Nguồn cung giảm, giá RCP nhập khẩu tại châu Á có xu hướng tăng trở lại

Giấy thu hồi (RCP) nhập khẩu tại Châu Á lại bắt đầu vào thời điểm tăng giá, với xuất phát điểm từ thị trường Ấn Độ, do nhu cầu bột giấy tái chế tại thị trường Trung Quốc gia tăng.
Ngay trong tuần đầu tháng 6/2021 các nhà máy tại Ấn Độ đã tăng cường mua các loại RCP từ Mỹ và Châu Âu để sản xuất bột giấy tái chế, đáp ứng yêu cầu của khách hàng Trung Quốc. Các nhà sản xuất Ấn Độ hầu như mua tất cả các loại RCP, bao gồm OCC, ONP và mixed paper…
Hiện nay, các nhà sản xuất tại Indonesia cũng đang thúc đẩy mua vào RCP, điều này đã gây nên tình trạng cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ở hai nước Ấn Độ và Indonesia. Trong khi đó, nguồn cung RCP hạn chế, chi phí vận chuyển quốc tế tăng và khó khăn vận tải do thiếu container rỗng… đã làm gia tăng sự cạnh tranh và đẩy giá RCP lên cao.
OCC(11) của Mỹ chốt giá 290-300 USD/tấn và OCC(12) có giá cao hơn 10 USD/tấn ở cả thị trường Ấn Độ và Indonesia. Tại thị trướng Ấn Độ giấy mixed paper của Mỹ được mua vào với giá tới 175-195 USD/tấn.
Đầu tháng 6/2021, giá bột OCC tái chế của Ấn Độ bán cho Trung Quốc đã tăng lên lên 455-470 USD/tấn từ khoảng 450 USD/tấn vào đầu tháng 5, trong khi bột ONP tái chế (dạng cuộn) đạt mức 500 USD/tấn.
>>> Ấn Độ sẽ không áp thuế nhập khẩu giấy in báo
Xu hướng tăng giá RCP tại Ấn Độ đã thúc đẩy và lan sang cả các thị trường khác tại Châu Á. Tại Hàn Quốc, Đài Loan và Đông Nam Á (không tính Indonesia), giá OCC(11) của Mỹ đã tăng từ 235-280 USD/tấn cuối tháng 5, lên 260-295 USD/tấn. Tương tự, OCC(95/5) của Châu Âu đã tăng từ 235-260 USD/tấn lên 255-270 USD/tấn. OCC của Nhật Bản tăng 10 USD/tấn, đạt 270-280 USD/tấn ở Đông Nam Á và Đài Loan.
Trong khi Mixed paper nhập khẩu từ Mỹ đã tăng 15-35 USD/tấn, chốt giá ở mức 175-195 USD/tấn tại Đông Nam Á, Mixed paper châu Âu đã tăng 35-50 USD/tấn lên 175-230 USD/tấn, giá Mixed paper tăng đột biến tại các thị trường châu Á được cho là xuất phát từ thị trường Ấn Độ.
Do mức tăng giá RCP đột xuất và có mức tăng cao nên các nhà nhập khẩu chưa chấp nhận với mức tăng này, dẫn đến đàm phán kéo dài và nguồn cung sẵn có đã giảm xuống. Hơn nữa, tại khu vực Đông Nam Á nhiều nước đang bị ảnh hưởng nặng nề của dịch covid 19, hoạt động sản xuất, tiêu thụ nội địa và thu gom bị ảnh hưởng dẫn đến nguồn dự trữ RCP trong khu vực thấp. Trong khi đó nhu cầu RCP ở Mỹ và châu Âu đã được cải thiện sau khi triển khai vắc xin nhanh chóng ở đó, dẫn đến giảm nguồn cung xuất khẩu sang châu Á./.
VPPA tổng hợp
Tin liên quan
Tin đã đăng
- Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất
- CEO JPMorgan: Thế giới chưa chuẩn bị trước “nỗi đau” Fed thiết lập lãi suất 7%
- Chuyên gia kinh tế: Thanh toán không dùng tiền mặt là phương án chống tham nhũng hiệu quả
- Bản tin tổng hợp PPIA từ 18/9/2023 đến 22/9/2023
Đăng nhập để bình luận.