Bột giấy tái chế ổn định trở lại tại Đông Nam Á

Ngày 06-04-2021
VPPA-Giá bột giấy tái chế (loại bột nâu thu được từ quá trình tái chế OCC) tại thị trường Đông Nam Á đã dần ổn định trở lại sau chu kỳ tăng giá phi mã trong 3 tháng đầu năm 2021.

bot-giay-tai-che-on-dinh-tro-lai-tai-dong-nam-a

Sau khi giá bột giấy tái chế đã tăng 40 USD/tấn, lên 520 USD/tấn, CIF, Trung Quốc vào đầu tháng 3 thì đến cuối tháng mức giá này vẫn giữ nguyên và có dấu hiệu chậm lại, hiện nay các nhà nhập khẩu Trung Quốc chỉ đưa ra mức giá 490 USD/tấn, CIF.

Nguyên nhân chính của việc tăng giá bột tái chế tại thị trường Trung Quốc là do tác động của nhu cầu tăng đột biến sau khi lệnh cấm nhập khẩu giấy thu hồi có hiệu lực từ đầu năm 2021. Bên cạnh đó, giá giấy thu hồi cao hơn đã đẩy giá bột giấy nâu tái chế tăng theo. Tuy nhiên, cuối tháng 3/2021 nhu cầu suy yếu và giá giấy thành phẩm cũng không tăng, khiến giá bột giấy tái chế màu nâu chững lại.

Từ đầu năm 2021, Ấn Độ là quốc gia nhập khẩu giấy thu hồi hàng đầu của Mỹ, từ trung tuần tháng 3/2021 đã cắt giảm nhập khẩu OCC và chuyển sang mua bột giấy nâu tái chế.

Malaysia là một nước Đông Nam Á đang gia tăng nhập khẩu OCC của Mỹ, nhưng lại giảm nhập giấy loại hỗn hợp. Năm 2020, Malaysia nhập khẩu OCC đạt 314.518 tấn, tăng 239,5%, tương đương 221.869 tấn so với mức nhập 92.649 tấn năm 2019. Trong vòng hai năm, Malaysia nhập khẩu OCC của Mỹ tăng 552%, tương đương 266.275 tấn.

Trong khi đó, nhập khẩu giấy hỗn hợp của Malaysia đã giảm một nửa: năm 2020, Malaysia nhập khẩu 26.071 tấn, giảm 50% so với 52.938 tấn của năm 2019.

Lý do là vì bột giấy nâu tái chế được sản xuất 100% từ OCC của Mỹ đạt chất lượng tốt và có mức giá cao nhất. Còn bột giấy tái chế từ giấy hỗn hợp có chất lượng thấp hơn và giá rẻ hơn.

Hơn nữa, nhu cầu về bột giấy tái chế từ giấy hỗn hợp tại Malaysia giảm hơn so với năm ngoái và nước này đang có kế hoạch cấm nhập khẩu giấy loại hỗn hợp./.

     >>> CEPI: Nhu cầu giấy bao bì của thế giới sẽ tiếp tục tăng cao

VPPA tổng hợp

Bình luận của bạn

Tin liên quan

Tin đã đăng