Thực hiện Zero Covid, nhu cầu giảm Trung Quốc cho dừng nhiều máy xeo giấy bao bì công nghiệp

Nhằm điều chỉnh kế hoạch sản xuất và kinh doanh, nhiều công ty đã thực hiện các biện pháp cho ngừng hoạt động của một số dây chuyền.

Công ty Quốc tế Sơn Ưng đã ngừng hoạt động ở 3 nhà máy ở các tỉnh Phúc Kiến, Hồ Bắc và Quảng Đông cho đến hết tháng 5.

Dự kiến tổng sản lượng giấy bao bì công nghiệp bị cắt giảm của Công ty Sơn Ưng tại các nhà máy buộc phải tạm ngừng hoạt động ở 3 tỉnh này trong tháng 5/2022 sẽ khoảng 28.000 tấn.

Công ty Nine Dragons Paper (Holdings) thông báo thời gian ngừng hoạt động của dây cuyền PM 38 của nhà máy ở thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên trong 14 ngày kể từ ngày 10 tháng 5, cắt giảm sản lượng khoảng 12.000 tấn.

Công ty Giấy Bảo vệ Môi trường Vinh Thịnh Chiết Giang có 5 máy xeo giấy lớp sóng với tổng công suất 550.000 tấn/năm tại nhà máy duy nhất ở thành phố Bình Hồ, tỉnh Chiết Giang.

Năm máy xeo ở đó sẽ ngừng hoạt động luân phiên từ sáu đến mười ngày từ ngày 3/5 đến ngày 25/5, cắt giảm tổng nguồn cung gần 16.000 tấn.

Nhu cầu giấy làm bao bì, chủ yếu giấy làm carton hòm hộp giảm sút và những trở ngại về logistics xuất phát từ các lệnh phong tỏa tại Trung Quốc là nguyên nhân chính dẫn đến việc một số máy xeo lại phải ngừng sản xuất một thời gian qua.

Chính sách Zero Covid của Chính phủ Trung Quốc đang được thực hiện ở nhiều địa phương đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế của nước này./.

    >>> Sớm có giải pháp để xây dựng vùng nguyên liệu gỗ phục vụ sản xuất, chế biến

Theo Fastmarkets RISI

VPPA dịch

Sớm có giải pháp để xây dựng vùng nguyên liệu gỗ phục vụ sản xuất, chế biến

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT tại hội nghị, hiện cả nước có 5.580 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản, bao gồm 4.760 doanh nghiệp chế biến gỗ; 820 doanh nghiệp sản xuất ván nhân tạo; 55 doanh nghiệp pallet; 25 doanh nghiệp sản xuất viên nén gỗ, 188 doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ. Trong đó, số lượng doanh nghiệp trong nước 4.813 doanh nghiệp; 767 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI). Doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu khoảng 2.600 doanh nghiệp.

Thực hiện quản lý theo chuỗi hành trình sản phẩm (Hệ thống kiểm soát truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp – CoC), đến nay đã có gần 1.000 doanh nghiệp chế biến gỗ, lâm sản được chứng nhận quản lý theo chuỗi hành trình sản phẩm, theo hệ thống chứng nhận của các tổ chức FSC và PEFC quốc tế.Về cơ cấu vốn của doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 88% tổng số doanh nghiệp chế biến; doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn (hơn 15 tỷ đồng) chiếm trên 11% tổng số doanh nghiệp chế biến.

Các doanh nghiệp chế biến gỗ tập trung chủ yếu tại khu vực Đông Nam Bộ (TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước), chiếm trên 42% tổng số doanh nghiệp cả nước; khu vực Nam Trung Bộ chủ yếu tập trung tại tỉnh Bình Định, Phú Yên và một số tỉnh khu vực phía Bắc nơi có các làng nghề truyền thống như Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định..

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu thì nhu cầu nguyên liệu gỗ cũng tăng cao, trong giai đoạn 2017-2021, lượng gỗ khai thác trong nước chiếm 77,4% tổng nguồn cung (gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung chiếm 52,7%, gỗ khai thác từ cây trồng phân tán chiếm 14%; gỗ khai thác từ rừng cao su thanh lý chiếm 10,7 %); gỗ nhập khẩu hiện chiếm 22,6 % tổng nguồn cung.

som-co-giai-phap-de-xay-dung-vung-nguyen-lieu-go-phuc-vu-san-xuat-che-bien
Một doanh nghiệp  sản xuất, chế biến đồ gỗ xuất khẩu tại huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng. 

Các loại gỗ rừng trồng (rừng sản xuất): Keo, Bạch đàn: 2,59 triệu héc-ta, chiếm 70% tổng diện tích rừng trồng sản xuất; Mỡ, Bồ đề, Tràm: 740 nghìn héc ta, chiếm 20% tổng diện tích rừng trồng sản xuất… Các loài cây khác có chu kỳ khai thác trên 10 năm (Thông, Lát, Xoan, và các loài cây bản địa khác): 370 nghìn héc ta, chiếm khoảng 10% tổng diện tích rừng trồng sản xuất. Về diện tích rừng trồng gỗ lớn cả nước hiện có 489.016 héc ta. Diện tích rừng trồng có chứng nhận quản lý rừng bền vững ( FSC…) khoảng 290,5 nghìn héc ta.Gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng gần 80% nhu cầu nguyên liệu, tuy nhiên, gần 70% là gỗ có kích thước nhỏ, sản xuất các sản phẩm như dăm gỗ, các loại ván nhân tạo. Nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng tập trung phục vụ chế biến gỗ được khai thác từ 3,69 triệu héc ta rừng trồng sản xuất, trong đó: Vùng Đông Bắc Bộ 1,39 triệu ha, chiếm 37,7%; Vùng Bắc Trung Bộ 0,77 triệu ha, chiếm 20,9%; Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 0,54 triệu héc ta, chiếm 14,7%; Vùng Tây Nguyên 0,29 triệu héc-ta, chiếm 7,8%; Các vùng Đông Nam Bộ, Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long 0,379 triệu héc ta chiếm 10,3% diện tích rừng trồng trong cả nước

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam năm 2021 đạt khoảng 16 tỷ USD, xuất siêu khoảng 13 tỷ USD. Hiện ngành sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản của Việt Nam là một quốc gia có thứ hạng trên thế giới. Nhận định ngành sản xuất chế biến gỗ và lâm sản của Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển trong thời gian tới. Vì thế, nhu cầu sử dụng nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng trồng ngày một tăng về số lượng cũng như chất lượng đòi hỏi chúng ta phải có sự chuẩn bị kỹ càng cũng như đề ra các giải pháp phù hợp để xây dựng vùng nguyên liệu ngay từ bây giờ nhằm đáp ứng cho sản xuất, chế biến.

     >>> THÔNG BÁO GIẢI THƯỞNG BAO BÌ VIỆT NAM 2022

Theo báo Quân đội Nhân dân

Đồng đô la Mỹ tăng giá ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu

Hơn 50 năm trôi qua, sức mạnh không ngừng của đồng đô la Mỹ lại một lần nữa cho thấy sức mạnh ảnh hưởng lớn. Đồng tiền của Mỹ đã đạt mức cao nhất trong hai thập kỷ trong tuần 8/5 và sức mạnh của đồng tiền này đang thắt chặt các điều kiện tài chính cũng như nền kinh tế thế giới đối mặt với viễn cảnh suy thoái. Chuyên gia Samy Chaar, nhà kinh tế trưởng tại Lombard Odier, cho biết: Sự gia tăng này có nguy cơ phá hủy thị trường rộng lớn hơn và làm lộ ra những rạn nứt kinh tế và tài chính trong hệ thống. Mức tăng 8% của chỉ số đô la trong năm nay có thể không đảo ngược trong tương lai gần.

Sự hấp dẫn về nơi trú ẩn an toàn đối với đồng bạc xanh vẫn còn nguyên vẹn, với chỉ báo căng thẳng về tài chính bằng đô la từ Barclays gần mức cao nhất trong bảy năm. Và phân tích các phạm vi từ đỉnh đến đáy trong quá khứ cho thấy chỉ số đô la có thể tăng thêm 2% đến 3%. Có thể kể đến một số lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi sự dao động mạnh của đồng đô la Mỹ như sau:

1. Lạm phát nhập khẩu: Đợt tăng giá mới nhất của đồng đô la đã ảnh hưởng đến các đồng tiền G10 khác, từ bảng Anh đến đồng đô la New Zealand, cũng như các đồng tiền từ các nước đang phát triển có thâm hụt cán cân thanh toán lớn. Ngay cả đồng franc Thụy Sĩ trú ẩn an toàn cũng không tránh khỏi, giao dịch gần mức thấp nhất vào tháng 3 năm 2020 so với đồng bạc xanh. Mặc dù sự yếu kém về tiền tệ thường có lợi cho châu Âu phụ thuộc vào xuất khẩu và Nhật Bản, nhưng phương trình này có thể không đúng khi lạm phát cao và gia tăng, do thực phẩm và nhiên liệu nhập khẩu trở nên đắt hơn cũng như chi phí đầu vào của các công ty. Lạm phát khu vực đồng Euro đạt kỷ lục 7,5% trong tháng này và các nhà lập pháp Nhật Bản đang lo lắng rằng đồng yên, ở mức thấp nhất trong 20 năm, sẽ gây thiệt hại cho các hộ gia đình.

Một cuộc khảo sát cho thấy một nửa số doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng chi phí cao hơn sẽ ảnh hưởng đến thu nhập. Nhưng những lo ngại về tăng trưởng có thể ngăn cản các ngân hàng trung ương, đặc biệt là ở châu Âu và Nhật Bản, thắt chặt chính sách phù hợp với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Nhiều người cho rằng điều đó có thể đẩy đồng euro xuống ngang bằng với đồng đô la, một mức chưa từng thấy kể từ năm 2002.

Chiến lược gia Kit Juckes của Societe Generale cho biết với nguy cơ suy thoái kinh tế đang hiện hữu, còn ai quan tâm đến việc ECB (Ngân hàng Trung ương châu Âu) thắt chặt như thế nào hoặc điều gì được định giá vào đường cong lãi suất? Đồng đô la Mỹ tăng giúp thắt chặt các điều kiện tài chính, điều này phản ánh sự sẵn có của nguồn vốn trong nền kinh tế. Goldman Sachs, công ty tổng hợp các chỉ số điều kiện tài chính (FCI) được sử dụng rộng rãi nhất, cho biết việc thắt chặt 100 điểm cơ bản trong FCI có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng một điểm phần trăm trong năm sau. FCI, yếu tố ảnh hưởng đến tác động của đồng đô la có trọng số thương mại, cho thấy điều kiện toàn cầu đang ở mức thắt chặt nhất kể từ năm 2009. FCI đã thắt chặt thêm 104 điểm cơ bản kể từ ngày 1/4. Trong khi việc bán cổ phần và trái phiếu có tác động lớn hơn, mức tăng hơn 5% của đồng đô la trong giai đoạn này cũng sẽ đóng góp.

2. Các vấn đề thị trường mới nổi: Hầu như tất cả các cuộc khủng hoảng thị trường mới nổi trong quá khứ đều liên quan đến sức mạnh của đồng đô la. Khi đồng đô la tăng giá, các nước đang phát triển phải thắt chặt chính sách tiền tệ để giảm giá đồng tiền của họ. Không làm như vậy sẽ làm trầm trọng thêm lạm phát và tăng chi phí trả nợ bằng đồng đô la. Tuần này, Ấn Độ đã thực hiện một đợt tăng lãi suất đột xuất trong khi Chile đưa ra một đợt tăng lãi suất 125 điểm cơ bản lớn hơn dự kiến. Fitch ước tính, nợ chính phủ bằng ngoại tệ trung bình ở các thị trường mới nổi ở mức một phần ba GDP vào cuối năm 2021, so với 18% năm 2013. Một số quốc gia đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, đồng thời tăng thêm sức mạnh của đồng đô la có thể thêm vào những con số đó. Các nhà đầu tư ngày càng cảnh giác. Các đồng tiền trên thị trường mới nổi đang ở mức thấp nhất vào tháng 11/2020, trong khi phí bảo hiểm yêu cầu để nắm giữ trái phiếu đô la thị trường mới nổi so với Kho bạc tăng khoảng 100 điểm cơ bản trong năm nay.

3. Lợi bất cập hại của thị trường hàng hóa: Quy tắc chung là đồng bạc xanh mạnh hơn làm cho hàng hóa tính bằng đô la đắt hơn đối với người tiêu dùng không sử dụng đô la, cuối cùng làm giảm nhu cầu và giá cả. Điều đó vẫn chưa xảy ra vào thời điểm này vì các vấn đề như cuộc chiến ở Ukraine và việc đóng cửa của Trung Quốc đã cản trở hoạt động sản xuất và buôn bán các mặt hàng chính. Đồng đô la mạnh nói chung có nghĩa là doanh thu cao hơn cho các nhà xuất khẩu hàng hóa như Chile, Australia và Nga, mặc dù điều đó được bù đắp bởi chi phí máy móc và thiết bị cao hơn. Nhưng khi lợi suất của Mỹ tăng và đồng đô la mạnh hơn đe dọa tăng trưởng toàn cầu, giá hàng hóa bắt đầu bị ảnh hưởng. JPMorgan đang giảm mức độ tiếp xúc với đồng peso của Chile, sol của Peru và các đồng khác để có được “thời gian thử thách”. Fed có thể hoan nghênh đồng bạc xanh tăng giá làm dịu lạm phát nhập khẩu – Societe Generale ước tính đồng đô la tăng giá 10% khiến lạm phát tiêu dùng của Mỹ giảm 0,5 điểm phần trăm trong một năm. Với giá khí đốt của Mỹ ở mức kỷ lục, sự tăng vọt của đồng đô la cho đến nay vẫn chưa giúp giảm nhẹ. Thị trường tiền tệ dự kiến sẽ tăng lãi suất 200 điểm cơ bản ở Mỹ trong thời gian còn lại của năm và lãi suất chính sách của Fed đạt đỉnh khoảng 3,5% vào giữa năm 2023.

    >>> Bản tin ngành Giấy tháng 4/2022

Theo báo Công thương

Nhu cầu giấy bao bì hòm hộp và giấy thu hồi giảm tại Trung Quốc và Đông Nam Á

Tình trạng giảm sút tiêu thụ giấy làm bao bì đã có từ hai tháng trước nên nhiều nhà máy đã thực hiện lịch ngừng máy luân phiên và cắt giảm sản lượng.

Do nhu cầu thị trường thấp và việc vận chuyển gặp khó khăn nên hoạt động sản xuất và tiêu thụ giấy bao bì công nghiệp tiếp tục bị hạn chế trong tháng 5.

Bên cạnh đó, việc xuất khẩu bột giấy tái chế và giấy làm bao bì sang Trung Quốc cũng bị giảm sút khiến người mua ở Châu Á tiếp tục cắt giảm nhập khẩu giấy thu hồi và ép giá tại Đông Nam Á và Ấn Độ.

Các đợt phong toả khắc nghiệt đang diễn ra ở Trung Quốc đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước này và làm giảm nhu cầu đối với cả bột giấy tái chế và các loại giấy.

Suy thoái kinh tế ở Trung Quốc đã khiến thời gian ngừng máy nhiều hơn không chỉ tại các nhà máy thuộc sở hữu của các công ty Trung Quốc ở Đông Nam Á, mà còn tại các nhà máy của các công ty nội địa trong khu vực.

Tại Ấn Độ, giá OCC 12 của Mỹ đã giảm 10 USD/tấn kể từ đầu tháng 5, ở mức 310-320 USD/tấn và loại OCC chọn lưạ (US Select OCC 11.5) giảm 5 USD/tấn xuống 295-300 USD/tấn.

Giá OCC Châu Âu (95/5) ổn định ở mức 290-295 USD/tấn.

Tại Đài Loan, hoạt động mua bán DS OCC 12 của Mỹ đã tăng lên. Tuần đầu tháng 5/2022, giá DS OCC 12 của Mỹ đạt 245-250 USD/tấn tại thị trường Đài Loan.

Tại Việt Nam, Malaysia và Thái Lan, loại này được bán ở mức 295-305 USD/tấn.

Giá OCC 11 của Mỹ, giá chuẩn, tại Đông Nam Á và Đài Loan vẫn ở mức 240-300 USD/tấn, không đổi so với tuần cuối tháng 4/2022.

Giá OCC Châu Âu (95/5) giảm 10-15 USD/tấn tại Đông Nam Á, chốt ở mức 265-280 USD/tấn.

OCC của Nhật Bản đã tăng 5 USD/tấn lên 255-285 USD/tấn./.

    >>> Bản tin ngành Giấy tháng 4/2022

Theo Fastmarkets RISI

VPPA dịch

Bản tin tháng 4/2022

Trong bản tin số 4 – tháng 3/2022 bao gồm:

1. Giá xuất – nhập khẩu bột giấy và giấy

2. Tình hình sản xuất – kinh doanh ngành giấy trong nước

3. Tin tức đầu tư 

Shanying International của Trung Quốc mở rộng công suất thêm 1,8 triệu tấn/năm tại nhà máy Anhui

VNT19 xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy tại Quảng Ngãi

Quzhou Wuzhou của Trung Quốc xây dựng nhà máy giấy, bột giấy và bìa công suất 4,49 triệu tấn / năm ở Hồ Bắc

    >>> Xem BẢN TIN VPPA tháng 4/2022

Giấy Việt Trì (GVT): Chia cổ tức tỷ lệ 39% bằng tiền

Theo đó, cổ tức được chia bằng tiền mặt với tỷ lệ 39%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 3.900 đồng. Như vậy, với hơn 11,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Giấy Việt Trì dự kiến chi khoảng 45,24 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Thời gian thanh toán cổ tức dự kiến từ ngày 30/6/2022.

Giấy Việt Trì tiền thân là Nhà máy Giấy Việt Trì, chuyển sang mô hình công ty cổ phần từ tháng 10/2008, ngành nghề kinh doanh là Kinh doanh các sản phẩm bột giấy và giấy; Kinh doanh và chế biến lâm sản; Kinh doanh xuất nhập khẩu bột giấy, vật tư và hóa chất, thiết bị phục vụ ngành giấy…

Công ty đã đưa cổ phiếu GVT giao dịch trên UPCoM từ giữa tháng 1/2017 với giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên là 11.000 đồng/CP. Là cổ phiếu giao dịch khá nhỏ giọt và hiện GVT là cổ phiếu đứng trong top 10 dẫn đầu về thị giá trên UPCoM khi đóng cửa phiên 29/4 tại mức giá 130.500 đồng/CP.

Giấy Việt Trì duy trì kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ kể từ khi đăng ký giao dịch cổ phiếu. Cụ thể, năm 2017, Công ty đạt 16,34 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế; sang năm 2018 đạt hơn 37,57 tỷ đồng; năm 2019 đạt 71,96 tỷ đồng; năm 2020 đạt 143,4 tỷ đồng và năm 2021, dù chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19 nhưng kết quả vẫn duy trì tích cực.

Giấy Việt Trì (GVT): Chia cổ tức tỷ lệ 39% bằng tiền ảnh 1
Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2021

Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của GVT gần 1.030 tỷ đồng, tăng 38,44% so với đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền xấp xỉ 63,3 tỷ đồng, tăng 9,25%; hàng tồn kho tăng 34,8% lên gần 275,7 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nợ phải trả tăng 28,74% lên 560 tỷ đồng, tuy nhiên vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn giảm 35,26% xuống còn 173,5 tỷ đồng; trong khi vay và nợ thuê tài chính dài hạn tăng gấp hơn 2,2 lần lên 117,7 tỷ đồng.

    >>> Xuất khẩu giấy bao bì sang Trung Quốc giảm, dẫn đến nhập khẩu RCP giảm theo tại Đông Nam Á và Đài Loan

Theo báo Tin nhanh Chứng khoán

Xuất siêu 2,53 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng nay (29/4) cũng cho thấy, cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 4/2022 ước tính xuất siêu 1,07 tỷ USD. Trong tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 33,26 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.

  • INFOGRAPHICS: Toàn cảnh kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2022

Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 9,2 tỷ USD. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 11,73 tỷ USD.

Theo đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 31,77 tỷ USD, tăng 21,6%, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 90,59 tỷ USD, tăng 14,7%, chiếm 74%.

Về mặt hàng xuất khẩu, 22 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 86,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 63,1%).

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,3%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89%, giảm 0,5 điểm phần trăm. Nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 6,8%, giảm 0,5 điểm phần trăm. Nhóm hàng thủy sản chiếm 2,9%, tăng 0,6 điểm phần trăm.

Xuất siêu 2,53 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm - Ảnh 1.

Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 4 tháng đầu năm. Nguồn: GSO

Tổng cục Thống kê cũng cho biết, tính chung 4 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 119,83 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 40,97 tỷ USD, tăng 14,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 78,86 tỷ USD, tăng 16,4%.

Xuất siêu 2,53 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm - Ảnh 2.

Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm. Nguồn: GSO

Từ đầu năm đến nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 35,7 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 37,1 tỷ USD.

Trong 4 tháng đầu năm, xuất siêu sang EU ước đạt 10,4 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 18 tỷ USD, tăng 2%; nhập siêu từ Hàn Quốc 15,2 tỷ USD, tăng 58,3%; nhập siêu từ ASEAN 5,8 tỷ USD, tăng 15,4%; nhập siêu từ Nhật Bản 790 triệu USD, tăng 57,7%./.

    >>> Quảng Ngãi dừng cấp phép dự án chế biến dăm gỗ mới

Theo báo Chính phủ

Nhiều doanh nghiệp Việt đang ‘ngồi trên lửa’ vì ‘đói’ nguyên liệu nhập từ Trung Quốc

Nguy cơ bị gián đoạn, giảm công suất kéo theo chậm trễ đơn hàng đang đặt ra những sức ép vô cùng lớn cho doanh nghiệp.

Mỏi mòn chờ hàng về

Trông ngóng hãng tàu chuyển lô hàng linh kiện phụ tùng ôtô về suốt 3 tháng qua nhưng chưa thấy, ông T.V.H. – tổng giám đốc một công ty sản xuất lắp ráp xe tải tại huyện Củ Chi, TP.HCM – cho hay điều này đang làm công ty chậm trễ sản xuất, giao xe cho khách.

“Thông thường từ khi đặt hàng đến nhận hàng khoảng 1,5 – 2 tháng nhưng giờ chưa hẹn trước được ngày giao hàng. Nhiều mẫu xe đang phải chờ linh kiện về để lắp ráp. Sự đứt gãy chuỗi cung ứng kéo dài chừng nào, doanh nghiệp càng mệt chừng đó” – ông H. nói.

Tình trạng trên ngày càng phổ biến. Trên các diễn đàn về logistics, nhiều doanh nghiệp liên tục than phiền, như “ngồi trên đống lửa”, nhất là đang thiếu linh phụ kiện, thiết bị bảo trì bảo dưỡng… từ Trung Quốc. Điều này không chỉ khiến sản phẩm bị hư hại do để lâu ngày, mà còn khiến doanh nghiệp “mất điểm”, bị phạt hợp đồng.

Không chỉ tình trạng kẹt đường biển mà cả đường bộ vẫn còn nhiều trở ngại khiến công ty chuyên về logistics chuyển hàng từ Trung Quốc – Việt Nam chưa xác định ngày kết nối trở lại.

Ngày 18-4, đại diện Tập đoàn Best Express cho hay tuyến vận chuyển quốc tế Trung Quốc – Việt Nam khai trương giữa năm ngoái nhưng đã phải tạm dừng. Lý do: vướng mắc về quy trình thủ tục kiểm dịch từ phía Trung Quốc.

Phải thuê 60 chuyến bay để tránh đóng máy

Ông Trần Văn Hào – giám đốc Công ty cổ phần vận tải Thái Việt Trung, doanh nghiệp chuyên vận chuyển nguyên liệu cho các tập đoàn điện tử lớn tại Việt Nam – cho hay do vận chuyển bằng đường bộ gián đoạn, việc thông quan tại các cửa khẩu gặp khó khăn nên có thời điểm để đáp ứng nhu cầu sản xuất, có tập đoàn FDI tại Việt Nam phải thuê tới 60 chuyến bay riêng để vận chuyển linh kiện, thiết bị, tránh đóng máy.

“Điều này làm doanh nghiệp tăng chi phí rất lớn, trong khi những doanh nghiệp vận tải như chúng tôi lại thiếu việc làm trầm trọng” – ông Hào chia sẻ.

Thiếu việc cho công nhân

Chuyên làm hàng may gia công cho các thị trường lớn, Tổng công ty cổ phần May Đáp Cầu nhập tới 80% nguyên phụ liệu từ Trung Quốc theo chỉ định của bạn hàng. Tuy nhiên, đến thời điểm này để phục vụ nhu cầu đơn hàng cần hoàn thành trong quý 2 và chuẩn bị cho quý 3, doanh nghiệp mới nhận khoảng 60 – 70% nguyên phụ liệu.

Ông Nguyễn Đức Thăng, giám đốc May Đáp Cầu, cho hay nhiều hàng hóa nguyên liệu đi từ các cảng ở Thượng Hải nên cả tháng nay về rất chậm hoặc không về, do thành phố này phong tỏa diện rộng. Hàng về nhỏ giọt, doanh nghiệp buộc phải xé lẻ, rải đơn cho các tổ sản xuất để đảm bảo việc làm cho công nhân khiến năng suất không cao.

Cố gắng tìm nguồn cung mới, theo ông Thăng, là không thể trong một sớm một chiều khi Trung Quốc là công xưởng của thế giới, cung ứng nhiều nguyên phụ liệu với giá thành phù hợp. Trong khi phần lớn nguồn nguyên liệu mà May Đáp Cầu nhập khẩu đều do đối tác chỉ định.

“Với những đơn hàng không có đủ nguyên liệu, chúng tôi đang đàm phán lại thời gian giao hàng nhưng cũng không thể lùi chậm lại quá. Doanh nghiệp đối diện với nhiều rủi ro cả về thanh toán, chậm chuyển hàng, gặp khó khăn rất nhiều để phục hồi sau đại dịch” – ông Thăng nói và kiến nghị Nhà nước cần hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường, giúp doanh nghiệp có thêm các đơn hàng mới, mở rộng nguồn mua nguyên phụ liệu.

Bà Phan Thị Thanh Xuân, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội Da giày – túi xách Việt Nam, cho hay ngành da giày nhập khẩu tới 70% nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, nên việc nước này phong tỏa trên diện rộng khiến nguồn cung ứng bị gián đoạn. Cộng thêm chi phí vận chuyển, logistics cực kỳ cao nên doanh nghiệp rất khó để đáp ứng kịp thời các đơn hàng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) cho hay đã nắm tình hình và yêu cầu các hiệp hội, doanh nghiệp có đánh giá, rà soát kỹ lưỡng những tác động của việc Trung Quốc áp dụng các biện pháp phong tỏa vì COVID-19. Tuy nhiên, với chủ trương của nước bạn là zero COVID, nên cần chủ động thích ứng để có chiến lược phù hợp.

Ngoài việc hỗ trợ thông tin thị trường, kết nối cung cầu, Bộ Công thương cho hay sẽ tăng cường việc mở rộng các thị trường mới để giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh phụ thuộc vào một thị trường cả ở chiều nhập và xuất khẩu. Đặc biệt, sẽ tận dụng có hiệu quả những lợi thế, các cam kết trong các FTA mà Việt Nam đã tham gia.

Bộ Công thương cũng khuyến nghị doanh nghiệp đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu, chủ động trong các khâu thiết kế sản phẩm, giảm tỉ lệ gia công và tự chủ nguồn nguyên phụ liệu, đa dạng thị trường xuất khẩu…

Cước tăng và sẽ còn bất ổn định

Bà Võ Thị Phương Lan – chủ tịch HĐQT Công ty ASL Logistics – nhận định giá cước vận chuyển quốc tế tiếp tục bất ổn định khi kẹt cảng trên toàn thế giới tiếp tục kéo dài, đặc biệt tại các cảng lớn ở Trung Quốc, Mỹ. Giá xăng dầu tăng cùng nhiều bất ổn khác đẩy giá vận tải nội địa quý 1-2022 tăng 27% so với những tháng cuối năm 2021 – mức tăng ngoài tầm kiểm soát của tất cả các doanh nghiệp logistics.

Theo các chuyên gia logistics, cước vận chuyển quốc tế sẽ tiếp tục bất ổn. Năm 2022 giá cước có thể cải thiện giảm hơn so với năm 2021, tuy nhiên để quay lại trước năm 2019-2020 là rất khó.

Để giảm chi phí vận chuyển, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cho hay đã kết nối với các cơ sở, nâng cấp hệ sinh thái số, tổ chức nhiều cảng tại Bình Dương, Đồng Nai để kết nối với các cảng Cát Lái, Cái Mép, giúp giảm chi phí vận tải từ 10-30%…

Không hẹn được ngày giao

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Thành Trung – đại diện Hiệp hội Logistics TP.HCM – dự đoán tình trạng kẹt tàu ở các cảng biển Trung Quốc vẫn phức tạp. Doanh nghiệp xuất khẩu vừa đối diện thiếu container rỗng vừa chịu áp lực giá cước. Kẹt tàu, thiếu container… nên không thể hẹn được ngày giao chính xác với đối tác bởi phụ thuộc nhiều yếu tố.

“Trung Quốc đang nỗ lực giải quyết tắc nghẽn kho vận. Với hàng trăm tàu neo đậu lênh đênh chờ vào cảng xuất nhập hàng, khả năng khi Trung Quốc dỡ bỏ chính sách zero COVID phải mất 2-3 tháng mới ổn định, giải tỏa hàng kẹt tại các cảng” – ông Trung nhận định.

Theo báo Tuổi trẻ

Giải đáp về giấy phép môi trường cho doanh nghiệp

Một số quy định về Giấy phép môi trường

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Nguyễn Xuân Quang, Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường cho biết: Về giấy phép môi trường, trong Luật Bảo vệ môi trường trước đây có một số thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp, bao gồm: Luật Tài nguyên nước có giấy phép xả nước thải nguồn nước; Luật Thủy lợi có giấy phép xả nước thải ra môi trường thủy lợi, Luật Bảo vệ môi trường có giấy phép xác nhận đổ thải, giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Năm 2019, Nghị định 40 của Chính phủ có thêm giấy phép xả chất thải môi trường, song chưa được triển khai.

Tiếp đó, đến Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ là đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt các thủ tục theo tiến độ công trình. Theo đó, một số giấy phép môi trường thành phần được lồng ghép trong cùng một loại giấy phép, gọi chung là giấy phép môi trường.

Trong giấy phép môi trường lồng ghép giấy phép xả chất thải nguy hại (gồm xả nguồn tiếp nhận và xả vào công trình, giấy phép xử lý chất thải nguy thải, giấy xác nhận công trình bảo vệ môi trường, sổ đăng ký xả thải chất thải. Giấy phép môi trường có thể cấp cho từng hạng mục, giai đoạn phân kỳ của công trình, có phát sinh chất thải và xả thải ra môi trường. Theo điều 39 của Luật Bảo vệ môi trường quy định các đối tượng phải có giấy phép môi trường bao gồm: Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức;

Dự án đần tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý;

Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.

Giấy phép môi trường có thể cấp cho từng hạng mục, giai đoạn phân kỳ của công trình, có phát sinh chất thải và xả thải ra môi trường. Nội dung cấp phép môi trường bao gồm: Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;

Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải; Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;

Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;

Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

Giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp

Tại hội thảo, một số doanh nghiệp còn băn khoăn về việc, doanh nghiệp đang thuê lại một dự án để hoạt động sản xuất, trong quá trình sản xuất có phát sinh chất thải. Trong trường hợp cơ sở sản xuất bị xử phạt vì vi phạm liên quan đến môi trường thì chúng tôi có phải chịu trách nhiệm hay không? Ông Nguyễn Xuân Quang, Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường cho rằng, nếu doanh nghiệp thuê lại dự án để hoạt động mà không có dự án mới thì toàn bộ trách nhiệm liên quan đến môi trường sẽ thuộc về cá nhân, tổ chức đứng tên trong hồ sơ môi trường của dự án cũ.

Nếu doanh nghiệp thuê lại dự án mà lập dự án riêng và thực hiện các thủ tục liên quan đến môi trường thì doanh nghiệp thuê lại sẽ phải chịu trách nhiệm nếu phát sinh các vấn đề liên quan đến môi trường.

Về vấn đề doanh nghiệp đã được UBND tỉnh cấp ĐTM, vậy nếu doanh nghiệp muốn xin GPMT thì đơn vị nào sẽ cấp? Quy trình cấp GPMT trong trường hợp này như thế nào? Ông Quang cũng cho biết, theo quy định, UBND tỉnh phê duyệt ĐTM cho doanh nghiệp thì cơ quan này cũng sẽ chịu trách nhiệm cấp GPMT. Trong quá trình xin GPMT thì cơ quan quản lý có trách nhiệm theo dõi quá trình vận hành thí điểm. Nếu trong quá trình vận hành của doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn liên quan đến việc cấp GPMT thì cơ quan quản lý sẽ cấp GPMT theo đúng quy định.

Nếu trong quá trình vận hành thí điểm phát sinh các vấn đề liên quan đến chất thải, thì doanh nghiệp buộc phải tìm hướng xử lý cho phù hợp. Khi mà vấn đề được giải quyết, cơ quan quản lý sẽ tiến hành kiểm tra và xem xét cấp GPMT.

Dự án đầu tư có Giấy phép môi trường thì không phải Đăng ký môi trường; Trường hợp đã có đánh giá tác động môi trường nhưng không thuộc đối tượng cấp giấy phép môi trường nhưng có phát sinh chất thải thì phải có Đăng ký môi trường.

Chính phủ đã quy định danh mục dự án cơ sở miễn đăng ký môi trường. Việc đăng ký môi trường sẽ tiến hành đăng ký tại UBND các xã. Bởi đăng ký môi trường không phải là một thủ tục hành chính, UBND các xã có trách nhiệm tiếp nhận và đưa lên hệ thống quốc gia. Luật quy định lập hội đồng thẩm định, bộ quy định tổ chức thẩm định, xác định rõ quy mô, phạm vi dự án để xác định đối tượng(thuộc nhóm 1,2,3), có xả chất thải ra môi trường tiếp nhận hay không, dự đoán phát sinh chất thải trong quá trình hoạt động…

     >>> Những quy định mới về cấp giấy phép môi trường

Theo báo Tài nguyên Môi trường