Thương mại, chiến tranh thương mại và tăng trưởng GDP
Ngày 4/9/2019 Cục phân tích kinh tế Mỹ đã công bố số liệu mới nhất về kim ngạch ngoại thương, theo đó thâm hụt thương mại trong tháng 7/2019 của Mỹ ở mức 54 tỷ USD, giảm so với tháng trước 2,6% tương đương 1,5 tỷ USD, với xuất khẩu tăng 0,6% và nhập khẩu giảm 0,1%.
Cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc và những hứa hẹn về việc khởi động các cam kết đối với Liên minh châu Âu đã cho chúng ta thấy được sự ảnh hưởng thực sự của hai đối tác kinh tế lớn này. Hình 1 cho thấy sự tăng trưởng thương mại của cả hàng nhập khẩu của Mỹ sang Trung Quốc và xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ đã suy giảm trong một thời gian dài. Xu hướng này được cho là có liên quan rất nhiều với sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc trong thời gian qua. Mặc dù trong thời gian này nền kinh tế Mỹ đã duy trì được một hiệu suất tốt, nhưng với mỗi lần giảm sâu trong tăng trưởng thương mại thì trên thực tế tốc độ tăng trưởng GDP đã giảm.
Trong khi đó, trên hình 2 cho thấy sự phát triển tăng trưởng thương mại giữa Mỹ và EU ổn định hơn nhiều. Vì cả Mỹ và EU đều là hai nền kinh tế tiên tiến, nên có một sự tương tác mật thiết giữa tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng trưởng thương mại. Nhưng với tốc độ tăng trưởng GDP của EU có xu hướng chậm hơn kể từ cuối năm 2017, thì tăng trưởng thương mại giữa Mỹ và EU về cơ bản đã bị đình trệ và giảm sút. Và sự tăng trưởng chậm lại về thương mại này với EU cũng phản ánh được mức tăng trưởng GDP của Mỹ.
Chúng ta đều rõ rằng, khi so sánh về giá trị hàng hóa và dịch vụ, đối với Mỹ EU là đối tác thương mại lớn hơn nhiều so với Trung Quốc, chiếm 3,5 lần xuất khẩu và 1,5 lần nhập khẩu của Trung Quốc trong Quý II/2019. Do đó, rủi ro trong cạnh tranh thương mại giữa Mỹ với hai bên này có mức độ khác nhau, mặc dù rằng cả hai nền kinh tế đang có xu hướng tăng trưởng chậm lại và mức tăng trưởng bắt đầu thấp hơn nhiều.
Mọi người đều có thể dễ dàng nhận định rằng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đã tác động đáng kể đến thương mại của Mỹ, trên cả hai mặt xuất và nhập khẩu, với các tín hiệu tiêu cực khác có tác động mạnh đến nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, khi nhìn vào tăng trưởng GDP và mối quan hệ tăng trưởng xuất nhập khẩu, thì có thể có những xem xét và đánh giá khác nhau. Hiện tại, các nền kinh tế toàn cầu chủ chốt có liên kết chặt chẽ với nhau, với chuỗi cung ứng qua lại xuyên biên giới nhiều tầng nấc. Tăng trưởng thương mại chậm hơn cũng có thể là dấu hiệu của sự tăng trưởng kinh tế suy yếu, điều này tiếp tục gây nên ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế của đối tác thương mại khác. Hiệu ứng này có thể là một lý do cho sự giảm phát trong mối quan hệ thương mại EU-Mỹ. Nói chung, khi nói về chiến tranh thương mại, chúng ta không thể quên được sự phức tạp của chuỗi cung ứng toàn cầu, trên thực tế là mặc dù thuế quan không ảnh hưởng trực tiếp đến các dịch vụ, vốn là lĩnh vực lớn ở cả Mỹ và châu Âu, nhưng nó có thể tác động đến mọi hoạt động kinh tế giữa các bên./.
VPPA tổng thuật
Đăng nhập để bình luận.