Trung Quốc ‘hút’ lượng container rỗng làm mất cân bằng vận tải biển?

Hãng tàu ưu tiên chở container rỗng về Trung Quốc

Tin từ Cục Hàng hải Việt Nam, dựa trên báo cáo của các hãng tàu cho thấy hiện tại thị trường Trung Quốc đang cần một lượng vỏ container lớn để phục vụ xuất khẩu hàng sang Mỹ trước ngày 1-8.

Xu hướng của hãng tàu chở vỏ container rỗng sang thị trường Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến tình hình cân bằng vỏ container rỗng. Tuy vậy, các đơn vị vẫn dự báo tình hình này sẽ chấm dứt.

Trong khi đó, Cục Hàng hải Việt Nam làm việc với đại diện hãng tàu lớn, cung cấp dịch vụ chuyển hàng hóa container đi châu Âu, Mỹ khẳng định không có hiện tượng thiếu vỏ container. Trước mắt, hãng tàu vẫn đảm bảo đáp ứng vỏ container phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa cho thị trường Việt Nam.

Trước tình hình giá cước hàng hóa container đường biển đi châu Á, Mỹ tăng mạnh do tình hình tắc nghẽn cảng biển tại một số cảng ở châu Á, Cục Hàng hải Việt Nam đã tổ chức các buổi làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp cảng biển container, các hãng tàu trong tháng 6-2024.

Bởi giá dịch vụ vận tải container từ châu Á đi châu Âu, châu Mỹ tháng 5-2024 tiếp tục tăng nhanh, mức giá cao hơn 17% so với thời điểm tại tháng 1-2024, bằng 45% so với mức giá đỉnh điểm tại thời kỳ đại dịch là tháng 9-2021.

Theo thống kê chỉ số giá vận chuyển container của trang Drewry, giá cước vận chuyển hàng hóa container đi tuyến từ châu Á đến châu Âu và Mỹ có mức tăng lớn nhất, tuy nhiên chiều từ châu Mỹ, châu Âu về châu Á và các tuyến vận tải nội Á không biến động nhiều.

Giá cước vận tải biển container được điều tiết theo thị trường quốc tế, biến động theo cung cầu thị trường, Việt Nam là một mắt xích trong chuỗi cung ứng hàng hóa trên toàn cầu, do vậy giá cước vận tải của Việt Nam cũng bị điều chỉnh theo giá chung của thị trường thế giới.

Dịch chuyển hàng từ cảng Singapore về Việt Nam

Các cảng biển chuẩn bị sẵn sàng đón sản lượng tăng mạnh. Đại diện cảng Gemalink cho biết cảng đã chuẩn bị phương án để đón sản lượng hàng hóa lên trong thời gian tới do cảng Singapore bị tắc nghẽn, hãng tàu sẽ chuyển hướng sang các thị trường lân cận, trong đó có Việt Nam do lợi thế về cảng nước sâu.

Về tuyến vận tải cũng có sự tăng trưởng đáng ghi nhận, tại khu vực Hải Phòng có 7 tuyến vận tải đi châu Mỹ; tại khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải có trên 35 tuyến vận tải đi châu Âu, châu Mỹ và nội Á.

Để đáp ứng nhu cầu sản lượng hàng hóa dự báo có thể tăng cao trong thời gian tới do xu hướng chuyển dịch hàng hóa từ cảng Singapore về Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam đã chỉ đạo các cảng vụ hàng hải, các doanh nghiệp cảng biển đẩy mạnh tốc độ giải phóng hàng hóa tại cảng, giảm thủ tục hành chính tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tàu, thuyền hàng hóa thông qua cảng biển.

Về dài hạn, Cục Hàng hải Việt Nam tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan (hải quan) đẩy nhanh tiến độ giải phóng hàng hóa tồn đọng lâu ngày tại cảng biển; bổ sung các quy định về phân bổ nguồn kinh phí nạo vét tuyến luồng để tăng cường trách nhiệm của các cơ quan liên quan; bổ sung cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng mô hình cảng xanh, tham gia tuyến hành lang vận tải xanh để có lợi thế hơn trong việc thu hút nguồn hàng và mở rộng tuyến vận tải.

 

Nguồn: Báo tuổi trẻ

Thị trường bao bì có thể tái chế sẽ đạt 41,27 tỷ USD vào năm 2031

Sự tập trung ngày càng tăng của các thương hiệu và nhà sản xuất vào bao bì xanh để thu hút người tiêu dùng có ý thức về môi trường cũng đang thúc đẩy nhu cầu về vật liệu có thể tái chế. Lĩnh vực thương mại điện tử đang phát triển đã thúc đẩy nhu cầu về các giải pháp đóng gói sáng tạo có thể tái chế để vận chuyển sản phẩm an toàn.

Động lực thị trường:

Sự tăng trưởng của thị trường bao bì có thể tái chế toàn cầu chủ yếu được thúc đẩy bởi mối lo ngại ngày càng tăng về tính bền vững của người tiêu dùng và chính phủ trên toàn cầu. Người tiêu dùng ngày nay ưa chuộng các giải pháp đóng gói thân thiện với môi trường do nhận thức ngày càng tăng về mối nguy hiểm của chất thải nhựa đối với môi trường. Nhiều cơ quan Chính phủ khác nhau đang thực hiện các quy định nghiêm ngặt liên quan đến việc sử dụng nhựa và thúc đẩy các vật liệu có thể tái chế, điều này đang tác động tích cực đến sự tăng trưởng của thị trường. Chẳng hạn, Liên minh Châu Âu đã cấm một số mặt hàng nhựa sử dụng một lần bắt đầu từ tháng 7 năm 2021 để giảm rác thải nhựa.

Trình điều khiển tăng trưởng

Mối lo ngại ngày càng tăng về ô nhiễm môi trường

Gia tăng áp lực chuỗi cung ứng

Hạn chế & Thử thách

Chi phí cao liên quan đến việc nghiên cứu và phát triển các vật liệu tái chế tiên tiến

Thiếu cơ sở hạ tầng thu thập và phân loại tiêu chuẩn

Xu hướng thị trường:

Nhu cầu ngày càng tăng về các giải pháp bao bì giấy- Xu hướng sử dụng giấy thay thế cho bao bì nhựa ngày càng tăng trên toàn thế giới do đặc tính thân thiện với môi trường của nó. Nhiều công ty đang lựa chọn túi giấy, thùng carton, hộp, v.v. để đóng gói sản phẩm của mình. Ví dụ, Amazon đã công bố kế hoạch giảm thiểu và thay thế nhựa sử dụng một lần trong bao bì của họ vào năm 2024.

Tăng cường áp dụng các vật liệu dựa trên sinh học và phân hủy sinh học – Với mục tiêu phát triển bao bì bền vững, các nhà sản xuất đang tập trung vào việc sử dụng các vật liệu dựa trên sinh học và phân hủy sinh học khác nhau như nhựa sinh học, giấy, mía, v.v. để đóng gói. Ví dụ, Nestle đã hợp tác với Danone để phát triển các giải pháp đóng gói mới từ các nguồn sinh học tái tạo trong “Dự án Chai Giấy” của họ.

Cơ hội thị trường:

Trong vài năm qua, nhận thức về bảo vệ môi trường và áp dụng các hoạt động bền vững hơn đã ngày càng tăng. Tác hại của ô nhiễm nhựa và các vật liệu không phân hủy sinh học đã được đặt lên hàng đầu. Mọi người ngày càng lựa chọn bao bì có thể tái sử dụng hoặc tái chế. Các nhà sản xuất đang đáp ứng sự thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng bằng cách tập trung vào các giải pháp đóng gói bền vững và có thể tái chế. Việc áp dụng nội dung tái chế và vật liệu có thể tái chế trong bao bì dự kiến ​​sẽ tăng đáng kể trong giai đoạn dự báo.

Chính phủ trên khắp các nền kinh tế lớn đã thực hiện các quy định nghiêm ngặt nhắm vào nhựa sử dụng một lần và chất thải bao bì. Các luật bắt buộc phải có tiêu chuẩn hàm lượng tái chế cao và cấm sử dụng một số vật liệu không thể tái chế đang thúc đẩy các nhà sản xuất bao bì phải cải tiến danh mục sản phẩm của họ. Việc tuân thủ các khung pháp lý đang phát triển đòi hỏi phải đổi mới thiết kế bao bì và hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn. Việc thắt chặt các tiêu chuẩn trên toàn thế giới được dự đoán sẽ thúc đẩy nhu cầu về các loại bao bì thực sự có thể tái chế và bền vững trong những năm tới.

Quy mô thị trường bao bì có thể tái chế toàn cầu dự kiến ​​​​sẽ đạt 30,53 tỷ USD vào năm 2031, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 4,4% trong giai đoạn dự báo. Thị trường được thúc đẩy bởi nhận thức về môi trường ngày càng tăng của người tiêu dùng và thắt chặt các quy định đối với chất thải không thể tái chế.

Dựa trên loại vật liệu đóng gói, phân khúc giấy tái chế hiện chiếm thị phần lớn do được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, nhựa phân hủy sinh học dự kiến ​​sẽ chứng kiến ​​​​sự tăng trưởng nhanh nhất nhờ đặc tính thân thiện với môi trường.

Trên cơ sở ngành công nghiệp sử dụng cuối, phân khúc đồ uống chiếm ưu thế trên thị trường do nhu cầu cao về chai và hộp có thể tái chế từ các thương hiệu hàng đầu. Phân khúc công nghiệp thực phẩm cũng được dự đoán sẽ tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn phân tích.

Xét theo khu vực, Bắc Mỹ hiện chiếm thị phần bao bì có thể tái chế lớn nhất. Điều này có thể là do các quy định nghiêm ngặt và cơ sở hạ tầng tái chế tiên tiến trong khu vực. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương được dự đoán sẽ mở rộng với tốc độ nhanh nhất do ý thức về môi trường ngày càng tăng.

Các công ty chủ chốt hoạt động trong thị trường bao bì có thể tái chế toàn cầu bao gồm Amcor, Tetra Laval, Sealed Air, Berry Global, Mondi, Sonoco Products, Smurfit Kappa, International Paper và Reynolds Group Holdings cùng nhiều công ty khác. Việc mua lại và hợp tác chiến lược là phổ biến trong ngành để nâng cao danh mục sản phẩm và sự hiện diện về mặt địa lý.

Những phát triển gần đây

Tetra Pak và Stora Enso đã hợp tác cùng nhau vào tháng 7 năm 2021 để tăng cường năng lực tái chế thùng carton đồ uống của Ba Lan. Quan hệ đối tác sẽ thành lập một nhà máy nghiền thùng carton quy mô lớn tại cơ sở sản xuất Ostroka của Stora Enso ở Ba Lan sau khi đánh giá tính khả thi đầy đủ. Dây chuyền này sẽ tăng gấp đôi khả năng tái chế thùng giấy đựng đồ uống hàng năm của Ba Lan từ 25.000 lên 75.000 tấn.

Nguồn: pulpapernews.com

Biên dịch và tổng hợp VPPA

Bốn luật có hiệu lực sớm: Cần đánh giá rõ tác động

Đủ cơ sở để có hiệu lực sớm

Sau khi Quốc hội đồng ý bổ sung vào Chương trình năm 2024, dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật mới về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, các tổ chức tín dụng (Dự án luật) đã được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tiến hành thẩm tra.

Các luật này đều có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, nhưng nay, theo Dự thảo Chính phủ trình thì toàn bộ Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, Luật Đất đai (trừ một số điều còn lại) cũng có hiệu lực từ ngày này.

Với Luật Các tổ chức tín dụng thì chỉ có khoản 3, Điều 200 và khoản 15, Điều 210 có hiệu lực thi hành cùng 3 luật trên.

Theo ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đây là lần thứ ba trong lịch sử Quốc hội, luật chưa có hiệu lực thi hành đã điều chỉnh, vì thế, trong Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng có ý kiến lo ngại.

Nhưng, việc điều chỉnh để các luật trên, đặc biệt là 3 luật về bất động sản có hiệu lực sớm 5 tháng, theo Chính phủ, không chỉ có đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý, mà cơ sở thực tiễn cũng cho thấy rất cần thiết.

Tờ trình ngày 9/6 (hạn cuối phải trình cơ quan thẩm tra) nêu rõ, Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản là 3 đạo luật quan trọng, gắn kết với nhau một cách chặt chẽ để phát triển thị trường bất động sản, nhất là nhà ở và thị trường quyền sử dụng đất. Chính vì vậy, thời điểm có hiệu lực của 2 đạo luật này đã được Quốc hội quyết định phải cùng với thời điểm có hiệu lực của Luật Đất đai. Ba đạo luật nêu trên có nhiều quy định mang tính đột phá, đổi mới, tiến bộ, góp phần ổn định chính trị, an sinh xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp, minh bạch trong thị trường bất động sản, được người dân và xã hội kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn mới.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân, tại phiên thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng báo cáo tiến độ xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật.

Theo đó, các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ đã được các bộ Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và hoàn thiện, đã lấy ý kiến, tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Chính phủ, báo cáo Chính phủ để ký ban hành trong tháng 6/2024.

Đối với nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng dự thảo, gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, tiếp tục hoàn thiện để trình Chính phủ ký ban hành trong tháng 6/2024.

Ông Ngân cũng cho hay, đến nay, các bộ, ngành đã tập trung nguồn lực để hoàn thiện các thông tư thuộc thẩm quyền để ban hành có hiệu lực đồng thời với thời điểm có hiệu lực của các luật và các nghị định.

“Thường trực Chính phủ đã chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện các văn bản nêu trên theo trình tự rút gọn. Do đó, các văn bản hướng dẫn thi hành các luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, ngành sẽ được ban hành và có hiệu lực đồng thời với thời điểm có hiệu lực của các luật, đảm bảo đồng bộ, kịp thời, làm căn cứ pháp lý đầy đủ cho việc thi hành luật”, ông Ngân báo cáo.

Tóm lại, theo Chính phủ, có đầy đủ cơ sở để các văn bản hướng dẫn thi hành luật thuộc thẩm quyền của Trung ương và chính quyền địa phương đảm bảo tiến độ, chất lượng để triển khai thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản khi các luật này có hiệu lực từ ngày 1/8/2024.

Vẫn nhiều lo ngại

Phiên thẩm tra của Ủy ban Kinh tế có sự tham dự của các vị đến từ Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Tài chính – Ngân sách, Ủy ban Quốc phòng – An ninh, Ủy ban Xã hội… của Quốc hội và vị nào cũng còn băn khoăn.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương bày tỏ băn khoăn khi chưa có số liệu cụ thể về việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành – điều kiện đảm bảo để 3 luật về bất động sản có hiệu lực sớm. Bà Phương cũng cho rằng, cần đánh giá cả những tác động bất lợi khi hiệu lực thi hành của các luật này được điều chỉnh.

Đồng tình quan điểm trên, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Thành Trung cho rằng, kết quả đánh giá tác động khi các luật có hiệu lực sớm là căn cứ rất quan trọng để đại biểu đưa ra quyết định. Ông Trung đặt vấn đề, việc ban hành các văn bản theo thủ tục rút gọn có đảm bảo chất lượng không, nhất là những hướng dẫn về tài chính đất đai, vốn rất phức tạp.

Cũng rất quan tâm đến vấn đề ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện luật, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Hoàng Mai cho rằng, mặc dù Thủ tướng chỉ đạo là tất cả các văn bản này ban hành bằng thủ tục rút gọn, nhưng theo ông, cần cân nhắc quy định nào thực sự cần thiết “chạy sớm” thì mới dùng thủ tục rút gọn.

“Nội dung nào còn đang cấn cá sẽ vướng này, vướng kia, thì đâu nhất thiết cần cho chạy sớm hơn”, ông Mai nêu quan điểm.

Phó chủ nhiệm Nguyễn Hoàng Mai phân tích, toàn bộ hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đều đã hoạch định theo hiệu lực đã được công bố của các luật, “bây giờ đùng một cái, điều chỉnh sớm thì có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của tổ chức, cá nhân”.

Dẫn lại nhận định của Chính phủ tại tờ trình dự án luật là có nhiều nội dung không phải quy định chi tiết thì thực hiện được ngay, nhưng Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng – An ninh Trịnh Xuân An nhận xét rằng, nội dung này chưa rõ. Ông An đề nghị phải lý giải rõ những điều này một cách thuyết phục để đại biểu Quốc hội đưa ra quyết định.

Ghi nhận nỗ lực của Chính phủ trong đề xuất điều chỉnh hiệu lực của 4 luật, song đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho hay, bà rất quan ngại những hệ lụy của sự điều chỉnh đó, bởi 3 luật về bất động sản tác động trực tiếp đến người dân.

“Sau này có hệ lụy thì rất khó trả lời cử tri, đề nghị Chính phủ phải rất cẩn trọng, cần báo cáo rõ chính sách nào tác động có lợi, chính sách nào người dân và doanh nghiệp không thể chuẩn bị kịp thì phải xem xét”, bà Kim Anh phát biểu.

Báo cáo giải trình, Thứ trưởng Lê Minh Ngân nói, những quan ngại của đại biểu là xác đáng, bởi quyết định việc quan trọng thì cần phải thận trọng. Ông Ngân cũng hứa sẽ tiếp tục làm rõ những vấn đề đại biểu nêu tra.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh lưu ý đánh giá tác động rõ hơn của việc có hiệu lực sớm đến sự phát triển kinh tế, xã hội, quan tâm đến những tác động tiêu cực, nếu có.

“Cần cập nhật liên tục cho đại biểu biết về tiến độ các văn bản hướng dẫn để đại biểu yên tâm bấm nút”, ông Thanh lưu ý.

 

Nguồn: Báo đầu tư

Xem xét thí điểm thuê CEO ngoại cho doanh nghiệp nhà nước

Tại hội nghị chiều 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước đổi mới, tối ưu các sản xuất, hợp tác, công nghệ, quản trị, nhân sự. Trong đó, đổi mới công tác cán bộ, nguồn nhân lực được Thủ tướng nhấn mạnh là “then chốt của then chốt”.

Theo Thủ tướng, chế độ đãi ngộ, xử lý trách nhiệm tại các doanh nghiệp nhà nước còn mang tính hành chính, chưa tạo động lực gắn với trách nhiệm theo cơ chế thị trường. Phần lớn doanh nghiệp do địa phương quản lý năng lực còn hạn chế, hiệu quả kinh doanh thấp.

Ông đề nghị các doanh nghiệp này tính phương án tuyển dụng, thuê nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đổi mới công tác cán bộ. Theo đó, họ có thể xem xét thí điểm thuê các giám đốc điều hành của nước ngoài, nhân sự lãnh đạo không phải là đảng viên. Cùng đó, cơ chế, chính sách đãi ngộ, tiền lương cũng cần được xây dựng phù hợp.

Trước đó, tại buổi gặp hồi tháng 3, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng hiện doanh nghiệp nhà nước không có sự tự chủ, người lao động, nhất là cấp quản lý không được khuyến khích đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, phát huy tối đa năng lực.

“Doanh nghiệp phải chọn, bổ nhiệm quản lý có trình độ, kinh nghiệm, và cần có chế độ tiền lương, lợi ích tương xứng với năng lực và kết quả quản trị, điều hành”, Bộ trưởng từng đề xuất.

Tại hội nghị hôm 15/6, Thủ tướng cũng giao Bộ Nội vụ cùng Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Khối các doanh nghiệp Trung ương đề xuất công tác cán bộ, tổ chức hợp lý. Việc này, theo yêu cầu của Thủ tướng, phải mang tính đặc thù với doanh nghiệp nhà nước nhưng vẫn bảo đảm hài hoà về chính trị.

Bộ Tài chính sớm nghiên cứu dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, tăng phân cấp cho cơ quan đại diện chủ sở hữu, năng lực thực thi cho cấp dưới, kiểm tra, giám sát.

Riêng 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tập đoàn Viettel có doanh thu hơn 1,3 triệu tỷ đồng, góp hơn 166.000 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước. Riêng 5 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất của nhóm này đạt hơn 823.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 28.000 tỷ đồng. Mức này tăng lần lượt 12% và 33% so với cùng kỳ.

Thủ tướng đánh giá năm 2024 có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của nhiệm kỳ. “Thời gian từ nay đến lúc đó không còn nhiều”, ông nói, nhấn mạnh các doanh nghiệp nhà nước phải phát huy những thành tựu, khắc phục hạn chế, yếu kém.

Thủ tướng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty xác định rõ vai trò trong phát triển kinh tế – xã hội, tăng trưởng, ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn. “Nếu doanh nghiệp nhà nước không làm trụ cột, đi đầu mở đường trong đầu tư phát triển, tạo động lực, dẫn dắt thì thành phần kinh tế nào làm được?”, Thủ tướng đặt vấn đề, thêm rằng mô hình “mỗi bộ ngành có một Viettel, mỗi tỉnh thành có một Becamex” cần được nhân rộng.

Ông nói các doanh nghiệp phải tiếp tục cơ cấu lại, xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài, đẩy tiến độ đầu tư, hoàn thành các dự án dở dang, chậm tiến độ nhiều năm, xây dựng kế hoạch, lộ trình sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển chi tiết.

“Tập đoàn, tổng công ty tăng tích luỹ, trở thành đầu tàu lớn ngang tầm khu vực và thế giới, khẳng định uy tín, thương hiệu doanh nghiệp quốc gia trên trường quốc tế”, ông nói.

Tại hội nghị, lãnh đạo Chính phủ cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho một số doanh nghiệp. Trong đó, lĩnh vực năng lượng (điện, xăng dầu, than) phải đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế, đặc biệt bảo đảm cung ứng điện trong mọi hoàn cảnh. Lĩnh vực lương thực, thực phẩm triển khai Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Các tập đoàn, tổng công ty công ích tiếp tục nghiên cứu miễn giảm phí, lệ phí, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, đặc biệt với nước, cước viễn thông, chi phí logistics, cất hạ cánh. Doanh nghiệp nhà nước xây dựng, phát triển hạ tầng, nhà ở đô thị tập trung phát triển 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, riêng năm nay hoàn thành đầu tư 130.000 căn. Các ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất cho người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng đề nghị các bộ ngành, địa phương đồng hành cùng doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, giảm thủ tục hành chính, có cơ chế, chính sách, ưu đãi để phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên.

 

Nguồn: Vnexpress.net

Tiếp tục trình Quốc hội giảm thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Nếu tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho nửa cuối năm nay, dự kiến cả năm thu ngân sách giảm gần 47.500 tỷ đồng.

Ngày 13/6, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết giảm thuế VAT với một số hàng hóa, dịch vụ đang áp thuế suất 10%, về còn 8%.

Tương tự các lần giảm trước, chính sách lần này vẫn chỉ áp dụng với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ. Các lĩnh vực tiếp tục không được hạ 2% thuế VAT, gồm bất động sản, chứng khoán, dịch vụ ngân hàng, viễn thông, công nghệ thông tin, than cốc, sản phẩm hóa chất, hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Chính sách giảm thuế này được đề nghị kéo dài tới hết năm nay, thay vì kết thúc vào tháng 6.

Thực hiện theo phương án này nhằm thực hiện mục tiêu kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển để đóng góp trở lại cho ngân sách nhà nước (NSNN) cũng như nền kinh tế, theo giải thích của Chính phủ.

Theo tính toán của Chính phủ, việc nới thời gian giảm thuế 2% dự kiến làm giảm thu ngân sách nửa cuối năm nay khoảng 24.000 tỷ đồng (tương đương 4.000 tỷ đồng một tháng), trong đó giảm ở khâu nội địa chiếm 62,5%, còn lại nhập khẩu).

Sáu tháng đầu năm, số thu thuế này giảm gần 23.500 tỷ đồng. Vì thế, nếu tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế VAT cho nửa cuối năm nay, thì dự kiến cả năm giảm gần 47.500 tỷ.

Việc giảm thuế VAT tác động làm giảm thu ngân sách, nhưng sẽ giúp hạ chi phí sản xuất, giá bán nên kích thích sản xuất, kinh doanh qua đó cũng góp phần tạo thêm nguồn thu cho NSNN, Chính phủ đánh giá.

Dự toán thu NSNN năm 2024 là 1.701 nghìn tỷ đồng. Cập nhật đến hết tháng 5, theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, số thực hiện thu NSNN hết ngày 31/5/2024 là 909,3 nghìn tỷ đồng, bằng 53,5% dự toán và tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023, Chính phủ cho biết thêm.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính ngân sách phản ánh, thường trực cơ quan này có hai luồng quan điểm đồng ý và không đồng ý. Các ý kiến không đồng ý cho rằng quý I năm nay tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu trừ yếu tố giá thì mức này tăg 5,1% – thấp hơn tốc độ tăng GDP quý I là 5,66%.

Điều này cho thấy thuế VAT được giảm, song đến thời điểm hiện nay không còn phát huy tác dụng kích cầu tiêu dùng do sức mua và khả năng tiêu dùng trong nước của người dân đã giảm sút đáng kể. Vì thế, các ý kiến này đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ hơn về khả năng đạt được mục tiêu kích cầu tiêu dùng khi ban hành và thực thi chính sách này.

Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng, từ 1/7 sẽ tiến hành cải cách tiền lương đồng thời với điều chỉnh lương hưu, trợ cấp xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công… Tức là, vẫn cần một nguồn lực rất lớn cho đầu tư. Do đó, cần tăng số thu ngân sách năm nay, các năm sau để cải cách tiền lương, chi đầu tư và thiết yếu khác.

Mặt khác, cũng có ý kiến đề nghị xem xét giảm với tất cả hàng hóa, dịch vụ, thay vì loại trừ một số mặt hàng như hiện nay. Thực tế, góp ý trước đó, Liên đoàn Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất giảm 2% thuế VAT với tất cả các hàng hóa, dịch vụ, để tránh vướng mắc phát sinh trong thực tế.

Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách cũng đề nghị Chính phủ làm rõ giải pháp xử lý các vướng mắc này trong trường hợp được Quốc hội cho phép tiếp tục áp dụng trong 6 tháng cuối năm 2024, bảo đảm mục tiêu dễ thực hiện và tạo thuận lợi cho người nộp thuế.

Ngoài ra, Thường trực cơ quan thẩm tra lưu ý hiện dự án Luật Thuế VAT (sửa đổi) đang được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 và sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Để hướng tới sự ổn định và tính dự báo của hệ thống chính sách thuế VAT, đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế VAT như được trình tại kỳ họp này, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách trong thời gian tới .

Kết luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý cần kéo dài thời gian chính sách tài khóa này tới hết năm nay. Nội dung này được đưa vào nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 7, thay vì biểu quyết thành một nghị quyết riêng.

Nguồn: Báo đầu tư

Buổi gặp gỡ giữa Lãnh đạo Công Ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương và Sinh viên Trường Đại Học Nông Lâm

Truyền cảm hứng Đam mê và Đổi mới trong ngành công nghiệp giấy và bột giấy

Buổi gặp gỡ này nhằm truyền cảm hứng đam mê, khơi dậy tinh thần đổi mới, sáng tạo, khuyến khích các sinh viên chủ động góp phần vào xu thế chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp giấy; một ngành đang đối mặt với nhiều thách thức, nhưng cũng có rất nhiều cơ hội để phát triển nhanh và bền vững.

Chia sẻ và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp

Ông Hoàng Trung Sơn đã mở đầu buổi gặp gỡ bằng câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng. Ông chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của mình: từ những khó khăn, nỗ lực ban đầu cho đến khi xây dựng được một doanh nghiệp vững mạnh, luôn tiên phong trong lĩnh vực tái chế giấy đặc chủng và tạo ra những sản phẩm giấy độc đáo tại Việt Nam. Ông nhấn mạnh rằng, sự đam mê, tinh thần vượt khó và không ngừng đổi mới, sáng tạo chính là chìa khóa để khởi nghiệp, để vượt qua mọi thử thách và đạt được thành công bền vững.

Ngoài ra, với vai trò hiện đang là Chủ Tịch Hiệp Hội Giấy và Bột Giấy Việt Nam, Ông Hoàng Trung Sơn cũng đề cập đến vị trí, vai trò của ngành công nghiệp giấy trong đời sống và phát triển kinh tế; sự phù hợp tự nhiên với nền kinh tế tuần hoàn; sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp giấy và bột giấy Việt Nam trong hơn mười năm qua; những thay đổi lớn đang diễn ra trong ngành: bao gồm áp lực phải phát triển xanh, bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, sự mất cân đối trong đầu tư, sự thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, … Đồng thời cũng nêu bật những cơ hội to lớn cho sự phát triển bền vững của ngành giấy và bột giấy Việt Nam. Ông kêu gọi các sinh viên hãy nỗ lực học hỏi, nghiên cứu để có thể tìm ra những giải pháp sáng tạo góp phần cải thiện công nghệ, quy trình sản xuất, sử dụng các nguồn tài nguyên hiệu quả hơn và phát triển các sản phẩm đột phá hơn trong ngành.

Khơi dậy niềm Đam mê và tinh thần Đổi mới, Sáng tạo

Tổng Giám đốc Công ty đã chia sẻ về những công nghệ tiên tiến đang được công ty áp dụng để tái chế giấy đặc chủng, nâng cao hiệu suất và giảm thiểu tác động môi trường. Ông nhấn mạnh vai trò của nghiên cứu đổi mới công nghệ, tự động hóa, số hóa trong quá trình sản xuất giấy.

Ông khuyến khích các sinh viên hãy không ngừng học hỏi và cập nhật những công nghệ mới nhất. Ông cũng chia sẻ một số dự án nghiên cứu và phát triển mà hiệp hội và công ty đang thực hiện, mời gọi các sinh viên tham gia thực tập và hợp tác trong các dự án này để tích lũy kinh nghiệm thực tiễn.

Ông nhấn mạnh rằng, sự đam mê với nghề và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ giúp các bạn sinh viên vượt qua mọi khó khăn và đạt được kết quả tốt trong học tập, là nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần quan trọng vào tương lai phát triển xanh và bền vững của ngành giấy và bột giấy Việt Nam.

Lời kết

Buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo Công Ty TNHH Giấy Đồng Tiến và sinh viên Trường Đại học Nông Lâm đã kết thúc trong không khí sôi nổi và tràn đầy nhiệt huyết. Các sinh viên đã có cơ hội đặt câu hỏi, giao lưu và nhận được những lời khuyên quý báu từ Ông Hoàng Trung Sơn.

Buổi gặp gỡ không chỉ là dịp để truyền cảm hứng và chia sẻ kiến thức, mà còn là cơ hội để thắt chặt mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường. Điều này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các sinh viên, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành sản xuất giấy trong tương lai.

Cùng với tinh thần đam mê, đổi mới và khát khao dẫn đầu, chắc chắn các sinh viên sẽ là những nhân tố chủ chốt, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của ngành giấy và bột giấy Việt Nam.

Một số hình ành về buổi gặp gỡ:

Nguồn: VPPA & Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương

Samsung tính lương thế nào mà khiến 28.000 nhân viên phải đình công đòi thay đổi?

Cân bằng lợi ích

Tờ New York Times (NYT) cho hay ngày 7/6/2024, công đoàn lớn nhất của Samsung Electronics đã biểu tình đình công lần đầu tiên trong 55 năm lịch sử của hãng.

Nguyên nhân chủ yếu là cách tính lương thưởng của Samsung khiến các công nhân lo lắng, đề nghị công đoàn đứng ra đàm phán nhưng lại chỉ nhận được sự thiếu quan tâm từ các giám đốc.

Cụ thể, Samsung Electronics tính toán lương thưởng của nhân viên dựa trên một công thức phức tạp khấu trừ chi phí vốn trên lợi nhuận hoạt động, sau đó điều chỉnh theo thuế trên cơ sở tiền mặt. Các nhân viên Samsung không hài lòng với điều này và yêu cầu hãng sử dụng một công thức tính lương thưởng đơn giản dựa trên lợi nhuận hoạt động tương tự như nhiều đối thủ khác trong ngành.

Một lựa chọn thứ 2 là Samsung có thể thay đổi một công thức tính đơn giản hơn cho nhân viên dễ hiểu thay vì một phép toán quá phức tạp.

Phó chủ tịch Lee Hyun Kuk của công đoàn NSEU, tổ chức chính trong cuộc đình công lần này với 28.400 thành viên tham gia, cho biết năm ngoái nhiều công nhân không nhận được đồng thưởng nào trong khi họ từng nhận đến mức thưởng tương đương 30% thu nhập.

“Có cảm giác như chúng tôi bị lấy cắp mức thưởng tương ứng 30% thu nhập vậy”, ông Lee cho biết.

Tờ NYT cho hay bình quân một công nhân của Samsung Electronics kiếm được khoảng 80 triệu Won năm ngoái, tương đương khoảng 60.000 USD trước thưởng.

Tuy nhiên theo phía công ty, Samsung đã tuyển dụng 124.000 người ở Hàn Quốc tính đến tháng 12. Trung bình mỗi nhân viên của Samsung kiếm được 120 triệu won, tương đương 86.900 USD vào năm ngoái.

Hiện các công nhân Samsung lo lắng sẽ tiếp tục không nhận được thưởng trong năm thứ 2 liên tiếp cho dù mảng bán dẫn của Samsung có kinh doanh lợi nhuận trong năm 2024 đi chăng nữa. Năm ngoái, tập đoàn này đã lỗ đến 15 nghìn tỷ Won.

Ngoài ra phía công đoàn cũng yêu cầu công ty cấp thêm ngày nghỉ phép cho người lao động.

Vì cuộc đình công lần này diễn ra sát cuối tuần nên nhiều khả năng sẽ kéo dài thêm vài ngày, khiến các chuyên gia khó lòng ước tính số lượng, quy mô của cuộc biểu tình.

Dẫu vậy theo hãng tin Reuters, do phần lớn sản xuất mảng bán dẫn của Samsung Electronics là tự động nên việc đình công được cho là sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất.

Quay trở lại vụ việc, sáng ngày 7/6, một chiếc xe buýt có biểu ngữ đình công được NSEU đỗ ngay trước cửa trụ sở của Samsung tại Seoul, ngoài ra không có nhiều dấu hiệu nổi bật nào khác. Trên thực tế chiếc xe buýt này đã đỗ ở đây từ ngày 29/5/2024 nhằm kêu gọi nhân viên tập đoàn xuống đường biểu tình.

Samsung tính lương thế nào mà khiến 28.000 nhân viên phải đình công đòi thay đổi?- Ảnh 2.

Ghi nhận của giới truyền thông cho biết cuộc đình công lần đầu tiên trong lịch sử của Samsung Electronics diễn ra khá hòa bình, nếu không muốn nói là quá yên bình. Điều này khác hoàn toàn với những cuộc đình công của các công ty đối thủ khác khi cảnh sát đã được huy động với hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông.

Vụ đình công lần này diễn ra trong bối cảnh không hề thích hợp với Samsung khi hàng có mức lợi nhuận hoạt động thấp nhất 15 năm qua trong năm 2023 vì mảng bán dẫn thua lỗ, để cho đối thủ SK Hynix vượt lên trên trong mảng chip nhớ.

Mất vị thế

Theo NYT, cuộc đình công lần này của 28.400 lao động không ảnh hưởng nhiều đến công ty, nhưng đằng sau đó là cả một thách thức lớn hơn khi vị thế của Samsung đang bị đe dọa.

Chuyên gia phân tích Nam Hyung Kim của Arete Research cho hay Samsung đã dẫn đầu ngành bán dẫn hàn Quốc được nhiều thập niên nhưng tập đoàn này đang mất dần vị thế trước nhiều đối thủ.

Samsung tính lương thế nào mà khiến 28.000 nhân viên phải đình công đòi thay đổi?- Ảnh 3.

Mảng chip nhớ của Samsung có lãi 1,4 tỷ USD trong quý I/2024 nhưng con số này diễn ra sau cả 1 năm 2023 thua lỗ, tương đương 4 quỹ lỗ ròng liên tiếp.

Báo cáo của TrendForce cho thấy Samsung vẫn là nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới cả về doanh thu lẫn lợi nhuận nhưng đối thủ SK Hynix đồng hương lại đang vượt mặt về công nghệ.

Phía SK đã đi trước Samsung trong mảng phát triển chip nhớ cho trí thông minh nhân tạo, hay còn được gọi là được gọi là bộ nhớ băng thông cao (HBM), khiến Samsung bất ngờ sa thải lãnh đạo mảng bán dẫn vì chậm chân trong cuộc đua này.

Quay trở lại câu chuyện đình công, bất chấp việc Samsung đối mặt nguy cơ mất vị thế ngành bán dẫn, các công đoàn vẫn đứng lên bảo vệ quyền lợi cho người lao động và cố gắng phá vỡ văn hóa coi thường công đoàn ở Samsung.

Chủ tịch Soon Woo Mok của NSEU cho biết Samsung đã liên tục than vãn về tình hình khó khăn, đang gặp khủng hoảng của mình suốt 10 năm qua và không nên dùng điều này để làm cái cớ trì hoãn quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Trên thực tế văn hóa coi thường công đoàn của Samsung có từ thời nhà sáng lập Lee Byung Chul cách đây gần 100 năm trước khi thành lập Samsung.

Theo The Guardian, Cố nhà sáng lập Lee Byung Chul của Samsung đã từng có câu nói nổi tiếng sẽ cấm đoán công đoàn cho đến ngày “mắt tôi phủ cát” (ám chỉ lúc qua đời khi phủ cát để chôn). Chúng được viết trong cuốn sách “Korea’s Place in the Sun” của nhà sử học Bruce Cumings, xuất bản năm 1997.

Samsung tính lương thế nào mà khiến 28.000 nhân viên phải đình công đòi thay đổi?- Ảnh 4.

Việc ông Lee Byung Chul không thích công đoàn đã có từ khi thành lập Samsung vào năm 1938 và sau đó là Samsung Electronics vào năm 1969. Tuy nhiên câu nói trên chỉ thực sự lan truyền rộng rãi từ sau sự cố năm 1977.

Năm 2020, người điều hành Samsung khi đó là Lee Jae Yong, cháu trai của nhà sáng lập Lee Byung Chul, đã phải công khai xin lỗi về những hành vi cản trở thành lập công đoàn của tập đoàn này. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, đây vẫn chỉ là lời xin lỗi suông khi vẫn phớt lờ thương lượng với các công đoàn lớn như NSEU, qua đó dẫn đến vụ việc như hiện nay.

*Nguồn: Tổng hợp

LỄ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG EP CHO DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIẤY CÔNG SUẤT 100.000 TẤN/NĂM (Nhà máy HHP Paper Phú Yên)

Tham dự Lễ ký kết, về phía SUMEC có Ông Chen Wei – Giám đốc thị trường tại Việt Nam, Ông Zhang Wenkai – Giám đốc Dự án; về phía HHP có Bà Trần Thị Thu Phương – Tổng giám đốc HHP kiêm Chủ tịch HĐQT Hoàng Hà Phú Yên; Ông Trần Kim Gia – Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc Hoàng Hà Phú Yên, Ông Nguyễn Tiến Vinh – Phó TGĐ HHP kiêm TV HĐQT Hoàng Hà Phú Yên cùng các chuyên gia cố vấn dự án và các cán bộ chủ chốt của HHP.

Đây là Dự án thứ Hai đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ hợp tác chiến lược giữa HHP và SUMEC, tiếp nối thành công của Dự án Nhà máy HHPPaper Hải Phòng (Dự án thứ Nhất) với quy mô công suất tương đương.

 

Bà Trần Thị Thu Phương, đại diện HHP phát biểu tại Lễ ký kết

Bà Trần Thị Thu Phương, đại diện HHP khẳng định sự tin tưởng đối với năng lực của nhà thầu SUMEC thể hiện trong quá trình triển khai Dự án Nhà máy HHPPaper Hải Phòng nói riêng, cũng như kinh nghiệm triển khai các dự án lớn trong và ngoài nước của SUMEC nói chung. Đồng thời, bà cũng khẳng định Dự án Nhà máy HHPPaper Phú Yên sẽ được kế thừa tất cả những kiến thức, kinh nghiệm, bài học quý báu rút ra từ quá trình triển khai Dự án thứ Nhất của HHP, cộng với sự nỗ lực quyết tâm của toàn thể đội ngũ chuyên gia, cán bộ công nhân viên Hoàng Hà Phú Yên và sự hỗ trợ tích cực từ Công ty mẹ để có thể đạt tiến độ, chất lượng, an toàn và đảm bảo thành công vượt trội hơn.

Ông Chen Wei, đại điện SUMEC phát biểu tại Lễ ký kết

Ông Chen Wei đại diện SUMEC bày tỏ sự cảm ơn Chủ đầu tư đã ghi nhận và tin tưởng, tiếp tục dành cơ hội cung cấp thiết bị và dịch vụ kỹ thuật của Dự án thứ Hai này cho SUMEC. Ông khẳng định SUMEC sẽ tuân thủ tinh thần hợp đồng, tuân thủ triết lý kinh doanh “Xây dự án, Xây thương hiệu”, tích cực vận dụng các nguồn lực, tối ưu hiệu quả thời gian, phấn đấu cung cấp thiết bị đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn của Dự án và góp phần vào việc nâng tầm thương hiệu HHPPaper của HHP nói riêng cũng như sự phát triển của ngành giấy Việt Nam nói chung./.

Một số hình ảnh tại buổi lễ

 

 

Nguồn: HHP Global

Doanh nghiệp cần cả môi trường kinh doanh và cơ hội đầu tư

Bài toán về sự yên tâm

“Những doanh nghiệp còn đang hoạt động, dù rất khó khăn, rất cần được bảo vệ, được hỗ trợ để tiếp tục sản xuất, kinh doanh”, ông Nguyễn Như So, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư bên lề Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.

Là doanh nhân, ông So hiểu rõ tình hình sức khỏe, khó khăn và cả cơ hội mà cộng đồng kinh doanh đang đối mặt. Chính vì vậy, ông nói, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp lúc này rất cần, gồm cả chính sách tài khóa, như giảm, giãn thời gian nộp một số khoản thuế, phí, giảm thuế suất thuế VAT…; hay các chính sách tiền tệ, giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp.

“Nhưng thời gian mà Chính phủ đang đề xuất là 6 tháng thì không đủ độ, không tương thích với thời gian sản xuất của doanh nghiệp. Khi thiết kế chính sách liên quan đến doanh nghiệp, cần tính đến vòng quay của chu kỳ sản xuất, kinh doanh”, ông So băn khoăn.

Đây là lý do ông So kiến nghị kéo dài thời gian các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đến hết năm 2025, để các doanh nghiệp có dư địa tính toán kế hoạch tài chính phù hợp với các kế hoạch đầu tư, sản xuất. Cùng với đó, ông đề nghị các điều kiện thực thi cần được làm rõ, để không tạo thêm chi phí, không gây rủi ro cho doanh nghiệp và cả cơ quan thực thi.

Một lần nữa, kiến nghị cải cách môi trường kinh doanh được vị doanh nhân, đại biểu Quốc hội trên nhắc đến như một giải pháp căn cơ và quan trọng nhất để mang đến “sự yên tâm” cho các doanh nghiệp. Thực tế, điều này vẫn chưa đạt được.

“Không thể phủ nhận các nỗ lực của Chính phủ trong cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện các quy định về kinh doanh, nhưng việc triển khai trên thực tế còn nhiều bất cập. Có cơ quan thông tin là 4 tháng đầu năm 2024 đã cắt giảm, đơn giản được 40 thủ tục hành chính, nhưng lại sửa đổi, bổ sung, thay thế, ban hành 34 thủ tục khác… Cứ cắt cái cũ lại ban hành cái mới thì không còn ý nghĩa gì”, đại biểu Nguyễn Như So thẳng thắn.

Thậm chí, tình trạng hệ thống ngân hàng thừa tiền, trong khi tăng trưởng tín dụng thấp trong các tháng đầu năm 2024 một mặt xuất phát từ nhu cầu và sức hấp thụ của nền kinh tế, nhưng mặt khác, có lý do từ việc thiếu niềm tin của ngân hàng thương mại trong thực thi chính sách. Đại biểu Dương Văn Phước, Quảng Nam đã nhắc tới điều này khi phân tích lý do chính sách hỗ trợ lãi suất 2% chưa đạt như kỳ vọng.

“Đề nghị Chính phủ bố trí nguồn vốn ngân sách cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại đã thực hiện hỗ trợ lãi suất theo chương trình tín dụng trước đây theo chỉ đạo của Chính phủ, cũng như Thủ tướng Chính phủ, để tạo niềm tin cho các ngân hàng thương mại trong triển khai các chính sách hỗ trợ của Nhà nước”, đại biểu Phước kiến nghị.

Cơ hội kinh doanh không nhỏ

Quyết định lập doanh nghiệp cũng như sự trở lại thị trường của nhiều doanh nghiệp trong tháng 5/2024 dù là tin vui, nhưng ông Nguyễn Đức Hùng Linh, chuyên gia kinh tế độc lập cho rằng, không phải quá đáng mừng. “Doanh nghiệp thấy cơ hội sẽ đầu tư, kinh doanh. Ngay trong khó khăn, các doanh nghiệp vẫn tìm kiếm cơ hội làm ăn mới, kể cả trong lĩnh vực mới như phát triển xanh, đầu tư vào công nghệ, AI… Vấn đề là có đủ điều kiện để thực hiện hay không”, ông Linh nói.

Điều kiện ở đây, theo ông Linh, là cơ chế, chính sách và cả thực thi. Ông kể, có dự án xây dựng nhà máy điện rác đã được phê duyệt, có địa điểm để xây dựng, nhưng cuối cùng không thể triển khai, vì thiếu cam kết của chính quyền địa phương trong việc kết nối các đơn vị thu gom, xử lý rác trên địa bàn, để đảm bảo đủ nguyên liệu đầu vào cho nhà máy.

Tương tự, sự ách tắc trong không ít dự án bất động sản hiện tại không phải vì pháp lý, mà là thiếu sự đồng hành của chính quyền địa phương với doanh nghiệp, chậm trễ trong xử lý thủ tục hành chính…

Hiện tại, sự hồi phục nhanh chóng của thị trường Mỹ được kỳ vọng sẽ mở thêm đơn hàng cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Song chính sách hỗ trợ tìm kiếm thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh, đáp ứng các điều kiện kỹ thuật mới liên quan đến môi trường, phát triển bền vững… dường như vẫn chưa tương xứng.

“Doanh nghiệp tư nhân không có nhiều nguồn lực để thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ, doanh nghiệp nhỏ và vừa thì càng không. Phần này rất cần sự hỗ trợ nguồn lực của Nhà nước”, ông Linh đề xuất.

Đặc biệt, ông Linh kiến nghị mở cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp tư nhân, tham gia các dự án quy mô lớn, như dự án đường sắt đô thị, tiếp sau là các dự án hạ tầng quy mô lớn.

“Sau 3 dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP.HCM, đã đến lúc cần có cơ chế để doanh nghiệp Việt tham gia. Có thể đầu tiên là doanh nghiệp nhà nước vì có nguồn lực, song nếu doanh nghiệp nhà nước không đủ thì phải có cơ chế để doanh nghiệp tư nhân trong nước tiếp cận… Cùng với xu hướng toàn cầu, cần có chính sách hỗ trợ, dành cơ hội kinh doanh trong nước cho doanh nghiệp Việt Nam”, ông Linh đề xuất.

Nền kinh tế Việt Nam cần những doanh nghiệp khỏe, chiếm lĩnh thị trường nội địa. “Để có được những doanh nghiệp như vậy trong thời gian tới, cần các chính sách hậu thuẫn từ bây giờ”, ông Linh khuyến nghị.

“Trong 4 tháng đầu năm, các bộ, ngành đã cắt giảm, đơn giản hóa 145 quy định kinh doanh; phân cấp giải quyết 61 thủ tục hành chính, đơn giản hóa 179 thủ tục, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư.

Tổng số quy định kinh doanh được cắt giảm từ năm 2021 đến nay là 2.866 quy định kinh doanh; phân cấp 206 thủ tục hành chính; đơn giản hóa 763 thủ tục, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư.

Tất cả các bộ, ngành đã công bố tổng số 645 thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước.

Báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế – xã hội năm 2023 và tình hình thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế – xã hội những tháng đầu năm 2024.”

Nguồn: Báo đầu tư

Nóng dần cuộc đua chuyển đổi logistics xanh

Tham vọng của “ông lớn” vận tải biển

Những tín hiệu lạc quan về chính sách ưu đãi thuế, phí, lệ phí trong sử dụng các loại xe ô tô tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường – vừa được Bộ Tài chính làm rõ – rất có thể tạo thêm động lực để Maersk Việt Nam (công ty con của A.P Moller-Maersk) sớm đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án Thí điểm xe tải điện tại Việt Nam.

Trong Công văn số 13840/BTC-CST trả lời Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) về Đề án Thí điểm xe tải điện tại Việt Nam của Maersk Việt Nam, Bộ Tài chính cho biết, hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi MFN đối với các dòng xe tải điện trọng tải lớn và xe đầu kéo tại Việt Nam cơ bản ở mức thấp so với các dòng xe khác. Đồng thời, các hiệp định thương mại tự do đã có lộ trình cắt giảm thuế suất về 0% vào năm 2029 – 2030, qua đó khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu dòng xe này để sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 2, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12, các dòng xe tải, bao gồm xe tải điện, thuộc đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, do đó, người tiêu dùng không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt khi sử dụng xe tải điện.

Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, pháp luật về thuế (trong đó có thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp) đã có quy định dành ưu đãi ở mức cao đối với các dự án thuộc lĩnh vực ngành nghề/địa bàn ưu đãi đầu tư. Trường hợp dự án lắp đặt trạm sạc thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư hoặc thuộc danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư theo pháp luật đầu tư, thì được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị để tạo tài sản cố định của dự án lắp đặt trạm sạc và ưu đãi về tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế sử dụng đất theo quy định.

Một ưu đãi rất đáng kể cho việc chuyển đổi xanh trong lĩnh vực vận tải là các xe tải điện chạy pin được miễn lệ phí trước bạ trong 3 năm đầu, giảm 50% lệ phí trước bạ trong 2 năm tiếp theo, với mục tiêu khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất, thúc đẩy người dân sử dụng xe tải điện, góp phần ngăn chặn tiêu cực đến môi trường do xe tải sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ra.

“Như vậy, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ sản xuất, lắp ráp xe tải điện của Việt Nam hiện nay là tương đương, thậm chí cao hơn các nước trong khu vực”, Công văn số 13840/BTC-CST do ông Cao Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính ký nêu rõ.

Trước đó, cuối tháng 5/2023, Bộ Tài chính, Bộ GTVT nhận được đề xuất của Maersk Việt Nam xin được triển khai Đề án Thí điểm xe tải điện tại Việt Nam.

Cần phải nói thêm, A.P Moller-Maersk là hãng vận tải biển, khai thác cảng và hậu cần nổi tiếng thế giới, hiện có hơn 100.000 nhân viên công tác tại các công ty con và văn phòng trên 130 quốc gia, đạt doanh thu tới 51 tỷ USD năm 2023. Tại Việt Nam, tập đoàn này bắt đầu triển khai kinh doanh từ năm 1991 và hiện là một trong những hãng tàu container có thị phần lớn nhất, với nhiều tuyến vận tải kết nối một số cảng biển nước sâu tại khu vực Lạch Huyện – Hải Phòng và Cái Mép – Thị Vải đi châu Âu/Bắc Mỹ.

Với nền tảng và vị thế của mình, A.P Moller-Maersk gần như không có đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải container bằng đường biển, nhất là các tuyến xuyên lục địa trong nhiều năm tới, nhất là từ các doanh nghiệp trong nước, mà không cần thiết phải khai mở thêm các tuyến vận tải hàng hoá bằng xe tải điện vốn đang khá sơ khai tại Việt Nam.

Hiện nay, Maersk Việt Nam gặp khó khăn do khả năng tiếp cận hạn chế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với dịch vụ hậu cần trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ vận tải đường bộ, đường thủy – nơi chính sách hiện hành hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 51% và 49%.

Do đó, nhà vận chuyển này đang phải dựa vào các nhà cung cấp vận tải bên thứ ba để cung cấp dịch vụ vận tải địa phương. Điều này có thể không phù hợp với tầm nhìn, mục tiêu và tạo ra những hạn chế trong việc đạt được những cam kết phát triển bền vững lâu dài của Maersk.

Vì vậy, để tiếp tục triển khai các dự án phát triển bền vững tại Việt Nam, Maersk Việt Nam xin phép Bộ GTVT được đề xuất Dự án thí điểm trực tiếp đầu tư và sử dụng xe tải điện trong quá trình vận chuyển đường bộ bởi doanh nghiệp 100% FDI, hoặc bởi công ty liên doanh có tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao hơn tỷ lệ hiện tại.

Lo doanh nghiệp nội hụt hơi

Theo đề xuất mới nhất, Maersk Việt Nam xin nhập khẩu 12 xe tải điện hạng nặng, hạng nhẹ (có thể mở rộng tới hơn 100 phương tiện vào năm 2030), cùng hệ thống các trạm sạc đồng bộ được lắp đặt tại Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, để tập trung vào nhóm vận tải chặng đầu và chặng giữa cho các khách hàng chủ chốt của Maersk.

Dù chi phí đầu tư trong giai đoạn thí điểm chỉ khoảng 3 triệu USD, nhưng đây là bước đi đường dài, mang tính chiến lược của Maersk, bởi sẽ giúp “ông lớn” ngành vận tải biển, logistics này có được lợi thế rất lớn trong việc tiếp cận các chân hàng lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vốn đang rất coi trọng việc giảm phát thải.

Maersk Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độ xin cấp phép để có thể triển khai Đề án Thí điểm xe tải điện ngay trong năm 2024, nhằm hình thành chuỗi hành trình xanh từ nhà sản xuất tới cảng biển và từ cảng biển tới các tàu vận tải xanh do đơn vị này đảm trách.

Trước đó, để giành thiện cảm của người tiêu dùng tại các nước phát triển châu Âu, Bắc Mỹ, những năm qua, Maersk đã đầu tư 19 tàu biển trọng tải lớn chạy bằng nhiên liệu methalol xanh, mua lại 450 xe vận tải điện hạng nặng tại Đức và Bắc Mỹ.

Cần phải nói thêm rằng, cho đến thời điểm này, Đề án Thí điểm xe tải điện của Maersk Việt Nam vẫn là bước đi cụ thể hiếm hoi của các doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp logistics tại Việt Nam trong khi sức ép chuyển đổi sang logistics xanh đang rất lớn.

Tại Hội thảo APEC về Thúc đẩy logistics xanh hướng tới tăng trưởng bao trùm và bền vững được tổ chức vào cuối tháng 4/2024, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công thương) nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, nếu các doanh nghiệp không thực hiện nhanh và ngay các tiêu chí để xanh hóa ngành logistics, thì trong tương lai, sẽ gặp nhiều khó khăn, dần bị “đào thải” khỏi các hoạt động kinh doanh, thương mại, xuất nhập khẩu trong nước và toàn cầu.

Hiện nay, vận tải xanh được thực hiện thông qua 2 cách thức phổ biến gồm: thay thế các loại phương tiện sử dụng động cơ đốt trong sang các loại phương tiện sử dụng năng lượng điện hoặc hybrid và sử dụng nhiên liệu sinh học và các loại nhiên liệu bền vững (được sản xuất từ các nguồn khác nhau như dầu ăn đã qua sử dụng, phế thải nông nghiệp hay chất thải rắn tại đô thị…) trong vận tải.

Vận tải xanh còn bao gồm các hoạt động tối ưu hóa khả năng chuyên chở của phương tiện và lộ trình vận chuyển nhờ áp dụng công nghệ, chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là trong giao hàng chặng cuối.

Đại diện Bộ Công thương cho biết, thách thức của việc áp dụng hoạt động logistics xanh tại Việt Nam hiện nay là hạ tầng và nguồn lực tài chính, trong đó năng lực tài chính của doanh nghiệp là yếu tố bên trong có tác động lớn nhất tới quá trình phát triển logistics xanh của doanh nghiệp.

Tính đến năm 2022, 98% số doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên hạn chế về nguồn lực tài chính là điều hoàn toàn dễ hiểu. Để tiến hành phát triển hoạt động logistics xanh, các doanh nghiệp cần vốn đầu tư rất lớn trong quá trình mua mới trang thiết bị công nghệ, tái cơ cấu các hoạt động vốn có.

Ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cho biết, một lượng lớn tàu của các công ty vận tải biển Việt Nam có tuổi tàu cao, không đáp ứng được yêu cầu giảm phát thải carbon của Tổ chức Hàng hải thế giới (IMO), khi tham gia các tuyến hàng hải quốc tế buộc phải giảm công suất máy xuống thấp, gây tổn hại kỹ thuật máy và giảm sâu tốc độ tàu hoặc phải cho tàu dừng hoạt động.

Còn muốn đạt được yêu cầu mỗi năm giảm phát thải CO2 ít nhất 2% như lộ trình của IMO, ngoài việc trang bị thêm thiết bị, các chủ tàu còn phải thực hiện một số biện pháp hoán cải lớn về kết cấu, hoặc phải đầu tư loại tàu sử dụng nhiên liệu mới thay thế nhiên liệu nặng như khí hóa lỏng (LNG, Methanol…). “Các biện pháp này gần như bất khả thi với các chủ tàu Việt Nam và rất nhiều chủ tàu nhỏ của các quốc gia khác trên thế giới do việc hoán cải bị đội chi phí quá lớn và không hiệu quả trong kinh doanh”, ông Lê Quang Trung cho biết.

Bên cạnh đó, nhận thức và hiểu biết của các doanh nghiệp logistics, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực vận tải, kho bãi đối với việc xanh hóa ngành logistics còn chưa đúng và đủ. Theo ông Ngô Khắc Lê, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đang hiểu không đúng về khái niệm logistics xanh. Họ trồng cây, trồng hoa… xung quanh các kho bãi và coi đó là logistics xanh, hoặc các doanh nghiệp vận tải nhỏ nhưng học theo cách làm logistics xanh của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.

“Chúng ta phải thay đổi nhận thức về khái niệm logistics xanh, phải truyền thông liên tục, duy trì thường xuyên. Tuy nhiên, chỉ truyền thông thì không đủ, mà cần sự vào cuộc đồng hành hành của Chính phủ, các cơ quan quản lý, trong đó cần những chính sách cụ thể, rõ ràng, như chính sách thuế, phát triển hạ tầng cho logistics xanh…”, ông Ngô Khắc Lê đề xuất.

Theo Báo cáo logistics Việt Nam 2023, có tới 73,2% số doanh nghiệp được hỏi cho biết, logistics xanh đã được đưa vào trong chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, có tới 66,2% số doanh nghiệp logistics chưa có hệ thống quản lý môi trường đạt tiêu chuẩn, cộng thêm các thách thức nội tại như khả năng về tài chính, cách thức tổ chức quản lý hay năng lực khai thác năng lượng xanh…, khiến việc triển khai hệ thống logistics xanh tại doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

Bên cạnh đó, theo phản ánh của doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng logistics tại Việt Nam dù đã được đầu tư, nhưng chưa đủ hiện đại và đồng bộ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch triển khai và hiệu quả thực hiện các giải pháp logistics xanh của doanh nghiệp.

Nguồn: Báo đầu tư