Hiệp ước Liên hợp quốc về chống ô nhiễm nhựa: Cam kết của các nhà sản xuất

Ngày 19-01-2022
VPPA-Hơn 70 tổ chức tài chính và doanh nghiệp đồng thuận ra tuyên bố thúc giục sự cần thiết phải có một hiệp ước quốc tế, ràng buộc pháp lý về vấn đề ô nhiễm nhựa trước thềm Đại hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA) 5.2, tại Nairobi, Kenya trong năm 2022.

Các bên ký kết đã thống nhất ủng hộ bản báo cáo trước đây của tổ chức WWF “Báo cáo nghiên cứu kinh doanh cho Hiệp ước Liên hợp quốc về vấn đề ô nhiễm nhựa”, bao gồm các nhà sản xuất và phân phối hàng đầu thế giới đồ uống, chất lỏng: Amcor, Berry, Coca-Cola, Mondelēz International, Mondi, Nestlé, Procter & Gamble, PepsiCo và Unilever.

Một hiệp ước mới của Liên hợp quốc là cần thiết và rất quan trọng nhằm thiết lập một tiêu chuẩn hành động chung cao cho tất cả các quốc gia tuân theo và thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn đối với sản phẩm nhựa trên toàn cầu và trên quy mô lớn.

Quá trình chuyển đổi này yêu cầu các chính phủ phải điều chỉnh các biện pháp quản lý, áp dụng cho toàn bộ vòng đời của sản phẩm nhựa, không giới hạn phạm vi đàm phán chỉ để giải quyết các thách thức về quản lý chất thải.

Tuyên bố của các bên tham gia Hiệp ước Liên hiệp quốc đã “gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến các nhà hoạch định chính sách rằng giờ đây họ có cơ hội chưa từng có để lật ngược tình thế ô nhiễm nhựa.

Ủy ban đàm phán liên chính phủ

Tuyên bố nêu bật ba vấn đề trọng tâm của ô nhiễm nhựa trên toàn cầu:

  • Vấn đề ô nhiễm nhựa là xuyên biên giới và dẫn đến những tác động tiêu cực đáng kể đến môi trường, xã hội và kinh tế toàn cầu.
  • Cần thiết phải có một phản ứng quốc tế đồng bộ, phối hợp tổng thể nhằm giải quyết các vấn đề căn bản, nhằm ngăn chặn rò rỉ nhựa vào tự nhiên một cách hiệu quả.
  • Nền kinh tế tuần hoàn đối với nhựa sẽ góp phần giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học, đồng thời mang lại những tác động kinh tế và xã hội tích cực.

Với ba vấn đề nêu trên, các bên ký kết thúc giục thành lập một Ủy ban Đàm phán Liên Chính phủ tại UNEA 5.2 để phát triển các sáng kiến ​​và mục tiêu chính sách. Tuyên bố kêu gọi thành lập Ủy ban Đàm phán Liên hợp tại ngay tại UNEA 5.2 ở Kenya.

Hiện nay, ô nhiễm nhựa không chỉ dừng lại ở bên trong phạm vi một quốc gia nào cả. Đó là một vấn đề toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp và chính phủ phải hợp tác với nhau về các giải pháp toàn cầu.

Tuyên bố này đánh dấu lần đầu tiên nhiều doanh nghiệp hàng đầu đến với nhau và kêu gọi một hiệp ước mạnh mẽ, ràng buộc về mặt pháp lý; trong đó đặt ra các quy tắc và quy định chung, thiết lập một sân chơi bình đẳng và tạo ra các điều kiện cần thiết để cung cấp các giải pháp toàn cầu được phối hợp.

Đề xuất chính sách

Các khuyến nghị của tuyên bố bao gồm việc thiết lập các chính sách ở các cấp độ khác nhau, có thể giữ cho sản phẩm nhựa vẫn lưu thông trong nền kinh tế, nhưng môi trường không bị ảnh hưởng, đồng thời giảm sản xuất và sử dụng nhựa nguyên sinh. Các chính sách này cũng sẽ tách việc sản xuất nhựa khỏi việc tiêu thụ tài nguyên hóa thạch.

Ủy ban cũng sẽ tập trung vào việc thiết lập một định hướng rõ ràng để gắn kết các chính phủ, doanh nghiệp và xã hội dân sự đằng sau sự hiểu biết chung về các nguyên nhân gây ô nhiễm nhựa và một cách tiếp cận chung để giải quyết chúng.

Đối với các công ty và nhà đầu tư, định hướng rõ ràng này sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng và ngăn chặn sự chắp vá của các giải pháp rời rạc, đồng thời tạo ra các điều kiện thuận lợi, phù hợp để làm cho nền kinh tế tuần hoàn hoạt động trên thực tế và trên quy mô lớn.

Tạo ra một chính sách quản trị mạnh mẽ, nhằm đảm bảo sự tham gia và tuân thủ của các quốc gia cũng sẽ là điều cần thiết. Nếu một ủy ban có thể đảm bảo một cơ chế để điều này có thể xảy ra, thì ủy ban đó sẽ “tạo điều kiện đầu tư để mở rộng quy mô đổi mới, cơ sở hạ tầng và kỹ năng ở các quốc gia và ngành cần sự hỗ trợ quốc tế nhất. Các bên ký kết chính cũng chính là những người gây ô nhiễm ​​lớn về nhựa.

Điểm cốt lõi

Tuyên bố cho biết, hiên nay thế giới đang ở “thời điểm quan trọng để thiết lập một hiệp ước đầy tham vọng của Liên hợp quốc nhằm thúc đẩy sự hợp tác cho các giải pháp hệ thống và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn trên toàn cầu.”

Tuy nhiên, trong khi có sự ủng hộ rộng rãi giữa các nhà hoạt động và các chuyên gia cho hiệp ước nhựa toàn cầu, thì nhiều công ty đã ký kết lại bị đổ lỗi là những người gây ô nhiễm nhựa phần lớn trên thế giới.

Theo Innova Market Insights, 44% người tiêu dùng toàn cầu nói rằng các công ty sản xuất và cung cấp đồ uống, chất lỏng đóng góp đáng kể vào cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa toàn cầu, trong đó hành vi của người tiêu dùng là nguyên nhân chính (64%).

Theo báo cáo năm 2020, Tổ chức Break Free from Plastic đã nêu tên Coca-Cola, PepsiCo, Unilever, Nestlé, Procter & Gamble, Mondelēz International, Philip Morris International, Danone, Mars và Colgate-Palmolive là mười tác nhân gây ô nhiễm nhựa hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, hiện nay tất cả các công ty này lại đã ký lời kêu gọi một Hiệp ước Liên hiệp quốc. Điều đó rõ ràng rằng, Hiệp ước là cơ hội hiện hữu và duy nhất hiện nay để thúc đẩy và kiểm soát tình trạng ô nhiễm nhựa trên toàn thế giới./.

    >>> Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp ngành bao bì trong bối cảnh mới

VPPA (Theo www.packaginginsights.com)

Bình luận của bạn

Tin liên quan

Tin đã đăng