Các công ty Trung Quốc tại Đông Nam Á tăng mua, giá OCC Mỹ tăng cao
Xuất phát từ nhu cầu của Trung Quốc lục địa, các công ty của nước này có cơ sở đặt tại Lào, Thái Lan, Malaysia và Indonesia, với tổng công suất lên tới 7,0 triệu tấn/năm, trong vài năm qua đã ưu tiên nhập khẩu OCC Mỹ.
Sản phẩm chủ yếu là bột giấy tái chế và giấy bao bì hòm hộp và chủ yếu sẽ được xuất khảu trở lại thị trường Trung Quốc. Đặc biệt, các công ty lớn như Nine Dragons Paper (Holdings), Lee & Man Paper Manufacturing và Shanying International, có các cơ sở sản xuất tại Đông Nam Á, đã sẵn sàng trả mức giá rất cao cho giấy nâu Mỹ chất lượng tốt vào thời điểm khi nguồn cung RCP Mỹ bị hạn chế và chi phí vận chuyển đường biển đến Đông Nam Á tăng cao.
Bởi vậy, chính các công ty này đang là nhân tố đã chi phối việc định giá OCC của Mỹ trong khu vực và khoảng cách giữa giá OCC Mỹ với OCC châu Âu ngày càng lớn.
Nguồn cung RCP từ Mỹ khan hiếm được cho là do nhu cầu ổn định của thị trường nội địa Mỹ và dự kiến sẽ hồi phục trở lại khi dịch Covid-19 qua đi.
Trong khi đó, khối lượng OCC (11) được chào bán tại khu vực lại đột ngột giảm với số lượng lớn.
Tại Hàn Quốc, giá chào bán OCC (11) Mỹ từ các nhà cung cấp là 300-315 USD/tấn và 315-330 USD/tấn đối với OCC (12) của Mỹ.
Tương tự, người mua ở Đài Loan đã nhận được nhiều lời chào hàng OCC (12) Mỹ hơn so với OCC (11) Mỹ, với mức giá chênh nhau 5 USD/tấn. Giá OCC (12) Mỹ ở mức 310-315 USD/tấn và giá OCC (11) Mỹ ở mức 305-310 USD/tấn.
Tại Đài Loan và Đông Nam Á, giá OCC (11) Mỹ ở mức 300-330 USD/tấn, tăng 5-10 USD/tấn so với đầu tháng 7/2021. Giá OCC (12) đã đạt 335-350 USD/tấn.
Giá OCC châu Âu (95/5) ở mức 290-300 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn, trong khi OCC của Nhật Bản giảm 5-10 USD/ tấn xuống còn 300-315 USD/tấn.
Tại Thái Lan, Việt Nam người mua đang nỗ lực đàm phán giảm giá, nhưng dường như thị trường vẫn biến động trái ngược với mong muốn của các nhà nhập khẩu./.
>>> Hiệp hội tiếp tục kiến nghị hỗ trợ doanh nghiệp
Theo FastMarkets RISI
Đăng nhập để bình luận.