Năm 2017 nhập khẩu giấy tăng cả lượng và kim ngạch

Ngày 08-02-2018
VPPA-  Trong năm 2017 Việt Nam tăng nhập khẩu giấy từ thị trường Malaysia và Áo, mặc dù lượng giấy nhập từ hai thị trường này chỉ đạt lần lượt 70,1 nghìn tấn và 1,2 nghìn tấn. Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 12/2017 Việt Nam đã nhập khẩu168,8 nghìn tấn giấy […]

 

Trong năm 2017 Việt Nam tăng nhập khẩu giấy từ thị trường Malaysia và Áo, mặc dù lượng giấy nhập từ hai thị trường này chỉ đạt lần lượt 70,1 nghìn tấn và 1,2 nghìn tấn.
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 12/2017 Việt Nam đã nhập khẩu168,8 nghìn tấn giấy các loại với 151,8 triệu USD, giảm 6,5% về lượng và 5,3% về kim ngạch so với tháng 11, tính chung cả năm 2017 Việt Nam đã nhập khẩu 1,9 triệu tấn kim ngạch trên 1,6 tỷ USD, tăng 2,2% về lượng và 10,1 % về kim ngạch so với năm 2016.
Năm 2017, Việt Nam nhập khẩu giấy chủ yếu từ các nước Đông Nam Á chiếm 31,7% tổng lượng nhóm hàng. Giá nhập bình quân từ thị trường này tăng 6,67% đạt 974,15 USD/tấn.
Thị trường có lượng giấy nhập nhiều nhất là Trung Quốc, đạt 406,3 nghìn tấn 318,1 triệu USD, nhưng so với năm 2016 giảm 15,99% về lượng nhưng kim ngạch tăng 0,46%. Giá nhập bình quân tăng 19,59% đạt 783,04 USD/tấn.
Thị trường nhập nhiều đứng thứ hai là Indonesia, Đài Loan (Trung Quốc) với lượng nhập 267 nghìn tấn mỗi thị trường, trong đó lượng giấy nhập từ thị trường Đài Loan (Trung Quốc) giảm 6,46% so với năm trước nhưng kim ngạch từ hai thị trường này đều tăng tương ứng 9,13% và 5,99%.
Ngoài ra Việt Nam còn nhập khẩu giấy từ các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia….
Nhìn chung, năm 2017 nhập khẩu giấy từ các thị trường đều có lượng tăng chiếm 77,7% và ngược lại thị trường với lượng giảm chỉ chiếm 22,2%.
Đặc biệt năm 2017 Việt Nam tăng nhập khẩu giấy từ hai thị trường Malaysia và Áo, tuy lượng nhập từ hai thị trường này chỉ đạt 70,1 nghìn tấn và 1,2 nghìn tấn, nhưng tăng 63,25% và 57,73% so với năm trước.
Nhập khẩu giấy các loại năm 2017

Thị trường

Năm 2017

So với năm 2016

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng (%)

Trị giá (%)

Tổng

1.962.937

1.667.653.133

2,2

10,1

Trung Quốc

406.326

318.168.635

-15,99

0,46

Indonesia

267.874

198.516.036

2,21

9,13

Đài Loan

267.627

158.349.824

-6,46

5,99

Nhật Bản

265.686

185.460.117

25,07

20,29

Hàn Quốc

248.193

224.916.639

15,03

21,4

Thái Lan

227.750

177.742.571

-12,1

2,66

Malaysia

70.128

55.285.802

63,25

23,79

Singapore

51.517

172.632.291

34,58

12,37

Hoa Kỳ

26.428

22.570.596

135,1

96,89

Phần Lan

22.610

22.929.336

29,32

27,62

Nga

21.992

19.948.512

8,36

12,43

Ấn Độ

13.346

30.009.916

5,85

-34,45

Italy

9.254

9.843.946

18,75

3,71

Philippines

6.534

3.500.371

-19,79

-17,81

Đức

6.524

9.415.519

36,51

1,25

Thụy Điển

5.256

4.952.425

8,8

2,63

Áo

1.224

1.229.202

57,73

78,99

Pháp

859

3.147.194

10,7

92,44

(Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Về thị trường, dẫn nguồn thông tin từ starnpos.com những ngày cuối năm 2017 hầu hết các đơn vị sản xuất đều tăng giá giấy in nhiệt. Bởi vậy các đơn vị cung cấp và khách hàng sẽ phải mua với giá cao hơn ít nhất 200-500 đ/cuộn.
Nguyên nhân giá tăng do giá nguyên vật liệu tăng, khan hiếm. Các đơn vị sản xuất họ phải nhập giá nguyên vật liệu tăng gấp 2- 3 lần. Vì vậy họ cung cấp cho các đại lý và khách hàng với mức giá cao hơn trước. Thậm chí nhiều nhà sản xuất họ còn không nhập được nguyên vật liệu để sản xuất giấy. Nguồn nguyên liệu khan hiếm, mà nhu cầu lại tăng cao trong những ngày cuối năm khiến cho giá tăng mạnh là điều không thể tránh khỏi.
Trước đây giá in nhiệt k80 ở mức 6.700 đ/cuộn còn hiện tại một số đơn vị đã tăng giá lên 6.900 đ/cuộn hoặc cao hơn.
Bình luận của bạn

Tin liên quan

Tin đã đăng