Chậm thông quan giấy tái chế nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp giấy đứng trước nguy cơ đóng cửa

Ngày 27-07-2018
VPPA-Ngày 26/7/2018 ông Nguyễn Nhân Phượng, Phó Chủ tịch và ông Đặng Văn Sơn Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cùng đại diện một số hội viên VPPA khu vực miền Bắc đã có buổi trao đổi thông tin về nhiều vấn đề liên quan đến sản xuất giấy trong […]

Ngày 26/7/2018 ông Nguyễn Nhân Phượng, Phó Chủ tịch và ông Đặng Văn Sơn Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cùng đại diện một số hội viên VPPA khu vực miền Bắc đã có buổi trao đổi thông tin về nhiều vấn đề liên quan đến sản xuất giấy trong nước đặc biệt là những khó khăn của một số doanh nghiệp có nguyên liệu sản xuất là giấy tái chế nhập khẩu (hiện đang bị thiệt hại, không có nguyên liệu sản xuất) do vướng mắc trong triển khai thực hiện các công văn 3738 ngày 26/6/2018 và mới đây nhất là công văn 4202 ngày 17/7/2018 của Tổng Cục Hải quan về quản lý phế liệu nhập khẩu.

Tại đây, VTV1 cũng đã có cuộc trao đổi nhanh với đại diện lãnh đạo và một số hội viên VPPA để kiến nghị các giải pháp tháo gỡ với các cơ quan chức năng nhằm giảm tối đa thiệt hại sớm ổn định sản xuất cho các doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Nhân Phượng – Phó Chủ tịch VPPA kiến nghị cơ quan chức năng sớm có giải pháp để doanh nghiệp ổn định sản xuất

Trong vấn đề để bảo vệ môi trường ông Nguyễn Nhân Phượng và các hội viên VPPA đều đồng tình với chủ trương của Nhà nước tăng cường các biện pháp rà soát, siết chặt phế liệu nhập khẩu (bao gồm cả giấy tái chế) này. Các biện pháp này đồng thời đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính, trung thực. Tuy nhiên ngược lại VPPA đồng thời mong muốn các cơ quan chức năng nhanh chóng có các giải pháp, sớm thông quan các công ten nơ giấy tái chế để các doanh nghiệp ổn định nguyên liệu, không phải đóng máy, ngừng sản xuất (bởi nếu việc này còn tiếp diễn, không chỉ doanh nghiệp giấy phải “cõng” thêm nhiều gánh nặng chi phí mà sẽ tạo ra thiệt hại kép như: do doanh nghiệp sản xuất bao bì không có nguyên liệu sản xuất không có hàng để giao dẫn đến doanh nghiệp xuất khẩu trong nước không có bao bì để đóng gói hàng như kế hoạch sẽ bị phạt, mất uy tín… đồng thời làm phát sinh tình trạng tranh mua, gây hỗn loạn thị trường… ).

Theo báo cáo từ các hội viên VPPA cho thấy hậu quả của việc ắc tắc các công – ten nơ giấy tái chế tại các cảng đã khiến các doanh nghiệp sản xuất bao bì trong nước hiện đang trong thế sản xuất cầm chừng và  nếu việc này còn kéo dài thì rất nhanh sẽ có hàng trăm nhà máy phải đóng cửa ngừng sản xuất và kéo theo đó là nhiều hệ lụy…

Chia sẻ nhanh tại buổi làm việc ông Nguyễn Văn Hiện, Giám đốc Công ty CP Giấy Việt cho biết hiện Công ty chỉ còn đủ nguyên liệu đến ngày 31/7/2018 (nếu tiếp tục nguyên liệu không về kịp sau đó Công ty sẽ phải ngừng sản xuất ) còn tại Công ty CP Giấy Hoàng Văn Thụ hiện tại cũng chỉ đủ nguyên liệu sản xuất trong 10 ngày tới, nguy cơ dừng máy là rất rõ.

Ông Hoàng Minh Thông – Công ty CP Giấy Hoàng Văn Thụ: Việc ách tắc các công-ten–nơ giấy tái chế  nhập khẩu đã gây ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì trong nước, làm gia tăng gánh nặng chi phí

Trong buổi làm việc đa số các hội viên VPPA đều đồng tình kiến nghị được hậu kiểm các công-ten-nơ thay vì kiểm hóa tại cảng vì thực tế việc kiểm hóa theo hướng dẫn tại công văn 4202 ngày 17/7/2018 của Tổng cục Hải quan là cực kỳ khó không khả thi, ngoài ra hầu hết các doanh nghiệp nhập giấy tái chế đều ký quỹ ( tức là đã có sự ràng buộc trách nhiệm không hề nhỏ, đồng nghĩa chẳng dại gì mà vi phạm để chịu phạt); đồng thời cũng kiến nghị Tổng cục Hải quan có giải pháp phân luồng trong nhập khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính, minh bạch chưa từng vi phạm…

Ông Nguyễn Văn Hiện – Công ty CP Giấy Việt Trì, đề nghị được hậu kiểm vì Công ty có kho và sân bãi địa chỉ rõ ràng

Bình luận của bạn

Tin liên quan

Tin đã đăng