Malaysia tạm dừng cấp phép cho các dự án sản xuất giấy mới

Ngày 13-04-2022
VPPA-Ngày 12 tháng 4 năm 2022, Bộ Công nghiệp và Ngoại thương Malaysia (MITI) ra thông báo sẽ tạm ngừng cấp phép cho các dự án mới đối với ngành công nghiệp giấy trong vòng 2 năm.

malaysia-tam-dung-cap-phep-cho-cac-du-an-san-xuat-giay-moi

Quy định áp dụng đối với các dự án nhà máy mới, mở rộng công suất tại các nhà máy hiện có và đối với các nhà máy quy mô nhỏ xin cấp giấy phép sản xuất (trước đây nằm trong diện được hưởng miễn trừ).

Đối với các dự án mở rộng hoặc thành lập nhà máy của các công ty có trụ sở tại Trung Quốc đã được phê duyệt trước đó sẽ không bị ảnh hưởng bởi quy định mới này.

Kể từ ngày 15 tháng 3, Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia (MIDA) sẽ không tiếp nhận bất kỳ đơn đăng ký mới nào. Các đơn đăng ký trước ngày 15 tháng 3 sẽ được xử lý nhưng vẫn phải được chính phủ Malaysia phê duyệt. Bên cạnh đó, việc mua lại các nhà máy hiện có cũng sẽ bị đình chỉ.

 Giấy phép sản xuất là cần thiết để tránh áp thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu và thiết bị được sử dụng trong sản xuất giấy. 

Việc vận hành một nhà máy giấy ở Malaysia mà không có giấy phép sản xuất là bất hợp pháp, bên cạnh những cơ sở cực nhỏ được miễn trừ.

Cụ thể, từ ngày 15 tháng 3, chỉ những nhà sản xuất có giá trị ròng dưới 590.000 USD hoặc sử dụng ít hơn 75 công nhân sẽ được miễn trừ. Hoạt động mà không có giấy phép có thể đối diện với án phạt tiền và tù.

MIDA kỳ vọng rằng việc đình chỉ các đơn xin giấy phép sản xuất sẽ cho phép chính phủ Malaysia có thời gian và nguồn lực để quản lý và giám sát việc nhập khẩu giấy thu hồi (RCP) theo quy chuẩn mới.

Gần đây, quy chuẩn nhập khẩu RCP được thắt chặt hơn đã được thực hiện vào tháng Giêng, và sau đó nhanh chóng bị tạm ngưng đến 1/7 do vô số vấn đề logistics. 

Chính phủ Malaysia thừa nhận rằng ngành công nghiệp giấy của nước này đang có tình trạng thừa công suất và nhập khẩu RCP tăng đột biến kể từ năm 2018. 

Cuối năm 2017, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu loại bỏ dần việc nhập khẩu RCP và cấm hoàn toàn vào năm 2021. 

Do đó, MIDA đã nhận được rất nhiều yêu cầu từ các nhà sản xuất giấy Trung Quốc đang muốn mở rộng hoạt động của họ tại Malaysia, bằng cách bắt đầu một dự án mới hoặc bằng cách liên doanh với các công ty Malaysia hiện có.

Các nhà máy lớn của Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào Malaysia bằng cách thành lập các nhà máy mới hoặc mua lại các nhà máy hiện có.

Đến nay, tổng công suất giấy và bìa của Malaysia đạt khoảng 1,9 triệu tấn/năm. Con số này sẽ tăng lên 10 triệu tấn/năm khi các công ty có trụ sở tại Trung Quốc hoàn thành các dự án đã được phê duyệt.

MIDA ước tính rằng các khoản đầu tư theo kế hoạch của Trung Quốc vào lĩnh vực giấy và bìa tại Malaysia tổng cộng đạt 4 tỷ USD.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp giấy và bìa Malaysia đã dẫn đến sự thiếu hụt nguyên liệu thô trong nước, các vấn đề về quản lý chất thải và tình trạng môi trường ngày càng tồi tệ.

Phần lớn các nhà máy giấy và bìa của Trung Quốc đều sử dụng RCP nhập khẩu làm nguyên liệu đầu vào. Điều này dẫn đến những lo ngại tiềm ẩn về môi trường mà chính phủ Malaysia đang theo dõi chặt chẽ.

Do thiếu hụt nguồn RCP trong nước, nhập khẩu RCP vào Malaysia đã tăng từ 334.000 tấn trong năm 2018 lên 1,8 triệu tấn vào năm 2021.

    >>> Giá giấy thu hồi nhập khẩu giảm tại Ấn Độ và Đông Nam Á

Theo Fastmarkets RISI

VPPA dịch

Bình luận của bạn

Tin liên quan

Tin đã đăng