[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc

Ngày 22-11-2023
VPPA-NET ZERO là một mục tiêu siêu thách thức nhưng đã trở thành cơ hội cho sự kết nối, huy động tâm huyết, trí tuệ, sức mạnh của những người tài trên khắp Việt Nam cùng chung tay giải bài toán lớn của đất nước.

Sáng ngày 22/11, trang tin kinh tế tài chính CafeF thuộc Công ty Cổ phần VCCORP đã tổ chức Hội thảo “Tầm nhìn xanh Việt Nam và những câu chuyện điển hình” với sự đồng hành về chuyên môn của các đơn vị quản lý, các chuyên gia kinh tế hàng đầu, các đơn vị tư vấn, và sự hỗ trợ về tổ chức của các doanh nghiệp: ACB, Manulife, Masan Group, Xanh SM, HSBC Việt Nam, SHB, Gamuda Land, T&T Group và Nhựa Tái Chế Duy Tân (DUYTAN Recycling).

PHIÊN THẢO THUẬN THỨ 2: Những vấn đề cấp thiết doanh nghiệp cần hành động để đạt mục tiêu Xanh và tránh Green Washing

Trả lời câu hỏi của ông Phạm Hải Âu, Giám đốc – Dịch vụ Tư vấn Rủi ro PwC Việt Nam về hoạt động trong phát triển xanh, ông Lưu Bách Đạt – Phó Tổng giám đốc tập đoàn Hóa chất Đức Giang cho biết: “Chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực liên quan rất nhiều đến phát thải, khí thải lớn nhất của chúng tôi là CO2”.

Đối với việc giảm phát thải CO2 và thu hồi CO2, trong thời gian qua, Đức Giang đã thực hiện rất nhiều biện pháp. Một trong những biện pháp mạnh nhất mà công ty đã làm  là hóa lỏng.

“Chúng tôi đã lắp đặt và phát triển hệ thống xử lý khí CO2. Chúng tôi khảo sát nhu cầu xử lý CO2 và cung cấp cho miền Bắc khoảng 20.000 mét khối khí trên một tháng. Đây là một số liệu rất lớn. Hiện nay chúng tôi cũng đang biến hoạt động hóa lỏng CO2 thành công nghiệp” – Ông Đạt cho biết.

Một giải pháp thứ hai để giảm phát thải CEO, giống như Hòa Phát là có khí CO trong trong các lỏ nhiệt, 100% khí CO này không đưa trực tiếp ra ngoài môi trường.

Đối với chất thải rắn Đức Giang cũng có nhiều biện pháp xử lý. Trong đó, các thành phần như canxi oxit, nhôm oxit… rất phù hợp để làm phụ gia cho ngành xi măng. Hiện nay, 100% một số chất thải được chuyển giao cho ngành xi măng. Đây chính là hoạt động cho kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

“Có một giải pháp chúng tôi sẽ tiếp tục làm đó là xử lý CO2, đưa khí CO2 vào sử dụng trong lĩnh vực khác để không phát tán CO2 ra ngoài.”

Theo ông Lưu Bách Đạt, đối với cổ đông, đối với các nhà đầu tư và các đối tác, một doanh nghiệp phát triển bền vững đi theo kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh thì sản phẩm sẽ càng được tin tưởng.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 2.Ông Lưu Bách Đạt – Phó Tổng giám đốc tập đoàn Hóa chất Đức Giang

Chia sẻ các mục tiêu chính về giảm phát thải khí nhà kính của XanhSM từ nay tới năm 2030 và đánh giá về mức độ khả thi của các mục tiêu này, ông Nguyễn Văn Thanh – Tổng Giám đốc Công ty GSM toàn cầu cho biết, theo tính toán dự theo nghiên cứu của EPA, với 70 triệu km Xanh di chuyển trong vòng 7 tháng, sẽ tương đương với giảm thải 13,4 triệu kg C02, tương đương hơn 600.000 cây xanh được trồng. Theo kế hoạch, từ năm 2025 trở đi, GSM giảm 400 triệu kg CO2 mỗi năm.

“Dựa trên tính hiệu quả của những phương pháp đang triển khai, chúng tôi cho rằng tính khả thi của kế hoạch này khá cao” – Ông Thanh nói.

Ông Thanh cũng cho biết, dựa trên kế hoạch dự kiến, công ty sẽ sở hữu 30-40 nghìn xe taxi điện, vài chục nghìn xe máy điện. Nếu theo lượng nhân sự, công ty cần một lượng nhân sự khá lớn lên đến vài chục nghìn người, chủ yếu là tài xế. Bài toán chuyển hướng thành công ty theo nền tảng chia sẻ vẫn đang được đặt lên bàn cân. Cách làm hiện tại được khách hàng tốt, vì tài xế là nhân viên và được hưởng phúc lợi của công ty nên sẽ đảm bảo chất lượng đặt ra hơn việc mở rộng rãi kinh tế chia sẻ.

Khi đưa ra sản phẩm xanh, Xanh SM nhận được sự đón nhận tích cực của người tiêu dùng. Họ chấp nhận trả một mức phí để đáp ứng cùng một nhu cầu và việc lựa chọn sản phẩm xanh vẫn được ưu tiên hơn. Thêm vào đó, thông qua truyền thông hành động xanh cũng tác động tích cực đến trách nhiệm xã hội của người tiêu dùng. Từ đó giúp doanh nghiệp tiên phong đi đầu như chúng tôi được hưởng lợi khi có thể tạo dựng thương hiệu và đón nhận được “làn sóng” khách hàng ưa chuộng xu hướng này.

Trả lời câu hỏi về danh mục tín dụng mà SHB đang tài trợ và trong bối cảnh pháp lý quy định quy chuẩn chưa thật sự đầy đủ, liệu SHB có công khai bộ tiêu chuẩn riêng khi cấp tín dụng xanh hay không, nếu doanh nghiệp muốn tiếp cận nguồn vốn thì làm thế nào, ông Đinh Ngọc Dũng, Phó Giám đốc phụ trách Khối Ngân hàng doanh nghiệp Ngân hàng SHB cho biết: Trong 11 lĩnh vực mà SHB hướng đến cấp tín dụng, tập trung vào công nghiệp xanh, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch như điện gió, điện mặt trời với tỷ trọng 10%, dành nguồn lực để hỗ trợ doanh nghiệp.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 3.

Ông Đinh Ngọc Dũng, Phó Giám đốc phụ trách Khối Ngân hàng doanh nghiệp Ngân hàng SHB

Vừa qua, SHB cũng đã dành các gói ưu đãi, lãi suất thấp hơn thông thường 1-1,5% áp dụng cho tín dụng xanh, hỗ trợ DN phát triển ổn định. Hiện nay, tín dụng xanh phát triển hơn thì chính sách ưu đãi quan trọng, SHB cũng đang có gói quy mô 6.000 tỷ đồng triển khai giải đoạn 2023-2024 hỗ trợ vốn lưu động với lãi suất thấp, trong đó cũng có ưu tiên cho phát triển xanh. Tại SHB từ sớm, ngân hàng đã xác định chiến lược Ngân hàng Xanh, chúng tôi đã và đang triển khai hợp tác với các tổ chức quốc tế trong tư vấn tiêu chí tiêu chuẩn tài trợ các dự án xanh. Họ cũng hỗ trợ SHB đưa ra bộ tiêu chuẩn cụ thể.

“Trước mắt, chúng tôi cũng tuân thủ theo quy định của NHNN về đánh giá ảnh hưởng môi trường xã hội,… để cấp tín dụng” – ông Đinh Ngọc Dũng cho biết.

Ông Lê Anh – Giám đốc phát triển bền vững Công ty Nhựa Tái Chế Duy Tân nêu ý kiến: Kinh tế tuần hoàn là khái niệm mới nhiều người không biết đến. Duy Tân bắt đầu tìm hiểu về công nghệ từ năm 2016, bắt đầu xây dựng từ năm 2019 và vận hành từ năm 2021. Nhựa tái sinh trên thế giới đắt hơn khá nhiều, thậm chí đắt hơn tới 40-50%. Do đó khá dễ hiểu khi ít doanh nghiệp sử dụng.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 4.

“May mắn là chúng tôi cũng đã có thị trường, có cả nước ngoài. Thành thực chia sẻ về mặt kinh doanh, chúng tôi chưa có lãi. Đó là bài toán khó, kinh tế tuần hoàn thực sự thách thức vì chi phí đầu tư tái chế công nghê cao rất lớn, người tiêu dùng chưa đón nhận, khách hàng chưa sẵn sàng” – Ông Lê Anh nói.

Tuy nhiên, đại diện từ Nhựa tái chế Duy Tân cũng kỳ vọng khi Nghị định 08 đi vào thực tế, tôi tin ngành tái chế công nghệ cao sẽ có sự thay đổi năng động hơn, doanh nghiệp dấn thân hơn, có thêm nhiều ngành tham gia, chẳng hạn như doanh nghiệp giấy. Về nguồn vốn, trước đây vốn của của Nhựa tái chế Duy Tân chủ yếu là vốn tự có. Tuy nhiên, cách đây 2 ngày, Nhựa tái chế Duy Tân đã là DN đầu tiên được cấp chứng chỉ tín dụng xanh của HSBC.

Có mặt trong phiên thảo luận, ACB là ngân hàng đầu tiên công bố báo cáo riêng về phát triển bền vững. Ông Tăng Hoàng Quốc Thái, Giám đốc Truyền thông và thương hiệu Ngân hàng ACB cho biết: Tháng 10 vừa qua, chúng tôi đã có báo cáo về phát triển bền vững. Đối với chữ S và G, ACB làm từ ngày đầu thành lập. Chữ E được ACB làm mạnh các năm gần đây, thay đổi nhận thức của toàn bộ nhân viên trong việc bảo vệ môi trường.

Trân trọng tài nguyên, ACB đã có các chương trình quản lý tác động tới môi trường, trong đó giảm thiểu cho vay các doanh nghiệp ảnh hưởng xấu tới môi trường.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 4.

Ông Tăng Hoàng Quốc Thái, Giám đốc Truyền thông và thương hiệu Ngân hàng ACB

Vì sao sau 10 năm, ACB chọn năm 2023 để công bố báo cáo này? Trả lời câu hỏi này, ông Tăng Hoàng Quốc Thái nhấn mạnh: Việc công bố báo cáo thể hiện rõ chúng tôi rất nghiêm túc trong việc thực hành ESG. Ngoài ra, báo cáo này phản ánh các chỉ số và từ đó chúng tôi có sự so sánh giai đoạn, chúng tôi tự theo dõi và phát triển hàng năm. Qua đó, ACB có thể xem xét để có những chiến lược mới. Là một ngân hàng, việc công bố này thể hiện tính minh bạch mà nhiều bên quan tâm, không chỉ là thông tin tài chính mà phi tài chính cũng rất quan trọng. Đặc biệt, điều này cũng truyền cảm hứng cho cộng đồng, cho đối tác, khách hàng và nhân viên của ACB.

Một đại diện đến Hanwha đặt câu hỏi: Chúng ta có nên học theo các nước khác, ví dụ như Hàn Quốc cũng có cam kết đến năm 2050 và họ làm rất nhanh, mạnh, kết hợp Chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Nếu học, chuyên gia có thể gợi ý cách nào? Hanwha đang tìm kiếm dự án đạt chuẩn ESG, chúng tôi nên tìm hiểu và kết nối như thế nào?

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 6.

Ông Đinh Ngọc Dũng, Phó Giám đốc phụ trách Khối Ngân hàng doanh nghiệp Ngân hàng SHB: Một trong những định hướng của SHB về tín dụng xanh là hướng đến tệp khách hàng SME. Chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Hiển cũng là chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội. Chúng tôi cũng đã có các buổi làm việc với hiệp hội để tìm cách tháo gỡ khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp nhỏ đang gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng cũng trong bối cảnh mới thực hiện đánh giá rủi ro môi trường xã hội theo hướng dẫn của NHNN. Chúng tôi cũng đang chủ động tham vấn ý kiến chuyên gia quốc tế. Từ đó xây dựng chính sách sản phẩm giới thiệu tới các khách hàng để khách hàng tiếp cận thời gian tới.

Ông Lê Anh – Giám đốc phát triển bền vững Công ty Nhựa Tái Chế Duy Tân: Thông tin các chủ đề ESG rất nhiều. Đừng coi ESG là chi phí mà là sự đầu tư. Đầu tư vào máy móc mới đắt tiền hơn, nhưng tiết kiệm năng lượng hơn, có tác động tích cực thời gian dài. Chúng tôi có đến một số doanh nghiệp làm sản xuất, việc chuyển đổi giúp họ tinh gọn, giảm thải, giảm năng lượng đáng kể. Hơn nữa, hiện nay cũng có nhiều đơn vị tư vấn về ESG, nếu thực sự muốn đầu tư cho tương lai, chúng ta có thể tìm đến họ.

Với Hóa chất Đức giang, khi làm việc với nhà đầu tư nước ngoài, ông Lưu Bách Đạt cho biết, chắc chắn NĐT nước ngoài sẽ yêu cầu về giải pháp phát triển xanh.

“Theo tôi, nếu chúng ta đáp ứng được thì nên chủ động làm, nếu không thì nên trao đổi với họ để nhận được sự hỗ trợ công nghệ, giải pháp” – Ông Đạt nói.

Ông Đạt nói thêm, làm thế nào để bắt đầu phát triển xanh thì doanh nghiệp hãy nghĩ khác đi một chút, hãy coi khí thải không phải là chất thải mà là tài nguyên khác. Khi đã coi là tài nguyên thì sẽ có cách xử lý và dùng hiệu quả.

Nhựa Tái chế Duy Tân: Đề xuất cơ chế khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khi thu mua phế liệu từ các cá nhân và hộ cá nhân kinh doanh theo cơ chế ủy quyền cho Công ty

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 1.Ông Lê Anh, Giám đốc Phát triển bền vững Công ty Nhựa Tái chế Duy Tân

Nhằm tăng cường quản lý, tái chế và giảm thiểu chất thải nhựa gây ô nhiễm môi trường và đại dương (Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về lượng rác thải nhựa đổ ra biển), Nhựa Tái Chế Duy Tân (DUYTAN Recycling) đã đầu tư và xây dựng nhà máy nhựa tái chế nhằm cung cấp sản phẩm nhựa tái chế chất lượng cao với công nghệ “Bottle to Bottle”, mỗi chai nhựa đã qua sử dụng sẽ được tái chế thành các hạt nhựa tạo ra một vòng lặp mới, qua đó, giúp giảm sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch.

Nhóm các nhà nghiên cứu tại Hoa Kỳ và Úc đã phân tích mức độ rác thải nhựa có trong các đại dương vào năm 2010, kết quả cho thấy trong 12 quốc gia có tác động lớn đến môi trường biển thì Đông Nam Á đã có đến 5 đại diện là Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Đứng đầu là Trung Quốc với 8,8 triệu tấn chất thải nhựa và Việt Nam xếp thứ 4 với 1,8 triệu tấn rác thải nhựa.

Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường. Việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp hoặc đốt và chỉ có 10% còn lại được tái chế.

Nhà máy DUYTAN Recycling có tổng diện tích 65.000m², được vận hành theo các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, môi trường, an toàn và sức khỏe. Đặc biệt, chúng tôi có tiêu chuẩn FDA của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chứng nhận EFSA của Cơ quan An Toàn Thực Phẩm Châu Âu và 15 chứng chỉ khác. Sản phẩm chính của nhà máy là hạt nhựa tái sinh rPET cho bao bì thực phẩm và rHDPE cho bao bì hóa mỹ phẩm được sản xuất với quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đáp ứng tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn đối với bao bì. Khi hoàn thành, nhà máy sẽ có công suất xử lý sẽ đạt 100.000 tấn nhựa/năm tương đương 7 tỷ chai nhựa được tái sinh mỗi năm.

Ngày 30/10/2023, DUYTAN Recycling đạt Chứng nhận Doanh nghiệp Công nghệ cao do Bộ Khoa học & Công nghệ cấp.

Chứng nhận Doanh nghiệp công nghệ cao là chứng nhận danh giá của Bộ Khoa học & Công nghệ. Để đạt được chứng nhận này, toàn bộ hệ thống công nghệ của DUYTAN Recycling đều phải đảm bảo các tiêu chí đánh giá tạo ra sản phẩm có chất lượng, giá trị và hiệu quả cao; có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc quốc tế.

Với công nghệ tái chế chất lượng cao, 10 tháng đầu năm 2023 nhà máy đã thu gom và tái chế 18.200 tấn (tương đương 1,6 tỷ chai). Số lượng chai nhựa đã được xử lý tái chế không chỉ cung cấp nguyên liệu cho các công ty đối tác nhãn hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) lớn tại Việt Nam mà còn xuất khẩu sang 12 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ và Châu Âu với sản lượng xuất khẩu 9.100 tấn/56%.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 2.

Về thuận lợi và trở ngại trong ngành tái chế nhựa Việt Nam, trước hết thuận lợi đến từ sự đồng hành của Chính phủ. Chính phủ Việt Nam rất quan tâm chú trọng đến vấn đề môi trường, đặc biệt là việc thu gom và xử lý rác thải nhựa. Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 đưa ra khái niệm EPR trong đó quy định rõ trách nhiệm của nhà sản xuất và nhập khẩu trong việc tái chế và xử lý các sản phẩm, bao bì thải bỏ.

Thứ hai, sự đồng hành của các Doanh nghiệp, Hiệp hội. Công ty nhận được sự quan tâm, đồng hành trong các hoạt động, diễn đàn uy tín về kinh tế xanh, đóng góp sáng kiến liên quan đến phát triển bền vững từ các doanh nghiệp hàng đầu như: Coca Cola, Nestle, Lavie, Unilever, Suntory Pepsico để thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn cũng như từ các Hiệp Hội: Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA); Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) và Hiệp Hội Tái Chế Chất Thải Việt Nam (VWRA).

Các thách thức là về phân loại. Rác thải hầu hết chưa được phân loại tốt tại nguồn. Các hoạt động thu gom, tái chế còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chủ yếu làm thủ công ở các làng nghề, chưa tuân thủ công tác môi trường.

Thách thức về kỹ thuật: Việt Nam chưa có công nghệ tái chế phù hợp, các công nghệ tái chế hiệu quả phải nhập khẩu từ nước ngoài với chi phí khá cao.

Bao bì chưa có tiêu chuẩn hóa và chưa thân thiện với công nghệ tái chế, chưa khuyến cáo phân rõ vật liệu dùng cho nắp chai, nhãn, keo để việc tái chế được thuận tiện và giảm chi phí, cũng như giảm hao hụt nguyên liệu trong sản xuất.

Thách thức từ người tiêu dùng: Người tiêu dùng chưa được truyền thông đúng về sản phẩm tái chế. Người tiêu dùng chưa ưu tiên sử dụng sản phẩm có bao bì từ nhựa tái chế.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 3.

Nhựa Tái chế Duy Tân kiến nghị một số giải pháp để thành công trong việc xử lý rác thải nhựa cần sự chung sức của toàn xã hội. Với vai trò là đơn vị tái chế nhựa có các hoạt động tích cực trong quá trình xây dựng, triển khai và áp dụng các mô hình về kinh tế tuần hoàn:

Cần truyền thông mạnh mẽ để nâng cao nhận thức về phân loại rác thải tại nguồn và khuyến khích người tiêu dùng đón nhận sản phẩm bao bì nhựa tái chế;

Cơ quan quản lý cần ban hành tiêu chuẩn thiết kế bao bì & tem nhãn thuận lợi cho việc tái chế;

Ban hành tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cho bao bì sử dụng nhựa tái chế;

Mã số HS Code cần tách biệt dành cho nhựa tái chế và nhựa nguyên sinh để phòng vệ thương mại.

Do thu mua từ ve chai nhỏ lẻ nên doanh nghiệp chưa có chứng từ, hóa đơn đầu vào để ghi nhận chi phí hợp lý, hợp lệ Để đảm bảo việc tuân thủ các quy định về thuế và đảm bảo cho các chi phí thu mua phế liệu từ các cá nhân và hộ kinh doanh được khấu trừ khi xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp

Nhựa Tái chế Duy Tân xin được đề xuất cơ chế khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khi thu mua phế liệu từ các cá nhân và hộ cá nhân kinh doanh theo cơ chế ủy quyền cho Công ty chúng tôi thực hiện khấu trừ, kê khai và nộp thuế thay các vựa phế liệu đối với khoản thu nhập từ bán phế liệu nhựa mà Công ty chi trả cho các vựa phế liệu là các cá nhân/hộ kinh doanh không thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế với mức thuế suất áp dụng theo quy định tại Thông tư 40/2021/TT-BTC là 1% thuế GTGT và 0,5% thuế thu nhập cá nhân tính trên giá thanh toán cho vựa phế liệu.

Tập đoàn Hòa Phát: 5 giải pháp sản xuất thép tiết kiệm năng lượng

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 1.
Ông Nguyễn Đức Duyến, Phó Giám đốc CTCP Thép Hòa Phát Hải Dương

Hoà Phát hiện nay có 3 khu liên hợp sản xuất thép tại Yên Mỹ, Hưng Yên; Kinh Môn, Hải Dương; Dung Quất, Quảng Ngãi. Tổng công suất thép thô đạt 8,5 triệu tấn/năm, trong đó: 3,0 triệu tấn thép cuộn cán nóng, 5,5 triệu tấn phôi thép, thép xây dựng.

Chúng tôi có 5 giải pháp sản xuất thép tiết kiệm năng lượng. Giải pháp thứ nhất là thu hồi nhiệt dư, khí nóng Lò cốc, Lò cao, Lò thổi sản xuất điện. Nhiệt dư phát sinh từ quá trình sản xuất than cốc, khí dư từ quá trình luyện gang, luyện thép được thu hồi, tận dụng phục vụ cho phát điện để cung cấp cho sản xuất. Hiện nay, Hoà Phát tự chủ đến 80% nhu cầu sử dụng điện của khu liên hợp sản xuất thép.

Giải pháp thứ hai là Hòa Phát sử dụng công nghệ dập cốc khô thân thiện với môi trường để sản xuất điện. Tiết kiệm đến 10% điện năng trong sản xuất toàn KLH. Điện năng tiết kiệm hàng tháng là trên 15 triệu kWh; hàng năm là hơn 180 triệu kWh.

Giải pháp thứ ba là Công nghệ Tuabin thu hồi năng lượng gió Lò cao (BPRT). Chúng tôi sử dụng công nghệ Tua bin thu hồi năng lượng gió Lò Cao (BPRT) ứng dụng tại các nhà máy thép tại Hải Dương, Dung Quất. Áp lực khí than lò cao lớn đi trực tiếp vào Tuabin mà không cần phải chuyển hóa thành hơi nước để vận hành Tuabin (công nghệ áp dư). Giải pháp này giúp Tiết kiệm đến 35% điện năng trong sản xuất thép. Hàng tháng tiết kiệm trên 13 triệu kWh; hàng năm tiết kiệm hơn 145 triệu kWh.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 2.

Giải pháp thứ tư là Sử dụng nhiệt dư sản xuất điện trong thiêu kết. Hệ thống S.H.R.T Tận dụng nhiệt dư làm mát vòng, nhiệt dư từ ống khói lớn của nhà máy Thiêu kết để nấu nồi hơi tạo hơi nước. Hơi nước phát sinh động năng làm quay Tuabin, kết hợp bộ kết nối điều tốc đồng bộ, giảm công suất tiêu thụ điện cho động cơ quạt gió chính thiêu kết.

Giải pháp này tiết kiệm đến 60% điện năng công suất điện của quạt gió Thiêu Kết. Điện năng tiết kiệm hàng tháng là trên 11triệu kWh; hàng năm là hơn 130triệu kWh.

Giải pháp thứ năm là Đúc – Cán liên tục, tận dụng nhiệt từ phôi nóng. Trong tương lai, Hòa Phát đặt ra 3 giai đoạn để hành động. Mục tiêu của giai đoạn 1 là giảm 30% CO2, tối ưu hóa và tái chế nguyên, nhiên liệu sử dụng, sử dụng năng lượng tái tạo.Giai đoạn 2, chúng tôi sẽ giảm 50% CO2. Giai đoạn 3, Hoà Phát tiến tới không phát thải CO2 bằng cách sử dụng công nghệ sản xuất hoàn toàn không sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Ngân hàng SHB: Sẽ tập trung tài trợ vốn cho các dự án sản xuất kinh doanh thuộc 11 lĩnh vực xanh

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 1.

Ông Đinh Ngọc Dũng, Phó Giám đốc phụ trách khối Ngân hàng Doanh nghiệp, Ngân hàng SHB

Thực hiện theo chỉ đạo NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, ngành Ngân hàng nói chung và SHB nói riêng luôn xác định vai trò, trách nhiệm trong việc “xanh hóa” dòng vốn đầu tư cho mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Tại SHB, dư nợ tín dụng xanh tập trung chủ yếu ở các ngành năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nông nghiệp, công nghiệp xanh. Các dự án này đều được SHB áp dụng các chính sách, chương trình ưu đãi từ nguồn vốn trực tiếp hoặc thông qua kết nối với các nguồn vốn quốc tế.

Tính riêng dư nợ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của SHB chiếm tới 37% tổng dư nợ. Rất nhiều khách hàng thuộc các lĩnh vực này đang sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế như chứng chỉ Vietgap, Global gap, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao… Đây chính là tập khách hàng tiềm năng để SHB tiếp tục tăng trưởng dư nợ nông nghiệp xanh trong tương lai.

Định hướng phát triển tín dụng xanh giai đoạn 2022-2027, SHB sẽ tập trung tài trợ vốn cho các dự án/ phương án sản xuất kinh doanh thuộc 11 lĩnh vực xanh gồm: nông nghiệp xanh, lâm nghiệp bền vững, công nghiệp xanh, năng lượng tái tạo-năng lượng sạch, tái chế tái sử dụng các nguồn tài nguyên, xử lý chất thải chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường thiên nhiên và phòng chống thiên tai, quản lý nước sạch, công trình xây dựng xanh, giao thông bền vững, cung cấp các dịch vụ bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên…

Với kinh nghiệm của mình, SHB nhận thấy triển khai các dự án tín dụng xanh vừa giúp xã hội, doanh nghiệp phát triển bền vững vừa trực diện giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động. SHB đã và đang mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho chủ đầu tư các dự án xanh như ưu đãi thời hạn vay, ưu đãi lãi suất thấp hơn so với lãi suất thông thường. Đặc biệt từ rất sớm, SHB đã hợp tác với các đối tác quốc tế như WB, IFC, ADB, KfW… và hiện đang tiếp tục tăng cường để tìm kiếm nguồn vốn trung dài hạn ưu đãi đồng thời tư vấn về an toàn, kỹ thuật nhằm hỗ trợ cho khách hàng và SHB trong việc thực hiện, tài trợ có hiệu quả các dự án.

Bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, SHB đã xây dựng Khung quản lý rủi ro ESG và áp dụng trên phạm vi toàn hệ thống và chúng tôi cũng đồng thời là một trong những ngân hàng tiên phong thiết lập nền tảng quản lý rủi ro ESG toàn diện và chặt chẽ, mở đầu cho sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Ngân hàng cũng triển khai mạnh mẽ các gói tài trợ chuỗi khép kín, từ tài trợ nhà phân phối đến các nhà cung cấp, giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững chuỗi toàn cầu.

Hiện SHB đang tham gia Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam (VSUEE) do Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) tài trợ thông qua WB với vai trò Đơn vị triển khai dự án (PIE) và là Đơn vị phát hành bảo lãnh cho các Ngân hàng tham gia cấp tín dụng với tổng giá trị Quỹ chia sẻ rủi ro (RSF) là 75 triệu USD. Dự án nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại để đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu suất sử dụng và tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 2.

Trong lĩnh vực lúa gạo, SHB cho vay tài trợ chuỗi lúa gạo khép kín, góp phần liên kết giữa hàng trăm nghìn hecta vùng nguyên liệu, hàng chục nghìn hộ nông dân, hợp tác xã ở khu vực ĐBSCL và các doanh nghiệp. Đặc biệt, SHB có 4 dự án xanh đã được tham gia chương trình bán tín chỉ carbon do WB thu xếp cho đối tác Thụy Sỹ, …

Nhờ những chiến lược phát triển đồng bộ, tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh tại Ngân hàng chiếm gần 10% trên tổng dư nợ, có xu hướng tăng trưởng ngày càng tăng và phát huy hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng trưởng bền vững, bảo vệ môi trường. Từ năm 2018 đến nay dư nợ tài trợ của SHB cho các dự án xanh tăng trưởng gần 150%, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ tín dụng là 70%.

Nhờ những nỗ lực, kiên định mục tiêu phát triển bền vững, SHB được nhiều tổ chức uy tín trong nước và quốc tế vinh danh như: “Top 10 Doanh nghiệp xanh và phát triển bền vững”, “Ngân hàng Tiêu biểu về Tín dụng xanh”,”Ngân hàng có tác động ESG tốt nhất” và nhiều giải thưởng uy tín khác.

Trong thời gian tới, tuy vẫn còn gặp một số khó khăn chung, nhưng với vai trò của trung gian tài chính, song SHB tiếp tục cam kết đẩy mạnh phát triển sản phẩm tín dụng xanh, sử dụng hợp lý nguồn vốn từ các ngân hàng hay các chương trình dự án của Nhà nước cho các dự án “xanh” nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường.

Gamuda Land: Để kiến tạo những khu đô thị lý tưởng, điều đầu tiên phải làm là tôn trọng giá trị vốn có của vùng đất

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 1.

Ông James Lai Siaw Pin, TGĐ Gamuda Land

Dự án vươn tầm quốc tế của Gamuda Land bắt từ 2007 và đến nay, chúng tôi đã xây dựng được hơn 52.000 ngôi nhà trên khắp thế giới. Xin được chia sẻ về triết lý kinh doanh của chúng tôi đó chính là tâm huyết, uy tín và tiên phong.

Đây là ba giá trị đồng thời trở thành một định hướng dẫn dắt chúng tôi trên con đường kiến tạo, quy hoạch đô thị, công trình xanh cùng với các sáng kiến bền vững.

Đối với chúng tôi, để kiến tạo như những khu đô thị lý tưởng thì điều đầu tiên phải làm là tôn trọng giá trị vốn có của vùng đất, tôn trọng những cây xanh sẵn có ở đấy, và từ đó chúng tôi tạo ra sự kết nối.

Trên toàn thế giới, chúng tôi đã có 13 đại dự án, có 6 dự án ở Đông Nam Á, 2 dự án ở Singapore và 4 dự án ở Việt Nam, còn lại là các dự án mang tính toàn cầu ở Úc và Anh. Chúng tôi phát triển dự án Gamuda city gồm có Celadon city và Elysian ở TP. HCM.

Phát triển bền vững là một phần quan trọng của Gamuda Land. Năm 2021, Gamuda đã công bố một loạt kế hoạch xanh. Trong 4 nền tảng phát triển của chúng tôi thì nền tảng thứ nhất là quy hoạch, thiết kế bền vững, quy trình tuần hoàn. Trong đó, chúng tôi chú trọng đến hạ tầng giao thông, tích hợp với vận hành và xây dựng, lựa chọn vật liệu thân thiện với môi trường.

Nền tảng thứ hai là đầu tư và phát triển cộng đồng trong doanh nghiệp. Chúng tôi có quỹ, có học viện để hỗ trợ các tài năng trẻ, chúng tôi có các học bổng, các học bổng dành cho các tài năng trẻ.

Điều đó thể hiện sáng kiến và tầm nhìn của tập đoàn trong phát triển xanh.

Thứ ba là bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Trong đó, chúng tôi chú trọng về cảnh quan môi trường, về tiết kiệm năng lượng và bảo tổn động vật, thảm thực vật.

Thứ tư, chúng tôi nâng cao tính bền vững thông qua số hóa và các kỹ thuật hóa vào dữ liệu và hiệu quả sử dụng dữ liệu.

Ông Nguyễn Văn Thanh, TGĐ GSM: Giao thông xanh vừa giải quyết yêu cầu phát triển bền vững vừa tiết kiệm chi phí

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Thanh, TGĐ GSM

Chúng tôi được thành lập nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái di chuyển xanh và thông minh tại Việt Nam, cung cấp cho người dùng thêm lựa chọn để có thể sử dụng xe điện với chi phí hợp lý hơn. GSM ra đời trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã và đang có những tác động xấu tới con người. Sự ra đời của GSM phù hợp với xu thế chung của thế giới và nỗ lực, cam kết của Việt Nam nhằm hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ở góc độ về quy hoạch đô thị, hướng tới phương tiện giao thông xanh, với dịch vụ chuyên nghiệp, chỉn chu, GSM còn góp phần làm thay đổi diện mạo giao thông đô thị. Đồng thời, GSM còn tạo ra mạng lưới kết nối thái di chuyển và du lịch.

Sự ủng hộ lớn lao của cộng đồng khi sản phẩm ra đời đã chạm được tới sự trăn trở của người dân. GSM đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: dịch vụ di chuyển chất lượng cao, an tâm, an toàn, góp phần bảo vệ môi trường. Đây cũng là lý do, sau 7 tháng đi vào hoạt động GSM đã gặt hái được những thành công vượt bậc, có thể nói chưa từng có của ngành di chuyển Việt Nam.

GSM đã mang đến việc làm và cơ hội phát triển, chuyển đổi xanh cho hơn 20.000 tài xế taxi và xe máy điện. Chúng tôi đã có mặt tại 2 quốc gia, Việt Nam và Lào. Theo tính toán dự theo nghiên cứu của EPA, với 70 triệu km Xanh di chuyển trong vòng 7 tháng, sẽ tương đương với giảm thải 13,4 triệu kg C02, tương đương hơn 600.000 cây xanh được trồng.

Đây có thể là con số chưa đủ lớn nhưng nó tác động trực tiếp tới những gì chúng ta đang cố gắng.

Sau 7 tháng thành lập, chúng tôi đã hợp tác với nhiều tổ chức đang vận hành cho thuê xe điện. Họ đang từng bước chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện. Chúng tôi cũng hợp tác với ngân hàng để chuyển đổi không chỉ cho GSM mà còn đối tác của GSM. Bài toán của GSM không chỉ ở Việt Nam mà còn ra khu vực. Chúng tôi dự kiến năm sau vận hành 1.000 xe điện tại Lào. Năm sau mở rộng ra 5 khu vực trên thế giới.

Chúng ta không chỉ làm ở Việt Nam mà đi hướng toàn cầu hơn. Đó là điều GSM đang cố gắng theo đuổi.

Giao thông xanh có thể làm ra tiền và phát triển bền vững không? Câu trả lời đó đã được giải đáp từ chính câu chuyện ra đời của GSM. Theo thống kê, trung bình doanh thu của một xe taxi và xe máy điện của GSM hiện nay đang bằng một xe xăng, chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng chỉ hết 1/3 so với xe xăng. Rõ ràng, giao thông xanh vừa giải quyết yêu cầu phát triển bền vững vừa tiết kiệm chi phí.

Trong khi đó, một dữ liệu khảo sát khác ghi nhận, doanh thu từ thị trường taxi khoảng 600 triệu USD và xe ôm là 2,5 tỷ USD/năm. Khách hàng đang có xu hướng tìm kiếm các dịch vụ chất lượng cao và phát triển bền vững. Con số này cho thấy, cơ hội có lớn cho dịch vụ xe điện chất lượng cao vẫn còn nhiều dự địa phát triển.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 2.
Theo thống kê, trung bình doanh thu của một xe taxi và xe máy điện của GSM hiện nay đang bằng một xe xăng, chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng chỉ hết 1/3 so với xe xăng

Mô hình hoạt động của GSM đang chứng minh được hiệu quả. GSM đang tiếp tục phát triển thêm 27.000 xe taxi điện và 20.000 xe máy điện trong năm 2023 và đã chính thức tiến ra thị trường nước ngoài.

Điều này cho thấy, phải thực sự được thị trường và khách hàng đón nhận thì GSM mới có thể đạt được những con số kỷ lục trong một thời gian rất ngắn như vậy.

PHIÊN THẢO LUẬN 1: Dịch chuyển từ nền kinh tế nâu sang xanh

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 1.

Ông Tăng Thế Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) đánh giá: Tín hiệu cho thấy NET ZERO khả thi.

Theo ông Hùng, NET ZERO là thách thức rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Theo kịch bản thông thường, tổng phát thải của Việt Nam đến năm 2030 dự kiến là 932 triệu tấn, trong đó ngành năng lượng chiếm 680 triệu tấn. Do đó, để đạt được mục tiêu Net Zero là thách thức rất lớn. Theo quy hoạch điện 8 được công bố vừa qua, lượng phát thải đến năm 2030 còn có thể 250 triệu tấn.

Song hành với thách thức vẫn có cơ hội, trong quá trình chuyển đổi có hai cách (1) chuyển dịch cơ cấu tăng cường năng lượng tái tạo, sử dụng nguyên liệu sạch hơn, thay thế dần các nguyên liệu cho tầm nhìn 2025. Tầm nhìn năm 2030, tỷ lệ năng lượng tái tạo cao, điều này vừa là thách thức và cơ hội.

Lĩnh vực điện gió, mặt trời có thể thu thu hút nhà đầu tư tiềm năng, tạo điều kiện ngân hàng tài trợ vốn khi xu hướng vốn xanh rất quan trọng trong ngành tài chính. Hiện tại, thế giới rất ưa chuộng nguồn vốn xanh, tài chính xanh và đây sẽ là tiêu chí cạnh tranh giữa các ngân hàng trong thời gian tới.

Về giải pháp về phía người sử dụng và doanh nghiệp, điều quan trọng là giảm bớt nhu cầu và đảm bảo tiêu chí xanh. Hiện, một số nước đã sản xuất và sử dụng nguồn nguyên liệu xanh và thương mại hoá không còn xa. Đây là tín hiệu cho thấy Net zero khả thi.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 2.

Ông Tăng Thế Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương)

PGS.TS Trần Đình Thiên đặt câu hỏi cho HSBC: Trong thách thức hiện nay, HSBC định làm gì để khai mở cơ hội không chỉ hỗ trợ mà còn dẫn dắt cung cấp vốn phát triển dự án xanh?

Trả lời câu hỏi này, bà Lâm Thuý Nga, Giám đốc toàn quốc Khối khách hàng doanh nghiệp lớn Ngân hàng HSBC Việt Nam cho biết: “Với vị thế ngân hàng toàn cầu, chúng tôi có những tham vọng lớn với phát triển xanh. Sau khi Thủ tướng công bố tại COP 26, HSBC đã cam kết thu xếp 12 tỷ USD tài trợ phát triển bền vững cho Việt Nam. Sau thời điểm đó, HSBC cũng có hành động phối hợp với cơ quan quản lý, các tổ chức để phối hợp đưa ra chương trình hành động, chia sẻ kinh nghiệm từ thị trường quốc tế. Hiện tại chúng tôi đã thu xếp được 2 tỷ USD cho thị trường Việt Nam.

Ngoài trực tiếp thu xếp vốn cho các dự án, chúng tôi cũng đồng hành với khách hàng trong chuyển đổi xanh, giúp họ chuyển đổi công nghệ, xây dựng các khung chính sách. Năm 2021, HSBC đã làm việc với VinGroup xây dựng khung tài trợ xanh, thu xếp trái phiếu chuyển đổi bền vững đầu tiên”.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 3.

Bà Lâm Thuý Nga, Giám đốc toàn quốc Khối khách hàng doanh nghiệp lớn Ngân hàng HSBC Việt Nam

Một câu hỏi khác cho Manulife: Trong việc phát triển xanh, thay đổi hành vi rất khó khăn, đặc biệt là từng cá nhân. Manulife nhìn câu chuyện này ra sao, để giúp Việt Nam trong ứng xử, hành vi với xanh hoá?

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 4.

Bà Trần Thị Kim Cương, Tổng Giám đốc Manulife Investment Việt Nam

Bà Trần Thị Kim Cương, Tổng Giám đốc Manulife Investment Việt Nam cho biết, Maulife có trụ sở chính ở Canada. Và tại Canada, Manulife đã bắt đầu hành động từ lâu, trong đó thúc đẩy trồng cây, mở rộng diện tích rừng. Đến nay, Manulife đã thực hiện trồng được 1,3 tỷ cây với 2,2 triệu hecta trải dài ở các nước. Và công ty sẽ tiếp tục làm điều đó, Manulife là một trong những tập đoàn dẫn đầu về việc trồng cây và tiếp tục hoạt động trên phạm vi toàn cầu.

“Tháng 12/2022 tại diễn đàn kinh tế thế giới có chương trình bảo tồn trồng 1.000 tỷ cây trồng để cứu trái đất, Manulife và Prudential cũng đã cam kết tham gia. Tôi nghĩ rằng, khi tất cả tổ chức đóng góp cùng nhau sẽ tạo sự lan toả rất lớn. Chúng tôi cũng có chương trình để nhân viên tham gia hoạt động nhặt rác, trồng cây, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động tới biến đổi khí hậu” – Bà Kim Cương cho biết.

Bà Nguyễn Vũ Quỳnh Anh – Tổng giám đốc Sun Hospitality Group Sungroup chia sẻ, ngay từ những ngày đầu, khi “dấn thân” vào mảng du lịch, SunGroup đã đặt ra triết lý hài hoà là sự phát triển doanh nghiệp đi đôi với sự phát triển của địa phương. SunGroup vẫn đang kiên định và quyết liệt thực hiện chiến lược này.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 5.

SunGroup đặt ra triết lý là sự phát triển doanh nghiệp đi đôi với sự phát triển của địa phương

Về câu chuyện cụ thể với du lịch xanh, SunGroup không đầu tư dự án nhỏ lẻ, chủ yếu là tổ hợp điểm. Vai trò của doanh nghiệp với việc làm đẹp và làm giàu dự án đó mà đến từ việc định hình lợi ích cho người, làm giàu cho họ về cả kiến thức và đời sống. Những sản phẩm du lịch cần phát triển bền vững, bảo vệ thiên nhiên, giá trị và bản sắc văn hoá tại mỗi điểm đến.

Với dự án Sapa, SunGroup lần đầu tiên mang đến lợi thế hệ sinh thái nhằm phát huy tất cả vẻ đẹp tiềm ẩn thiên nhiên. SunGroup đồng hành địa phương, đưa văn hoá bản địa trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du lịch nước ngoài. Song hành sản phẩm du lịch bài bản, văn minh, SunGroup tập trung lan toả văn hoá đó đến những đối tác cung ứng, xây dựng, kinh doanh và quan trọng nhất nâng cao nhận thức người dân thông qua những dự án.

Để tiếp tục phát triển dự án xanh, thời gian tới SunGroup tiếp tục hợp tác đối tác hàng đầu trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng để những dự án, tổ hợp được đưa vào vận hành sẽ đạt được tiêu chí cao nhất về chất lượng dịch vụ và tiêu chí xanh.

PGS.TS Trần Đình Thiên đặt câu hỏi cho ông Nguyễn Công Thịnh – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng về sự đánh đổi xanh trong phát triển lĩnh vực xây dựng: Công nghệ sẽ giúp thay đổi thế nào trong phát triển xanh?

Ông Nguyễn Công Thịnh cho biết: “Thực tế, ngành xây dựng có nhiều khâu bao gồm cả hỗ trợ sản xuất vật liệu xây dựng, từ đó tạo nên các công trình xây dựng, chúng tôi quan điểm không đánh đổi môi trường trong xây dựng”.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 6.

“Chúng tôi quan điểm không đánh đổi môi trường trong xây dựng” – ông Nguyễn Công Thịnh – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng

Trong nền kinh tế tuần hoàn, chất thải của lĩnh vực này có thể đưa nào đầu vào lĩnh vực khác. Chất thải của ngành xây dựng có thế chất cao như núi, cau khi có đề án 452 của thủ tường, ngành xây dựng là ngành ngốn nhiều chất thải của ngành khác, ví dụ ngành xi măng dùng tới 50-60% chất thải của lĩnh vực khác, đó là 1 trong những câu chuyện của chuyển đổi xanh.

“Nếu chúng ta cứ để tự nhiên thì tác động môi trường rất ít, chúng ta phải phát triển kinh tế đi kèm với bảo vệ môi trường. Theo đó, thứ nhất, chúng ta phải cân bằng phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Thứ hai, tăng đầu vào sử dụng chất thải công nghiệp, giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên. Thứ ba, sử dụng các nguồn tài nguyên hiệu quả” – Ông Thịnh nói.

Ở khía cạnh cấp giấy phép công trình, Bộ xây dựng đưa ra tiêu chuẩn thiết bị công trình thoe tiêu chuẩn xanh. Trong các công trình, các thiết bị có vai trò rất quan trọng. Trong năm 2022, Bộ Xây dựng đã ban hành tiêu chuẩn chất lượng thi công nhà.

Hiện nay, Bộ Xây dựng cũng yêu cầu các công trình xanh cần kiểm soát các tiêu chuẩn chất lượng thi công nhà. Tiếp cận một công trình không chỉ là mảng xanh mà còn là nhiều câu chuyện khác như câu chuyện tái sử dụng, đồng thời nhiều công nghệ trong xây dựng sẽ được áp dụng nhiều hơn. Một công trình sẽ là một tế bào của xây dựng, Bộ Xây dựng cũng đang xây dựng bộ tiêu chí về đô thị tăng trưởng xanh, bộ tiêu chí này sẽ có các con số cụ thể để mỗi họ gia đình hay mỗi tòa nhà đều tuân thủ tăng trưởng xanh.

Bà Nguyễn Vũ Quỳnh Anh, TGĐ Sun Hospitality Group: Du lịch đóng góp vào chuyển dịch nền kinh tế từ “nâu” sang “xanh”

Du lịch – ngành công nghiệp không khói đang trở thành một trong những trụ cột chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, mang lại đóng góp lớn cho xã hội, trở thành một trụ cột thiết yếu của phát triển bền vững. Sớm xác định vai trò của du lịch đối với KT-XH, ngày 16/1/2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, du lịch thực sự là mũi nhọn của nền kinh tế, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, và Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Vũ Quỳnh Anh, TGĐ Sun Hospitality Group

Du lịch – một trong những trụ cột của phát triển bền vững

Theo Hội đồng Du lịch & Lữ hành Thế giới (WTTC), năm 2019 – trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, ngành du lịch tạo ra khoảng 330 triệu việc làm và đóng góp hơn 10% GDP toàn cầu, tương đương gần 9,2 nghìn tỷ USD. WTTC dự báo du lịch và lữ hành sẽ tăng tỷ trọng đóng góp GDP lên 15,5 nghìn tỷ USD vào năm 2033, chiếm 11,6% nền kinh tế toàn cầu, sử dụng 430 triệu người làm việc trên khắp thế giới, với gần 12% dân số trong độ tuổi lao động.

Ngành du lịch đóng góp tới 9,2% tổng sản phẩm trong nước, tạo công ăn việc làm trực tiếp cho 2,5 triệu người và gián tiếp cho khoảng 2 triệu người.

Không chỉ đóng góp tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, du lịch còn tạo ra số lượng việc làm trực tiếp và gián tiếp khổng lồ, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân. Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã khẳng định: “Sự phát triển của ngành du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam”.

Việc phát triển du lịch một cách bài bản, có chiến lược, quy hoạch đồng bộ, định hướng phát triển rõ nét là giải pháp tối quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch song hành bảo tồn thiên nhiên, phát huy giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc và con người Việt Nam. Đó chính là hướng đi nhằm phát triển du lịch bền vững, giúp ngành công nghiệp không khói thực sự trở thành kinh tế mũi nhọn và trụ cột cho sự phát triển bền vững của quốc gia.

Du lịch đóng góp vào chuyển dịch nền kinh tế từ “nâu” sang “xanh”

Ngành du lịch Việt Nam đã có sự bứt phá vượt bậc trong hơn 1 thập kỷ qua. Năm 2019, Việt Nam được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đánh giá là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Du lịch phát triển đúng hướng sẽ giúp nền kinh tế từng bước dịch chuyển từ “nâu” sang “xanh”.

Xin lấy dẫn chứng từ điển hình Quảng Ninh – tỉnh vẫn được ví là “Việt Nam thu nhỏ”, và là minh chứng tiêu biểu cho thành công trong chuyển dịch nền kinh tế từ “nâu” sang “xanh”.

Kinh tế Quảng Ninh cách đây hơn 1 thập kỷ luôn phụ thuộc vào công nghiệp, với tỷ trọng chiếm trên 50%, là một điển hình của nền kinh tế “nâu”. Dù sở hữu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, nhưng từ 2001 đến 2010, tổng vốn đầu tư vào du lịch ở Quảng Ninh xấp xỉ 20.000 tỷ đồng. Trong khi con số ở Đà Nẵng là 54.000 tỷ. Dù nằm trên “mỏ vàng” du lịch, nhưng cơ sở vật chất du lịch miền đất Rồng cực kỳ nghèo nàn, hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống, mua sắm thiếu thốn, trải nghiệm tham quan trên Vịnh Hạ Long cũng chỉ mới bắt đầu bằng vài chiếc tàu gỗ đưa khách thăm Vịnh, bãi tắm Bãi Cháy ngày càng thưa vắng du khách vì ngập rác và bùn đen…

Để thay đổi thực tế đó, chính quyền tỉnh Quảng Ninh đưa ra mục tiêu chuyển dịch nền kinh tế từ “nâu” sang “xanh, giảm dần khai khoáng, hướng mạnh sang lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Tỉnh đã kêu gọi đầu tư hàng loạt công trình trọng điểm tạo lực đẩy cho ngành “công nghiệp không khói” tăng tốc. Đáng chú ý, Quảng Ninh tập trung phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại để đi trước một bước, “mở đường” cho du lịch bứt phá. Theo đó, hệ thống “không-thủy-bộ” gồm Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, các tuyến cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, Vân Đồn – Móng Cái đã đi vào vận hành. Nhờ những dự án động lực, chỉ trong vòng 5 năm từ năm 2013 tới 2018, Quảng Ninh thu hút 100 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 110.000 tỷ đồng.

Song song hạ tầng giao thông là sự lột xác về hạ tầng du lịch với hàng loạt công trình hiện đại như khu vui chơi giải trí đẳng cấp như Sun World Ha Long, các khách sạn, resort sang trọng như Premier Village Ha Long Bay, khu nghỉ dưỡng khoáng nóng Yoko Onsen Quang Hanh và rất nhiều công trình, dịch vụ khác. Những dự án bài bản, đẳng cấp đã tạo ra sản phẩm du lịch mới, đặc sắc, mang đến nhiều trải nghiệm vượt trội cho du khách, góp phần đưa Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch đẳng cấp, chuyên nghiệp của cả nước và quốc tế. Có thể nói, sự phát triển nhanh chóng của hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch thời gian qua đã mang đến diện mạo hấp dẫn cho vùng đất vốn bị găm sâu vào ký ức của nhiều người là nơi chỉ có Vịnh Hạ Long và khoáng sản.

Nhờ hướng đi đúng đắn, lựa chọn thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch làm 2 gọng kìm mạnh mẽ góp phần chuyển đổi kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, Quảng Ninh đã hái trái ngọt với đà tăng trưởng du lịch ngoạn mục. Năm 2017, Quảng Ninh đón 9,87 triệu lượt du khách, doanh thu du lịch đạt trên 17.800 tỷ đồng, đến năm 2018, tổng lượng khách đạt trên 12 triệu lượt khách, doanh thu du lịch ước đạt trên 23.000 tỷ đồng. Đỉnh cao là năm 2019, Quảng Ninh đón 14 triệu lượt du khách, trong đó khách quốc tế đạt 5,7 triệu lượt; doanh thu du lịch đạt gần 30.000 tỷ đồng. Năm 2020, mặc dù du lịch, dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, tuy nhiên, Quảng Ninh vẫn đón 8,8 triệu lượt du khách – con số được đánh giá là mức kỷ lục trong thời điểm đại dịch.

Cùng với đà tăng tốc du lịch là sự bứt tốc mạnh mẽ của tăng trưởng kinh tế. Từ tỷ lệ tăng trưởng kinh tế 8,8% năm 2014 đã tăng lên mức 2 con số qua các năm lần lượt là 11% năm 2015, và 12,1% năm 2019. Nếu năm 2013 GDP bình quân đầu người đạt 2.958 USD/người thì năm 2018 con số này đã tăng gần gấp đôi với 5.110 USD/người.

Cuộc chuyển mình của kinh tế Quảng Ninh nhờ kiên định mục tiêu chuyển đổi từ “nâu” sang “xanh”, vận dụng thành công hợp tác công tư, đưa hạ tầng du lịch, hạ tầng giao thông làm động lực dẫn dắt sự phát triển, đã biến vựa than đen huyền thoại trở thành điểm đến du lịch hàng đầu, địa chỉ thu hút các nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Công Thịnh (Bộ Xây dựng): Công trình được thiết kế, xây dựng, vận hành theo tiêu chuẩn công trình xanh sẽ thúc đẩy các chuỗi cung ứng theo hướng Xanh

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Công Thịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã thể hiện rõ chủ trương phát triển nền kinh tế dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và các thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó xác định công nghiệp chế tạo, chế biến là then chốt, chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó có chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đã tác động toàn diện, sâu sắc đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Trong dòng chảy và xu hướng chung đó, các lĩnh vực của ngành Xây dựng cũng phải chuyển đổi theo hướng xanh để cùng đất nước thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, đạt trung hòa các bon vào năm 2050 theo như cam kết.

Hiện trạng phát triển công trình xanh, tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính trong ngành Xây dựng

Ngành Xây dựng là ngành kinh tế có đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia. Theo báo cáo, đóng góp trung bình của ngành Xây dựng và bất động sản vào GDP các năm gần đây chiếm khoảng 11% tổng thu ngân sách. Mặc dù tốc độ tăng trưởng lĩnh vực xây dựng và bất động sản có chậm lại trong năm 2022 và đầu năm 2023 nhưng xây dựng và bất động sản vẫn là ngành kinh tế quan trọng đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng giá trị của nền kinh tế. Về tỷ lệ đô thị hóa, đến cuối năm 2022, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam đạt 41.7%, tăng 1,2% so với năm 2021 và cả nước hiện đã có khoảng 890 đô thị.

Quá trình tăng trưởng nhanh của lĩnh vực xây dựng, bất động sản và phát triển đô thị làm thay đổi bộ mặt đô thị và nông thôn, góp phần đáp ứng nhu cầu nhà ở, phát triển kinh tế xã hội, phát triển các ngành du lịch, dịch vụ, kích cầu tiêu dùng của xã hội. Cùng với các kết quả mang lại về tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa, chúng ta cũng đang gặp phải những rào cản, những áp lực và mặt trái của quá trình phát triển. Đó là các áp lực về gia tăng dân số, về suy thoái, ô nhiễm môi trường, về cạn kiệt tài nguyên, về thiếu hụt nguồn cung năng lượng.

Theo tài liệu nghiên cứu, các công trình xây dựng trên thế giới phát thải khoảng gần 40% tổng lượng khí thải các bon, trong đó lượng các bon vận hành công trình chiếm khoảng 28% và hơn 11% phát thải đến từ các bon hàm chứa từ quá trình sản xuất vật liệu xây dựng và quá trình thi công xây dựng công trình. Ở Việt Nam, theo số liệu báo cáo của chuyên gia Eurocham tại Diễn đàn kinh tế xanh 2023, các công trình xây dựng chiếm 39% năng lượng tiêu thụ, 12% lượng nước tiêu thụ, phát thải khoảng 38% lượng khí thải các bon.

Công trình xanh phát triển ở Việt Nam đến nay khoảng trên dưới 15 năm. Theo giải thích từ ngữ tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung của dự án đầu tư xây dựng, công trình xanh (Green Building) là công trình xây dựng được thiết kế, xây dựng và vận hành đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn về sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên; đảm bảo tiện nghi, chất lượng môi trường sống bên trong công trình và bảo vệ môi trường bên ngoài công trình.

Hiện có 4 hệ thống đánh giá, chứng nhận công trình xanh phổ biến ở Việt Nam đó là Lotus (của Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam), Edge (của Tổ chức Tài chính quốc tế thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới, IFC-WB), LEED (của Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ) và Greenmark (của Singapore). Theo số liệu báo cáo, tính đến hết quý 3 năm 2023, số lượng công trình xanh ở Việt Nam là 305 công trình với tổng diện tích sàn xây dựng được chứng nhận gần 7,5 triệu mét vuông.

Nếu so sánh con số hàng năm trên 100 triệu m2 sàn cho diện ích nhà ở và văn phòng, số lượng công trình xanh trong 15 năm qua quá nhỏ. Tiềm năng phát triển trong lĩnh vực này còn rất lớn. Câu chuyện xanh hay không xanh cần dựa vào các chỉ số tiêu chí, đơn cử như phác thải bao nhiêu trên một sản phẩm, tổng tiêu thụ năng lượng,…

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 2.

Tính đến hết quý 3 năm 2023, số lượng công trình xanh ở Việt Nam là 305 công trình với tổng diện tích sàn xây dựng được chứng nhận gần 7,5 triệu mét vuông.

Phát triển công trình xanh thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành Xây dựng

Hài hòa và cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, giữa phát triển và bảo tồn, giữa nâng cao mức sống, thu nhập của người dân và đảm bảo công bằng, an sinh xã hội là việc làm không đơn giản. Để quốc gia phát triển công trình xanh, từng tế bào, từng cơ sở sản xuất, từng bệnh viện, từng trường học để thực hiện các mục tiêu đó. Tuy nhiên chúng ta mới chỉ có 305 công trình xanh, chưa kể đến các chứng chỉ quan trọng khác.

Mỗi lĩnh vực, mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân và cả cộng đồng xã hội đều có vai trò đóng góp để thực hiện các mục tiêu đó. Lĩnh vực xây dựng công trình có liên quan chặt chẽ với nhiều khâu và nếu công trình được thiết kế, xây dựng, vận hành theo tiêu chuẩn công trình xanh thì sẽ thúc đẩy các chuỗi cung ứng vật liệu, thiết bị cũng như nguồn nhân lực tư vấn quy hoạch, thiết kế, xây dựng theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn xanh.

Trong giai đoạn quy hoạch, thiết kế dự án: Việc áp dụng các tiêu chuẩn, giải pháp về xanh được đưa vào giai đoạn này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bước tiếp theo của dự án như thi công xây dựng, vận hành và khi đó khái toán kinh phí cho các giải pháp xanh cũng đã được đặt ra từ ban đầu nên sẽ tránh gặp phải vấn đề lớn do tăng chi phí cho các giải pháp xanh của dự án.

Trong giai đoạn lựa chọn vật liệu, trang thiết bị và tổ chức thi công xây dựng công trình: Khi các loại vật liệu đáp ứng các tiêu chuẩn công trình xanh, sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, thân thiện với môi trường, phát thải thấp được lựa chọn, sử dụng trong quá trình thi công xây dựng công trình sẽ thúc đẩy sự phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất các trang thiết bị trong công trình, tăng lượng cầu, tạo động lực để phát triển sản xuất xanh và tiêu dùng xanh. Mặt khác, các sản phẩm, trang thiết bị, vật liệu xây dựng đáp ứng các tiêu chí xanh khi được dán nhãn, chứng nhận xanh, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, phát thải thấp cũng sẽ thuận lợi hơn khi xuất khẩu vào các thị trường đòi hỏi chứng nhận xuất xứ, trách nhiệm môi trường và mức độ phát thải của sản phẩm.

Trong giai đoạn sử dụng, vận hành công trình: Quá trình quản lý, sử dụng vận hành các công trình xanh cũng đòi hỏi người quản lý, sử dụng công trình cần có nhận thức, kỹ năng quản lý, vận hành, sử dụng các trang thiết bị, các tiện ích của công trình và cũng sẽ có ý thức hơn đối với trách nhiệm bảo vệ môi trường, giảm thiểu chất thải, thay đổi hành vi để sống xanh hơn.

Trong Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa 15 sửa đổi Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị cũng đã đưa chỉ tiêu về số công trình xanh trong việc đánh giá, phân loại đô thị. Đốu với các đô thị, các tỉnh, thành phố, khi có được nhiều các dự án công trình xanh, khu đô thị xanh cũng sẽ làm tăng mức độ xanh của đô thị, của tỉnh, thành phố và góp phần làm giảm mức phát thải, tăng chỉ số bảo vệ môi trường của đô thị, của địa phương và tăng số điểm khi đánh giá, phân loại đô thị.

Xu hướng phát triển công trình xanh, chuyển đổi xanh và một số giải pháp phát triển công trình xanh, thúc đẩy chuyển đổi xanh của ngành Xây dựng

Trên phương diện toàn cầu và ở Việt Nam đều cho thấy xu hướng phát triển mạnh mẽ của công trình xanh và trong thời gian tới là công trình tự cân bằng năng lượng, công trình phát thải ròng bằng không.

Để tạo điều kiện cho việc phát triển công trình xanh góp phần thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành Xây dựng đề xuất triển khai thực hiện một số giải pháp sau:

(1) Về cơ chế, chính sách: Cần chú trọng việc nghiên cứu, lồng ghép, tích hợp các vấn đề về sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kinh trong quá trình xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của ngành để đáp ứng mục tiêu phát triển xanh, bền vững. Tập trung nghiên cứu để xây dựng khung pháp lý cho các loại hình công trình, đô thị như công trình tự cân bằng năng lượng, công trình phát thải ròng bằng không, đô thị xanh, đô thị phát thải thấp, đô thị trung hòa các bon…

(2) Về quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật: Hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật cần được thường xuyên rà soát, bổ sung, chỉnh sửa, ban hành mới để tích hợp, điều chỉnh, bổ sung các quy định, yêu cầu, chỉ tiêu kỹ thuật nhằm hướng dẫn, thúc đẩy, hỗ trợ các dự án, công trình xây dựng thiết kế, thi công xây dựng, vận hành đạt các tiêu chuẩn, chứng nhận về sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên, công trình xanh, phát thải thấp, trung hòa các bon.

(3) Thúc đẩy việc xây dựng và áp dụng tuyên bố môi trường cho sản phẩm (Environmental Product Declaration – EPD) có liên quan đến lĩnh vực xây dựng như sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất các trang thiết bị, sản phẩm sử dụng trong công trình ở trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm, thiết bị, vật liệu có EPD sẽ thuận lợi hơn cho chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế, thi công xây dựng và người sử dụng khi lựa chọn đưa vào dự án đầu tư công trình cũng như minh bạch và lượng hóa trong tính toán phát thải và tác động môi trường của sản phẩm, thiết bị, vật liệu. EPD cũng là điều kiện để hàng hóa, sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam dễ dàng xuất khẩu vào các thị trường yêu cầu có chứng nhận dấu chân các bon như thị trường các nước EU…

(4) Đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường nhận thức, năng lực chuyên môn kỹ thuật cho các đối tượng liên quan đáp ứng các yêu cầu về quản lý, nghiên cứu, tư vấn thiết kế, thi công xây dựng, đánh giá, chứng nhận, quản lý vận hành các dự án, công trình, sản phẩm vật liệu xây dựng xanh.

(5) Thúc đẩy phát triển tài chính xanh, tín dụng xanh và các cơ chế ưu đãi phi tài chính cho các dự án đô thị xanh, công trình xanh, sản xuất vật liệu xây dựng xanh…

(6) Đẩy mạnh việc tác truyền thông, nâng cao nhận thức về phát triển các công trình xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm phát thải khí nhà kính hướng tới, trung hòa các bon cả ở phía các cơ quan quản lý nhà nước trong xây dựng cơ chế, chính sách, các chủ đầu tư, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu, trang thiết bị, các đơn vị tư vấn, các nhà thầu thi công xây dựng và đối tượng quản lý, sử dụng công trình. Đưa các kiến thức chuyên môn về xanh vào đào tạo, giảng dạy trong các trường ĐH, Cao đẳng, Trung cấp nghề lĩnh vực xây dựng để giảng dạy cho sinh viên, học viên.

Ông Trần Hoài Nam, Phó Tổng Giám đốc HDBank: Chuyển đổi xanh giúp thăng hạng tín nhiệm, thu hút vốn đầu tư vào doanh nghiệp

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 1.

Ông Trần Hoài Nam, Phó Tổng Giám đốc HDBank

Tầm nhìn xanh đang là mối quan tâm của toàn cộng đồng. Nhưng phát triển xanh ở Việt Nam đang có hai thách thức lớn.

Thứ nhất là về nguồn vốn, theo WorldBank, đến năm 2040, Việt Nam sẽ cần 368 tỷ USD để đạt NET ZERO. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng xanh của Việt Nam đến 30/6/2023 còn khá khiêm tốn, đạt gần 528,3 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,2% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Do đó việc tìm nguồn vốn cho phát triển xanh là thách thức.

Khi chúng tôi làm việc với các định chế tài chính trên thế giới, chúng ta hay nói là lấy nguồn vốn tài chính quốc tế cho phát triển xanh sẽ rẻ hơn, nhưng thực tế hiện tại không còn rẻ nữa. Thậm chí hiện nay nguồn vốn trong nước còn rẻ hơn quốc tế. Hiện nay lãi suất của FED, các nước Châu âu ở mức rất cao, cao hơn Việt Nam, chưa bao giờ có tình cảnh như hiện nay.

Tuy nhiên, nguồn vốn từ định chế tài chính quốc tế vẫn quan trọng trong lâu dài để tiến đến trái phiếu xanh, tín dụng xanh.

Thách thức thứ hai là về năng lực đổi mới với phát triển xanh. Trong đó, bao gồm hạ tầng và các điều kiện sản xuất; Đào tạo đội ngũ nhân lực và người lao động; Các chuẩn mực quản trị điều hành, chuẩn mực công bố thông tin. Điều này dẫn đến quá trình chuyển đổi không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng, đặc biệt là về nguồn vốn đầu tư và hoạt động vận hành.

Song hành với thách thức luôn có cơ hội. Việt Nam có thể tiếp cận những nguồn vốn ưu đãi. Nhiều định chế tài chính lớn trên thế giới cùng các ngân hàng thương mại Việt Nam đã cam kết, hỗ trợ và không ngừng nâng hạn mức nguồn tài trợ tín dụng xanh. Chuyển đổi xanh sẽ giúp giảm thiểu chi phí trong tương lai và thực thi các vấn đề về môi trường và phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, chuyển đổi xanh còn giúp thăng hạng tín nhiệm, thu hút vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tái cơ cấu hoạt động sản xuất, nguồn nhân lực và năng suất lao động, các chuẩn mực quản trị điều hành. Từ đó, doanh nghiệp tăng cường năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, đặc biết các thị trường yêu cầu có chứng chỉ xanh, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đối với ngành ngân hàng, NHNN đã phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam. NHNN cũng đã ban hành Chương trình hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh phù hợp với từng giai đoạn.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý yêu cầu các ngân hàng thương mại phải xây dựng quy định về quản lý rủi ro về môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, đẩy mạnh hoạt động cấp tín dụng xanh. NHNN định hướng mục tiêu đến cuối 2025, tỷ trọng tín dụng Xanh trong nền kinh tế đạt 10% từ khoảng 4,2% hiện nay. Đây là con số thách thức, nhưng tôi nghĩ là chúng ta sẽ đạt được.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 2.

Cơ quan quản lý yêu cầu các ngân hàng thương mại phải xây dựng quy định về quản lý rủi ro về môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, đẩy mạnh hoạt động cấp tín dụng xanh

Với HDBank, chúng tôi đã sớm xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi xanh toàn diện và phát triển bền vững. HDBank là một trong những NHTM tiên phong tích hợp, thực thi ESG trong hoạt động kinh doanh.

Chúng tôi đã làm việc IFC, Proparco, ADB để thúc đẩy nguồn vốn tín dụng xanh và đạt kết quả tích cực. Chúng tôi cũng xây dựng quy trình quy chế ESG vào quy trình rủi ro tín dụng, thành lập bộ phận chuyên trách về ESG và tổ chức thi đua về xanh hoá để nhân viên HDBank hiểu và tham gia.

Riêng HDBank đã tài trợ nhiều dự án năng lượng tái tạo. Trong đó, đã dành hạn mức gần 8.000 tỷ đồng cho các dự án điện mặt trời (Solar farm), hơn 6.100 tỷ đồng cho các dự án điện mặt trời trên mái nhà, ngoài ra còn có 750 tỷ đồng cho dự án điện gió. Tổng số lượng dự án năng lượng tái tạo mà HDBank đã tài trợ lên tới 625 dự án. 09:25 AM

PGS.TS Trần Đình Thiên: Việc Việt Nam cam kết đạt Net Zero vào năm 2050 đã gây sửng sốt cho toàn nhân loại

Tầm nhìn xanh là sứ mệnh phải thực hiện, là sứ mệnh sống còn, đem lại lợi ích cao nhất. Nó là cuộc đua của loài người, của Tổ quốc Việt Nam. Việc Việt Nam cam kết đạt Net Zero vào năm 2050 đã gây sửng sốt cho toàn nhân loại bởi vì những nước mạnh hơn cũng chỉ cam kết như Việt Nam. Những nước như Ấn Độ cũng cam kết một cách dè dặt là đến năm 2070, Trung Quốc cam kết đến năm 2060.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 1.

PGS.TS Trần Đình Thiên – Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Tăng trưởng xanh là xu hướng chi phối toàn cầu, là lựa chọn ưu tiền hàng đầu của cả thế giới. Việt Nam cũng đang chịu áp lực trước xu hướng đó, đồng thời đây cũng là một hướng phát triển. Lựa chọn đi theo hướng này có khả năng đưa Việt Nam trở thành nước đi đầu trong khu vực.

Người đi đầu sẽ có gian khổ nhưng cũng là người có lợi đầu tiên. Đó là lợi ích cho người dân Viêt Nam đầu tiên.

Thế giới đang triển khai rất nhiều chiến lược tăng trưởng xanh cấp quốc gia, cấp toàn cầu. Việt Nam – có một cái hay – đó là không nước nào cam kết dữ dội như Việt Nam, cam kết với toàn thế giới mà toàn cam kết đỉnh cao.

Vì cam kết lớn như vậy thì chúng ta có thể đương đầu với những thách thức lớn. Nhưng đó cũng là cơ hội để chúng ta tiếp nhận được các nguồn hỗ trợ, chính sách, công nghệ…Với những yếu tố đó, Việt Nam có thể đi sau về trước.

Việt Nam đặt mục tiêu cụ thể: Trở thành quốc gia phát triển, thu nhập bình quân cao (lớn hơn 12.000 USD) vào năm 2045. Thu nhập bình quân hiện tại mới hơn 3.000 USD mà đã tiêu như này thì khi thu nhập ở mức 12.000 USD, không biết cuộc sống sẽ như thế nào? Mục tiêu đó sẽ có nhiều thách thức.

Từ nay đến năm 2045, chúng ta sẽ phát triển khác thường so với giai đoạn trước đây. Nếu làm được thì tăng trưởng sẽ vượt qua nền kinh tế thâm dụng lao động rẻ tiền.

Bên cạnh đó, khi thay đổi phương thức phát triển, chúng ta còn phải chống chịu với thách thức khác với nhiều nước, đó là chống chịu được biến đổi khí hậu. Đồng thời, thay đổi phương thức sống, áp lực phát triển đô thị. Theo đó, phải thay đổi phương thức phát triển, trong đó xanh là chủ yếu.

Việt Nam đã ban hành 2 chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Giai đoạn 2011-2020 đã qua, giờ đây chúng ta đang triển khai thời kỳ mới với tầm nhìn rõ ràng cụ thể. Tôi nhắc lại cam kết để thấy trách nhiệm của mình.

Để cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược tăng trưởng xanh này, Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch, theo đó Chính phủ đã cam kết cụ thể chứ không chỉ là cam kết chung. Tôi thấy rất rõ là kế hoạch hành động ngày càng cụ thể hơn, có 17 chủ đề, 57 nhóm nhiệm vụ và 143 nhiệm vụ cụ thể đồng thời xây dựng tích hợp chỉ số tăng trưởng xanh tổng hợp. Đây là chỉ tiêu vô cùng quan trọng, không có thì chúng ta không tăng trưởng được.

Để làm được điều này, chúng ta phải làm nhiều việc, có thể phải bỏ đi rất nhiều nhưng đồng thời phải tạo ra nhiều thứ mới. Nói chung nguồn lực sẽ rất khác, tức là nguồn lực phải thay đổi đi rất nhiều. Có thể chúng ta cần cần 200-300 tỷ USD vào năm 2030, đây là chi phí rất lớn.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 2.

Trong nhiều năm qua, chúng ta thấy nguồn lực cho tăng trưởng xanh đã bắt đầu rất lớn

Trong nhiều năm qua, chúng ta thấy nguồn lực cho tăng trưởng xanh đã bắt đầu rất lớn. Tuy nhiên, xuất phát điểm thấp, nên quy mô đến giờ chưa đc bao nhiêu, nhiều kênh huy động nguồn lực nhiều khi chưa thông.

Hiện nay, nguồn đầu tư công, tín dụng xanh… đang rất dữ dội, đồng thời cấu trúc cơ cấu kinh tế đều hướng tới phát triển xanh. Chúng ta càng ngày thấy rằng những nguồn lực này sẽ mở rộng hơn nữa. Tới đây công nghệ cho tăng trưởng xanh sẽ được phát triển hơn nữa.

Theo tôi, vốn là một phần nhưng cần sự tham gia từ phía chính phủ, các doanh nghiệp để phục vụ xanh. Đặc biệt là xã hội của chúng ta, làm thế nào để tất cả đều tham gia vào và hướng tới mục tiêu xanh.

Có thể chúng ta chưa quen với cam kết mang tính thách thức. Không có vấn đề gì chúng ta không thực hiện được hết, chúng ta phải hành động quyết liệt cho cam kết này.

Thách thức phát thải 2050 rất thách thức, cam kết áp lực là  thế nhưng phải làm thế nào. Làm sao biến thách thức thành cơ hội thì mới thành công.

Ông Nguyễn Đăng Ngọc, Phó TGĐ VCCORP: NET ZERO đã trở thành một mục tiêu truyền cảm hứng rất lớn

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Đăng Ngọc, Phó TGĐ VCCORP

Như quý vị đã biết, việc đạt NET ZERO vào năm 2050 cho Việt Nam mà Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố tại COP 26 là một mục tiêu rất nhiều người đánh giá là khó hoàn thành, bởi nó tương đương với cam kết của các nước phát triển như Mỹ và Canada. Thậm chí, những nước lớn như Ấn Độ còn đặt mục tiêu xa hơn, là phải tới năm 2070, còn Trung Quốc là 2060.

Muốn Việt Nam đạt được NET ZERO vào năm 2050, chúng ta đều hiểu nỗ lực không chỉ đến từ Chính phủ, mà phải đến từ rất nhiều tổ chức, cá nhân, trên khắp Việt Nam, đồng thời phải huy động được sự hỗ trợ từ cả quốc tế. Nói cách khác, NET ZERO là một mục tiêu siêu thách thức.

Thế nhưng, chính mục tiêu siêu thách thức đó lại là cơ hội cho sự kết nối, huy động tâm huyết, trí tuệ, sức mạnh của những người tài trên khắp Việt Nam cùng chung tay giải bài toán lớn của đất nước. Nhìn từ góc độ đó, NET ZERO lại trở thành một mục tiêu truyền cảm hứng rất lớn.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 2.

Toàn cảnh Hội thảo “Tầm nhìn xanh Việt Nam và những câu chuyện điển hình”

Trước khi lắng nghe các tham luận của các diễn giả, tôi muốn chia sẻ một câu chuyện nhỏ mà chúng tôi đã trải nghiệm có nét tương đồng với mục tiêu của cam kết NET ZERO.

Khi VCCorp bắt đầu thực hiện phương pháp quản lý bằng OKR (Objectives and Key Results) – một phương pháp quản lý bắt nguồn từ Intel, được phát triển và phổ cập rộng rãi trong số các công ty công nghệ lớn nhờ Google, hầu hết mọi người đều thấy mục tiêu kiểu OKR là đánh đố.

Bởi kể cả mục tiêu mức 1 – thấp nhất của OKR cũng đòi hỏi mọi người, mọi bộ phận phải vượt qua ngưỡng rất cao của họ. Không chỉ thế, các cá nhân, bộ phận trong VCCorp còn phải hợp tác, kết nối với nhau rất chặt chẽ, cùng hợp lực thì mới có thể hoàn thành.

Thế nhưng, khi thực hiện OKR, nhiều điều thú vị đã diễn ra. Ngay cả khi không thể hoàn thành OKR mức 1 trong một quý, nhiều người nhận ra rằng họ đã vượt qua ngưỡng rất cao của chính mình trước đây, đưa cả cá nhân và bộ phận họ quản lý tới một mặt bằng mới.

Câu chuyện nhỏ từ chính doanh nghiệp của chúng tôi cho thấy, một mục tiêu dễ hay khả năng đạt được cao không thể dẫn tới sự thay đổi lớn hay một mặt bằng mới và khó có khả năng truyền cảm hứng hoặc huy động tối đa năng lực của những người tài.

Khi tham vấn TS. Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, về mục tiêu Xanh mà cả nền kinh tế đang hướng tới, chúng tôi cũng đặt những câu hỏi về tính khó khả thi của mục tiêu cùng những thách thức, nhưng TS. Trần Đình Thiên khẳng định: “Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc cùng vào cuộc!”.

Đó cũng là lý do mà CafeF – một thành viên của VCCorp, tổ chức hội thảo “Tầm nhìn xanh Việt Nam và những câu chuyện điển hình”

Chúng tôi mong muốn các quý vị tới tham dự Hội thảo ngày hôm nay có thể tìm thấy một thông tin, bài học nào đó hữu ích cho cá nhân hoặc tổ chức mà mình đang làm việc từ các bài tham luận, phần thảo luận của các diễn giả. Chúng tôi cũng mong muốn những bài học, điển hình được chia sẻ ở hội thảo này có thể được lan tỏa, phát triển, góp một phần nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu NET ZERO 2050.

Nguồn: Cafef

Bình luận của bạn

Tin liên quan

Tin đã đăng