Nhiều “cụ ông, cụ bà” U80, U90 tại Việt Nam sở hữu khối tài sản hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng vẫn miệt mài điều hành cơ nghiệp

Ở cái tuổi mà đáng lẽ đã nghỉ hưu cả chục năm, trong khi nhiều người đã nghỉ ngơi và tận hưởng cuộc sống yên bình ở tuổi xế chiều, nhiều “cụ ông, cụ bà” Việt Nam ở lứa tuổi 70-80 tuổi vẫn đang nắm giữ vai trò quan trọng trong việc điều hành doanh nghiệp.

Lớn tuổi nhất trong danh sách là bà Nguyễn Thị Nhung và ông Huỳnh Văn Chính đều sinh năm 1941, năm nay 83 tuổi, đang là Chủ tịch HĐQT của CTCP Sơn Á Đông (ADP) và Chủ tịch HĐQT của của CTCP Dệt may 29/3 (HCB).

Trong đó, bà Nguyễn Thị Nhung đã làm việc từ năm 1960 đến nay. Bà từng công tác tại Nhà máy Cao su Sao vàng Hà Nội từ năm 1960 – 1966, sau đó làm thực tập sinh nước CHXHCN Tiệp Khắc trong 6 năm rồi công tác ở Nhà máy Sơn Tổng Hợp Hà Nội, đến năm 1976 bà tiếp quản Nhà máy Sơn Á Đông và công tác tại Sơn Á Đông trong suốt nhiều năm. Năm 2020, bà Nguyễn Thị Nhung từng thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT và đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của công ty. Đến tháng 4/2022, bà Nhung lại quay lại vị trí Chủ tịch HĐQT, vị trí Tổng giám đốc ADP chuyển cho ông Võ Hồng Hà.

Tính theo giá trị của 2,3 triệu cổ phiếu ADP đang nắm giữ, tài sản trên sàn chứng khoán của bà Nhung là 45 tỷ đồng.

Ông Huỳnh Văn Chính đã gắn bó với Dệt may 29/3 từ khi mới thành lập với vị trí ban đầu là Chủ nhiệm Tổ hợp Dệt may 29/3. Từ năm 2007 đến nay, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Dệt may 29/3.

Theo thống kê các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán, hiện có 5 lãnh đạo doanh nghiệp có độ tuổi trên 80 tuổi, ngoại trừ bà Nguyễn Thị Nhung và ông Huỳnh Văn Chính còn có bà Nguyễn Bạch Tuyết (1942), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của CTCP Khử trùng Việt Nam (VFG); ông Nguyễn Đoàn Thăng (1943), Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (RAL) và ông Nguyễn Văn Viện, Chủ tịch HĐQT CTCP Sơn Hải Phòng (HPP).

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, được biết đến như Vua hàng hiệu, hiện là Chủ tịch HĐTV của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương và Chủ tịch HĐQT CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất – Sasco (SAS).

Ông Đào Ngọc Thanh, đang là Chủ tịch HĐQT Contana Group (CSC), Vinaconex (VCG) và công ty con của Vinaconex – Vinaconex ITC. Ông Thanh trực tiếp nắm 9 triệu cổ phiếu CSC, chỉ tính riêng số cổ phiếu này, tài sản của ông là 260 tỷ đồng.

Ngoài ra, một số lãnh đạo cao tuổi đã thôi chức và chuyển giao công việc lại cho các con như ông Lê Văn Tam (Mía đường Lam Sơn), bà Trần Thị Thái (Mía đường Sơn La), ông Vũ Ngọc Sơn (Hải An – HAH), bà Nguyễn Thị Cải (thép Thái Hưng), ông Vưu Khải Thành (Biti’s).

photo-1704637545656

Ngọc Điệp

An ninh Tiền tệ

Khoảng 2 triệu tỷ đồng vốn tín dụng sẽ được đưa vào nền kinh tế năm 2024

Trao đổi tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 5/1, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, tại Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương sáng nay (5/1), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chính thức báo cáo số liệu tăng trưởng tín dụng của năm 2023 là 13,71%. “Như vậy khối lượng tuyệt đối có thể đưa vào nền kinh tế khoảng 1,5 triệu tỷ trong năm 2023”, Phó thống đốc cho hay.

Với dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2024 là 15%, Phó thống đốc cho biết, nếu tính trên cơ sở lượng tiền, dư nợ hiện nay là khoảng 13,56 triệu tỷ đồng thì sẽ có gần 2 triệu tỷ đồng được đưa thêm vào nền kinh tế trong năm 2024. “Tất nhiên, 15% trong điều kiện tính toán hiện nay. Nếu như giữa năm, cuối năm điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, cho phép kiểm soát tốt lạm phát, bảo đảm được dòng vốn đối ứng và những đối tượng cần thiết cũng như an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, có sẽ giao thêm cho các ngân hàng thương mại để tăng trưởng tín dụng”, ông Tú nói.

Dự báo về tăng trưởng tín dụng năm 2024, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết, có nhiều dấu hiệu cho thấy sự khởi sắc của nền kinh tế trong năm 2024. Nếu không có tác động khó khăn của quốc tế với Việt Nam như năm 2023, thì chắc chắn nhu cầu đầu tư của nền kinh tế sẽ tăng lên và tất yếu phải có nguồn lực đáp ứng cho nhu cầu đầu tư, phát triển đó

Bên cạnh đó, với yếu tố lãi suất hiện đã giảm, thấp hơn trước dịch nhiều, là một trong những yếu tố cơ bản để tăng trưởng tín dụng có thể tăng mạnh.

Về cơ chế điều hành, việc triển khai thực hiện cho vay của các ngân hàng thương mại, Phó thống đốc cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã có sự chủ động, có những cơ chế mới cho việc điều hành tín dụng, đã giao ngay hạn mức tín dụng từ trước ngày 1/1 cho tất cả các tổ chức tín dụng là 15%, để các tổ chức tín dụng phấn đấu đạt được chỉ tiêu đó.

“Nếu như ngân hàng, tổ chức tín dụng nào đạt được chỉ tiêu đó mà vẫn có khả năng cung ứng thêm vốn cho nền kinh tế, bảo đảm chất lượng cũng như an toàn hệ thống, bảo đảm điều kiện kinh tế vĩ mô cho phép thì chúng tôi sẽ tiếp tục giao thêm”, ông Tú nêu rõ.

Phó thống đốc kỳ vọng với những cơ chế, định hướng của Chính phủ, những điều kiện về lãi suất, nhu cầu vay, điều kiện vay của doanh nghiệp cũng như cơ chế vận hành chung của các tổ chức tín dụng, năm 2024 sẽ khởi sắc hơn rất nhiều so với năm 2023.

 

Nguồn: Báo đầu tư

Coi 2024 là năm bứt phá, Chính phủ xác định phương châm điều hành 16 chữ

Kinh tế Việt Nam bước vào năm 2024 với nền tảng là các kết quả tích cực, quan trọng đạt được trong năm 2023. Tuy vậy, báo cáo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm 2024, dự báo tình hình có thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.

Cụ thể, bên cạnh thuận lợi là có nền tảng vĩ mô ổn định, nền kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với rất nhiều khó khăn. Không chỉ là các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới, tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, mà còn là các vấn đề liên quan đến các điểm nghẽn nội tại bên trong.

Trong bối cảnh như vậy, xác định năm 2024 là năm bứt phá, năm bản lề có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021-2025, khi dự thảo Nghị quyết 01 của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất phương châm điều hành của Chính phủ trong năm 2024 là  “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cũng đã nhắc đến phương châm điều hành 16 chữ này.

Theo đó, Chính phủ xác định, trong năm tới, sẽ tập trung điều hành theo hướng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (với mục tiêu đạt được mức tăng trưởng 6-6,5%), giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát (4-4,5%), bảo đảm các cân đối lớn; giữ ổn định giá trị đồng Việt Nam; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95% kế hoạch; kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, các chỉ tiêu an toàn nợ công trong giới hạn cho phép, cắt giảm chi thường xuyên 5%.

Cùng với đó, tập trung vào 3 động lực tăng trưởng; làm mới các động lực tăng trưởng cũ và khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới. Thúc đẩy đàm phán, ký kết các FTA với UAE, khu vực Mỹ La-tinh, tiếp tục mở rộng xuất khẩu vào khu vực châu Phi, thị trường Halal; phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng ít nhất 6% so với năm 2023.

Đồng thời, thực hiện quyết liệt, hiệu quả 3 đột phá chiến lược; đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, phấn đấu hoàn thành mục tiêu có 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025.

Chính phủ cũng xác định sẽ tập trung nghiên cứu, đề xuất ban hành một số chủ trương, cơ chế đặc thù thúc đẩy phát triển điện lực, năng lượng tái tạo; triển khai kịp thời, hiệu quả Quy hoạch điện VIII, kiên quyết không để thiếu điện, xăng dầu cho sản xuất – kinh doanh và tiêu dùng.

Bên cạnh đó, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực trong lĩnh vực công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, chíp bán dẫn gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Xây dựng và triển khai Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, trong đó tập trung đào tạo 50.000 – 100.000 nhân lực trong giai đoạn 2025 – 2030.

Đồng thời, thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế; tăng cường ứng dụng khoa học – công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế mới, thương mại điện tử, thương mại biên giới…

Chính phủ cũng xác định tiếp tục tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp; quyết tâm hoàn thành toàn bộ 7 mục tiêu nâng hạng các chỉ số quốc tế, 16 chỉ tiêu về cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh và nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp…

Bên cạnh đó, đẩy mạnh ngoại giao kinh tế phục vụ cơ cấu lại nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao, nhất là các lĩnh vực mới, mang tính đột phá. Đồng thời, chủ động, tích cực tham gia các diễn đàn đa phương; nâng cao vị thế, uy tín đất nước trên trường quốc tế.

Với việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm này, Chính phủ tin tưởng, nhất định sẽ thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 và hoàn thành cao nhất Kế hoạch 5 năm 2021-2025.

 

Nguồn: Báo đầu tư

Khủng hoảng Biển Đỏ ảnh hưởng ra sao tới thương mại toàn cầu?

Khi các tàu container chuyển hướng từ Biển Đỏ sang đi quanh Mũi Hảo Vọng ở cực nam châu Phi, hành trình sẽ dài thêm hàng ngàn cây số, chi phí vận chuyển tăng cao, làm tăng nguy cơ xảy ra cú sốc lạm phát mới cho nền kinh tế toàn cầu.

Chuyện gì đang xảy ra ở Biển Đỏ?

Phiến quân Houthi được Iran hậu thuẫn ở Yemen đã tăng cường tấn công vào các tàu thương mại ở eo biển Bab-el-Mandeb, nằm giữa bán đảo Ả Rập và vùng Sừng châu Phi kể từ cuối tháng 11-2023. Hoạt động của Houthi nhằm đáp trả việc Israel bắn phá Gaza.

Hãng tàu Maersk của Đan Mạch phải tạm dừng mọi hoạt động vận chuyển qua khu vực cho đến khi có thông báo mới.

Hãng Hapag-Lloyd của Đức cũng tuyên bố sẽ tránh đi qua khu vực này.

Tuyến đường thương mại quan trọng 

Tuyến đường qua Biển Đỏ kết nối châu Á tới châu Âu, qua kênh đào Suez và Địa Trung Hải, được xem là huyết mạch của thương mại quốc tế.

Kênh đào Suez xử lý khoảng 12% thương mại toàn cầu và các tàu đi từ châu Á tiếp cận kênh đào qua eo biển Bab-el-Mandeb rộng 30km.

Khoảng một nửa số hàng hóa vận chuyển qua kênh là hàng container. Tuyến đường này cũng rất quan trọng với các chuyến hàng dầu từ vịnh Ba Tư đến châu Âu và Bắc Mỹ.

Theo Ngân hàng ING của Hà Lan, việc định tuyến lại các chuyến hàng quanh Mũi Hảo Vọng sẽ tăng thêm khoảng 3.000 – 3.500 hải lý (6.000km) và cộng thêm khoảng 10 ngày vào chuyến đi từ châu Á tới châu Âu.

Thời gian vận chuyển kéo dài sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến thời gian xử lý hàng tại các cảng ở Anh và trung tâm lớn ở châu Âu như Rotterdam, Antwerp hay Hamburg.

Dỡ container ở cảng Hodeidah tại Yemen, Biển Đỏ - Ảnh: REUTERS

Dỡ container ở cảng Hodeidah tại Yemen, Biển Đỏ – Ảnh: REUTERS

Biển Đỏ tắc có thể làm tăng lạm phát

Việc chuyển hướng tàu dự kiến tiêu tốn thêm tới 1 triệu USD nhiên liệu cho mỗi chuyến đi khứ hồi giữa châu Á và châu Âu. Chi phí bảo hiểm cũng tăng lên, qua đó làm tăng chi phí tổng của chuyến hàng.

Các tàu chở dầu diesel và nhiên liệu máy bay từ Trung Đông và châu Á đang được chuyển hướng, trong khi các container hàng tiêu dùng, quần áo và thực phẩm cũng có khả năng bị trì hoãn.

Chi phí vận chuyển có thể tác động tới lạm phát. Trong đại dịch COVID-19, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính rằng những tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã làm tăng thêm khoảng 1 điểm phần trăm vào lạm phát.

Trong giai đoạn bình thường, chi phí vận chuyển hàng hóa chiếm khoảng 7% chi phí nhập khẩu đường dài. Con số này đã tăng cao tới 25% trong thời gian gián đoạn do COVID-19.

Ông Rhys Davies, cựu cố vấn thương mại của Chính phủ Anh, hiện đang làm việc tại Công ty tư vấn Flint Global, cho biết chi phí vận chuyển hàng hóa rõ ràng đã bị ảnh hưởng bởi căng thẳng ở Biển Đỏ, nhưng tác động đến lạm phát vẫn còn hạn chế.

Bối cảnh đã khác

Không giống như khi kênh đào Suez bị tàu container Ever Given chặn ngang vào năm 2021 gây ra nhiều vấn đề cho thương mại thế giới, bối cảnh kinh tế dẫn đến sự gián đoạn hiện nay ở Biển Đỏ đã khác biệt rõ rệt.

Hai năm trước, chuỗi cung ứng toàn cầu đang gặp khó khăn dưới áp lực nhu cầu cao từ người tiêu dùng, vốn trước đó bị hạn chế chi tiêu trong đại dịch, trong khi sản lượng của nhà máy và vận tải hàng hóa toàn cầu không thể theo kịp.

Ngày nay, lạm phát đang hạ nhiệt khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất. Lãi suất cao khiến hộ gia đình và doanh nghiệp chịu áp lực, tăng trưởng kinh tế chậm lại, làm tăng nguy cơ suy thoái ở Mỹ, Anh và các quốc gia EU.

Mặc dù chi phí vận chuyển hàng hóa toàn cầu đã tăng mạnh trong những ngày gần đây do sự gián đoạn ở Biển Đỏ nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với hai năm trước. Chỉ số cước xuất khẩu container Thượng Hải (SCFI), chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất về giá cước vận tải đường biển đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trên toàn thế giới, đã giảm hơn một nửa.

 

Nguồn: Báo tuổi trẻ

Quyết sách cho nỗ lực bứt phá

Cũng cần phải nhắc lại rằng, năm 2024 chính là năm thứ 4 thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021-2025 và là năm bản lề, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Chính vì vậy, đây là lúc cần đưa ra các quyết sách quan trọng, nếu muốn nền kinh tế bứt phá trong năm nay, tạo nền tảng để về đích trong năm 2025.

Năm 2023, trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp hơn so với dự báo, kinh tế Việt Nam vẫn kiên cường tiến về phía trước. Minh chứng là tăng trưởng GDP của Việt Nam quý sau cao hơn quý trước, cả năm ước đạt 5,05%, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,25%; thu ngân sách vượt dự toán 8,12%; thu hút vốn đầu tư nước ngoài tích cực; giải ngân vốn đầu tư công đạt được nhiều kết quả quan trọng…

Dù các con số trên là tích cực, nhưng vẫn không thể phủ nhận, những gì đạt được chưa như kỳ vọng. Tiến trình phục hồi kinh tế đã chậm lại một nhịp, dù do yếu tố khách quan là chính, nhưng không phải không có những vấn đề xuất phát từ những điểm yếu của nội tại nền kinh tế.

Nền kinh tế bước vào năm 2024 vẫn với những khó khăn ấy, thậm chí khó khăn còn lớn hơn khi nhiều dự báo cho thấy, thời gian tới, các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên, mà các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính lớn đưa ra những dự báo trái chiều về triển vọng kinh tế thế giới, bao gồm cả Việt Nam.

Cơ hội là có, khi các động lực tăng trưởng của nền kinh tế, bao gồm xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư đang được thúc đẩy mạnh mẽ; khi các chính sách hỗ trợ được ban hành trong năm 2023 sẽ có tác động rõ nét hơn với nền kinh tế; khi các vấn đề tồn đọng, bất cập kéo dài được tập trung tháo gỡ… sẽ có chuyển biến tích cực hơn. Và cả khi nhiều dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia có tác động lan tỏa được đưa vào khai thác, mở ra không gian mới, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế.

Nhưng khó khăn, thách thức cũng có thực. Không phải chỉ là sức mua toàn cầu suy giảm, mà còn là vấn đề cơ cấu về sức cầu thế giới cũng sẽ thay đổi theo hướng “tiêu dùng xanh”, tạo thách thức không nhỏ với sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, liệu Việt Nam có kịp chuyển hướng để đáp ứng nhu cầu thị trường toàn cầu, để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị mới? Cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài vốn đã khó, giờ lại thêm câu chuyện thuế tối thiểu toàn cầu được thực thi. Khu vực doanh nghiệp vốn đã khó, sức chống chịu bị bào mòn vì tác động của đại dịch, giờ lại thêm kéo dài vì các vấn đề xung đột chính trị toàn cầu…

Thậm chí, có thể, cũng giống như năm trước, khó khăn, thách thức còn nhiều hơn cả thuận lợi. Làm thế nào để nền kinh tế có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%, trong khi vẫn tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế là câu hỏi không dễ trả lời.

Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu ở thời điểm hiện nay, bởi nền kinh tế không thể tiếp tục tăng trưởng ở mức thấp nữa. Chính vì vậy, năm nay phải là năm bứt phá để tới năm 2025, nền kinh tế có thể về đích kế hoạch và có nền tảng để tạo bước phát triển bền vững trong giai đoạn sau.

Khi thông qua Kế hoạch Phát triển kinh tế – xã hội năm 2024, Quốc hội đã đưa ra 12 giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giờ là lúc, Chính phủ phải hiện thực hóa các giải pháp đó, đưa vào thực thi quyết liệt và hiệu quả.

Dự thảo Nghị quyết số 01 của Chính phủ đã được xây dựng và đang chờ được thảo luận, bổ sung, để Chính phủ sớm ban hành trong những ngày tới đây.

Giải pháp chắc chắn không chỉ để giải quyết các vấn đề trong ngắn hạn, như tăng trưởng xuất khẩu, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất – kinh doanh, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích cầu nội địa…, mà còn là các vấn đề mang tính dài hơi hơn. Đó là tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, là đẩy mạnh xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ. Đó còn là chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, chip và chất bán dẫn…

Nếu đã xác định năm 2024 chính là năm bứt phá để về đích, thì có lẽ, ngay từ bây giờ, phải chủ động, tăng tốc trong việc đưa ra quyết sách và thực thi quyết sách, đồng thời phải nỗ lực ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm.

 

Nguồn: Báo đầu tư

Giấy Hưng Thịnh Việt Nam khởi động dây chuyền 16.000 tấn giấy tissue tại tỉnh Bình Dương

Cuộn jumbo đầu tiên xuất xưởng vào ngày 19 tháng 12.

Máy được cung cấp bởi nhà cung cấp Trung Quốc Baotuo Paper Machinery Engineering và có chiều rộng cắt 2,85 mét, tốc độ thiết kế 1.100 mét mỗi phút và chạy bằng 100% bột giấy nguyên thủy. Đây là TM đầu tiên của công ty Trung Quốc được đưa vào vận hành tại Việt Nam.

Ngoài khăn giấy, Giấy Hưng Thịnh còn sản xuất và bán giấy bìa từ bột tái chế.

Công ty liên kết của công ty, Giấy An Hưng có một nhà máy cách đó khoảng 20 km, cũng ở tỉnh Bình Dương, nơi sản xuất các loại giấy cuộn jumbo từ nguyên liệu tái chế và hỗn hợp cũng như gia công các sản phẩm giấy khác nhau.

 

Nguồn: Risi

Ban biên tập VPPA

Bản Tin VPPA tháng 12/2023

Trong bản tin số 11 – tháng 12/2023 bao gồm:

1. Giá xuất – nhập khẩu bột giấy và giấy

2. Tình hình sản xuất – kinh doanh ngành giấy trong nước

3. Tin tức đầu tư- kinh tế 

Giấy và Bột Giấy Châu Á (APP) thúc đẩy tăng trưởng thị trường Trung Đông và Châu Phi với các giải pháp đóng gói mới

Baotuo cung cấp giấy chuyền sản xuất Tissue tốc độ cao cho Giấy Hưng Thịnh

Thiết bị ngành giấy – Bơm bột giấy (Công ty ShangBaoLuo)

>>>XEM BẢN TIN THÁNG 12/2023

Thị trường cần đặc biệt chú ý tới biên bản cuộc họp tháng 12 của FED: Có thể cắt giảm lãi suất vào 2024 nhưng ‘chưa có gì là chắc chắn’

Theo biên bản cuộc họp chính sách tháng 12 vừa được công bố vào rạng sáng ngày 4/1 (theo giờ Việt Nam), các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã kết luận rằng việc cắt giảm lãi suất có thể xảy ra trong năm 2024, tuy nhiên họ cung cấp rất ít thông tin về thời điểm thực hiện.

Tại cuộc họp, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đã đồng ý giữ phạm vi lãi suất trong khoảng từ 5,25% đến 5,5% và dự kiến sẽ cắt giảm 0,75 điểm phần trăm vào cuối năm 2024.

Tuy nhiên, bản tóm tắt cuộc họp cũng lưu ý rằng có một “mức độ không chắc chắn tương đối cao” về việc điều đó sẽ xảy ra như thế nào hoặc liệu điều đó có xảy ra hay không.

Cụ thể theo biên bản: “Khi thảo luận về triển vọng chính sách, những người tham gia cho rằng lãi suất có thể đã đạt hoặc gần mức đỉnh trong chu kỳ thắt chặt này, mặc dù họ lưu ý rằng lộ trình chính sách thực tế sẽ phụ thuộc vào diễn biến của nền kinh tế”.

Các quan chức ghi nhận những tiến bộ đã đạt được trong cuộc chiến chống lạm phát tăng cao. Họ cho biết các yếu tố liên quan tới chuỗi cung ứng – vốn tác động đáng kể vào việc lạm phát cao đột biến giữa năm 2022 – dường như đã hạ nhiệt. Ngoài ra, họ cũng chỉ ra những tiến bộ trong việc cân bằng thị trường lao động, mặc dù vẫn đang trong quá trình tiến hành.

Biểu đồ dot plot được công bố sau cuộc họp cho thấy kỳ vọng việc cắt giảm trong ba năm tới có thể khiến lãi suất cho vay qua đêm giảm trở lại gần phạm vi 2%. Ngoài ra, 8 quan chức cho rằng sẽ có 2 lần cắt giảm hoặc ít hơn, mỗi lần 0,25 điểm phần trăm. Trong khi có 11 quan chức dự kiến ​​sẽ có ba lần cắt giảm trở lên.

“Các quan chức tham gia thường nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì cách tiếp cận thận trọng và phụ thuộc vào dữ liệu để đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ. Họ cũng tái khẳng định rằng sẽ phù hợp nếu chính sách vẫn ở mức hạn chế trong một thời gian cho đến khi lạm phát hạ nhiệt rõ ràng theo mục tiêu của Ủy ban”, biên bản nêu rõ.

Bất chấp động thái từ các quan chức Fed, thị trường vẫn kỳ vọng ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất một cách mạnh mẽ vào năm 2024.

Chủ tịch Fed Richmond, Thomas Barkin cũng vừa bày tỏ sự thận trọng về chính sách, lưu ý nền kinh tế có thể hạ cánh mềm nhưng “chưa chắc chắn”.

Ngoài ra, biên bản cũng cho thấy những tiến bộ rõ ràng đã đạt được trong việc chống lại lạm phát nhưng vẫn còn “không đồng đều” giữa các lĩnh vực.

Cuộc họp tiếp theo của FED sẽ diễn ra vào 31/1 (theo giờ Mỹ).

Tham khảo CNBC

Bạch Linh

Nhịp sống thị trường

Thêm nhiều nhà máy giấy bìa Trung Quốc sẽ tạm ngừng hoạt động vào đầu năm 2024

Shanying International đã thông báo vào ngày 29 tháng 12 rằng hầu hết các PM tại 5 nhà máy hiện tại của họ sẽ ngừng hoạt động trong 12-17 ngày trong tháng 2, làm giảm sản lượng 270.000 tấn.

Điều này bổ sung cho thông báo đầu tháng 12 về thời gian ngừng hoạt động thay thế của PM12 và PM13 tại nhà máy Gia Hưng ở tỉnh Chiết Giang, từ ngày 15 tháng 1 đến ngày 15 tháng 2, điều này sẽ làm giảm sản lượng 82.000 tấn.

Theo lịch trình mới nhất của nhà sản xuất, bốn máy xeo giấy khác tại nhà máy sẽ tạm dừng trong 12 ngày trong tháng Hai. PM11 và PM15 sẽ ngừng sản xuất vào ngày 1 tháng 2 và thời gian ngừng sản xuất đối với PM16 bắt đầu từ ngày 4 tháng 2 và PM17 vào ngày 5 tháng 2.

Tại tỉnh An Huy, ba nhà máy sản xuất bìa carton từ nguyên liệu tái chế tại nhà máy của Shanying International ở thành phố Ma’anshan cũng sẽ tạm dừng sản xuất trong 12 ngày vào tháng Hai. PM5 và PM6 sẽ ngừng hoạt động từ ngày 1 tháng 2 đến ngày 12 tháng 2 và PM1 sẽ bắt đầu ngừng hoạt động vào ngày 13 tháng 2.

Hai máy khác tại nhà máy là PM2 và PM3 không nằm trong danh sách ngừng hoạt động và sẽ vẫn hoạt động trong suốt thời gian Tết Nguyên đán.

Trong khi đó, tại tỉnh Phúc Kiến, cả 4 PM với tổng công suất giấy bìa từ nguyên liệu tái chế 1 triệu tấn mỗi năm đều dự kiến ngừng hoạt động từ ngày 4 tháng 2 đến ngày 20 tháng 2 tại nhà máy ở thành phố Chương Châu.

Tại tỉnh Quảng Đông, nhà máy của Shanying International tại thành phố Triệu Khánh, PM51 và PM52 sẽ tạm dừng hoạt động từ ngày 7 tháng 2 đến ngày 21 tháng 2, trong khi PM53 dự kiến sẽ ngừng hoạt động từ ngày 9 tháng 2 đến ngày 23 tháng 2.

Và tại tỉnh Hồ Bắc, nhà sản xuất này đang vận hành một nhà máy có công suất 1,45 triệu tấn giấy bìa tái chế ở thành phố Kinh Châu, nơi cả ba PM sẽ luân phiên ngừng hoạt động 12-13 ngày từ ngày 3 tháng 2 đến ngày 29 tháng 2.

Các công ty khác

Vào ngày 3 tháng 1, Giấy Đông Quan Cẩm Châu thông báo họ sẽ ngừng sản xuất tất cả sáu PM bìa cứng từ nguyên liệu tái chế tại thành phố Đông Quan, tỉnh Quảng Đông vào ngày 3 tháng 2. PM3 và PM4 sẽ ngừng hoạt động cho đến ngày 1 tháng 3 và các hoạt động ngừng sản xuất PM1, PM2, PM5, PM6 sẽ kết thúc sau ngày 17/2.

Nhà sản xuất này có tổng công suất 1,25 triệu tấn giấy bìa từ nguyên liệu tái chế/năm và thời gian ngừng sản xuất sẽ cắt giảm sản lượng khoảng 74.000 tấn.

Ở những nơi khác, tại tỉnh Tứ Xuyên, một số nhà máy giấy và bìa đã ngừng sản xuất vào cuối tuần trước do lo ngại về môi trường. PPIA được biết rằng thời gian ngừng hoạt động nhiều nhất kéo dài từ vài ngày đến khoảng một tuần và một số nhà máy đã hoạt động trở lại sản xuất.

 

Nguồn: Risi

Biên dịch và tổng hợp: VPPA

‘Sức khỏe’ ngành sản xuất suy giảm trong cả năm 2023

S&P Global vừa công bố chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 12/2023.

Theo dữ liệu của S&P Global, PMI ngành sản xuất nước ta trong tháng 12/2023 chỉ đạt 48,9 điểm, tức là vẫn nằm dưới ngưỡng 50 điểm, cho thấy các điều kiện kinh doanh trong ngành suy giảm tháng thứ tư liên tiếp.

“Sức khỏe ngành sản xuất yếu kém trong hầu hết thời gian của năm 2023, chỉ cải thiện nhẹ trong tháng 2 và tháng 8. Kết quả chỉ số PMI trung bình của năm là thấp nhất kể từ thời điểm bùng phát đại dịch covid-19 vào năm 2020”, Báo cáo nêu.

Mức giảm này tiếp tục phản ánh tình trạng nhu cầu yếu kém, với tổng số lượng đơn đặt hàng mới giảm tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 12. Tuy nhiên, tốc độ giảm đã chậm lại so với tháng 11 khi số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới gần như ổn định.

Theo những người tham gia khảo sát, tình trạng tăng giá gần đây đã làm nản lòng khách hàng và đã góp phần làm giảm số lượng đơn đặt hàng mới. Chi phí đầu vào tăng do giá điện và dầu, cộng với tình trạng đồng tiền yếu.

Sản xuất công nghiệp năm qua đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm. Việc tìm kiếm thị trường đầu ra gặp khó dẫn đến hàng tồn kho trong doanh nghiệp hiện đang rất cao.

Dữ liệu của Tổng cục Thống kê cho hay, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2023 chỉ tăng 3,02% so với năm trước, là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2023, đóng góp 1,0 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,62%, là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2023, đóng góp 0,93 điểm phần trăm.

Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence cho biết: “Các dữ liệu sản xuất của tháng cuối cùng của năm 2023 phản ánh bức tranh ngành sản xuất Việt Nam trong hầu hết thời gian của năm qua với tình trạng nhu cầu yếu dẫn tới sản lượng giảm”.

Trước tình trạng nhu cầu yếu, các công ty đã phải hạn chế tăng giá bán hàng trong tháng 12 để thu hút đơn đặt hàng mới. Tình trạng này diễn ra bất chấp việc chi phí đầu vào của họ tiếp tục tăng đáng kể.

Dù vậy, các công ty vẫn kỳ vọng, sản lượng sẽ tăng trong năm 2024 vì hy vọng nhu cầu sẽ phục hồi ở cả thị trường trong nước và nước ngoài và nhờ những kế hoạch mở rộng kinh doanh. Điều này dẫn đến sự ổn định của việc làm và hoạt động mua hàng sẽ sôi động hơn.

 

Nguồn: Tin nhanh chứng khoán