Nguồn cung thấp, cước phí vận tải tăng, thúc đẩy OCC tăng giá tại Đông Nam Á

Ngày 06-11-2020
VPPA-Đại dịch COVID-19 quay trở lại châu Âu, hoạt động thu gom RCP tại Mỹ và châu Âu giảm, giá cước vận chuyển RCP từ Mỹ và châu Âu về Đông Nam Á tăng đột ngột là những nguyên nhân tác động đến sự tăng giá của OCC tại khu vực này trong hai tuần trở lại đây.

nguon-cung-giam-gia-rcp-nhap-khau-tai-chau-a-co-xu-huong-tang-tro-lai

OCC nhập khẩu - nguồn nguyên liệu chính sản xuất giấy testliner và medium.

Ngay từ tuần cuối tháng 10/2020, khách hàng châu Á đã gặp khó khi đặt chỗ tàu để vận chuyển RCP từ Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đến Đông Nam Á, Đài Loan và Ấn Độ. Tình hình hiện nay ngày càng khó khăn hơn khi người bán viện lý do các vấn đề vận chuyển để tăng giá.

Các nhà cung cấp chỉ ra rằng các công ty vận tải quốc tế ưu tiên thị trường Trung Quốc hơn các khu vực châu Á khác cho các chuyến hàng vận chuyển đường biển, do xuất khẩu và nhập khẩu tăng mạnh của nước này.

Các công ty vận tải thích gửi trực tiếp các container rỗng trở lại Trung Quốc sau khi dỡ hàng Trung Quốc ở Mỹ và châu Âu, hơn là phân bổ chúng để vận chuyển RCP đến Đông Nam Á. Ngay cả những container rỗng từ Nhật Bản cũng được chuyển thẳng sang Trung Quốc.

Giá cước vận chuyển đường biển cho các chuyến hàng container xuất đi từ Trung Quốc đã tăng vọt, đạt 4.000 USD/container 40 feet để giao hàng đến Bờ Tây nước Mỹ và 5.000 USD/container 40 feet đến Bờ Đông nước Mỹ. Trong khi đó phí vận chuyển RCP từ Mỹ đến Đông Nam Á là xấp xỉ 1.000 USD/ container 40 feet.

Ngoài vấn đề vận chuyển, nguồn cung RCP tại Mỹ và châu Âu cũng bị hạn chế, do ảnh hưởng thắt chặt hoạt động thu gom bởi COVID-19.

Đây thực sự là lý do bất ngờ đối với khách hàng khu vực này, trước đó đã dự đoán giá RCP sẽ giảm sau khi các nhà máy Trung Quốc ngừng mua RCP trên thị trường quốc tế vào tháng 10. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục mua vào ở mức tối thiểu.

Trong khi đó, mức RCP thu mua trong nước tại một số nước như: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia không ngừng tăng đã khiến giá RCP nhập khẩu ở đó cũng tăng lên. OCC thu mua trong nước của khu vực các nước này hiện đạt mức 180-200 USD/tấn, trong khi nguồn cung có phần hạn chế.

OCC châu Á tăng vọt: OCC(11) của Mỹ tại Đông Nam Á đạt mức 165-175 USD/tấn trong tuần đầu tháng 11/2020, tăng 10-15 USD/tấn so với hai tuần trước.

Loại OCC cao cấp của Mỹ được lựa chọn kỹ có mức tạp chất dưới 0,5% chủ yếu được các nhà máy Trung Quốc mua trước khi họ ngừng mua vào tháng trước.

Trong khi loại có mức tạp chất 2%, được các nước khác quan tâm hơn như: Indonesia, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Tại Indonesia, giá OCC thường cao hơn 20 USD/tấn so với các nước châu Á khác do chế độ kiểm tra mà chính phủ Indonesia đang áp dụng đối với RCP nhập khẩu.

OCC châu Âu (95/5) có mức tăng mạnh nhất, tăng 15 USD/tấn lên 165-170 USD/tấn. Với việc châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng ngừng hoạt động do làn sóng đại dịch COVID-19 mới, các nhà cung cấp và người mua cho biết thậm chí còn khó khăn hơn để có được nguồn cung và đặt chỗ tàu cho khách hàng châu Á so với từ Mỹ.

OCC của Nhật Bản giữ nguyên ở mức 165-170 USD/tấn. Tuy nhiên, các nhà cung cấp Nhật Bản đang xem xét việc tăng giá, chào bán cho người mua lên tới 180 USD/tấn./.

Theo PPI Asia (6/11/2020)

Bình luận của bạn

Tin liên quan

Tin đã đăng