Sử dụng giấy làm vách ngăn, giường giấy trong phòng, chống dịch COVID-19

Trong thời gian qua do diễn biến phức tạp và nguy hiểm của dịch covid-19 tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp ngành giấy đã có những sáng kiến và đóng góp thiết thực, cùng với Chính phủ Việt Nam và cộng đồng trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh COVID-19. Đặc biệt, Công ty SCGP bao bì (Công ty con của Tập đoàn SCG) đã có sáng kiến sử dụng giấy làm vách ngăn cao cấp và làm giường giấy hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Công ty SCGP đã trao tặng 100 tấm vách ngăn bằng giấy cao cấp, sử dụng làm vách ngăn an toàn và hạn chế sự lây lan của COVID-19, tại các điểm bầu cử Đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp thuộc tỉnh Bình Dương và Đồng Nai và 300 tấm vách ngăn cùng loại cũng sẽ được trao đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Dương, Sở Y tế Đồng Nai và tỉnh Hải Dương nhằm hỗ trợ công tác phòng chống dịch tại các cơ quan hành chính và cơ sở y tế tại địa phương.

Bên cạnh đó, SCGP cũng đã kịp thời sản xuất và vận chuyển 100 giường giấy trao tặng các bệnh viện dã chiến tỉnh Bắc Giang; tặng 10.000 thùng giấy chất lượng cao nhằm hỗ trợ công tác vận chuyển nhu yếu phẩm đến các khu vực cách ly và 100 giường giấy cho tỉnh Hải Dương. Theo đó, những chiếc giường giấy của SCGP được làm từ 100% giấy tái chế, với khả năng mang lại sự thoải mái và an toàn, dễ vận chuyển và lắp đặt cho bệnh nhân cùng đội ngũ y tế. Sáng kiến này được kỳ vọng sẽ trở thành trợ thủ đắc lực cho các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang và Hải Dương trước tình hình dịch bệnh phức tạp.

Ngoài ra, 1.000 tấm mặt nạ ngăn giọt bắn và 25.000 khẩu trang kháng khuẩn được làm từ các vật liệu giấy cũng được các công ty trao tặng cho các cơ sở y tế và đơn vị bộ đội biên phòng./.

.

Năm 2020, tỷ lệ tái chế giấy thu hồi tại Mỹ đạt 65,7%

Năm 2009, năm có mức tỷ lệ tái chế thấp nhất cũng đã đạt 63%, gần gấp đôi so với mức mà ngành công nghiệp giấy Mỹ đạt được vào năm 1990.

Năm 2020, tiêu thụ giấy bao bì hòm hộp cũ (OCC) của các nhà máy Mỹ đạt mức kỷ lục 22,8 triệu tấn. Trong gần một thập kỷ qua, tỷ lệ tái chế OCC tại Mỹ đạt bình quân 88,8% và trong 3 năm gần đây đạt mức bình quân 92,4%.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, có tới gần 2/3 lượng giấy thu hồi đã được tái chế và chuyển thành các sản phẩm giấy mới. Đây là thành tựu đạt được từ cam kết của ngành công nghiệp giấy Mỹ, cũng như sự tham gia của người tiêu dùng trong chương trình đạt mục tiêu nâng cao tỷ lệ thu gom và tái chế giấy thu hồi.

Tái chế giấy giúp kéo dài vòng đời của nguyên liệu xơ sợi, tạo ra các sản phẩm giấy bao bì mới và góp phần tiết kiệm tài nguyên và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.

Theo kế hoạc thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế giấy thu hồi, trong giai đoạn từ năm 2019-2023, Mỹ đã đầu tư 4,1 tỷ USD vào các cơ sở hạ tầng sản xuất nhằm nâng cao hơn nữa tỷ lệ thu gom và tái chế./.

     >>> Khủng hoảng vận tải biển ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu

Theo Paperage

Nga khởi chạy dây chuyền bìa gấp hộp 3 lớp đầu tiên

Đây là dây chuyền sản xuất FBB đầu tiên được đưa vào hoạt động tại Nga, với tổng vốn đầu tư khoảng 229 triệu USD. Dây chuyền FBB có công suất khoảng 220.000 tấn/năm.

Tổng vốn đầu tư vào dây chuyền mới lên tới khoảng 22 tỷ Ruble (299 triệu USD).

Hiện nay, Kama đang tiến hành sản xuất giấy FBB loại không tráng phủ, và sẽ chuyển sang sản xuất loại FBB có tráng trong giai đoạn tới.

Ngoài việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa 65%, sản phẩm của Kama dự kiến cũng sẽ nhắm đến mục tiêu xuất khẩu trong tương lai./.

    >>> Nga dự kiến sẽ cấm xuất khẩu gỗ tròn vào năm 2022

VPPA tổng hợp

Khủng hoảng vận tải biển ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhu cầu bán lẻ tăng đột biến đã đẩy ngành vận tải biển rơi vào tình trạng hỗn loạn chưa từng có. Các tàu container, với tải trọng lên tới 190.000 tấn, cũng phải “oằn mình” đáp ứng nhu cầu tăng chóng mặt. Mọi con tàu container trên thế giới đều được đưa vào vận hành.

Tại châu Á, nhiều nhà sản xuất “tuyệt vọng” tìm kiếm container chở hàng trong bối cảnh cầu vượt cung dẫn tới thiếu khoảng 500.000 container.

Theo hãng tư vấn vận tải biển, Drewry Shipping Consultants, giá vận tải bằng container tăng gấp ba lần, lên tới 5.472 USD/container 40 feet vào tháng 5/2021, từ mức 1.486 USD một năm trước.

khung-hoang-van-tai-bien-anh-huong-den-thuong-mai-toan-cau

Sau khi nhu cầu tăng cao đột biến đối với đồ dùng bảo hộ y tế được giảm xuống, từ khoảng tháng 7/2020 trở đi, nhu cầu vận chuyển với các loại hàng hóa bán lẻ thông thường bắt đầu tăng vọt với hoạt động mua sắm trực tuyến bùng nổ, thậm chí vượt mức trước đại dịch.

Theo dữ liệu từ Cục thống kê Mỹ, chi tiêu bán lẻ trong tháng 3/2021 của nước này tăng 27,7% so với một năm trước. Bán lẻ trực tuyến tăng gần 40% so với mức trước đại dịch. Doanh số ôtô tăng 29%, trong khi đồ nội thất tăng 20,4%. Tại Mỹ, có hãng vận tải thậm chí nhập khẩu số lượng container đầy máy cắt cỏ nhiều gấp 10 lần so với năm 2019.

Khi dịch bệnh được kiểm soát tại Trung Quốc và nhiều quốc gia khác tại châu Á, các nhà máy bắt đầu tăng tốc sản xuất để đáp ứng nhu cầu hàng hóa từ các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Tại Mỹ, các nhà hàng, quán bar, cơ sở giải trí đóng cửa khiến người dân quay sang mua sắm hàng hóa “điên cuồng”, đặc biệt với gói hỗ trợ nghìn tỷ USD từ chính phủ.

Từ tháng 9/2020, các tàu container bắt đầu xếp hàng dài tại các cảng ở Los Angeles và Long Beach. Tại các cảng này, hoạt động bốc dỡ container diễn ra cả ngày lẫn đêm. Vốn đã là khu tổ hợp cảng biển lớn nhất tại Mỹ về khối lượng hàng hóa, các cảng liền kề ở Los Angeles và Long Beach phá kỷ lục về số lượng container được bốc dỡ mỗi tháng.

Tháng 11/2020, số lượng container tại các cảng này tăng 22,06% so với năm trước và tăng tới 113% vào tháng 3/2021 (so với cùng kỳ năm trước).

Các container đầy hàng được xếp chồng chất tại các ụ tàu. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng không được nâng cấp suốt hàng chục năm không đủ sức tải số lượng container tăng đột biến như vậy.

Hãng vận tải container quốc tế Maersk dự báo nhu cầu vận tải biển sẽ còn tiếp tục tăng tới cuối năm nay, đi liền với đó là tình trạng tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng và thiếu container trầm trọng. Hãng này ước tính nhu cầu container sẽ tăng 5-7% trong năm 2021.

     >>> Nga dự kiến sẽ cấm xuất khẩu gỗ tròn vào năm 2022

Khủng hoảng tăng giá thuê container

Nhu cầu về hàng hóa bán lẻ tăng đột biến đã đẩy ngành vận tải biển vào một năm biến động chưa từng có. Các tàu container với tải trọng tới 190.000 tấn phải gồng mình vận chuyển hàng để đáp ứng nhu cầu cao đột ngột và chóng mặt. Các chuyến tàu hỏa chuyên chở hàng chuyển hướng tập trung vào tuyến đường châu Á – Mỹ để kiếm lời. Mọi con tàu đang nhàn rỗi trong đội tàu thương mại của thế giới cũng bị kéo vào vòng xoáy này.

Tại châu Á, các nhà sản xuất phải xoay xở mọi cách có thể để tìm được tàu trống trong bối cảnh thế giới ước tính thiếu một nửa triệu container. Giá thuê container tăng chóng mặt, từ 1.486 USD/container loại 40ft hồi tháng 5/2020 lên 5.472 USD vào tháng 5/2021, theo công ty nghiên cứu và tư vấn hàng hải toàn cầu Drewry Shipping Consultants. Đây được xem là thời kỳ bùng nổ chưa từng có về mức tăng giá thuê container của vận tải biển toàn cầu.

khung-hoang-van-tai-bien-anh-huong-den-thuong-mai-toan-cau

Độ tin cậy, thước đo việc các chuyến hàng có đến đúng thời gian hay không, giảm xuống thấp kỷ lục ở 34,9% trong tháng 1. Các công ty giao nhận vận tải, hay công ty trung gian chuyên tìm các tuyến đường để vận chuyển hàng hóa, ngập trong đống email hoảng loạn từ các công ty đang tuyệt vọng tìm chỗ trống trên tàu chở hàng cho sản phẩm của họ.

Tất nhiên, hiện nay có rất nhiều thách thức. Đã có những vụ va chạm, cháy nổ trên các tàu chở dầu. Tàu chở gia súc, Gulf Livestock 1, từng bị một cơn bão ngoài khơi Nhật Bản nhấn chìm hồi tháng 9/2020, khiến 41 thuyền viên thiệt mạng. Trong khi đó, các tàu chở container cao ngất ngưởng đang bị lật với tốc độ nhanh nhất trong nhiều năm trở lại đây. Theo ước tính của Bloomberg, khoảng 3.000 container bị rơi xuống biển trong năm 2020 và con số của năm 2021 tính đến thời điểm hiện tại là 1.000.

Khi bị mắc kẹt ở Kênh đào Suez hồi tháng 3, tàu chở hàng Ever Given đã khiến số hàng hóa thương mại trị giá 9,6 tỷ USD bị ngưng trệ 6 ngày liên tiếp, buộc các tàu chở hàng khác phải chuyển hướng đi quanh châu Phi.

Khủng hoảng phân phối hàng hóa

Bắt đầu từ tháng 9/2020, các tàu chở container được cập cảng Los Angeles và Long Beach. Tại cảng, những chiếc cần cẩu dỡ container cả ngày lẫn đêm. Vốn là những khu phức hợp cảng biển lớn nhất về khối lượng ở Mỹ, hai cảng biển này liên tục phá kỷ lục về số lượng container đi qua mỗi tháng.

Khối lượng container cập cảng giảm 29,81% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 5/2020. Tuy nhiên, đến tháng 11, con số này tăng 22,06% và tới tháng 3 là tăng 113%.

khung-hoang-van-tai-bien-anh-huong-den-thuong-mai-toan-cau

Các container chứa đầy hàng hóa được chất chồng lên nhau ở sân cảng. Công nhân liên tục kéo container ra khỏi tàu chở hàng. Tuy nhiên, vì hệ thống đường sắt hàng chục năm qua không được đầu tư nên không có đủ tàu để giải phóng khối lượng lớn container trên. Ngoài ra, cũng không có đủ xe tải để chất container và cũng không có đủ tài xế xe tải.

Mạng lưới nhà kho rộng lớn ở Inland Empire, phía đông Los Angeles, chất đầy container tới tận nóc. Nguyên nhân là các biện pháp giãn cách xã hội và an toàn khác khiến khâu phân phối bị trì trệ. Đây được đánh giá là tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng nhất trong hơn 40 năm qua.

Cùng lúc đó, các công ty vận tải phải đối mặt với tình trạng thiếu công suất trầm trọng. Phải mất tới 2 năm họ mới có thể đóng xong một con tàu chở hàng. Trong ngắn hạn, họ gần như không thể làm gì để tăng số lượng tàu chở hàng.

Các chủ tàu cũng như công ty điều hành tàu thương mại đang cố giải quyết vấn đề bằng cách đóng hàng trăm nghìn container mới. A.P. Moller-Maersk, hãng tàu chở container lớn nhất thế giới, phải để tàu đi các tuyến đường không có lãi tới Australia và lấy container trống và mang tới châu Á. Lượng tàu nhàn rỗi, chiếm khoảng 10% đội tàu thương mại trong những năm trước, vì thế được đưa trở lại mặt biển. Gần như tất cả tàu thương mại có khả năng đi biển giờ đều đang hoạt động.

Bên cạnh việc bổ sung vài trăm nghìn container mới và tăng công suất tàu chở, Maersk cũng tăng gấp đôi công suất vận chuyển bằng đường sắt giữa Trung Quốc và châu Âu, loại hình vận tải cũng đang trải qua thời kỳ bùng nổ hàng hóa./.

     >>> Bản tin Ngành Giấy tháng 5/2021

Nguồn VnEconomy

Nga dự kiến sẽ cấm xuất khẩu gỗ tròn vào năm 2022

Hiện nay, Chính phủ Nga yêu cầu các cơ quan quản lý và xuất khẩu lâm sản phải kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu gỗ tròn và các lâm sản có giá trị thấp, đồng thời ngăn chặn việc buôn bán gỗ tròn bất hợp pháp.

Chính phủ cũng yêu cầu cấm hoàn toàn việc xuất khẩu các loại gỗ tròn thuộc dòng gỗ lá kim  mới qua sơ chế hoặc gỗ tròn thuộc dòng gỗ cứng có giá trị chưa qua chế biến từ ngày 01/01/2022.

Như vậy, các loại gỗ cứng có giá trị thấp như gỗ bạch dương hiện đang xuất khẩu sang Phần Lan, có thể sẽ không nằm trong lệnh cấm xuất khẩu trong tương lai.

Để khuyến khích ngành chế biến gỗ trong nước, Chính phủ Nga dự kiến thực hiện một chương trình cho vay trợ cấp để đầu tư vào các cơ sở chế biến gỗ, chủ yếu ở Siberia và vùng Viễn Đông của Nga, nhằm phục vụ các thị trường đang phát triển ở châu Á.

Nếu lệnh cấm xuất khẩu được sớm ban hành, Nga sẽ không còn là một trong những nước xuất khẩu gỗ tròn lớn nhất thế giới nữa. Trong nhiều thập kỷ, quốc gia này đã xuất khẩu khối lượng lớn gỗ nguyên liệu, chủ yếu cho các nhà chế biến và sản xuất lâm sản ở châu Á và châu Âu.

Năm 2006, sản lượng xuất khẩu gỗ tròn thuộc dòng gỗ mềm của Nga đã đạt đỉnh 37 triệu m3, nhưng khi xuất khẩu gỗ tròn bị áp thuế vào năm 2008, sản lượng đã giảm đáng kể và chỉ còn 8,5 triệu m3 vào năm 2019.

Theo Wood Resource Quarterly, năm nay, sự sụt giảm sản lượng vẫn tiếp tục và ước tính chỉ có khoảng 6 triệu m3 gỗ có khả năng được xuất khẩu. Trong nửa đầu năm 2020, phần lớn các lô hàng được xuất khẩu sang Trung Quốc (khoảng 75%) và Phần Lan (10%).

Trong 5 năm qua, xuất khẩu gỗ tròn của Nga dao động trong khoảng 7-8 triệu m3/năm nhưng có khả năng sẽ giảm trong 2 năm tới nếu các loại gỗ có giá trị cao hơn như gỗ sồi và gỗ tần bì bị cấm xuất khẩu.

Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 10-12 triệu m3/năm các loại gỗ mềm và gỗ cứng từ Nga. Vì vậy, nếu lệnh cấm xuất khẩu gỗ tròn được thực thi sẽ tác động đáng kể đến nguồn cung ứng gỗ nguyên liệu và các sản phẩm chế biến trong tương lai của Trung Quốc.

     >>> Chế phẩm sinh học giúp phân hủy nhựa cây trong sản xuất bột giấy

Theo WoodPrices

Chế phẩm sinh học giúp phân hủy nhựa cây trong sản xuất bột giấy

Dù chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong gỗ (2-5%) nhưng nhựa cây thường gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong quá trình sản xuất giấy như gây ra các vết đốm, lỗ thủng trên giấy thành phẩm, tăng độc tố của nước thải sản xuất giấy. Mặt khác, nhựa cây bám dính trên các thiết bị làm giảm hiệu quả hoạt động của dây chuyền sản xuất, thậm chí có thể gây hỏng hóc thiết bị.
Để giải quyết vấn đề này, Bộ Công Thương giao Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) thực hiện đề tài “Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học để phân hủy nhựa cây trong dăm mảnh gỗ keo, bạch đàn làm nguyên liệu sản xuất bột giấy thân thiện môi trường tại Việt Nam” do TS. Phan Thị Hồng Thảo làm chủ nhiệm. Đề tài thuộc Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020.
TS. Phan Thị Hồng Thảo – Chủ nhiệm đề tài cho biết, để loại bỏ bớt nhựa cây có nhiều phương pháp hóa học hoặc sử dụng chế phẩm sinh học. So với hóa học, phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học được ưa chuộng hơn, vì ưu điểm loại bỏ sạch nhựa, an toàn cho môi trường. Mục tiêu chung của đề tài là tạo được chế phẩm sinh học, ứng dụng để loại bỏ nhựa cây trong nguyên liệu dăm mảnh gỗ cứng, phục vụ cho sản xuất bột giấy thân thiện môi trường.
Theo đó, qua thử nghiệm, nhóm thực hiện đã hoàn thành nghiên cứu, đánh giá tổng quan công nghệ, thiết bị và khả năng ứng dụng nấm để phân hủy nhựa cây trong dăm mảnh gỗ keo và bạch đàn; đồng thời tuyển chọn các chủng nấm có khả năng phân hủy nhựa cây trên nguyên liệu gỗ keo và bạch đàn. Từ 85 chủng nấm được phân lập có khả năng phân hủy nhựa cây từ Nhà máy Giấy Bãi Bằng và Nhà máy Giấy Mục Sơn, đề tài đã lựa chọn các chủng nấm VCĐ4, TĐ36, TĐ95, B68, BB29, MS2, BBN8, BBK8, OP, OP2, CS1 và CS2 để khảo sát.
Tiến hành khảo sát, kết quả 02 chủng có khả năng sinh trưởng và loại bỏ nhựa phù hợp nhất đã được tuyển chọn là Phanerochete chrysosporium B68 và Trametes hirsuta BBN8. Đây đều là 2 chủng được Mycobank ghi nhận không gây bệnh cho người và động vật, có thể sử dụng làm chế phẩm sinh học.
“Những chủng nấm được nhóm nghiên cứu lựa chọn có khả năng đáp ứng yêu cầu là có thể phân hủy nhựa gỗ cao, điều kiện và chi phí nuôi hợp lý – yếu tố mang tính quyết định để chế phẩm phân hủy nhựa gỗ có khả năng nâng cao quy mô sản xuất và áp dụng đại trà mà không khiến các doanh nghiệp phải lo lắng về chi phí. – TS. Phan Thị Hồng Thảo cho hay.
che-pham-sinh-hoc-giup-phan-huy-nhua-cay-trong-san-xuat-bot-giay
TS. Phan Thị Hồng Thảo
Nhóm nghiên cứu tiến hành thử nghiệm trên 100 tấn gỗ dăm mảnh ở nhà máy giấy Bãi Bằng, kết quả sau khi sử dụng, hàm lượng nhựa trong gỗ bạch đàn giảm 50,58%, gỗ keo giảm 50,61%. Kết quả này cao gấp đôi so với phương pháp truyền thống các nhà máy giấy vẫn sử dụng. Bên cạnh đó, chế phẩm còn giúp giảm hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất giấy, cụ thể giảm 5% kiềm trong công đoạn tẩy trắng bột giấy. Với tính mới và khả năng ứng dụng cao, chế phẩm phân hủy nhựa gỗ đã được nhóm nghiên cứu đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Bên cạnh đó, nhóm thực hiện đã nghiên cứu đánh giá khả năng phát triển chế phẩm của các chủng nấm lựa chọn. Kết quả cho thấy các chủng nấm lựa chọn không ức chế lẫn nhau, không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây keo và bạch đàn con trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo. Các chủng nấm tuyển chọn cũng không làm giảm trọng lượng tổng và hàm lượng cellulose trên gỗ nhiều hơn so với đối chứng nhưng đều làm giảm trên 50% nhựa cây tổng, làm giảm hàm lượng axit béo và axit nhựa so với mẫu đối chứng.
Đề tài đã phối hợp thực hiện với Tổng Công ty Giấy Việt Nam và Viện Công nghiệp giấy và Xenluylo trong quá trình tổ chức sản xuất chế phẩm sinh học để phân hủy nhựa cây trong nguyên liệu gỗ keo và bạch đàn quy mô pilot để bước đầu ứng dụng ở quy mô công nghiệp. Cụ thể, 1 tấn sản phẩm chế phẩm được sản xuất đạt đủ khối lượng theo đăng ký để thử nghiệm và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, được Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 – Quatest 1 (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) kiểm nghiệm.
Chế phẩm của đề tài nghiên cứu được kiểm nghiệm đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật
TS. Phan Thị Hồng Thảo cho biết, trên thị trường quốc tế hiện có chế phẩm Cartapip (New Zealand) chứa chủng nấm dát gỗ Ophiostoma piliferum được sử dụng chủ yếu để loại bỏ nhựa cây trong nguyên liệu dăm mảnh gỗ mềm (gỗ thông). Nhóm nghiên cứu tiến hành so sánh chế phẩm của đề tài sản xuất với chế phẩm thương mại Cartapip 97 của công ty Parrac Ltd. (New Zealand) dùng để xử lý nguyên liệu gỗ thông tại các thời điểm khác nhau, kết quả cho thấy khi sử dụng chế phẩm đề tài sản xuất thì hàm lượng nhựa giảm so với mẫu đối chứng đều cao hơn so với chế phẩm Cartapip 97.
Thành công của đề tài một lần nữa khẳng định hướng đi đúng đắn của nghiên cứu, cải tiến quy trình sản xuất giấy theo hướng thân thiện môi trường. “Việc ứng dụng sản phẩm chế phẩm sinh học để phân hủy nhựa cây, giúp làm giảm hóa chất phân tán trong quá trình sản xuất giấy và bột giấy, tiết kiệm chi phí sản xuất và góp phần bảo vệ môi trường sản xuất.” – TS. Phan Thị Hồng Thảo nhấn mạnh.
Theo Công nghiệp Sinh học Việt Nam

Giấy vệ sinh có chiều dài ‘vô tận’

Công ty sản xuất giấy Nhật Bản Marutomi Seishi đã tung ra sản phẩm giấy vệ sinh đặc biệt có chiều dài 300 mét. Đây là một trong những cuộn giấy vệ sinh dài nhất hiện có trên thị trường Nhật Bản, Japan Today đưa tin
Loại giấy này dài gấp 6 lần so với cuộn giấy tiêu chuẩn 50 mét, tức hai cuộn giấy này tương đương với một gói giấy vệ sinh 12 cuộn. Sản phẩm giúp giảm đáng kể tần suất mua và thay thế giấy. Nó cũng trở thành sản phẩm lý tưởng để cứu trợ thiên tai và dự trữ.
giay-ve-sinh-co-chieu-dai-vo-tan
Loại giấy mới dài gấp 5 lần so với cuộn giấy tiêu chuẩn 50 mét
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) khuyến cáo các hộ gia đình dự trữ giấy vệ sinh đủ dùng cho một tháng trong trường hợp khẩn cấp. Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất Giấy Gia dụng Nhật Bản, một gia đình 4 người tiêu thụ khoảng 16 cuộn giấy 50 mét mỗi tháng.
Loại giấy vệ sinh mới giúp công ty Marutomi Seishi giảm lượng bao bì phải sử dụng. Ngoài ra, cuộn giấy này không có lõi, giúp giảm lượng rác thải.
Theo Thanh Niên

Bản tin tháng 5/2021

Trong bản tin số 4 – tháng 5/2021 bao gồm:

1. Giá xuất – nhập khẩu bột giấy và giấy

2. Tình hình sản xuất – kinh doanh ngành giấy trong nước

3. Tin tức đầu tư 

Trung Quốc đầu tư sản xuất bột nguyên sinh tại tổ hợp giấy Dongguan, Guangdong

Nga đưa nhà máy liên hợp bột giấy-giấy lớn nhất vào hoạt động vào năm 2023

Miza Nghi Sơn hoàn tất vận hành thử nghiệm dây chuyền công suất 120.000 tấn/năm tại Thanh Hóa, Việt Nam

Paper Excellence mua lại Domtar với giá khoảng 3,0 tỷ USD

  >>> Xem BẢN TIN THÁNG 5

Nguyên liệu ngành công nghiệp giấy: Triển vọng từ những giống mới, năng suất cao

Đây là sự ghi nhận cho những nỗ lực nghiên cứu của Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy thông qua việc triển khai nhiệm vụ “Nghiên cứu chọn giống bạch đàn và keo phục vụ ngành công nghiệp giấy”, được Bộ Công Thương phê duyệt kinh phí thực hiện từ năm 2016 đến năm 2020, với mục tiêu chính là tuyển chọn được ít nhất 1 giống trên 1 loài có năng suất cao (tăng ít nhất 10% so với giống cũ) và hàm lượng xenlulô đạt tiêu chuẩn gỗ nguyên liệu giấy.

Thạc sĩ Hoàng Ngọc Hải, chủ nhiệm nhiệm vụ cho biết: muốn kinh doanh cây nguyên liệu giấy đạt hiệu quả cao thì giống là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây gỗ. Chọn tạo giống là biện pháp rất quan trọng để đạt năng suất cao. Với các chương trình trồng rừng, muốn đạt thành công thì việc đầu tiên không thể thiếu là chọn giống cây trồng thích hợp.

Để có được giống cây tốt cho trồng rừng, ngoài tuyển chọn các giống thích hợp, thì việc nghiên cứu tạo ra những giống mới có các đặc tính mong muốn và các biện pháp nhân giống, sản xuất các giống đó với số lượng lớn đáp ứng nhu cầu trồng rừng là rất cần thiết.

“Thực tế cho thấy, năng suất rừng nguyên liệu giấy ở nước ta hiện nay vẫn còn thấp so với các nước khác, chất lượng rừng cũng không được cao. Điều này, làm giảm hiệu quả kinh tế kinh doanh rừng trồng nguyên liệu giấy. Vì vậy, cần thêm nghiên cứu về giống cây trồng, đáp ứng nhu cầu tăng năng suất và chát lượng, mở rộng vùng trồng cây nguyên liệu giấy” – Thạc sĩ Hoàng Ngọc Hải nhấn mạnh.

Theo Thạc sĩ Hoàng Ngọc Hải: Khảo nghiệm loài, xuất xứ là những bước khởi đầu rất quan trọng của bất kỳ một chương trình nghiên cứu chọn tạo giống cây lâm nghiệp để đánh giá khả năng thích ứng, sinh trưởng và phát triển của các loài và xuất xứ trong điều kiện tự nhiên của vùng dự kiến trồng rừng, chọn được các loài có triển vọng trên các dạng lập địa thích hợp để phục vụ các bước nghiên cứu cải tạo giống tiếp theo và giới thiệu cho trồng rừng sản xuất.

Công tác chọn tạo giống cây nguyên liệu giấy đã được Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy triển khai mạnh mẽ nhằm cung cấp giống cây nguyên liệu phục vụ các nhà máy sản xuất bột giấy. Một số dòng vô tính đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống quốc gia hoặc giống tiến bộ kỹ thuật như các dòng bạch đàn PN2, PN14, PN10, PN46, PN47, PN3d, PN54, PN116, PN24, PN108, PNCT3, PNCT và một số dòng keo lai KL2, Kl20 và KLTA3.

Tuy nhiên, để có một số lượng giống cây nguyên liệu giấy đủ đảm bảo an toàn đa dạng di truyền vẫn rất cần phải tiếp tục chọn tuyển thêm nhiều cây trội, nguồn giống tốt và trồng rừng khảo nghiệm để bổ sung thêm những giống có năng suất, chất lượng cao hơn và bền vững hơn.

Theo đó, thông qua việc triển khai nhiệm vụ “Nghiên cứu chọn giống bạch đàn và keo phục vụ ngành công nghiệp giấy” từ năm 2016-2020, nhóm nghiên cứu đã hoàn thành từ khâu chọn lọc giống, trồng rừng khảo nghiệm, qua nghiên cứu đã chọn được 3 dòng bạch đàn và xuất xứ keo tai tượng để tiến tới công nhận giống, phục vụ trồng rừng nguyên liệu giấy trong những năm tiếp theo. Những giống mới được chọn lọc đã chứng minh năng suất tăng ít nhất từ 10% – 30% so với giống đối chứng và hàm lượng xenlulô đạt tiêu chuẩn gỗ nguyên liệu giấy.

Dòng E15 là một trong 3 giống bạch đàn Urophyla do Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy nghiên cứu chọn tạo vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống cây trồng lâm nghiệp

Cụ thể, qua khảo nghiệm tại huyện Lục Nam, Bắc Giang đã tuyển chọn được 1 giống keo tai tượng có xuất xứ hạt từ cây trội vườn giống Trảng Bom (CT.VGTrB) có thể tích thân cây, cũng như năng suất gỗ vượt so với đối chứng (HH.RGQB) đến 55,6%, vượt trung bình 32,3% so các xuất xứ còn lại trong khảo nghiệm. Bên cạnh đó, tuyển chọn được 1 dòng bạch đàn TC2 mới chọn lọc cho sinh trưởng, năng suất vượt đối chứng 30%, đạt được tỷ trọng gỗ, kích thước xơ sợi và hàm lượng xenlulô có hàm hượng bột giấy đạt yêu cầu.

Nội dung khảo nghiệm tại tỉnh Bình Dương và tỉnh Quảng Trị đã tuyển chọn được giống keo tai tượng có xuất xứ Pongaky – Australia, xuất xứ từ rừng giống Đông Hà, Quảng Trị và xuất xứ từ vườn giống Ba Vì cũng rất triển vọng. Cùng với đó, là các giống bạch đàn có dòng PNCT3 và PNCTIV của Viện nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy và một số giống bạch đàn mới chọn lọc như: E15, E28 và QY23, GR3, NC3 năng suất rất khá cao.

Riêng đối với 3 dòng bạch đàn Urophyla mới chọn lọc: TC2, E15 và E28 đều sinh trưởng tốt ở tất cả các điểm khảo nghiệm. Đây cũng là các giống vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống cây trồng lâm nghiệp. Theo đó, Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy chịu trách nhiệm lưu giữ mẫu giống; phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật gây trồng đối với 3 giống được công nhận này. Đồng thời, Tổng cục Lâm nghiệp, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với các đơn vị liên quan đưa giống mới được công nhận vào sản xuất ở những nơi có điều kiện tương tự nơi khảo nghiệm.

Thạc sĩ Hoàng Ngọc Hải chia sẻ thêm, để đạt được mục tiêu nhiệm vụ, nhóm nghiên cứu đã kế thừa các kết quả nghiên cứu và sử dụng các vật liệu di truyền của Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, các vật liệu cây trội của Viện nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy đã chọn tạo trước đây, ngoài ra trồng thêm một số giống bạch đàn từ Trung Quốc để khảo nghiệm nhằm chọn ra các giống có khả năng thích nghi, sinh trưởng nhanh, đáp ứng tiêu chuẩn xenlulô phù hợp cho trồng rừng nguyên liệu giấy ở các vùng sinh thái như Đông Bắc bộ, Đông Nam bộ và vùng Trung bộ.

    >>> Miza Nghi Sơn hoàn tất vận hành thử nghiệm dây chuyền công suất 120.000 tấn/năm tại Thanh Hóa, Việt Nam

Theo Công Thương

Miza Nghi Sơn hoàn tất vận hành thử nghiệm dây chuyền công suất 120.000 tấn/năm tại Thanh Hóa, Việt Nam

Dây chuyền có khổ giấy sau cắt biên 4,8 m, tốc độ thiết kế đạt 450 m/phút.

Sản phẩm đầu ra của dây chuyền là giấy testliner và giấy lớp sóng giữa từ nguyên liệu giấy thu hồi, chủ yếu là giấy OCC nhập khẩu.

Công ty Huazhang Technology là đơn vị cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, trang thiết bị và tổ chức lắp máy. Đây là dây chuyền sản xuất giấy bao bì công nghiệp đầu tiên tại Khu công nghiệp Nghi Sơn.

Trước đó, dây chuyền có kế hoạch hoàn thành và vận hành trong năm 2020, nhưng ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên dự án đã bị trì hoãn và kéo dài sang 2021./.

     >>> Ấn phẩm Công nghiệp Giấy số 2 – 2021

VPPA tổng hợp