--Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam--

Đông Hải Bến Tre lãi kỷ lục 392 tỷ đồng năm 2020

Đông Hải Bến Tre (HoSE: DHC) công bố doanh thu thuần quý IV/2020 tăng 31% so với cùng kỳ đạt 866 tỷ đồng nhờ sản lượng sản xuất và bán ra ổn định. Tuy nhiên giá giấy nguyên liệu và các chi phí đầu vào cũng tăng theo dẫn đến lợi nhuận gộp còn tăng 13%, đạt mức 184 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính tăng do tăng lãi chênh lệch tỷ giá, chi phí tài chính giảm bởi dư nợ vay trung hạn và lãi suất giảm. Chi phí quản lý doanh nghiệp được hoàn nhập quỹ lương dự phòng gián đoạn sản xuất. Chi phí thuế TNDN giảm do được ưu đãi về thuế đối với dự án nhà máy Giao Long II.

Với các biến động trên, công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng 47% so với cùng kỳ, đạt hơn 154 tỷ đồng. Đây cũng là mức lợi nhuận theo quý cao kỷ lục của doanh nghiệp.

dhc-1-8919-1611213012.png

Đơn vị: tỷ đồng.

Lũy kế năm 2020, Đông Hải Bến Tre ghi nhận doanh thu thuần cao gấp đôi lên 2.888 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng 115% đạt gần 392 tỷ đồng. Thu nhập trên mỗi cổ phần ở mức 6.858 đồng.

Năm 2020, công ty đề ra mục tiêu doanh thu 2.680 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ở mức 300 tỷ đồng. Với kết quả trên, doanh nghiệp đã vượt gần 31% kế hoạch năm. Đây cũng là năm lãi kỷ lục của doanh nghiệp.

Quy mô tổng tài sản của doanh nghiệp tăng hơn 160 tỷ trong năm vừa qua, đạt 2.275 tỷ đồng. Phần tăng chủ yếu do tăng phải thu ngắn hạn khách hàng (150 tỷ); tăng tiền và tương đương tiền (50 tỷ đồng).

Theo một báo cáo của SSI Research, lợi nhuận năm 2021 của Đông Hải Bến Tre có thể tăng trưởng trên 15%. Các yếu tố hỗ trợ là nâng công suất nhà máy Giao Long II lên 720 tấn/ngày và giảm chi phí tổng thể, khởi công nhà máy bao bì thứ 2 trong quý II/2021 để tăng công suất đóng gói thêm 20%.

Công ty có kế hoạch đầu tư Nhà máy Giao Long III vào năm 2022. Năm 2021, công ty sẽ chuẩn bị đầu tư nhà máy mới Giao Long III với công suất 1.000 tấn/ngày và tổng vốn đầu tư lên đến 90-100 triệu USD.

Nguồn: www.ndh.vn 

Bản tin tháng 1/2021

Trong bản tin số 1 – tháng 1/2021 bao gồm:

1. Giá xuất – nhập khẩu bột giấy và giấy

2. Tình hình sản xuất – kinh doanh ngành giấy trong nước

3. Tin tức đầu tư 

Sản xuất đạt kỉ lục thế giới với máy nghiền nồng độ cao của ANDRITZ HC tại Jiangsu Bohui Paper Industry, Trung Quốc

Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Hà (Hải Phòng) động thổ khởi công xây dựng nhà máy mới

Công ty CP Xuất-Nhập khẩu Bắc Giang đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì

>>> Xem BẢN TIN THÁNG 1

Việt Nam gia tăng nhập khẩu, OCC tiếp tục tăng giá tại Đông Nam Á

Thị trường xuất khẩu giấy thu hồi của Mỹ đã có nhiều thay đổi trong năm 2020, cùng với đó giá cả cũng thay đổi theo. Các nước như Việt Nam, Ấn Độ đang tăng cường mua vào nhất là OCC của Mỹ, trong khi đó Trung Quốc – nước nhập khẩu lớn nhất trước đây đã giảm mạnh và sẽ ngừng nhập khẩu từ 01/2021.

OCC luôn là lượng hàng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng nhập khẩu giấy phế liệu từ Mỹ của Việt Nam, luôn chiếm đến trên 90%. Theo số liệu của hải quan Mỹ, tháng 11/2020, lượng OCC Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ đạt 161.201 tấn.

Việc Trung Quốc ngưng nhập khẩu, nhưng nhu cầu trong nước vẫn ở mức cao, nên Trung Quốc sẽ có xu hướng chuyển sản xuất sang các nước khác, và như vậy thị trường nhập khẩu giấy phế liệu cũng sẽ chuyển sang các nước này.

Trong tháng 11/2020, Trung Quốc nhập tổng giấy thu hồi từ Mỹ là 108.982 tấn, trong khi đó Việt Nam và Ấn Độ đã nhập nhiều hơn Trung Quốc với lần lượt là 168.277 tấn và 294.084 tấn. Cũng tính riêng năm 2020, Việt Nam nhập khẩu nhiều OCC hơn Ấn Độ, do  Ấn Độ đã phải đối mặt với COVID-19 khiến các nhà máy giấy đóng cửa và công nhân ở nhà. Kể từ tháng 10/2020, Ấn Độ đã thúc đẩy mua vào nên đẩy giá nhập khẩu giấy phế liệu từ Mỹ gia tăng.

Hiện nay, do chi phí vận tải biển liên tục cao và việc thiếu hụt containers rỗng đã tiếp tục đẩy giá giấy thu hồi (RCP) cao hơn ở châu Á. Dịch OVID tại một số nước như Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan và miền bắc Trung Quốc, đã ảnh hưởng và làm giảm sút việc thu thập RCP tại địa phương. Dẫn đến giá OCC nhập khẩu đang tiếp tục tại Đông Nam Á. 

Tháng 01/2021, giá OCC(11) của Mỹ chốt giá mức 230-240 USD/tấn, tăng 15 USD/tấn, ở hầu hết các nước Đông Nam Á, OCC(12) đạt  240-250 USD/tấn, OCC 95/5 của Châu Âu tăng 10 USD/tấn lên 220-225 USD/tấn và OCC của Nhật Bản tăng 5-10 USD/tấn lên 210-225 USD/tấn./.

VPPA

Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô: Bứt phá từ những cải tiến khoa học công nghệ

Hoàn thành tốt sứ mệnh

Với vai trò là đơn vị hàng đầu và duy nhất của cả nước nghiên cứu về giấy và xenluylô, trong những năm qua, Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô luôn quan tâm chú trọng vào nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Đồng thời, tích cực hợp tác, nghiên cứu và đào tạo trong nước về lĩnh vực giấy, công nghệ sản xuất giấy, bột giấy.
Cụ thể, giai đoạn 2014 – 2018, Viện đã phát triển 11 công nghệ mới, trong đó có 1 công nghệ đã đăng ký xin cấp bằng giải pháp hữu ích, 05 công nghệ đã chuyển giao và 05 công nghệ đã thương mại hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Các sản phẩm công nghệ nghiên cứu của Viện được đánh giá có tính ứng dụng cao với trình độ công nghệ sánh ngang các tổ chức công nghệ trên thế giới.
Đến nay, Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô đã có nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học nổi bật, trong đó phải kể đến: Nghiên cứu sử dụng nấm mục trắng để sản xuất bột giấy sinh học từ rơm rạ và bã mía, Nghiên cứu công nghệ sản xuất giấy làm lớp dán mặt ngoài trên lớp vải nhựa PP/PE của bao bì xi măng; Ứng dụng chế phẩm sinh học thương phẩm để phân hủy nhựa cây trong dăm mảnh nguyên liệu giấy trên quy mô công nghiệp, Nghiên cứu công nghệ tạo bùn hạt hiếu khí nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của nhà máy liên hợp bột và giấy; Hoàn thiện nhiều công nghệ, thiết bị phục vụ nhu cầu bức thiết (thiết bị sản xuất giấy in độ trắng thấp, công nghệ sản xuất giấy nến dùng cho bao gói công nghiệp; thiết bị sản xuất giấy in giản đồ; thiết bị sản xuất giấy chống thấm dầu mỡ dùng cho bao gói thực phẩm; thiết bị gia keo bề mặt nhằm nâng cao chất lượng giấy lớp mặt của các tông sóng, …)…
Viện đã nghiên cứu và sản xuất thành công giấy in nhiệt, giấy bảo mật, giấy bao gói thực phẩm và một số giấy cao cấp khác đáp ứng cho nhu cầu an ninh quốc phòng. (ảnh minh họa)

Lấy khoa học và công nghệ làm mục tiêu then chốt

Từ các kết quả nghiên cứu đạt được, năm 2016 – 2018 Viện đã chuyển giao và thương mại hóa 5 công nghệ ,đạt doanh thu 29.445 triệu đồng; cung cấp 18 hợp đồng dịch vụ với tổng doanh thu là 7.555 triệu đồng cho các doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là Tổng Công ty Giấy Việt Nam.
Trong khuôn khổ triển khai các nhiệm vụ KH&CN, Viện đã phối hợp với các đơn vị đào tạo để đào tạo trình độ sau đại học, gồm 02 thạc sĩ, 01 tiến sĩ. Ngoài ra, ở trình độ kỹ sư, đã đạo tạo 69 cán bộ. Với kinh nghiệm và năng lực sẵn có, khả năng sáng tạo và sự tận tâm của đội ngũ cán bộ nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao, các kỹ thuật viên có trình độ tay nghề vững vàng qua các thời kì, Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và mở rộng các lĩnh vực ngành nghề để ngày càng phát triển, trở thành đối tác tin cậy của các đơn vị và doanh nghiệp.
Từ một đơn vị nhỏ bé, cơ sở vật chất nhiều hạn chế, đến nay Viện đã trở thành Viện nghiên cứu hàng đầu và duy nhất của cả nước trong lĩnh vực giấy và xenluylô, nhận được nhiều danh hiệu: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Bằng khen của Đảng ủy khối công nghiệp Hà Nội và nhiều phần thưởng cao quý do nhà nước, Bộ Công Thương trao tặng…
Viện cũng có nhiều hoạt động hợp tác, nghiên cứu và đào tạo trong nước về lĩnh vực giấy, công nghệ sản xuất giấy, bột giấy.
Có được kết quả hoạt động và định hướng chiến lược nói trên, có thể nói Viện công nghiệp giấy và Xenluylô đã và đang bám sát mục tiêu “Đẩy mạnh và phát huy hơn nữa hoạt động khoa học công nghệ, lấy khoa học công nghệ làm mục tiêu then chốt, lấy ứng dụng, triển khai chuyển giao khoa học công nghệ làm động lực và nền tảng phát triển”.
Kết quả hoạt động thời gian qua đã chứng minh năng lực của Viện trong hoạt động đổi mới theo hướng tự chủ, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm của các đơn vị sử dụng; hoàn thành tốt sứ mệnh là đơn vị nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực Công nghiệp Giấy Việt Nam.
KHCN Công Thương

Công ty CP Xuất-Nhập khẩu Bắc Giang đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì

Tham dự Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Công ty CP Xuất-Nhập khẩu Bắc Giang có Lãnh đạo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, Văn phòng Hiệp hội và đại diện Chi hội I của Hiệp hội. Cùng tham dự tại buổi lễ còn có các khách mời nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, đại diện một số sở, ban, ngành tỉnh, các doanh nghiệp, đối tác, bạn hàng của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang.

Dây chuyền Tissue số 12A của Công ty CP Giấy Xương Giang được lắp đặt tại nhà máy thuộc Khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng. Máy áp dụng công nghệ châu Âu, có công suất 18.000 tấn/năm. Khi dây chuyền đi vào hoạt động, sản lượng sản xuất giấy Tissue của nhà máy giấy Xương Giang sẽ đạt 60.000 tấn/năm.

Với sản lượng này Công ty Cổ phần Xuất-Nhập khẩu Bắc Giang là đơn vị có sản lượng giấy tissue lớn nhất toàn quốc với chất lượng sản phẩm tương đương với giấy nhập khẩu của tập đoàn giấy lớn nhất thế giới (APP).

Nhà máy Giấy Xương Giang hiện nay là nhà sản xuất giấy tissue có sản lượng lớn nhất Việt Nam và cũng là nhà máy hàng đầu Việt Nam về sản xuất giấy tissue cuộn lớn. Sản phẩm có uy tín trong nước và được xuất khẩu ra khoảng 30 thị trường nước ngoài như Mỹ, Úc, New Zealand…

Cán bộ công nhân viên Công ty CP Xuất-Nhập khẩu Bắc Giang.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Việt Đức, Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đã chúc mừng và đánh giá cao thành tựu Công ty Cổ phần Xuất-Nhập khẩu Bắc Giang đạt được trong chặng đường 15 năm cổ phần hoá thành công, 15 năm xây dựng và phát triển.

Ông Nguyễn Việt Đức, Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam phát biểu tại Hội nghị.

Cũng tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Ông Bùi Văn Hải – Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho tập thể Công ty Cổ phần Xuất-Nhập khẩu Bắc Giang; ông Lê Ánh Dương Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho ông Ngô Văn Khanh, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty.

Với kế hoạch phát triển trong thời gian tới, Công ty ổn định sản xuất kinh doanh và tiếp tục đầu tư chiều sâu, mở rộng xưởng gia công sản phẩm giấy tissue với nhãn hiệu Posy, đầu tư thêm dây chuyền sản xuất giấy tissue công suất 20.000 tấn/năm vào năm 2023, phấn đấu đến năm 2025 sản lượng giấy đạt 100.000 tấn/năm, trong đó giấy tissue là 80.000 tấn/năm. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm giấy trong nước và tăng cường xuất khẩu đi các nước như Mỹ và châu Âu./.

VPPA

Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Hà (Hải Phòng) động thổ khởi công xây dựng nhà máy mới

Ngày 31/12/2020, tại tại cụm Công nghiệp thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, Tp. Hải Phòng Công ty CP Giấy Hoàng Hà (Hải Phòng) đã tổ chức Lễ động thổ khởi công xây dựng công trình Nhà máy Giấy Hoàng Hà.

Dự án có tổng diện tích mặt bằng 52.800m2, diện tích xây dựng 28.557m2, tổng công suất 100.000 tấn/năm, máy xeo lưới dài 3 lưới, khổ giấy 4,4m, tốc độ 500m/ph. Sản phẩm chủ lực của nhà máy là dòng giấy testliner, white top-liner, giấy kraft và giấy sinh hoạt dân dụng thay thế độ túi nhựa sử dụng 1 lần, bảo đảm cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tham dự và phát biểu tại Lễ động thổ Ông Đặng Văn Sơn – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cho rằng “đây thực sự là một tin vui cho Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Hà Hải Phòng, với việc mạnh dạn đầu tư mở rộng công suất, xây dựng nhà máy hiện đại, đảm bảo sản xuất thân thiện với môi trường, nhà máy  sẽ là nơi thu hút và tạo công ăn, việc làm cho nhân dân, đóng góp cho ngân sách địa phương và nhà nước”.

Dự kiến thời gian xây dựng và lắp đặt dây chuyền của nhà máy sẽ kéo dài khoảng 22 tháng kể từ ngày khởi công công trình, khởi chạy lô giấy đầu tiên vào quý 4 năm 2022./.

VPPA

Doanh nghiệp bao bì: Làm gì trước sức ép cạnh tranh?

Chỉ tính riêng trong 2 năm 2018 và 2019, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành bao bì giấy Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng và đang chiếm hơn 50% sản lượng giấy các loại của Việt Nam. Theo thông tin từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), mới đây, trong phiên giao dịch ngày 17/12/2020, TCG Solutions Pte.Ltd (công ty con của Tập đoàn Siam Cement (SCG) đã nhận chuyển nhượng 12 triệu cổ phiếu SVI của Công ty CP Bao bì Biên Hòa. Số cổ phần mà TCG Solutions đã mua chiếm 94,11% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của Bao bì Biên Hòa, qua đó chính thức thâu tóm công ty này.

Như vậy, sau thương vụ thâu tóm Bao bì Biên Hòa, số lượng công ty thành viên trong mảng bao bì của SCG Group tại Việt Nam nâng lên con số 7. Trước đó, tập đoàn này từng liên doanh với Rengo (Nhật Bản) thành lập Công ty Giấy Kraft Vina – nhà sản xuất bao bì lớn nhất tại Việt Nam. Danh sách các công ty thành viên còn lại bao gồm: Công ty Công nghiệp Tân Á, Công ty Bao bì AP, Công ty Sản xuất Bao bì Alcamax và Công ty Packamex.

Hiện tại, trong nước có trên 300 DN giấy và khoảng 2.000 DN nhựa tham gia sản xuất bao bì. Tuy nhiên, đa phần trong số đó là DN quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, mẫu mã, chủng loại sản phẩm còn đơn điệu, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Các sản phẩm bao bì giấy bao bì cao cấp tráng phủ, các loại giấy đặc biệt vẫn chưa sản xuất được, và phải nhập khẩu số lượng lớn, trên 1,3 triệu tấn/năm. Một trong những yếu tố nữa khiến DN trong nước khó cạnh tranh là do nguyên liệu và phụ gia dùng trong sản xuấtcác sản phẩm nhựa ở Việt Nam hầu hết phải nhập khẩu từ nước ngoài, chiếm từ 80-85% năm với các sản phẩm nhập khẩu chính là PE, PP và PVC, nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 15-20%/năm. Mặc dù, Việt Nam là quốc gia hàng đầu về XK dăm gỗ để sản xuất bột giấy, nhưng ngành công nghiệp sản xuất giấy lại phụ thuộc nhiều vào nguồn bột giấy nhập khẩu. Do không chủ động được nguồn nguyên liệu và phụ gia nên ngành bao bì đã gặp khó khăn khi giá nguyên liệu tăng, nhiều DN phải sản xuất cầm chừng, thậm chí phải chấp nhận lỗ vốn vì không tăng được giá bán sản phẩm.

    >>> Biến động tăng giá của thị trường bột giấy thế giới

Đưa ra khuyến nghị đối với các DN Việt, các chuyên gia cho rằng, các DN bao bì phải xây dựng một chiến lược phục hồi trong tình hình mới. Bên cạnh đó, cần đánh giá tiềm năng nhu cầu thị trường trong tương lai, tìm hiểu tác động của Covid-19 đến sự lựa chọn bao bì của người tiêu dùng như: Yêu cầu vệ sinh, an toàn, thương mại điện tử, những lo ngại về ô nhiễm môi trường,… bởi đây là một trong những yếu tố chủ chốt giúp DN vượt qua cuộc khủng hoảng, định vị thương hiệu trên thị trường. Đẩy mạnh hoạt động marketing, mở rộng thị trường cũng được các chuyên gia khuyến nghị.

Cùng với sự nỗ lực từ phía các DN, các chuyên gia cho rằng, nhà nước cần có chính sách khuyến khích thu hút vốn, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài một cách rõ ràng. Bên cạnh đó, cần bổ sung các chính sách phát triển riêng cho ngành bao bì, giải quyết vấn đề thiếu hụt nguyên liệu, phát triển công nghệ phụ trợ. Ngoài ra, cần hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi trong cấp phép nhập khẩu,… góp phần giảm chi phí, giải quyết hàng tồn lưu tại cảng để DN sớm có nguyên liệu sản xuất.

Theo Công Thương

Biến động tăng giá của thị trường bột giấy thế giới

Thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ

Kể từ ngày 01/01/2021, giá bột giấy kraft gỗ mềm tẩy trắng phía bắc (NBSK) của SCA và Södra Cell sẽ tăng giá lên 960 USD/tấn.

Cũng từ 01/01/2021, giá bột giấy bột giấy kraft bạch đàn tẩy trắng (BEK) của Suzano tại thị trường châu Âu và Bắc Mỹ sẽ lần lượt ở mức 750 USD/tấn và 970 USD/tấn tương ứng. Đây là lần tăng giá đầu tiên tại các thị trường này trong tám tháng qua.

Alberta-Pacific (Alpac) cũng thông báo sẽ tăng giá bột giấy kraft gỗ cứng tẩy trắng (NBHK) sẽ tăng lên 895 USD/tấn, có hiệu lực ngay lập tức. Giá niêm yết NBHK ở mức 895 USD/tấn cao hơn 30 USD/tấn so với tháng 11, ở mức 865 USD/tấn. Trước đó vào ngày 11/12, giá BHK ở mức 875-885 USD/tấn, tăng 10-20 USD/tấn.

Từ 1/12,  Resolute Forest Products tăng giá niêm yết NBHK và bột giấy kraft gỗ cứng tẩy trắng phía nam (SBHK) lên 890 USD/tấn.

Từ 01/01/2021, giá NBSK, SBSK và bột giấy hút ẩm (fluff pulp) của Resolute Forest Products tại thị trường Bắc Mỹ sẽ tiếp tục tăng 30-40 USD/tấn. Cụ thể, giá bột giấy kraft gỗ mềm tẩy trắng ở miền bắc (NBSK) ở mức 1.190 USD/tấn, tăng 35 USD/tấn so với mức giá 1.155 USD/tấn hiện hành. Bột giấy kraft gỗ mềm tẩy trắng miền nam (SBSK) ở mức 1.110 USD/tấn, tăng 30 USD/tấn so với mức giá 1.080 USD / tấn hiện hành. Đối với bột giấy hút ẩm (fluff pulp), giá niêm yết ở mức 1.245 USD/tấn tại thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu. Công ty cũng dự kiến ​​tăng giá bột giấy hút ẩm 40 USD/tấn ở các thị trường xuất khẩu khác.

Các nhà sản xuất bột BSK lớn ở Bắc Mỹ như International Paper (IP), Domtar và West Fraser gần đây đã thông báo tăng giá đối với các loại bột giấy BSK hoặc bột giấy hút ẩm.

Thị trường châu Á và Trung Quốc

Công ty Suzano thong báo tăng giá bột BEK thêm 30 USD/tấn. Sau khi tăng giá BEK lên 500 USD/tấn vào tháng 12/2020, công ty dự kiến ​​giá vào đầu năm 2021 ở mức 530 USD/tấn.

Bên cạnh đó, Arauco cũng đã công bố giá CFR đối với bột giấy gỗ thông radiata tẩy trắng (BKP) trong tháng 1/2021 tại Trung Quốc sẽ ở mức 690 USD/tấn, tăng 50 USD so với giá tháng 12. Giá UKP sẽ tăng 35 USD, ở mức 650 USD/tấn./.

   >>> Phối hợp chống hàng giả, hàng nhái trong ngành giấy

VPPA tổng hợp

Phối hợp chống hàng giả, hàng nhái trong ngành giấy

Mặc dù không phải là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu, nắm giữ vị trí then chốt của nền kinh tế, song các sản phẩm đại diện của ngành giấy lại là những sản phẩm thiết yếu cho các ngành kinh tế khác và trong đời sống sinh hoạt, tiêu dùng của người dân. Giấy bao bì là mặt hàng thiết yếu, được ví như “xăng dầu” của ngành bao bì, góp mặt trong hầu hết các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: may mặc, điện tử, đồ gỗ, thủy sản, da giày…. Giấy in, giấy viết là nền tảng phát triển văn hóa: văn hóa phẩm, báo chí, sách giáo khoa, sách truyện, giấy vở – sổ học sinh… Giấy tissue (khăn ăn, giấy vệ sinh, giấy y tế…) phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân và ngành y. Tuy nhiên, mặt hàng giấy và các sản phẩm từ giấy thường xuyên bị làm giả, nhất là giấy tissue và vở-sổ học sinh.

Ông Đặng Văn Sơn – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam – cho biết, các doanh nghiệp sản xuất tập vở sổ như Văn Phòng Phẩm Hồng Hà; sản phẩm từ giấy tissue như Xương Giang, Sông Đuống, Thuận Phát, sản phẩm đều bị làm giả, làm nhái từ rất lâu, có địa bàn hàng giả hoặc nhái chiếm đến 50%. Có nhãn hàng vừa giới thiệu ra thị trường đã bị làm nhái. Thậm chí, một số địa phương chưa thiết lập đại lý bán hàng nhưng ở đó đã bán hàng giả và hàng nhái.

Ông Đặng Văn Sơn – Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam phát biểu

“Hàng giả hiện nay làm giả rất tinh vi như hàng thật, chỉ có nhà sản xuất mới phân biệt được là hàng thật và hàng giả”- ông Đặng Văn Sơn cho hay.

Thậm chí, có cơ sở sản xuất giả dùng giấy tái sinh, làm mặt lớp trên của giấy là sản phẩm của đơn vị tốt, còn mặt dưới là dùng giấy tái sinh rất nguy hiểm, sau đó đưa ra thị trường và giá chỉ bằng 50-60% giá giấy của các công ty chân chính.

Thực trạng này khiến doanh nghiệp và thương hiệu bị mất uy tín, mất thị trường, giảm doanh thu, có khả năng phá sản. Thậm chí, người tiêu dùng bị lừa dối sử dụng sản phẩm không xứng với giá trị dẫn đến quay lưng với sản phẩm chính hãng.

Trong khi đó, doanh nghiệp không thể tự mình thực hiện hoạt động nghiệp vụ chống hàng nhái, hàng giả trong ngành giấy. Chính vì vậy, việc phối hợp với Tổng cục QLTT thực sự cần thiết, nhằm tăng cường công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm và gian lận thương mại. ” – ông Đặng Văn Sơn cho hay.

Ông Trần Hữu Linh – Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT phát biểu

Phát biểu tại Lễ ký, ông Trần Hữu Linh – Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT đánh giá cao sự chủ động của Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam trong việc đề nghị phối hợp với lực lượng QLTT để bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp trong ngành giấy và bột giấy tại Việt Nam. “Việc ký kết thể hiện sự quyết tâm của các DN trong công tác phòng chống hàng giả” – ông Trần Hữu Linh nhấn mạnh.

Hiện nay, giấy là mặt hàng khó phát hiện hàng giả bằng mắt thường, cảm quan, trong khi đó, sản xuất ra sản phẩm giấy lại quá dễ dàng, giá trị mặt hàng giấy lại thấp, nên nhiều đối tượng sản xuất hàng giả, hàng nhái rất nhiều. “Điều này càng cần sự phối hợp giữa doanh nghiệp và đơn vị hậu kiểm, cùng đi với nhau thì mới phát hiện được hàng giả. Đặc biệt, hai bên cần có sự trao đổi liên lạc thường xuyên, khi doanh nghiệp giấy phát hiện bất kỳ sản phẩm nào bị làm giả thì thông báo ngay,rõ ràng cho lực lượng QLTT để kịp thời xử lý”- ông Trần Hữu Linh nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Việt Đức – Chủ tịch Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam - cho biết, việc ký kết này có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp giấy
Ông Nguyễn Việt Đức – Chủ tịch Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam – cho biết, việc ký kết này có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp giấy

Về phía Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam, ông Nguyễn Việt Đức– Chủ tịch Hiệp hội – cho biết, việc ký kết này có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp giấy. Sau khi ký quy chế, Hiệp hội sẽ tổ chức kết nối với doanh nghiệp trong ngành giấy, đặc biệt doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có thương hiệu lớn để xử lý việc này. “Hy vọng quy chế được ký kết và có hiệu lực thi hành sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong ngành giấy và bột giấy Việt Nam phát triển bền vững” – ông Đức kỳ vọng.

Quy chế phối hợp sẽ giúp Tổng cục QLTT có những thông tin kịp thời về tình hình thị trường mặt hàng giấy và các sản phẩm về giấy, đấu tranh chống hàng giả và gian lận thương mại trong hoạt động kinh doanh giấy và các sản phẩm về giấy các loại nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLTT lành mạnh hóa thị trường và bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

   >>> Dohaco ước lãi 319 tỷ đồng sau 11 tháng, đầu tư nhà máy mới 90-100 triệu USD

Theo đó, Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam có trách nhiệm thông tin cho Tổng cục QLTT về tình hình, xu hướng buôn lậu, gian lận thương mại, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong nước, thông tin về buôn bán, vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, vi phạm nhãn mác, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc trong kinh doanh giấy và các sản phẩm giấy trên thị trường nội địa, cung cấp tình hình, tư liệu giúp cho việc xác minh các vụ việc.

Bên cạnh đó, thông tin, trao đổi về những khó khăn, vướng mắc và các giải pháp tháo gỡ trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động của các doanh nghiệp trực thuộc Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam liên quan đến công tác quản lý thị trường.

Định kỳ hàng năm, hai bên tổ chức các hội nghị giao ban để kịp thời trao đổi thông tin, đánh giá tình hình phối hợp và bàn định hướng hoạt động bổ sung các nội dung phối hợp phù hợp với thực tiễn thi hành và thống nhất phương hướng phối hợp kỳ tiếp theo./.

VPPA

Dohaco ước lãi 319 tỷ đồng sau 11 tháng, đầu tư nhà máy mới 90-100 triệu USD

SSI Research dẫn thông tin từ đại hội bất thường Công ty Đông Hải Bến Tre (Dohaco, HoSE: DHC) cho biết tổng doanh thu 11 tháng đạt 2.567 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 319 tỷ đồng. Trong đó doanh thu nhà máy Giao Long I&II tăng mạnh 243% lên 2.251 tỷ đồng và doanh thu bao bì carton đạt 313,7 tỷ đồng.

Theo báo cáo 9 tháng đầu năm, công ty có lãi gấp 3 lần cùng kỳ đạt 237 tỷ đồng. Như vậy ước tính lợi nhuận 2 tháng gần nhất là 82 tỷ đồng (quý IV/2019 công ty có lãi 105 tỷ đồng).

Báo cáo lý giải sự tăng trưởng là nhờ nhà máy Giao Long II hoạt động hết công suất khi nhu cầu tiêu thụ giấy phục hồi, giá giấy Testliner (giấy lớp mặt ngoài của thùng carton) tăng 20% từ vùng đáy tháng 4 và ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tại nhà máy Giao Long I.

Dohaco dự báo tiêu thụ giấy bao bì tại Việt Nam dự sẽ tăng trưởng 12% trong giai đoạn 2021-2025 bởi nhiều lý do. Thứ nhất là tỷ lệ đô thị hóa có thể đạt đến 40% vào năm 2024, tiếp đến là giá giấy được hưởng lợi từ tăng trưởng thị trường thương mại điện tử, xuất khẩu tăng trưởng thúc đẩy nhu cầu về giấy trong tương lai.

Công ty cũng có thể hưởng lợi từ xu hướng tại Trung Quốc – nhà nhập khẩu giấy tái chế (OCC) lớn nhất thế giới. Quốc gia này sẽ dừng hoạt động nhập khẩu giấy tái chế vào năm 2021 sẽ khiến giá OCC giảm xuống. Tuy nhiên nhu cầu đối với bao bì carton nhập khẩu có thể tăng lên bởi tăng trưởng thương mại điện tử Trung Quốc.

    >>> KOA và Marubeni khởi chạy nhà máy giấy bao bì mới tại Việt Nam

Dohaco đã thực hiện điều chỉnh kế hoạch doanh thu năm 2020 từ 2.338 tỷ lệ 2.600 tỷ đồng. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm nay tăng từ 200 tỷ lên 300 tỷ đồng. Cổ tức năm 2020 cũng được điều chỉnh tăng từ 30% lên 45%/mệnh giá, được trả bằng tiền mặt và cổ phiếu.

SSI Research dự báo lợi nhuận sau thuế Dohaco năm 2021 sẽ tăng trưởng trên 15%. Các yếu tố hỗ trợ là nâng công suất nhà máy Giao Long II lên 720 tấn/ngày và giảm chi phí tổng thể, khởi công nhà máy bao bì thứ 2 trong quý II/2021 để tăng công suất đóng gói thêm 20%.

Công ty có kế hoạch đầu tư Nhà máy Giao Long III vào năm 2022. Năm 2021, công ty sẽ chuẩn bị đầu tư nhà máy mới Giao Long III với công suất 1.000 tấn/ngày và tổng vốn đầu tư lên đến 90-100 triệu USD. Sản phẩm chính là giấy Kraftliner (giấy xi măng) – có giá cao hơn giấy Testliner, khách hàng chính đến từ Trung Quốc. Dohaco đang nghiên cứu khả thi, thuê đất và xin giấy phép đầu tư để khởi công nhà máy.

Theo Người Đồng Hành

Hội viên

Công ty TNHH TMDV XNK Quang Minh Kiều Công ty cổ phần giấy HKB Công ty TNHH Giấy Bình Chiểu Công ty cổ phần Giấy Bình Minh Công ty TNHH Giấy Hưng Hà Công ty Sản xuất và Thương mại Việt Mỹ (TNHH) Công ty CP Tập đoàn HAPACO Công ty CP Giấy Việt Trì Công ty CP Giấy Vạn Điểm Công ty CP Giấy An Hòa Công ty CP Giấy Hoàng Văn Thụ Công ty CP Kỹ nghệ Nồi hơi Sài Gòn Trường Cao đẳng Công Thương Phú Thọ Viện Công nghiệp Giấy-Xenluylô Công ty cổ phần Giấy Hoàng Hà Hải Phòng Công ty TNHH Giấy và Bao bì Phú Giang Công ty Giấy Tissue Sông Đuống Công ty CP Xuất nhập khẩu Bắc Giang Công ty Cổ phần SX-TM Hưng Quốc Công ty cổ phần Hoá chất, Xơ sợi Maruni Trung tâm Công nghệ Polyme-Compozit và Giấy – Viện Kỹ thuật Hóa học, Đai học Bách Khoa Hà Nội Công ty TNHH Bắc Hà Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cường Thịnh Công ty CP Công nghệ Xen Lu Lo Công ty TNHH ABB Automation and Electrification (Việt Nam) Công ty TNHH Quảng Phát Công ty TNHH MTV Giấy Vĩnh Phú Công ty TNHH Valmet Technologies and Services Công ty TNHH Kiến trúc và Thương mại Á Châu Công ty TNHH Giấy Kraft Vina Công ty TNHH Giấy Sức Trẻ Công ty TNHH Giấy và Bao bì Đồng Tiến Công ty TNHH Công nghệ Cơ khí Huỳnh Quang Công ty CP Giấy Sài Gòn Công ty CP Giấy Rạng Đông Công ty CP Giấy Phùng Vĩnh Hưng Công ty CP Giấy Linh Xuân Công ty CP Giấy An Bình Công ty CP Đức Toàn Công ty TNHH Quốc tế NGO Công ty CP BATECO Việt Nam Công ty TNHH JP Corelex (Việt Nam) Công ty TNHH Công nghệ Mỹ Việt Công ty CP Giấy Sài Gòn Miền Trung Công ty CP Dịch vụ Thương mại Giấy Việt VPĐD Voith Turbo GMBH & CO.KG tại TP.HCM Công ty TNHH Thuận Phát Hưng Công ty TNHH SX và TM Tân Phát Công ty TNHH Giấy Xuân Mai Công ty CP Đầu tư công nghiệp XNK Đông Dương Công ty TNHH Xưởng Giấy Chánh Dương Công ty TNHH Bao bì Tấn Đạt Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam Công ty TNHH Lautan Luas Việt Nam Công ty TNHH MTV Hán Thái Việt Nam Công ty TNHH MTV Sản xuất và XNK Thuận Thiên Phát Công ty TNHH Cheng Loong Bình Dương Paper Cty TNHH MTV Dịch vụ Quảng Cáo và Triển Lãm Minh Vi Công ty TNHH Khang Thành Công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre Công ty TNHH Mạc Tích Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Công nghệ Môi trường Dương Nhật Công ty CP Sản xuất Thương mại Giấy Mê Kông Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Giấy Thuận An Công ty TNHH Siemens Công ty TNHH MTV Marubeni Việt Nam Công ty TNHH NTPM Công ty TNHH NEO Nam Việt Công ty TNHH Quốc tế Thiền Sinh Thái Công ty TNHH Kỹ thuật Cơ khí Khang Lâm Công ty TNHH Giấy Minh Cường Phát Công ty TNHH Welhunt Việt Nam Công ty CP Tetra Pak Công ty TNHH Sojitz Việt Nam Công ty CP VPP Hồng Hà Công ty CP MIZA Tổng công ty Giấy Việt Nam