Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam cho vay dự án bảo vệ môi trường

– Xử lý nước thải sinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ 2.500 m3 nước thải trở lên trong một ngày đêm đối với khu vực đô thị từ loại IV trở lên.
– Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề.
– Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường tập trung.
– Xử lý chất thải nguy hại, đồng xử lý chất thải nguy hại.
– Xử lý, cải tạo các khu vực môi trường bị ô nhiễm tại các khu vực công cộng.
– Sản xuất, nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện chuyên dùng sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm môi trường; ứng phó, xử lý sự cố môi trường.
– Sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường gắn Nhãn xanh Việt Nam; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận.
– Quan trắc môi trường.
– Các lĩnh vực khác quy định tại Phụ lục III Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 và Phụ lục III Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2019).
Quỹ Môi trường hoạt động thông thường dưới hình thức cung cấp hỗ trợ tài chính với các điều khoản ưu đãi, các khoản trợ cấp không hoàn lại, các khoản vay vốn dài hạn với lãi suất thấp hơn lãi suất hiện hành trên thị trường.
Nguyên tắc hoạt động của Quỹ Bảo vệ Môi trường là hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nhưng phải bảo toàn vốn điều lệ và tự bù đắp chi phí quản lý hoặc tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên; bảo đảm công khai, minh bạch và bình đẳng.
Theo quy định hiện hành, vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là 1.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước cấp. Đối tượng cho vay của Quỹ là các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư bảo vệ môi trường với mức lãi suất ưu đãi cố định trong suốt thời gian cho vay từ 2,6 % – 3,6%, với thời hạn vay lên đến 10 năm. Theo báo cáo của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, tính đến cuối năm 2018, Quỹ đã giải ngân 76% vốn cho vay với lãi suất ưu đãi ở 54 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Đến cuối năm 2018, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã ký kết hợp đồng tín dụng đạt 379,99 tỷ đồng, giải ngân vốn vay đạt 324,77 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng hơn 33% so với năm 2017, thu hồi nợ gốc đạt 161,23 tỷ đồng. Tính trong giai đoạn từ năm 2010 – 2019, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Quỹ đều tăng trên 10%/năm.
Tin liên quan
Tin đã đăng
- Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất
- CEO JPMorgan: Thế giới chưa chuẩn bị trước “nỗi đau” Fed thiết lập lãi suất 7%
- Chuyên gia kinh tế: Thanh toán không dùng tiền mặt là phương án chống tham nhũng hiệu quả
- Bản tin tổng hợp PPIA từ 18/9/2023 đến 22/9/2023
Đăng nhập để bình luận.