Ngành công nghiệp giấy Malaysia trở lại hoạt động trong tình trạng thiếu hụt nguyên liệu RCP
Mặc dù trước khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, các nhà máy sản xuất giấy bao bì và nhà máy bột giấy tái chế vẫn được phép hoạt động nhưng bị hạn chế về công suất và số lượng công nhân tập trung. Đến nay, các quy tắc về giãn cách xã hội vẫn có hiệu lực đối với mọi người, nhưng hạn chế về sản xuất và nhân sự đối với các nhà máy bột giấy tái chế đã được dỡ bỏ hoàn toàn.Tuy nhiên, chi phí giá tăng cao và sự thiếu hụt nguồn cung giấy thu hồi (RCP) đang gây tổn hại cho hoạt động của các công ty.
Hiện nay các nhà sản xuất giấy bao bì từ nguyên liệu giấy thu hồi của Malaysia đang vận hành với tỷ lệ công suất thấp khoảng 50%. Họ đang hy vọng có thể tăng sản lượng vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.
Tỷ lệ hoạt động thấp là vấn đề đối với các công ty này, vì để cần hòa vốn thì tỷ lệ hoạt động phải bảo đảm từ 70% công suất trở lên. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ của giấy bao bì hiện nay tại Malaysia vẫn ở mức thấp và các công ty này cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu RCP nghiêm trọng vì thu gom trong nước bị giảm mạnh kể từ khi lệnh phong tỏa bắt đầu ban hành.
>>> Sun Paper mở rộng đầu tư các dây chuyền mới
Chẳng hạn như Công ty Pascorp Paper’s Bentong phụ thuộc rất nhiều vào RCP được thu gom trong nước. Mặc dù lệnh phong tỏa đã dỡ bỏ từ 4/5/2020, nhưng tỷ lệ thu gom vẫn còn rất thấp.
Trong khi đó, nguồn RCP nhập khẩu vào Malaysia đang gặp nhiều khó khăn, giá tăng cao, các nhà cung cấp trì hoãn việc giao hàng do giá liên tục thay đổi, vấn đề logistics tại các cảng và số lượng container còn trống hạn chế cũng làm khó khăn thêm cho việc nhập khẩu RCP vào Malaysia./.
PPI Pulp & Paper Week
Đăng nhập để bình luận.