Cần minh bạch đóng góp của doanh nghiệp để tái chế, xử lý chất thải

Ông Nguyễn Quốc Dũng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội DN sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam kiến nghị tại buổi góp ý dự thảo
Chiều 7/11, tại TPHCM, Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) tổ chức hội thảo tham vấn dự thảo Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải.
Ông Nguyễn Quốc Dũng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội DN sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam, cho rằng, các khoản hỗ trợ theo dự thảo đều theo cơ chế xin-cho, tập trung tại Bộ TN&MT, rất khó khăn cho các tỉnh xa. Các tiêu chí xét duyệt hỗ trợ, mức hỗ trợ chưa được quy định rõ ràng, không có quy định thời hạn phải giải ngân khoản đóng góp của DN để tái chế sản phẩm, xử lý chất thải, nguồn kinh phí quản lý hành chính còn trái với Nghị định 08.
Bà Lý Kim Chi – Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TPHCM cho rằng, theo điều 55 Luật Bảo vệ môi trường thì khoản đóng góp của DN chỉ dùng cho mục đích tái chế. Điều 82 quy định chi phí quản lý hành chính được lấy từ tiền lãi ngân hàng trong việc đóng góp của DN. Tuy nhiên trong dự thảo chỉ có 1/11 tiêu chí của Văn phòng ERP (nhiệm vụ tư vấn, giúp Bộ trưởng Bộ TN&MT quản lý, giám sát, hỗ trợ việc thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu) là dùng cho việc tái chế, còn lại dùng cho mục đích khác.
![]() |
Toàn cảnh hội thảo |
“Điều này đồng nghĩa với việc các khoản tài chính đóng góp của DN được sử dụng vào các mục đích không liên quan trực tiếp đến tái chế, xử lý chất thải. Trong khi đó, theo Luật Bảo vệ môi trường, khoản đóng góp tài chính này chỉ sử dụng cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì và không sử dụng vào các mục đích khác” – bà Chi nói.
Ông Phan Tuấn Hùng – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT – Tổ trưởng Tổ soạn thảo Thông tư cho biết, nguồn tài chính đóng góp từ nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam sẽ được hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì hoặc xử lý chất thải sinh hoạt, tuân thủ nguyên tắc quản lý, sử dụng minh bạch, hiệu quả và đúng mục đích, tuyệt đối không sử dụng cho mục đích khác ngoài tái chế, xử lý chất thải. Đây là điểm khác biệt giữa khoản đóng góp tài chính này so với các loại thuế, phí môi trường hiện nay.
>>> Điều chỉnh tỷ lệ tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo báo Tiền phong
Tin liên quan
Tin đã đăng
- Hội nghị toàn thể hội viên Chi hội I – Nhiều nút thắt đã được gợi mở để tháo gỡ
- Hội nghị toàn thể hội viên Chi hội I – Nhiều nút thắt đã được gợi mở để tháo gỡ
- Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam tham dự Hội nghị Công nghiệp Giấy và Bột giấy Châu Á lần thứ 7
- Sản xuất gặp khó, 8 hiệp hội vật liệu kêu cứu, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng giải pháp
Đăng nhập để bình luận.