Đánh giá khả năng loại nhựa của một số chủng nấm phân lập ở Việt Nam

Ngày 03-03-2020
VPPA-Hiện nay nước ta có hai doanh nghiệp sản xuất giấy có công suất lớn là Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) và Công ty cổ phần Giấy An Hòa. Nhà máy Giấy Bãi Bằng sử dụng công nghệ nấu sunfat gián đoạn và công ty CP Giấy An Hòa áp dụng công nghệ […]

Hiện nay nước ta có hai doanh nghiệp sản xuất giấy có công suất lớn là Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) và Công ty cổ phần Giấy An Hòa. Nhà máy Giấy Bãi Bằng sử dụng công nghệ nấu sunfat gián đoạn và công ty CP Giấy An Hòa áp dụng công nghệ nấu liên tục với dây chuyền thiết bị mới, nhưng cặn nhựa vẫn gây ra nhiều khó khăn (gây cáu cặn đường ống, tắc lưới lọc dịch trong nồi nấu liên tục v.v…).
Một số giải pháp đã được áp dụng trong bảo quản dăm mảnh, bổ sung chất trợ phân tán trong quá trình nấu bột v.v…, nhưng vẫn chưa đem lạl hiệu quả thực sự.
Xu hướng mới hiện nay là đưa vi sinh vật phân hủy nhựa và enzym vào công đoạn tiền xử lý nguyên liệu gỗ và trong quá trình sản xuất bột giấy đế giảm lượng hóa chất bổ sung, giảm cặn nhựa và giảm áp lực xử lý nước thải.
Trên thế giới, hiện nay đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm sinh học và enzym đế loại nhựa cây, giúp quá trình sản xuất giấy hiệu quả và thân thiện môi trường hơn.
Một số chế phẩm enzym đã được thương mại hóa như nhóm Resinase, Lipadase, Buzyme được sử dụng để loại bỏ nhựa trong bột giấy và xơ sợi.
Trên thị trường quốc tế hiện có chế phẩm Cartapip (New Zealand) có chúa chủng nấm Ophitoma piliterum, được sử dụng chủ yếu đế loại bỏ nhựa cây trong nguyên liệu dăm mảnh gỗ mềm.
Các nghiên cứu loại bỏ nhựa đối với gỗ keo là nguyên liệu chính trong sản xuất giấy của Việt Nam thì hầu như chưa có.
Với chủ trương phát triển của ngành công nghiệp giấy nước nhà và nhu cầu sử dụng chế phẩm vi sinh đế loại bỏ nhựa cây trong nguyên liệu dăm mảnh phục vụ sản xuất bột giấy và xuất khẩu cần thiết phải nghiên cứu tuyến chọn các chủng nấm có khả năng loại nhựa tốt đế phục vụ tạo chế phẩm sinh học.
Theo Công nghệ Sinh học Việt Nam
Bình luận của bạn

Tin liên quan

Tin đã đăng