Cần bàn để có một thị trường xăng dầu minh bạch và cạnh tranh, để tất cả cùng thắng

Chưa bao giờ có thị trường xăng dầu đứt gãy như năm ngoái kể từ khi đổi mới. Do khách quan, sự bất ổn của thị trường xăng dầu thế giới hay chủ quan, như nhiều doanh nghiệp kêu ca là phương thức điều hành, thưa ông?

Chúng ta hay đổ lỗi cho khách quan, có nguyên nhân khách quan, nhưng theo tôi, chủ quan do những bất cập trong quản lý nhà nước là chủ yếu. Tôi còn nhớ, thời chiến tranh ở Kuwait, Iraq,… khoảng cách đây hai chục năm, tác động có lẽ còn lớn hơn, có lúc gia xăng dầu thế giới lên đến hơn 140 USD/thùng.

Tôi cũng đã quan sát, theo dõi cách xử lý trong các tình huống bất thường trên thị trường thế giới tác động đến thị trường xăng dầu trong nước, thì trước đây, các cơ quan thẩm quyền không xử lý tình huống như thời gian vừa qua.

Ông có thể làm rõ hơn, xử lý tình huống vừa qua thế nào, thưa ông?

Ngày trước, không lấy kiểm tra, thanh tra xử phát, rút giấy phép lên hàng đầu hoặc như một giải pháp. Tôi nghĩ nhà nước và doanh nghiệp cần cùng đồng hành, chung tay giải quyết vấn đề, vì đó là vấn đề chung của xã hội, không phải chỉ của bất cứ một bên nào.

Cũng chưa bao giờ có nghị định vừa ban hành chưa ráo mực đã phải sửa ngay. Nghị định 95/2021/NĐ-CP ban hành tháng 11/2021 để sửa nghị định 83/2022/NĐ-CP, thì nay đầu năm 2023, phải sửa lại, tức là chỉ hơn 1 năm.

Điều tôi lo lắng là Nghị định 83, Nghị định 95 và cả dự thảo mà Bộ Công thương đang lấy ý kiến có rất nhiều điều khoản mà nội dung còn mù mờ, không rõ ràng; tạo dư địa tuỳ ý và tuỳ nghi thực hiện của các cơ quan nhà nước liên quan.

Theo tờ trình của Bộ Công thương, có 11 vấn đề xin ý kiến. Trong đó đang nổi lên những quan điểm khác nhau về công thức giá và phương thức điều hành giá xăng dầu; thời gian điều hành công bố giá bán lẻ xăng dầu; quy định mức chiến khấu thối thiểu; cho phép bán lẻ lấy từ nhiều nguồn hay quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối, tổng đại lý kinh doanh xăng dầu; của thương nhân đầu mối…

Trong các vấn đề này, thì các vấn đề thuộc về cơ chế giá điều hành thị trường xăng dầu, gồm công thức giá và phương thức điều hành giá xăng dầu; thời gian điều hành công bố giá bán lẻ xăng dầu; quy định mức chiến khấu thối thiểu, cho phép bán lẻ lấy từ nhiều nguồ hay Quỹ bình ổn giá.

Điểm cơ bản cốt lõi của cơ chế là mức giá bán lẻ xăng đầu do nhà nước định. Cách tiếp cận của phương pháp điều hành này rất lạc hậu, chủ quan; sử dụng cái quá khứ (có thể không phù hợp, có thể bị bóp méo) của thị trường làm cơ sở cho hoạt động điều hành của các cơ quan nhà nước có liên quan. Giả thuyết “cái quá khứ” ngay cả khi không bị bóp méo thì cũng không thể là hợp lý cho điều hành hiện tại và tương lai của thị trường.

Thị trường xăng dầu thế giới là thị trường cạnh tranh (cao nhất trong các thị trường), minh bạch; giá cả phản ánh cân đối cung cầu gần như theo thời gian thực, và biến động liên tục. Việt Nam không can thiệp được gì vào thị trường đó.

Chúng ta đã xoá bỏ bao cấp xăng dầu và chi phí xăng dầu cuối cùng cũng sẽ phân bổ vào đầy đủ, thậm chí với chi phí cao hơn, vào nền kinh tế, vào sản xuất kinh doanh và cuộc sống của ngưười dân.

Chi phí cao hơn nghĩa là sao, thưa ông?

Chi phí cao hơn vì chi phí dự trữ lưu thông bắt buộc, chi phí cao hơn vì thị trường không cạnh tranh, chí phí cao hơn vì quỹ bình ổn giá và bộ máy điều hành…

Cuối cùng, người tiêu dùng vẫn bị thiệt, vì khi giá thế giới giảm, người tiêu dùng không được hưởng, và khi giá lên cao, người tiêu dùng vẫn phải trả giá cao, hoặc không mua được xăng dầu như mong muốn.

Sự lo lắng về chi phí xăng dầu cao gây lạm là hoàn toàn vô lý, vì chi phí đẩy(xăng dầu) cuối cùng cũng đi vào các sản xuất kinh doanh.

Cách điều hành hiện nay chỉ làm tăng thêm chi phí xã hội mà thôi. Tóm lại, cách quản lý và đièu hành thị trường xăng dầu hiện nay đã quá lạc hậu, không hiệu lực, thiếu hiệu quả; làm tăng thêm chi phí xã hội và người tiêu dùng.

Vì vậy, quan điểm của tôi là cải cách triệt để theo hướng thị trường, đúng với một thị trường xăng đầu cạnh tranh và minh bạch.

Cụ thể, cơ chế điều hành xăng dầu đúng theo hướng thị trường sẽ được vận hành thế nào, thưa ông?

Phương án đầu tiên tôi khuyến nghị là bỏ cơ chế nhà nước định gía bán lẻ xăng dầu như hiện nay, tự do hoá để thị trường định giá theo quan hệ cung cầu, gắn thị trường xăng dầu trong nước với thị trường xăng dầu quốc tế. Như thế, bỏ luôn quỹ bình ổn xăng dầu, không cần quy định mức chiết khấu tối thiều, không cần điều hành 7, 10 hay 15 ngày.

Mỗi khi quyết định tự hoá hoá, luôn có lo ngaị về bất ổn xã hội, gây hại đến sản xuất, gia tăng giá cả, bất ổn vĩ mô, và nhiều tác động tiêu cực khác, thưa ông?

Trong hơn 30 năm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều lần tự do hoá giá cả, để thị trường định giá. Trước khi quyết định lo ngaị rất nhiều, nhưng thực tế diễn ra hoàn toàn khác như chúng ta đã trải qua. Quan trọng là, người dân và nhà nước đều được lợi; đầu tư và sản xuất tăng thêm, kinh tế phát triển hơn…

Tôi tin rằng, lần này nếu tự do hoá cũng sẽ mang lại kết quả như thế.

Phương án hai là, xác định giá tối đa, nhưng giá này không phải do cơ quan nhà nước quyết định. Có hội đồng gồm đại diện các bên có liên quan, gồm cơ quan quản lý nhà nươc, bán buôn, phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, và có nhà khoa học; thống nhất về công thức hay cách thức xác định giá tối đa, giá trần.

Cần thuê một đơn vị, tổ chức độc lập xác định giá hàng ngày để số liệu thị trường thế giới là đầy đủ (quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai); xây dựng thuạt toán và sử dụng công nghệ thông minh, hoàn toàn có thể xác định dược giá này và công bố hàng ngày online.

Có thể tính được nó theo thời gian thực…

Nhưng xăng dầu là mặt hàng đặc biệt và không thể đứt gãy, cần có những cơ chế quản lý để đảm bảo mục tiêu này?

Theo tôi, việc duy trì cung cấp xăng dầu liên tục, không bị đứt gãy cho người dân là trách nhiệm của nhà nước, không phải là trách nhiệm của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nhà nước có thể giao trách nhiệm này cho doanh nghiệp nhà nước; không thể giao trách nhiệm này cho các doanh nghiệp khác. Để thực hiện trách nhiệm này, nhà nước phải có dự trữ nhà nước về xăng dầu, giống như một số mặt hàng chiến lược thiết yếu khác, như lúa gạo chẳng hạn. Không thể đẩy trách nhiệm này cho doanh nghiệp bằng cách yêu cầu họ duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu hay

Trường hợp nhà nước yêu cầu doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm này, thì phải bù đắp chi phí thoả đáng hợp lý cho họ, kể cả doanh nghiệp nhà nước.

Khi chưa có dự trữ quốc gia về xăng dầu, thì hệ thống cung ứng xăng dầu cho nền kinh tế nước ta vẫn khá mong manh, dễ vở và đứt gãy, do thế giới đang ngày càng biến động khó lường, không dự đoán trước được.

Cũng phải nói thêm về điều kiện kinh doanh xăng dầu, cẩn rà soát lại, thực hiện thay đổi theo hướng phù hợp với các giải pháp cải cách như tôi đề cập ở các nhóm nói trên. Nhưng tựu chung là là bỏ hoặc đơn giản hoá các điều kiện kinh doanh xăng dầu theo hướng tự do hơn về quyền kinh doanh xăng dầu, và thiết lập một thị trường xăng dầu cạnh tranh hơn.

Thực hiện các cải cách nói trên sẽ làm thay đổi vai trò, chức năng quản lý nhà nước của các bộ và cấp chính quyền địa phương.

Những cải cách, đổi mới mà tôi kiến nghị trên đây, chắc chắn không quyết định được luôn, vì cần có nhiều cấp quyết định, xem xét, nhưng tôi tin là chúng sẽ được chấp nhận và thực hiện trong tương lại. Nhưng trước hết, chúng ta nên thảo luận, tìm kiếm và đề xuất những cải cách cơ bản, khác biệt hơn; không nên chỉ cơi nới trong khuôn khổ tư duy và thể chế quá chật hẹp so với kinh tế thị trường nước ta hiện nay.

Nguồn: Báo đầu tư

Hải quan TP Hồ Chí Minh: Ứng phó với hàng hóa xuất nhập khẩu giảm

Hàng hóa XNK giảm sâu…

Có mặt tại cảng Cát Lái vào những ngày đầu tháng 2 này, phóng viên nhận thấy, hàng hóa ra vào cảng rất thưa thớt so với cảnh tấp nập ở thời điểm trước Tết Nguyên đán. Trao đổi với chúng tôi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 Đỗ Thế Mạnh cho biết, trước Tết, trung bình mỗi ngày đơn vị làm thủ tục thông quan cho khoảng gần 2.000 tờ khai nhập khẩu, nhưng hiện nay, mỗi ngày chỉ có khoảng trên 900 -1.000 tờ khai nhập khẩu hàng hóa. Đối với hàng xuất khẩu qua cảng Cát Lái trong tuần đầu tháng 2/2023 tuy có giảm, nhưng mức giảm thấp hơn so với hàng nhập khẩu. Theo thống kê của Đội Thủ tục hàng hóa xuất khẩu, trong tuần đầu tháng 2/2023, số lượng tờ khai xuất khẩu hàng hóa qua cảng Cát Lái được làm thủ tục thông quan dao động từ hơn 400 đến 900 tờ khai. Trong khi đó, thời điểm tuần đầu tháng 1/2022, số lượng tờ khai xuất khẩu thông quan mỗi ngày khoảng từ trên 900 đến gần 1.300 tờ khai.

Theo phân tích của lãnh đạo Đội Thủ tục hàng hóa xuất khẩu- Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, trong số các mặt hàng xuất khẩu qua cảng Cát Lái, nhóm các mặt hàng nông sản làm thủ tục xuất khẩu không giảm nhiều, chủ yếu giảm ở nhóm khác, như đồ gỗ, điện tử…

Không chỉ hàng hóa nhập khẩu qua đường cảng biển có mức giảm sâu, hàng hóa XNK qua đường hàng không còn có mức giảm nhiều hơn. Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Nguyễn Thanh Phú cho biết, chưa năm nào hàng hóa giảm sâu như thế. Hiện nay cả hàng nhập khẩu và xuất khẩu qua đường hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đều giảm rất nhiều, trong đó hàng nhập khẩu giảm 50-60%, có ngày giảm đến hơn 70%. (Số liệu thống kê của Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cho thấy, trong tuần đầu tháng 2/2023, đơn vị làm thủ tục cho gần 1.900 tờ khai nhập khẩu, giảm hơn 52,5% so với cùng kỳ tháng 1/2023 (gần 4.000 tờ khai); cùng thời gian, đối với hàng xuất khẩu giảm gần 30% số tờ khai và gần 70% trị giá.

Nhóm hàng hóa XNK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng chung cảnh đìu hiu có tới gần 4.000 doanh nghiệp FDI làm thủ tục XNK qua Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư- Cục Hải quan TPHCM, nhưng lượng hàng hóa XNK của các doanh nghiệp này hiện nay đang rất thấp. Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư Hoàng Việt Thắng cho biết, ước tính lượng tờ khai làm thủ tục thông quan giảm đến hơn 50%; kéo số thu ngân sách của chi cục trong tháng 1 chỉ đạt 1.500 tỷ đồng, trong khi tháng trước đó đạt gần 3.000 tỷ đồng.

…Tác động mạnh đến số thu ngân sách

Theo Cục Hải quan TPHCM, kim ngạch hàng hóa XNK từ đầu năm đến nay giảm mạnh đã tác động đến kết quả thu ngân sách của đơn vị. Chỉ tính riêng trong tháng 1/2023, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá đạt 6,68 tỷ USD, giảm 42,26% (tương đương 4,89 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, trị giá hàng nhập khẩu đạt 4,08 tỷ USD, giảm 33,65% (tương đương 2,07 tỷ USD); trị giá hàng xuất khẩu đạt 2,60 tỷ USD, giảm 52,04% (tương đương 2,82 tỷ USD).

Với kim ngạch giảm sâu, kéo số thu trong tháng cũng giảm rất mạnh. Trong tháng 1/2023, số thu ngân sách nhà nước của Cục Hải quan TPHCM đạt 8.358,4 tỷ đồng, đạt 5,73% chỉ tiêu pháp lệnh (145.800 tỷ đồng); giảm 31,10% so với cùng kỳ năm 2022, tương đương giảm tuyệt đối 3.773,6 tỷ đồng. Đánh giá nguyên nhân số thu ngân sách nhà nước trong tháng 1/2023 giảm sâu, lãnh đạo Cục Hải quan TPHCM cho rằng, do tác động của các ngày nghỉ tết Quý Mão 2023 trong 7 ngày; nghỉ tết Dương lịch 2 ngày…

Kết quả trên cũng nằm trong dự báo của Cục Hải quan TPHCM. Trong kế hoạch triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023, lãnh đạo đơn vị đã nhận định, kinh tế thế giới năm 2023 được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại, gia tăng khả năng suy thoái trong ngắn hạn; tình trạng lạm phát cao tiếp tục kéo dài ở nhiều quốc gia… Là nền kinh tế có độ mở rất cao, Việt Nam không thể tránh khỏi ảnh hưởng của những biến động từ bên ngoài, ổn định kinh tế vĩ mô đối mặt với nhiều thách thức, sức ép lạm phát lớn, giá xăng, dầu, nguyên vật liệu đầu vào biến động mạnh; các thị trường xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống bị thu hẹp… hoạt động xuất nhập khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, mặc dù kết quả thu ngân sách năm 2022 của Cục Hải quan TPHCM thực hiện đạt được khá tích cực, song số thu ngân sách có xu hướng giảm dần trong những tháng gần cuối năm do ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu cùng với sự tác động của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia, dự báo tình hình thu ngân sách trong năm 2023 sẽ tiếp tục là một năm rất khó khăn.

Từ thực tế trên, ngay từ đầu năm, Cục Hải quan TPHCM đã xây dựng và triển khai Kế hoạch 09/KH-HQTPHCM tiếp tục triển khai sáng kiến Cộng đồng doanh nghiệp và Cục Hải quan TPHCM là đối tác tin cậy đồng hành chung tay phát triển, với chủ đề năm 2023: “Cộng đồng Doanh nghiệp và Cục Hải quan TPHCM là đối tác, chung tay bứt phá, đồng hành cùng vươn xa năm 2023”, với nhiều nội dung, giải pháp tạo thuận lợi thương mại; chủ động trao đổi, đối thoại với doanh nghiệp nắm kế hoạch XNK hàng hóa của doanh nghiệp để chủ động kế hoạch phục vụ, đồng thời dự toán được nguồn thu cho ngân sách nhà nước…

Nguồn: Hải Quan Online

Bản tin VPPA tháng 1/2023

Trong bản tin số 1 – tháng 1/2023 bao gồm:

1. Giá xuất – nhập khẩu bột giấy và giấy

2. Tình hình sản xuất – kinh doanh ngành giấy trong nước

3. Tin tức đầu tư 

Sun Paper đẩy mạnh đầu tư sản xuất giấy UFP tại miền nam Trung Quốc

Tổng tiêu thụ giấy bao bì & bao bì đặc biệt của Mỹ tháng 12 năm 2022

Asia Symbol Paper khởi chạy thành công dây chuyền sản xuất khăn giấy Andritz

    >>> XEM BẢN TIN VPPA THÁNG 1/2023

Ngành giấy ở Pháp đang dần phát triển trong năm 2023

Năm 2021, tại Pháp, sản lượng giấy và bìa cứng tăng 7%, đạt 7,4 triệu tấn. Doanh thu của ngành lên tới 5,9 tỷ euro. Điều đó đã bù đắp cho mức giảm 6,1% trong năm 2020.

Từ năm 2019 đến năm 2021, sản lượng vẫn ổn định với +0,4%. Sản lượng của Pháp chiếm 8% giấy và bìa cứng của thế giới, ở vị trí thứ 5 sau Đức, Thụy Điển, Ý và Phần Lan.

Cũng như các quốc gia EU khác, năm nay ngành công nghiệp giấy của Pháp phải đối mặt với lạm phát, chi phí tăng cao khiến giá bột giấy tăng, nguồn cung gỗ, giấy và bìa cứng để tái chế suy giảm.

Tuy nhiên, có một số hy vọng tình hình của ngành sẽ ổn định trong nửa đầu năm 2023.

Theo Pulpapernews

VPPA dịch

Xuất khẩu giấy bao bì vào Trung Quốc tăng, thúc đẩy giá OCC nhập khẩu tăng mạnh tại Đông Nam Á

Hiện nay, thị trường Trung Quốc đang nhập khẩu ồ ạt khối lượng lớn giấy bao bì hòm hộp và bìa duplex sản xuất từ nguyên liệu giấy thu hồi.

Nhiều nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm này vào Trung Quốc đã nhận đặt hàng cho đến hết tháng 3/2023.

Yếu tố này cũng làm cho một số nhà sản xuất lớn tại Đông Nam Á rơi vào tình thế bị động, trước đó đã ngừng hoạt động tại một số nhà máy do xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm, và mất cảnh giác trước nhu cầu tăng đột ngột cả về nguyên liệu OCC và giấy thành phẩm.

Việc tăng giá OCC hiện đang diễn ra trên toàn khu vực, nhưng dẫn đầu trong việc đẩy giá lên cao là các nhà máy của các công ty Trung Quốc đặt tại các nước Đông Nam Á.

Điển hình như Nine Dragons Paper (Holdings) tại nhà máy Selangor, Malaysia, hay Lee and Man Paper Manufacturing, Dongguan Jianhui Paper và Zhejiang Jingxing Paper, đang chuẩn bị các máy sản xuất giấy bao bì công nghiệp hoặc dây chuyền bột giấy tái chế tại Malaysia và Thái Lan.

Tại các nước Đông Nam Á và Đài Loan OCC 12 của Mỹ đã tăng 10 USD/tấn lên 175-185 USD/tấn từ trung tuần tháng 01/2023.

Trong khi đó, giá RCP ở Indonesia và Malaysia thường cao hơn tới 15 USD/tấn so với các thị trường Đông Nam Á khác do hai nước này yêu cầu kiểm tra trước khi giao hàng đối với hàng hóa RCP ở nước xuất xứ và chi phí vận tải đường biển cao hơn trong trường hợp của Indonesia.

Giá OCC 11 tiêu chuẩn của Mỹ cũng tăng tương ứng 10 USD/tấn lên 170-180 USD/tấn.

OCC 95/5 của Châu Âu đã tăng 15-20 USD/tấn, đạt mức 140-155 USD/tấn.

OCC của Nhật Bản đã tăng 5 USD/tấn ở mức cao nhất của chênh lệch giá, đóng cửa ở mức 150-160 USD/tấn.

    >>> Xu hướng OCC sẽ tăng giá trở lại tại châu Á khi Trung Quốc cắt giảm thuế nhập khẩu giấy, bìa

Theo Fastmarkets RISI

VPPA dịch

THÔNG BÁO Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023

Văn phòng VPPA nghỉ tết từ Thứ Sáu ngày 20/01/2023 đến hết thứ Năm ngày 26/01/2023 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão)

Sang năm mới Quý Mão 2023, Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam kính chúc Quý vị và gia đình một năm mới  An Khang – Thịnh Vượng!

VPPA

Xu hướng OCC sẽ tăng giá trở lại tại châu Á khi Trung Quốc cắt giảm thuế nhập khẩu giấy, bìa

Việc Trung Quốc thực hiện thuế nhập khẩu tạm thời bằng 0 đối với các sản phẩm bao bì làm từ vật liệu tái chế, như giấy bao bì hòm hộp và bìa duplex tái chế, sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất ở Đông Nam Á (SEA), Đài Loan và thậm chí cả Ấn Độ, là những quốc gia sẽ được hưởng lợi sẽ gia tăng mua vào nguyên liệu RCP.

Khi chính sách cấm nhập khẩu RCP có hiệu lực tại Trung Quốc từ 2017, nhằm đáp ứng việc cung cấp nguyên liệu cho thị trường trong nước, các nhà sản xuất Trung Quốc đã gia tăng đầu tư xây dựng hoặc mua lại các nhà máy sản xuất giấy bao bì hòm hộp tái chế và bột giấy tái chế ở nước ngoài.

Các nhà sản xuất hàng đầu của Trung Quốc tích cực mở rộng công suất, tổng công suất lên tới vài triệu tấn mỗi năm đang được đưa vào sử dụng.

Cuối tháng 12/2022, khi nhu cầu về giấy bao bì hòm hộp và nguyên liệu RCP ở châu Á vẫn còn trì trệ, chậm chạp, nhiều nhà sản xuất tại châu Á đã tìm cách giảm giá nhập khẩu RCP.

Vào thời điểm đó, giá OCC 12 của Mỹ đã được mặc cả xuống mức thấp nhất là 160-165 USD/tấn ở Đông Nam Á, Đài Loan và Ấn Độ.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão tuyết tại Mỹ đã làm gián đoạn vận chuyển hàng về châu Á và chặn đà giảm giá của nguyên liệu này.

Tuần đầu tháng 1/2023, khi nhu cầu thị trường có sự thay đổi và khối lượng OCC 12 sẵn có ở mức thấp đẩy giá tăng.

OCC 12 hiện đang chào giá 165-175 USD/tấn tại Thái Lan, Việt Nam và Malaysia; thậm chí có giá tới 190 USD/tấn cho các nhà máy bột giấy tái chế tại Indonesia.

Giá OCC 11 của Mỹ  ở mức 160-170 USD/tấn. OCC 95/5 châu Âu đạt mức 125-135 USD/tấn. OCC Nhật Bản có giá 150-155 USD/tấn.

Hiện nay, giá nhập khẩu OCC tại thị trường Đông Nam Á vẫn chưa có sự thay đổi rõ rệt, các nhà nhập khẩu OCC vẫn muốn giảm giá thêm còn các nhà sản xuất vẫn đang chần chừ do muốn xem xu hướng nhu cầu của thị trường.

Tuy nhiên, với chính sách mở cửa thị trường của Trung Quốc sau 3 năm phong tỏa covid, nền kinh tế Trung Quốc sẽ hồi phục, sản xuất sẽ nhanh chóng tăng trưởng trở lại, cộng với quyết định cắt giảm thuế nhập khẩu về 0 đối với hầu hết các mặt hàng giấy, nhất là giấy bao bì hòm hộp, giấy duplex từ nguyên liệu RCP, điều này chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ đến nhu cầu tiêu thụ và giá cả của OCC nhập khảu tại thị trường Đông Nam Á.

Theo Fastmarkets RISI

VPPA dịch

    >>> Trung Quốc tạm thời cắt giảm thuế nhập khẩu đối với giấy bao bì hòm hộp, bìa gấp hộp và giấy in cao cấp về 0

Bản tin VPPA tháng 12/2022

Trong bản tin số 11 – tháng 12/2022 bao gồm:

1. Giá xuất – nhập khẩu bột giấy và giấy

2. Tình hình sản xuất – kinh doanh ngành giấy trong nước

3. Tin tức đầu tư 

Trung Quốc tạm thời cắt giảm thuế nhập khẩu đối với giấy bao bì hòm hộp, bìa gấp hộp và giấy in cao cấp về 0

Tập đoàn Cửu Long cắt giảm sản lượng giấy và bìa tại Trung Quốc và Việt Nam trong tháng 1 và tháng 2/2023

Tiêu dùng giấy bao bì của Mỹ giảm 9% trong tháng 11

Ngành giấy ở Pháp đang dần phát triển trong năm nay

  >>> XEM BẢN TIN VPPA tháng 12/2022

Trung Quốc tạm thời cắt giảm thuế nhập khẩu đối với giấy bao bì hòm hộp, bìa gấp hộp và giấy in cao cấp về 0

Danh mục 67 loại giấy kể trên sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu tạm thời ở mức 0-5%, bất kể nguồn gốc nhập khẩu.

Trong đó, giấy lớp giữa (medium), giấy lớp đế (linerboard) từ nguyên liệu giấy thu hồi, bìa gấp hộp từ bột nguyên thủy hay tái chế (boxboard), và cả giấy in cao cấp có tráng phủ và không tráng phủ (UFP).

Trung Quốc cũng đã quyết định miễn trừ mức thuế tối huệ quốc (MFN) tiêu chuẩn 5-6% đối với hàng nhập khẩu các loại này cho đến cuối năm 2023.

Với việc ban hành quyết định này, sẽ làm tăng nguồn cung các loại mặt hàng giấy và tăng cường khả năng phục hồi của hoạt động sản xuất, tiêu thụ và chuỗi cung ứng.

Việc Chính phủ Trung Quốc thực hiện đợt cắt giảm thuế quan này đã ảnh hưởng rất mạnh đến ngành công nghiệp giấy của Trung Quốc vì chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ cấp thuế nhập khẩu bằng 0 đối với nhiều loại giấy và bìa (P&B) chính như vậy.

Theo các nhà sản xuất và cung cấp thì thì giấy bao bì hòm hộp (containerboard) là bị ảnh hưởng nhiều nhất, đó là giấy lớp giữa (medium) và giấy lớp lót (linerboard) từ nguyên liệu giấy thu hồi. Kể từ năm 2017, khi lệnh cấm nhập khẩu nguyên liệu giấy thu hồi (RCP) có hiệu lực, nhằm đáp ứng tình trạng thiếu nguyên liệu, việc nhập khẩu hai loại giấy này của Trung Quốc đã tăng vọt.

Theo dữ liệu của Hải quan Trung Quốc, năm 2020 nhập khẩu linerboard vào Trung Quốc đạt 5,85 triệu tấn, tuy nhiên năm 2021 đã giảm 9,4% còn 5,30 triệu tấn.

Khối lượng nhập khẩu giảm là do giá giấy thu hồi tăng cao tại nước ngoài, và chi phí vận tải đường biển cao nên các sản phẩm nhập khẩu kém cạnh tranh về giá.

trung-quoc-duy-tri-thue-adds-doi-voi-giay-kraft-nhap-khau-tu-eu-nhat-ban-va-my

Do sự suy thoái kinh tế nên tình hình tiếp tục kéo dài sang năm 2022, càng làm suy yếu nhu cầu của người mua đối với vật liệu đóng gói nước ngoài.

Nhập khẩu giấy medium và linerboard tái chế tính đến tháng 11/2022 đạt tổng cộng 4,31 triệu tấn, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy nhiên, nhập khẩu hai loại chính vẫn chiếm khoảng một nửa tổng nhập khẩu giấy, bìa của Trung Quốc.

Do khối lượng nhập khẩu lớn, mặc dù giá trị tương đối thấp, nhưng việc giảm thuế từ 5-6% xuống 0% sẽ tạo ra sự khác biệt lớn đối với chi phí nhập khẩu của hai loại sản phẩm này.

Thuế nhập khẩu đối với hầu hết các loại bìa gấp hộp (boxboard) từ bột nguyên sinh và tái chế cũng đã giảm từ 5% xuống 0%.

Tuy nhiên, từ trước giá loại này tại Trung Quốc cũng đã tương đối thấp do cung đã vượt cầu, nên khả năng nhập khẩu khối lượng lớn cũng khó xảy ra.

Tuy nhiên, đối với giấy duplex có tráng từ nguyên liệu tái chế từ các nước khác có khả năng sễ dễ dàng tiếp cận hơn với thị trường này.

Riêng đối với giấy in, viết cao cấp có tráng và không tráng (CFP và UFP), hai loại này tại thị trường Trung Quốc đang thừa cung, cũng được hưởng chính sách nhập khẩu bằng 0, điều này có thể sẽ thúc đẩy việc nhập khẩu từ nước ngoài nhất là từ Indonesia và có khả năng gây nên cạnh tranh cao về giá loại sản sản phẩm này tại Trung Quốc.

Các loại giấy kraftliner không tẩy trắng (KLB), giấy kraft đã tẩy trắng và chưa tẩy trắng, và giấy in báo vẫn giữ nguyên mức thuế như cũ, không bị ảnh hưởng bởi đợt cắt giảm thuế quan mới.

Việc Trung Quốc bãi bỏ chính sách không có COVID vào đầu tháng 12/2022 cùng với việc ban hành quyết định cắt giảm thuế nhập khẩu phần lớn các loại giấy nhập khẩu sẽ tạo cơ hội và thúc đẩy các nhà sản xuất tại các nước khác, nhất là khu vực Đông Nam Á, gia tăng sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng này vào thị trường Trung Quốc./.

   >>> Doanh nghiệp Canada tìm nhà cung cấp giấy bếp, túi giấy các loại, túi vải, gỗ ván plywood

Theo Fastmarkets RISI

VPPA dịch

Doanh nghiệp Canada tìm nhà cung cấp giấy bếp, túi giấy các loại, túi vải, gỗ ván plywood

Doanh nghiệp có năng lực, đề nghị liên hệ với Thương vụ: ca@moit.gov.vn; quynhtt@moit.gov.vnvntradetoca@gmail.com.

Nguồn:Thương vụ Việt Nam tại Canada