--Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam--

Phát triển thị trường nguyên liệu thứ cấp (Kỳ I): Cần bức tranh cơ sở dữ liệu tổng thể

Ngày 19-09-2019
VPPA-Tro bụi từ các nhà máy, phụ phẩm từ nông nghiệp, nhựa đã qua sử dụng đều có thể trở thành nguyên liệu sản xuất chính nhờ kết quả hợp tác của các doanh nghiệp lớn với nhau. Theo đó, các nhà đầu tư rất quan tâm và ủng hộ việc sử dụng nguyên vật […]

Tro bụi từ các nhà máy, phụ phẩm từ nông nghiệp, nhựa đã qua sử dụng đều có thể trở thành nguyên liệu sản xuất chính nhờ kết quả hợp tác của các doanh nghiệp lớn với nhau.

Theo đó, các nhà đầu tư rất quan tâm và ủng hộ việc sử dụng nguyên vật liệu thứ cấp để tái chế, tái sử dụng trở thành nguồn nguyên liệu chính trong hoạt động của doanh nghiệp. Bởi, việc đầu tư vào các sáng kiến của kinh tế tuần hoàn như nguyên liệu thứ cấp, giúp các nhà đầu tư “khoả lấp” được những khoảng trống tài nguyên dư thừa. Tuy nhiên, cần phải xác định rằng, đâu là những lĩnh vực, ngành nghề cần thiết ưu tiên đầu tư phát triển trước tiên?

Đó là chia sẻ của ông Andrew Thomas Mangan – Giám đốc Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Hoa Kỳ khi trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp về những điều kiện để phát triển nguồn nguyên liệu thứ cấp tại Việt Nam và kinh nghiệm đầu tư thành công của doanh nghiệp Hoa Kỳ.

3 cấp độ của thị trường nguyên liệu thứ cấp

Cũng theo ông Andrew Thomas Mangan, việc đầu tư, xây dựng và phát triển thị trường nguyên vật liệu thứ cấp là một quy trình gồm nhiều bước để hướng tới một thị trường nguyên liệu thứ cấp hoàn thiện hơn.

Xây dựng thị trường nguyên liệu thứ cấp là một trong những sáng kiến nhằm hiện thực hoá nền kinh tế tuần hoàn vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Xây dựng thị trường nguyên liệu thứ cấp là một trong những sáng kiến nhằm hiện thực hoá nền kinh tế tuần hoàn vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Theo đó, quy trình này bao gồm nhiều cấp độ, cấp độ đơn giản nhất là tạo ra một sàn giao dịch nguyên vật liệu thứ cấp, nơi các bên liên quan có thể trao đổi nguồn nguyên liệu với nhau. Tiếp đó, ở cấp độ cao hơn đó là tiến hành phân tích về cơ hội của nguồn nguyên liệu thứ cấp đó là gì? Tận dụng nguồn nguyên vật liệu đó ra sao? Để từ đó kết nối với các đơn vị cung cấp dịch vụ. Cấp độ cao nhất trong quy trình mà ông Andrew Thomas Mangan nhắc tới đó là những cơ hội mới hoàn toàn để tái sử dụng nguồn nguyên vật liệu thứ cấp.

Minh chứng cho cấp độ cao nhất này trong quy trình đầu tư, phát triển thị trường nguyên liệu thứ cấp Việt Nam, ông Andrew Thomas Mangan có nhắc đến việc mới đây, Công ty TNHH Dow Chemical Việt Nam và Công ty TNHH Deep C đã ký kết thoả thuận hợp tác về việc đầu tư xây dựng một dự án đường giao thông từ rác thải nhựa tái chế.

Được biết, rác thải nhựa được sử dụng trong dự án này chủ yếu là bao bì nhựa dẻo đã qua sử dụng, chẳng hạn như màng nhựa polyethylen. Sau khi làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nhựa được trộn với nhựa đường ở nhiệt độ khoảng 150-180oC. Ở nhiệt độ này, nhựa bị nóng chảy hoàn toàn, hoà với nhựa đường, giúp nâng cao độ bền cho con đường. Đường giao thông được làm từ nhựa tái chế còn có khả năng giảm khí phát thải nhà kính bằng cách thay thế một phần chất nhựa bitum cần có trong nhựa đường.

Nhắc đến những sáng kiến về việc triển khai nền kinh tế tuần hoàn, có lẽ không thể không kể đến Sáng kiến P4G do Thủ tướng Đan Mạch sáng lập với sự tham gia không chỉ của các cơ quan quản lý Nhà nước mà còn có cả các nhà đầu tư. Theo đó, mục đích của sáng kiến này đó là ủng hộ tối đa các ý tưởng, giải pháp, khuyến khích tối đa trong việc sử dụng nguồn nguyên vật liệu thứ cấp trong hoạt động của doanh nghiệp.

Phải xây dựng được bức tranh cơ sở dữ liệu tổng thế 

Theo quan điểm của ông Andrew Thomas Mangan, hiện nay tại Việt Nam cũng đã có nhiều sáng kiến về việc biến nguồn nguyên vật liệu thứ cấp thành nguồn nguyên liệu chính. Tuy nhiên, những sáng kiến này hiện nay vẫn đang rời rạc.

Trong khi đó, một trong những điểm mấu chốt để đầu tư, phát triển thị trường nguyên liệu thứ cấp đó là làm thế nào để có thể liên kết, tập hợp được những sáng kiến đó vào trong một nền tảng thống nhất? Phải có nền tảng dữ liệu cho các bên liên quan có cơ sở để ra quyết định trong việc có nên sử dụng nguồn nguyên liệu thứ cấp đó thành nguyên liệu đầu vào chính hay không?

Để có được cơ sở dữ liệu làm nền tảng cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định của mình, ông Andrew Thomas Mangan cho biết, trước tiên việc cần làm đó là thu thập dữ liệu từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư, từ các đơn vị tái chế, cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời khảo sát, phỏng vấn các bên có liên quan, từ đó tập hợp tạo nên một bức tranh cơ sở dữ liệu toàn diện về thị trường nguyên vật liệu thứ cấp Việt Nam, đặc biệt là rác thải nhựa.

Giấy tái chế là nguồn nguyên liệu thứ cấp.

Theo đó, có thể ưu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu cho một số ngành, lĩnh vực có tiềm năng phát triển trước, ví dụ như rác thải nhựa và ngành giấy.

“Chúng tôi bắt đầu với giấy và rác thải nhựa trước, sau đó mở rộng ra các chất thải khác, từ những ngành mẫu này sẽ góp phần giúp cho các bên liên quan hiểu được rằng nguyên liệu thứ cấp đó là gì? Có thể tái chế như thế nào? Tận dụng ra sao? Đâu là nguồn cung? Khối lượng cung là như thế nào? Bên cạnh đó, số lượng nhập khẩu là bao nhiêu để có thể đáp ứng được cho nhu cầu thị trường trong nước”, ông Andrew Thomas Mangan, nhấn mạnh.

Khi đã có cơ sở dữ liệu, các nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định của mình.

Với kinh nghiệm đầu tư và phát triển sản xuất thị trường nguyên vật liệu thứ cấp tại Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ cách đây nhiều năm, ông Andrew Thomas Mangan chia sẻ kinh nghiệm của doanh nghiệp Mỹ: “Cần phải hợp tác với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp có quy mô lớn để xem nhu cầu thực sự của họ là gì? Khuyến khích họ thay đổi, hành động và đưa ra quyết định”.

Ngoài ra, để phát triển thị trường nguyên vật liệu thứ cấp, phải có đội ngũ kết nối các bên có liên quan, đặc biệt là như Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Theo ông Andrew Thomas Mangan: “Đây là những chủ thể quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của thị trường nguyên vật liệu thứ cấp. Đây cũng chính là đầu mối giải quyết những khó khăn, thắc mắc của các doanh nghiệp khi doanh nghiệp tham gia đầu tư, phát triển thị trường nguyên vật liệu thứ cấp”.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp. 

Bình luận của bạn

Tin liên quan

Tin đã đăng

Hội viên

Công ty TNHH TMDV XNK Quang Minh Kiều Công ty cổ phần giấy HKB Công ty TNHH Giấy Bình Chiểu Công ty cổ phần Giấy Bình Minh Công ty TNHH Giấy Hưng Hà Công ty Sản xuất và Thương mại Việt Mỹ (TNHH) Công ty CP Tập đoàn HAPACO Công ty CP Giấy Việt Trì Công ty CP Giấy Vạn Điểm Công ty CP Giấy An Hòa Công ty CP Giấy Hoàng Văn Thụ Công ty CP Kỹ nghệ Nồi hơi Sài Gòn Trường Cao đẳng Công Thương Phú Thọ Viện Công nghiệp Giấy-Xenluylô Công ty cổ phần Giấy Hoàng Hà Hải Phòng Công ty TNHH Giấy và Bao bì Phú Giang Công ty Giấy Tissue Sông Đuống Công ty CP Xuất nhập khẩu Bắc Giang Công ty Cổ phần SX-TM Hưng Quốc Công ty cổ phần Hoá chất, Xơ sợi Maruni Trung tâm Công nghệ Polyme-Compozit và Giấy – Viện Kỹ thuật Hóa học, Đai học Bách Khoa Hà Nội Công ty TNHH Bắc Hà Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cường Thịnh Công ty CP Công nghệ Xen Lu Lo Công ty TNHH ABB Automation and Electrification (Việt Nam) Công ty TNHH Quảng Phát Công ty TNHH MTV Giấy Vĩnh Phú Công ty TNHH Valmet Technologies and Services Công ty TNHH Kiến trúc và Thương mại Á Châu Công ty TNHH Giấy Kraft Vina Công ty TNHH Giấy Sức Trẻ Công ty TNHH Giấy và Bao bì Đồng Tiến Công ty TNHH Công nghệ Cơ khí Huỳnh Quang Công ty CP Giấy Sài Gòn Công ty CP Giấy Rạng Đông Công ty CP Giấy Phùng Vĩnh Hưng Công ty CP Giấy Linh Xuân Công ty CP Giấy An Bình Công ty CP Đức Toàn Công ty TNHH Quốc tế NGO Công ty CP BATECO Việt Nam Công ty TNHH JP Corelex (Việt Nam) Công ty TNHH Công nghệ Mỹ Việt Công ty CP Giấy Sài Gòn Miền Trung Công ty CP Dịch vụ Thương mại Giấy Việt VPĐD Voith Turbo GMBH & CO.KG tại TP.HCM Công ty TNHH Thuận Phát Hưng Công ty TNHH SX và TM Tân Phát Công ty TNHH Giấy Xuân Mai Công ty CP Đầu tư công nghiệp XNK Đông Dương Công ty TNHH Xưởng Giấy Chánh Dương Công ty TNHH Bao bì Tấn Đạt Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam Công ty TNHH Lautan Luas Việt Nam Công ty TNHH MTV Hán Thái Việt Nam Công ty TNHH MTV Sản xuất và XNK Thuận Thiên Phát Công ty TNHH Cheng Loong Bình Dương Paper Cty TNHH MTV Dịch vụ Quảng Cáo và Triển Lãm Minh Vi Công ty TNHH Khang Thành Công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre Công ty TNHH Mạc Tích Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Công nghệ Môi trường Dương Nhật Công ty CP Sản xuất Thương mại Giấy Mê Kông Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Giấy Thuận An Công ty TNHH Siemens Công ty TNHH MTV Marubeni Việt Nam Công ty TNHH NTPM Công ty TNHH NEO Nam Việt Công ty TNHH Quốc tế Thiền Sinh Thái Công ty TNHH Kỹ thuật Cơ khí Khang Lâm Công ty TNHH Giấy Minh Cường Phát Công ty TNHH Welhunt Việt Nam Công ty CP Tetra Pak Công ty TNHH Sojitz Việt Nam Công ty CP VPP Hồng Hà Công ty CP MIZA Tổng công ty Giấy Việt Nam