lô dẫn lưới dẫn chăn chất liệu cao su đá ( Black Rock III Felt Roll)
Hình ảnh Lô cao su đá quay đầu, trục ngực (Wire turning Roll)
Và hình ảnh lô dẫn lưới dẫn chăn chất liệu cao su đá ( Black Rock III Felt Roll)
  • Lô cao su xoắn đàn chăn (Felt Worm Roll):

Đặc tính cao su kỹ thuật của Lô cao su xoắn đàn chăn (Felt Worm Roll)

– Bề mặt cao su có gân xoắn ở trên bề mặt nhẵn, bóng;

– Chịu mài mòn độ bền cao;

– Chịu hóa chất không rạn nứt, không vỡ bề mặt xoắn tác dụng đàn chăn đồng đều;

– Chịu nhiệt độ (Dưới 130°C);

– Không bám dính bột giấy lên bề mặt lô trong quá trình sử dụng;

– Độ bền và tuổi thọ của bề mặt lô cao su là từ 5 năm – 7 năm;

Hình ảnh Lô cao su xoắn đàn chăn (Felt Worm Roll)
Hình ảnh Lô cao su xoắn đàn chăn (Felt Worm Roll)
  • Lô cao su ép lưới (Couch Roll):

Lô cao su ép lưới (Couch Roll): Dùng cho máy giấy vệ sinh và Giấy KRAFT xeo tròn sử  dụng máy chạy được tốc độ thấp và với  các máy giấy vệ sinh mới chạy máy với tốc độ cao từ 700m/phút -1100m/ phút.

Đặc tính cao su kỹ thuật của Lô cao ép lưới (Couch Roll) như sau:

– Cao su có độ đàn hồi cao;

– Độ cứng từ 25 Shore A đến 43 Shore A tùy theo tốc độ máy theo yêu cầu

– Bề mặt cao su đồng nhất, độ cứng đồng đều;

– Chịu mài mòn có độ bền cao;

– Chịu hóa chất;

– Chịu được lực ép;

– Chịu nhiệt độ (Dưới 130°C).

– Trong quá trình sử dụng khi vớt bột dàn đều lên lưới độ đàn hồi, độ mịn của lô cao su nên giấy không châm kim và đứt.

Hình ảnh Lô cao ép lưới (Couch Roll)
Hình ảnh Lô cao ép lưới (Couch Roll)

Hàng hóa được Công ty giao tận nơi và nhiều chính sách hỗ trợ vận chuyển để đảm bảo sản phẩm của Công ty tới tận tay khách hàng.

  Theo Công ty TNHH Hàn Việt Lô cao su

Doanh nghiệp mong “tín hiệu” giảm lãi suất sẽ đi vào cuộc sống

Theo đó, có 4 ngân hàng thương mại giảm 0,2%/năm so với mức lãi suất niêm yết của từng ngân hàng tính từ ngày 27/2/2023 đối với nhóm kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng. Các ngân hàng thương mại cổ phần giảm 0,5%/năm so với mức lãi suất của từng ngân hàng tính từ ngày 27/2/2023 đối với nhóm kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng.

Việc đồng thuận giảm lãi suất tiền gửi sẽ giúp các ngân hàng thương mại giảm chi phí, qua đó có điều kiện để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, nhất là đối với các lĩnh vực ưu tiên.

Trước thông tin này, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp TP.HCM cho biết, Hội đang nắm lại tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Theo ông Hòa: “Bây giờ Hội đang nắm lại tình hình, nguyên tắc là lãi suất đầu vào, lãi suất huy động giảm thì làm cơ sở để giảm lãi suất đầu ra. Sau cuộc họp tiếp xúc giữa ngân hàng, doanh nghiệp và UBND TP thì có tín hiệu vui, còn tín hiệu đó đi vào cuộc sống như thế nào thì chúng tôi đang kiểm tra, nắm lại thông tin”.

Theo Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại báo cáo, trong tháng 2/2023, mặt bằng lãi suất đã ổn định và thực tế, lãi suất trên thị trường đã có xu hướng giảm. Lãi suất cho vay bình quân phát sinh mới đã giảm khoảng 0,4%/năm (so với cuối năm 2022) và đã có 22 ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay bình quân./.

Nguồn: VOV

Nghịch lý: Kinh tế toàn cầu “đang rất ổn” nhưng tại sao đó lại là tin xấu cho các Ngân hàng Trung ương?

Nền kinh tế toàn cầu đang thể hiện một sức sống mãnh liệt. Các số liệu thống kê mới được tiến hành cho thấy một sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh ngay cả khi chi phí đi vay tăng, giá năng lượng và lương thực vẫn ở mức cao. Dấu hiệu này cho thấy các ngân hàng trung ương có thể cần nhiều thời gian hơn so với dự kiến để có thể kiểm soát được lạm phát.

Trong hành trình đó, những gáo nước lạnh có thể tiếp tục được các Ngân hàng Trung ương đổ vào nền kinh tế, vốn vẫn còn hơi nóng. Đó sẽ là những đợt tăng lãi suất trong năm 2023 nhằm ghì cương lạm phát. Trong kịch bản ấy, mục tiêu phục hồi trong năm 2024 sẽ càng trở nên thách thức.

Một chỉ số quan trọng mà các ngân hàng trung ương vẫn theo dõi chặt chẽ là thị trường việc làm – vốn vẫn đang mạnh ở nhiều nơi trên thế giới. Các nhà hoạch định chính sách đang xem xét kỹ lưỡng dữ liệu thị trường lao động nhằm tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy một sự hạ nhiệt, điều có thể làm giảm bớt áp lực lên các loại hàng hóa. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn còn quá mơ hồ.

“Chúng ta đã thấy các ngân hàng trung ương tăng lãi suất. Hy vọng là đó sẽ là một mức tăng vừa đủ. Nếu không, chúng ta sẽ thấy họ tiếp tục tăng lãi suất mạnh hơn”, Madhavi Bokil của Moody cho biết.

Năm 2023, Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, đã dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội nhằm phòng ngừa Covid-19. Vào tháng 2, sản lượng xuất khẩu toàn cầu lần đầu tiên gia tăng trong 7 tháng. Khảo sát với các nhà cung cấp dịch vụ trên toàn cầu, bao gồm cả Trung Quốc và châu Âu, cũng chỉ ra sự tăng trưởng.

Tại Mỹ, lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt trong khi chi tiêu và thu nhập của người dân tăng lên trong tháng Giêng. Châu Âu cũng bắt đầu một năm mới với cuộc khủng hoảng năng lượng không tồi tệ như họ lo ngại, một phần nhờ mùa đông ấm bất thường. Tuy nhiên, giá năng lượng, thực phẩm tăng cao cũng đẩy lạm phát ở châu Âu lên mức kỷ lục vào tháng 2.

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất ở nhiều nhà máy tại các quốc gia châu Á khác. Nhưng các nhà kinh tế vẫn rất thận trọng, một phần bắt nguồn từ sự không chắc chắn về lợi ích của việc Trung Quốc mở cửa trở lại với các nền kinh tế trong khu vực.

Trong khi đó, cũng có những nghi vấn xung quanh việc kinh tế Mỹ và châu Âu sẽ kiên cường đến mức nào. Trong một năm qua, lãi suất đã tăng rất mạnh và có thể các nền kinh tế cần thời gian để cảm nhận toàn bộ tác động từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở thời điểm hiện tại.

“Đơn giản là cần nhiều tháng để việc thắt chặt chính sách tiền tệ có thể tác động tới nền kinh tế thực. Chắc chắn điều đó sẽ xảy ra. Còn ở chiều ngược lại, nếu mức lãi suất cao kỷ lục nhiều năm trở lại đây vẫn không thể để lại bất kỳ tác động nào tới nền kinh tế, có lẽ chúng ta nên đóng cửa các ngân hàng trung ương”, Carsten Brzeski, chuyên gia kinh tế trưởng của ING Bank, cho biết.

Một lời giải thích khác cho sự phục hồi đáng kinh ngạc của các nền kinh tế chính tác động từ các ngân hàng trung ương chưa đủ mạnh. Mark Dowding, giám đốc đầu tư tại RBC Bluebay Asset Management, cho rằng việc tăng lãi có thể sẽ được tiếp tục thực hiện nhằm kiểm soát lạm phát.

Miễn là các ngân hàng trung ương vẫn quyết tâm đưa lạm phát về mức mục tiêu của họ, bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy nền kinh tế đang mạnh hơn đều có thể kích hoạt các phản ứng chính sách.

Nguồn: Nhịp Sống Thị Trường

Xuất nhập khẩu gặp khó, Bộ Công Thương đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp

Kim ngạch xuất nhập khẩu chững lại, xuất siêu là điểm sáng

Theo Bộ Công Thương, trong tháng 1/2022 có 2 kỳ nghỉ Tết, số ngày làm việc trong tháng ít nên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt thấp. Tuy nhiên sang đến tháng 2, hoạt động xuất nhập khẩu đã có sự sôi động trở lại với kim ngạch ước đạt 49,46 tỷ USD, tăng 6,2% so với tháng trước và tăng 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu ước tăng 9,8% so với tháng trước và tăng 11% so với cùng kỳ. Nhập khẩu tăng 2,3% so với tháng trước và giảm 6,7% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, thiếu vắng các đơn hàng xuất khẩu cộng thêm xu hướng giảm của giá hàng hóa đã khiến hoạt động thương mại của nước ta tiếp tục chậm lại trong những tháng đầu năm 2023. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 96 tỷ USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu giảm 10,4%, đạt 49,44 tỷ USD; nhập khẩu giảm 16%, đạt 46,62 tỷ USD.

Cụ thể, trong tháng 2/2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước đạt 25,88 tỷ USD, tăng 9,8% so với tháng 1/2023, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 6,08 tỷ USD, tăng 11,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 19,8 tỷ USD, tăng 9,3%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 02/2023 tăng 11%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 5,7%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 12,7%

Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hàng hoá ước đạt 49,49 tỷ USD, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong hai tháng đầu năm 2023 có 08 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 69,9% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Bên cạnh đó, giá hàng hóa xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm ghi nhận sự sụt giảm ở hầu hết mặt hàng đã khiến tăng trưởng xuất khẩu chung sụt giảm. Giá xuất khẩu bình quân các mặt hàng nông sản như nhân điều, cà phê, sắn và sản phẩm từ sắn giảm lần lượt là 3,7%, 1,7% và 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Cá biệt, giá hạt tiêu giảm tới 31,4%, cao su giảm 20,6%). Giá các mặt hàng công nghiệp chế biến cũng giảm khá mạnh như phân bón giảm 25,5%, chất dẻo nguyên liệu giảm 24,8%, sắt thép giảm 32%.

Tuy nhiên, giá một số mặt hàng như gạo, xăng dầu, than đá, chè lại có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 2 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết nhóm hàng đều giảm, ngoại trừ nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản. Trong đó, xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản ước đạt 3,88 tỷ USD, giảm 15,1% (688 triệu USD) so với cùng kỳ; riêng xuất khẩu thủy sản giảm 32,9% (494 triệu USD), chỉ đạt 1 tỷ USD; Xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến ước giảm 9,8%, đạt 42,97 tỷ USD và chiếm 86,8% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Việc Samsung cho ra mắt dòng sản phẩm mới sớm hơn năm ngoái đã đẩy kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện tăng trong 2 tháng đầu năm. Trong đó, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 9,42 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản tăng nhẹ (4,3%) trong 2 tháng đầu năm 2023, ước đạt 626 triệu USD chủ yếu do xuất khẩu dầu thô tăng 12,4% so với cùng kỳ.

Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá trong tháng 2/2023 ước đạt 23,58 tỷ USD, tăng 2,3% so với tháng trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 46,62 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022. Nhập khẩu hàng hoá giảm trong 2 tháng đầu năm do nhu cầu nguyên liệu của doanh nghiệp giảm trong bối cảnh thiếu vắng đơn hàng, do giá hàng hoá nhập khẩu đã giảm đáng kể trong thời gian gần đây. Có 15/19 mặt hàng nhập khẩu có giá giảm trong 2 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm ngoái.

Với kết quả như vậy, cán cân thương mại của Việt Nam trong tháng 2/2023 tiếp tục thặng dư 2,3 tỷ USD, nâng tổng xuất siêu trong 2 tháng đầu năm lên 2,82 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu hơn 300 triệu USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 3,69 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 6,51 tỷ USD.

Xuất khẩu gặp khó ở nhiều mặt hàng và thị trường

Bối cảnh quốc tế đã tác động tiêu cực đến xuất khẩu của một số nhóm hàng chủ lực của nước ta trong 02 tháng đầu năm 2023. Bộ Công Thương thông tin, xuất khẩu dệt may sang 2 thị trường chủ lực là Mỹ và EU sụt giảm mạnh; các quốc gia nhập khẩu có những đòi hỏi khắt khe hơn từ các nhãn hàng so với trước; việc Trung Quốc mở cửa sẽ tạo ra nhiều áp lực đối với các quốc gia xuất khẩu dệt may như Việt Nam;

Đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, EU sẽ tiếp tục giảm nhu cầu nhập khẩu do những ảnh hưởng từ lạm phát, suy thoái kinh tế, niềm tin tiêu dùng thấp. Với các thị trường khu vực châu Âu, dù được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhưng tiêu chuẩn kỹ thuật, hợp chuẩn, yêu cầu chứng minh nguồn gốc gỗ… mà phía EU đặt ra là những vấn đề không dễ vượt qua. Nguồn cung dồi dào, lượng hàng tồn kho cao tại các thị trường đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc dẫn đến xu hướng các đơn hàng chậm lại và mức giá xuất khẩu gỗ nguyên liệu giảm. Thị trường Trung Quốc dù đã mở cửa trở lại nhưng chuỗi cung ứng nội địa chưa hoàn toàn hồi phục, ẩn chứa nhiều rủi ro;

“Các doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản ở các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU, Anh… có xu hướng giảm lượng tồn kho để tối ưu hóa chi phí trong bối cảnh lạm phát tăng cao khiến khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hơn trước” – Bộ Công Thương chỉ rõ.

Về thị trường, trong 02 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu của Việt Nam tới hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm mạnh so với cùng kỳ. Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 13,1 tỷ USD nhưng giảm 21% so với cùng kỳ. Xuất khẩu sang EU đạt 6,9 tỷ USD, giảm 4,2%; ASEAN đạt 4,6 tỷ USD, giảm 8%; Hàn Quốc đạt 3,5 tỷ USD, giảm 5,7%; Nhật Bản đạt 3,2 tỷ USD, giảm 5,9%… Riêng đối với thị trường Trung Quốc, với chính sách mở cửa trở lại từ đầu năm 2023 sau gần ba năm thực hiện chính sách “Zero Covid” đã tác động tích cực đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc trong tháng 02 tháng đầu năm đạt 8,2 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bộ Công Thương tăng cường gỡ khó cho doanh nghiệp

Bộ Công Thương phân tích, theo chu kỳ những năm trước, nhập siêu thường đến trong các tháng đầu năm do các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Nhưng năm nay với việc thiếu vắng các đơn hàng từ các thị trường chính, tình hình nhập khẩu nguyên liệu đầu vào đã phần nào có phần trầm xuống. Điều này cũng cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu nhiều khả năng vẫn còn khó khăn trong những tháng tới.

Do đó, Bộ Công Thương đang tiếp tục theo dõi sát diễn biến của thị trường thế giới, tham mưu, đề xuất các khung khổ hợp tác, các giải pháp để đồng thời phát triển thị trường truyền thống và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các FTA đã ký kết khai thác hiệu quả các thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu…

Bộ Công Thương đã và đang liên tục tổ chức các Hội nghị xúc tiến thương mại hàng tháng để cung cấp các thông tin thị trường và tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại tháng 1 diễn ra mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chia sẻ, Bộ Công Thương sẽ tập trung các giải pháp phát triển thị trường, nhất là khu vực Bắc Âu, Đông Âu, Mỹ Latin… và các thị trường mới còn nhiều dư địa khai thác.

Đồng thời, thúc đẩy đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) mới như FTA với các nước khối Mercosur (Brazil, Argentina, Uruguay, Paraguay) để đưa FTA này thành động lực khai thác thị trường Mỹ Latinh. Tranh thủ sự hồi phục nhanh của các thị trường khu vực ASEAN và một số nước châu Á để đẩy mạnh xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Bộ sẽ đánh giá toàn diện các biện pháp mở cửa trở lại của Trung Quốc, tranh thủ, tận dụng cơ hội giao lưu hợp tác giữa hai bên để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa không phải kiểm nghiệm COVID. Nâng cao hiệu quả và điều tiết tốt tốc độ thông quan tại cửa khẩu.

Nguồn: Báo Công Thương

Bất ngờ khi nhìn lại trung bình tăng trưởng GDP đầu người của Việt Nam, Singapore, Thái Lan… trong 10 năm

Xếp trên Việt Nam là Indonesia với 4.690 USD, đứng thứ tư; Thái Lan với 7.630 USD, đứng thứ ba; Malaysia với 13.110 USD đứng thứ 2 và Singapore với 79.430 USD, đứng đầu ASEAN-6.

Bất ngờ khi nhìn lại trung bình tăng trưởng GDP đầu người của Việt Nam, Singapore, Thái Lan... trong 10 năm - Ảnh 1.

Nếu tính trung bình tăng trưởng GDP bình quân đầu người 10 năm trở lại đây (giai đoạn 2013-2022), Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ tăng cao nhất, và cũng là quốc gia duy nhất trong nhóm có tốc độ tăng thu nhập bình quân trên 6% (6,65%).

Đối với Singapore, trung bình tăng trưởng GDP bình quân đầu người của nước này trong 10 năm qua vẫn ở mức gần 4% (3,94%), đứng thứ hai sau Việt Nam và vẫn cao hơn nhiều so với Malaysia, Indonesia hay Thái lan, Philippines – dù các nước này có GDP bình quân thấp hơn nhiều so với Singapore.

Các quốc gia khác hầu hết đều có tốc độ tăng trung bình dưới 3%. Cụ thể, Indonesia là 2,45%; Thái Lan là 2,84%; Malaysia là 2,29%; Philippines là 2,95%.

Bất ngờ khi nhìn lại trung bình tăng trưởng GDP đầu người của Việt Nam, Singapore, Thái Lan... trong 10 năm - Ảnh 2.

Theo ông GS Nguyễn Đức Khương – Chủ tịch Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global), việc Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển với những nền kinh tế lớn trong khu vực, trở thành một trong những “con hổ mới” là một viễn cảnh khả thi.

Ông Khương lập luận, GDP Việt Nam khi đạt hơn 400 tỷ USD năm 2022, loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát thì GDP thực tế ước tính đạt 394 tỷ USD. Giả định nền kinh tế nước ta tăng trưởng trung bình 6,5% từ nay đến 2045 thì khi đó GDP nước ta sẽ đạt khoảng 1.677 tỷ USD.

Với dân số xấp xỉ 109 triệu người đến năm 2045 theo ước tính của Ngân hàng thế giới (World Bank), GDP bình quân đầu người sẽ vào khoảng 15.385 USD, cao hơn ngưỡng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người của nhóm các nước có thu nhập cao, được ước tính vào khoảng 13.713 USD dựa trên tốc độ thay đổi của chỉ số này trong giai đoạn 2011-2021. Năm 2021, ngưỡng này là 12.695 USD.

Trong trường hợp kém khả quan hơn, tỷ lệ tăng trưởng trung bình của nước ta chỉ đạt 6% trong giai đoạn 2023-2045, thì GDP bình quân đầu người nước ta sẽ vào khoảng 13.807 USD. Lúc đó Việt Nam vẫn vào nhóm có thu nhập cao (vượt ngưỡng 13.713 USD), nhưng nằm ở nhóm đứng cuối danh sách.

Theo Nghị quyết số 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, giai đoạn 2031-2050, Việt Nam phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước bình quân khoảng 6,5-7,5%/năm. Đến năm 2050, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 27.000-32.000 USD. Mục tiêu phát triển đến năm 2030, về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021-2030. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD.

Nguồn: Nhịp sống kinh tế

Bản Tin VPPA tháng 02/2023

Trong bản tin số 2 – tháng 2/2023 bao gồm:

1. Giá xuất – nhập khẩu bột giấy và giấy

2. Tình hình sản xuất – kinh doanh ngành giấy trong nước

3. Tin tức đầu tư 

Domtar thông báo bán nhà máy bột giấy Dryden Mill

Tập đoàn Ilim tăng nguồn cung 1,7 triệu tấn sản phẩm bột giấy và bìa sang Trung Quốc trong năm 2022

Các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ giấy tissue toàn cầu

   >>> Xem BẢN TIN VPPA THÁNG 2/2023