Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam tham dự Hội nghị Công nghiệp Giấy và Bột giấy Châu Á lần thứ 7

Đoàn Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đã tham dự và có bài báo cáo về kinh tế và tổng quan ngành giấy trong nước. Việt Nam được đánh giá là quốc gia sản xuất bao bì lớn, cùng với đó là sự thay đổi về công nghệ tạo ra hệ sinh thái bền vững.

Hội nghị Công nghiệp Giấy và Bột giấy Châu Á được tổ chức tập trung vào các chủ đề chính là môi trường, xã hội, quản trị (ESG), biến đổi khí hậu và đổi mới công nghệ, đồng thời cùng suy nghĩ về định hướng tương lai của ngành giấy.

Ông Huang Kunxiong, Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất Giấy Đài Bắc Trung Hoa, đã có bài phát biểu khai mạc với tư cách là Chủ tịch hội nghị, nhấn mạnh vai trò then chốt của Châu Á trong ngành sản xuất giấy toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Nghiên cứu Quốc tế RISI, tổng sản lượng giấy của châu Á năm 2021 đạt 199,92 triệu tấn, chiếm 47,2% tổng sản lượng toàn cầu (423,42 triệu tấn). Trong Top 10 khu vực sản xuất giấy lớn nhất thế giới, có 5 quốc gia châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc. Nước chủ nhà Đài Bắc Trung Hoa đứng thứ 22 trên thế giới, tiếp theo là Thái Lan và Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng sản xuất giấy ở châu Á cũng dẫn đầu các khu vực khác trong 10 năm qua, tổng sản lượng giấy ở châu Á vào năm 2021 tăng 14,66% so với năm 2012 (174,36 triệu tấn). Trong khi Bắc Mỹ giảm, Mỹ Latinh tăng 9,76%.

Phân tích sâu hơn về các thị trường giấy khác nhau ở châu Á cho thấy Việt Nam đang phát triển nhanh nhất, với sản lượng tăng đáng kể 2,3 lần từ năm 2012 (1,88 triệu tấn) đến năm 2022 (5,42 triệu tấn), mức tiêu thụ bình quân đầu người là 69,0 kg. Điều này cho thấy sự phát triển trong tương lai của thị trường Việt Nam rất mạnh mẽ.

Đoàn Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam với 25 người tham dự Hội nghị do ông Hoàng Trung Sơn, Chủ tịch Hiệp hội dẫn đầu cùng các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Ban Chấp hành và các hội viên

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Giấy Việt Nam – ông Đặng Văn Sơn, đã có bài báo cáo Tổng quan Ngành giấy Việt Nam – Thách thức và cơ hội”. Bài đưa ra nhiều thông tin về kinh tế Việt Nam 2023, Tình hình sản xuất kinh doanh của ngành giấy 2023, Thách thức và cơ hội…

Đồng thời, Công ty Cổ phần Mạc Tích – Martech Boiler cũng có bài báo cáo chia sẻ kinh nghiệm về Kinh tế tuần hoàn trong nhà máy giấy. Trong đó đề cao sản xuất xanh – Kinh tế tuần hoàn – Kinh doanh phát triển bền vững trong ngành giấy. Để nâng cao hiệu quả kinh tế tuần hoàn trong nhà máy giấy, việc nâng cao hiệu suất lò hơi thu hồi hoặc đầu tư lò hơi đa nhiên liệu để đốt thêm các phế phẩm, chất thải từ quá trình sản xuất giấy là rất cần thiết. Công ty Martech cũng giới thiệu công nghệ lò hơi do Việt Nam sản xuất mang lại hiệu quả cao về năng lượng tái tạo, xử lý rác thải…

Trong chuỗi sự kiện, Hội nghị cũng tổ chức đại biểu đến thăm Nhà máy Guanyin Huazhi. Đây là nhà máy sản xuất băng che và tiên phong phát triển các vật liệu có khả năng tái chế hoàn toàn.

Nhân dịp này, Đoàn Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cũng đến thăm và làm việc tại nhà máy Cheng Loong theo lời mời của Chủ tịch và các lãnh đạo cao cấp của Tập đoàn. Hai bên đã có những trao đổi, chia sẻ về thị trường ngành giấy, đầu tư của thế giới và tại Việt Nam. Tập đoàn đánh giá cao thị trường ngành giấy Việt Nam và mong muốn có thể đóng góp được nhiều hơn thông qua các dự án đầu tư. Đơn vị này cũng cảm ơn sự hợp tác, chia sẻ thông tin để nhà máy Cheng Loong tại Bình Dương hoạt động tốt và mong muốn hai bên sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hiệu quả và thiết thực trong tương lai.

Một số hình ảnh tại hội nghị:

Ban Biên Tập VPPA

Sản xuất gặp khó, 8 hiệp hội vật liệu kêu cứu, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng giải pháp

Vật liệu xây dựng tắc đầu ra

Bộ Xây dựng vừa lấy ý kiến các bộ Công Thương, Tài chính, và Ngân hàng Nhà nước về một loạt giải pháp gỡ khó cho ngành sản xuất vật liệu, trước khi chính thức báo cáo Thủ tướng quyết định.

Bộ này cho biết ngành sản xuất vật liệu xây dựng hằng năm đang đóng góp khoảng 6,5-7% GDP cả nước, đóng vai trò quan trọng đối với phát triển chung của ngành xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Nhưng trong thời gian qua, thị trường bất động sản giảm sâu, giải ngân đầu tư công chậm, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm nên ngành sản xuất vật liệu xây dựng tắc đầu ra, tiêu thụ vật liệu xây dựng gặp khó cả trong và ngoài nước.

Sản xuất và tiêu thụ nhiều loại vật liệu xây dựng giảm sâu, trong 10 tháng năm nay, cả nước chỉ tiêu thụ khoảng 72,4 triệu tấn xi măng, giảm 4,35%, xuất khẩu xi măng và clinker đạt 25,7 triệu tấn, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2022. Hiện có 8 dây chuyền sản xuất xi măng phải ngừng hoạt động trên cả nước.

Tương tự, sản xuất thép 9 tháng năm 2023 đạt khoảng 7,7 triệu tấn, giảm 21,6%, tiêu thụ thép cũng giảm 19,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 10 tháng đầu năm, sản lượng gạch ốp lát sản xuất đạt khoảng 324,5 triệu m2, bằng 47% công suất thiết kế các nhà máy, tiêu thụ đạt khoảng 219 triệu m2, bằng 67% sản lượng sản xuất ra, tồn kho rất lớn.

Sản lượng sản xuất kính xây dựng đạt khoảng 174 triệu m2, bằng 50% so với tổng công suất thiết kế, lượng tiêu thụ cũng chỉ đạt khoảng 138,5 triệu m2, bằng 79,6% lượng sản xuất.

Sản lượng bê tông sản xuất 10 tháng ước đạt 129 triệu m3, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2022.

Kiến nghị hỗ trợ giảm thuế, giảm lãi suất

Để gỡ khó cho các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các chủ đầu tư tăng tỉ lệ sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép đối với các dự án đường bộ cao tốc đang trong giai đoạn thiết kế, đặc biệt là ở những vùng có yêu cầu thoát lũ, vùng đất yếu và những vùng thiếu vật liệu đắp nền đường như Đồng bằng sông Cửu Long.

Các địa phương tăng cường sử dụng đường bê tông xi măng cho xây dựng đường nông thôn, miền núi và đường tại những vùng thường xuyên ngập lụt.

Và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Xây dựng và các tỉnh, thành triển khai thực hiện hiệu quả gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỉ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.

Bộ cũng đề nghị Chính phủ kiến nghị Quốc hội tiếp tục kéo dài việc thực hiện nghị quyết 101 năm 2023 của Quốc hội về thực hiện giảm 2% thuế giá trị gia tăng.

Sửa đổi nghị định 26 năm 2023 cho phép tạm hoãn tăng thuế xuất khẩu clinker, giảm thuế suất thuế xuất khẩu clinker về 0% đến hết năm 2025.

Giảm thuế xuất khẩu và có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chế biến sâu như: xuất khẩu cấu kiện bê tông cốt thép, bê tông khí chưng áp, phụ gia khoáng cho bê tông/xi măng từ phế thải công nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước xem xét giảm lãi vay đối với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (có thể giảm đến 2%) cho đến hết năm 2025.

Tiếp tục gia hạn, không tính lãi đối với các khoản nợ quá hạn và tái cơ cấu nợ vay để giảm khó khăn cho doanh nghiệp.

Trước sức ép từ các sản phẩm gạch ốp lát nhập khẩu tăng mạnh từ năm 2021 đến nay, Bộ Xây dựng kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo tổ chức điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm gạch ốp lát nhập khẩu từ một số nước để áp thuế chống bán phá giá khi cần thiết.

 

Nguồn: Báo Tuổi trẻ

Một số địa phương nghe thấy ngành nào ‘có vẻ’ ô nhiễm là gạt đi

“Sở dĩ chúng tôi chọn lát cắt này bởi thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài phản ánh đến Báo Thanh Niên, họ gặp khó khăn khi làm thủ tục đầu tư vào Việt Nam do lãnh đạo một số địa phương có tâm lý nghe thấy ngành nào ‘có vẻ ô nhiễm’ là không mặn mà, thậm chí gạt luôn đi”, Nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn – Tổng biên tập Báo Thanh Niên – chia sẻ trong phát biểu dẫn đề hội thảo.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn nói, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn… là vấn đề được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Rất nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm liên quan đến chủ đề này. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng vừa tham dự lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới tại Dubai cách đây 3 ngày. Đây là một trong những hội nghị quốc tế lớn nhất và quan trọng nhất trong năm 2023. Có hơn 70.000 đại biểu, bao gồm cả nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ và các nhà lãnh đạo thế giới, từ 197 quốc gia, EU và hàng ngàn tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, nhóm thanh niên cùng các bên liên quan khác.

Những con số trên cho thấy, tầm quan trọng và sự quan tâm của toàn cầu trong đó có Việt Nam đến mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính; tiếp tục thúc đẩy việc giảm mạnh phát thải khí nhà kính và đưa phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ, thông qua xây dựng các tiêu chuẩn, biện pháp giảm phát thải mang tính khả thi.

Tuy vậy, trong bức tranh tổng thể đó, Báo Thanh Niên chọn một lát cắt, phát sinh từ thực tiễn trong quá trình áp dụng tăng trưởng xanh ở nhiều địa phương, ở nhiều khu công nghiệp trên cả nước và có thể ở nhiều cơ quan có thẩm quyền trong cấp phép đầu tư. Đó là lọc thẳng các ngành có thể gây ô nhiễm hay yêu cầu phải giảm phát thải có lộ trình? Dù đã có những suy nghĩ riêng của mình dựa trên các nghiên cứu về chủ trương, tiêu chí của Việt Nam; các quốc gia tương đồng với Việt Nam cũng như thế giới, tuy vậy, chúng tôi vẫn muốn được nghe phân tích kỹ lưỡng nội hàm của “tăng trưởng xanh” để kiên định hơn với quan điểm của mình trong công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, Nhà nước. Đồng thời, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình áp dụng chuyển đổi sang xu thế phát triển bền vững, để đạt được mục tiêu giảm phát thải ròng về 0% vào năm 2050 như cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP28.

Thu hút đầu tư xanh: Lọc ngành hay giảm phát thải? - Ảnh 2.

Hội thảo “Thu hút đầu tư xanh: Lọc ngành hay giảm phát thải” do Báo Thanh Niên tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo bộ, ngành, chuyên gia kinh tế và lãnh đạo các địa phương

Từ những phân tích trên, nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn nhấn mạnh việc chọn lát cắt “lọc ngành hay giảm phát thải” do có nhiều doanh nghiệp trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài, thời gian qua đã gửi phản ánh đến Báo Thanh Niên với nhiều thắc mắc. Họ gặp khó khăn khi làm thủ tục đầu tư vào Việt Nam. Lý do các doanh nghiệp này đưa ra: Lãnh đạo một số địa phương có tâm lý nghe thấy ngành nào “có vẻ ô nhiễm” là không mặn mà, thậm chí gạt luôn. “Nếu việc này xảy ra ở nhiều địa phương, liệu có hay không việc chúng ta phải lên một danh sách các ngành nghề không khuyến khích, thậm chí không cấp phép đầu tư vào Việt Nam để rõ ràng, minh bạch ngay từ đầu trong thu hút đầu tư nói chung”, nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn băn khoăn.

Trong khi đó, nhiều nghiên cứu cho thấy, hầu hết các ngành chủ lực của chúng ta như dệt may, nông nghiệp, vận chuyển, sản xuất và xây dựng… đều là những ngành công nghiệp gây ô nhiễm hàng đầu. Ngay cả các ngành mà chúng ta đang nỗ lực thu hút đầu tư và muốn trở thành cứ địa sản xuất của thế giới như công nghệ, công nghiệp bán dẫn… thì đầu vào của nó là xi mạ cũng gây ô nhiễm trầm trọng. Nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn đặt vấn đề: “Vậy thì chúng ta ứng xử với các dự án trong các ngành này thế nào? Liệu chúng ta có tiếp tục thu hút đầu tư vào công nghiệp bán dẫn nữa hay không?”. Từ đó, ông đặt câu hỏi, nếu chúng ta vẫn phải mặc quần áo hằng ngày, thay quần áo thường xuyên… thì việc từ chối dệt may, nhuộm vì ô nhiễm liệu có đúng không? Nếu con cái chúng ta vẫn dùng sách vở, ngành bao bì vẫn phải phục vụ đóng gói thực phẩm, lương thực, vật liệu… thì công nghiệp giấy có đáng bị tẩy chay?

Ở chiều ngược lại, ngay cả các ngành chúng ta nghĩ là sạch nhất như trồng trọt, du lịch… nếu không kiểm soát các vấn đề liên quan đến nó như vận tải, các loại thuốc hóa học, phân bón… cũng có thể gây ô nhiễm nặng nề. Vậy thì “hành trình giảm phát thải ròng về 0” phải được hiểu như thế nào cho đúng, nếu lọc ngành thì ngành nào bị lọc? Hay là phải ràng buộc các điều kiện để doanh nghiệp áp dụng công nghệ, máy móc, các mô hình sản xuất kinh tế tuần hoàn để giảm phát thải?

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về thu hút đầu tư giữa các nước trong khu vực hiện nay, nếu không thống nhất quan điểm, không có một bộ tiêu chí cụ thể, không minh bạch trong thông tin thì rất có thể, sự cẩn trọng cũng như áp lực tăng trưởng xanh lại khiến chúng ta mất đi các dự án lớn vào các ngành quan trọng để phát triển đất nước.

 

Nguồn: Báo Thanh niên

Bản tin tổng hợp PPIA từ 27/11- 02/12/2023

Giá OCC Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản tăng 5-10 USD/tấn tại Đông Nam Á, Đài Loan

Các nhà cung cấp ở Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản đòi tăng thêm 5-10 USD/tấn đối với giá thùng sóng cũ (OCC) được các nước Đông Nam Á và Đài Loan nhập khẩu trong hai tuần qua, do nguồn cung hạn chế.

Giá chào cho OCC 12 từ Hoa Kỳ lên 195-205 USD/tấn; đối với 95/5 OCC Châu Âu đến 140-145 USD/tấn; và OCC Nhật Bản lên tới 155-160 USD/tấn. (Ở Malaysia và Indonesia phải cộng thêm 5-10 USD/tấn).

Các khách hàng lớn trong khu vực chưa chấp nhận, đang câu giờ khiến các cuộc đàm phán rơi vào bế tắc.

Giá OCC 12 đã tăng 15-20 USD/tấn tại Đông Nam Á và Đài Loan trong tháng 10, đạt 205-215 USD/tấn vào thời điểm các nhà máy trong khu vực tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu giấy làm bao bì sang Trung Quốc, nơi giá đang tăng. Nhưng sau đó hoạt động xuất khẩu đang phát triển mạnh mẽ đã ngừng hoàn toàn và giá OCC đã bị đẩy trở lại mức ban đầu. Loại OCC 12 của Mỹ được bán ở mức 185-190 USD/tấn cách đây hai tuần.

Hầu hết các nhà máy lớn của Việt Nam đã tích trữ đủ lượng OCC để sản xuất cho đến kỳ nghỉ lễ vào ngày 10 tháng 2. Sau đó, họ sẽ ngừng hoạt động trong một tuần nên đang tìm kiếm nguồn hàng OCC sau đó.

Người mua, đặc biệt là các nhà máy sản xuất bột giấy và bìa tái chế có trụ sở tại Trung Quốc, dường như đang trì hoãn việc mua OCC cho đến tuần sau, khi PPI Pulp & Paper Week sẽ công bố giá giấy thu hồi theo FAS (giá giao dọc mạn tàu), giá mà họ sử dụng làm tiêu chuẩn.

Một nhà sản xuất bột giấy tái chế có liên kết với Trung Quốc cho biết, nếu người bán vẫn khăng khăng bán OCC với giá chào hiện tại, thì có thể buộc phải trả tiền để chốt hợp đồng mua hàng hàng tháng, nhưng khối lượng mua sẽ giảm.

Xuất khẩu giấy thu hồi của Mỹ vào Châu Á: Quý III/2023 (tấn)
Nước Giấy in báo Giấy loại cho bột khử mực Các loại lề xén Thùng sóng cũ Giấy hôn hợp Tổng

Quý III/2023

Tổng

Quý II/2023

Quý III/Quý II

(%)

Tổng

Quý II/2022

Trung Quốc/Hồng Công 1.097 112 16 111.775 12.313 125313 125.188 0,1 72.918
Ấn Độ 5.923 20.896 8.207 434.163 160.218 629.407 616.711 2,1 615.578
Indonesia 16.887 832 58.095 41.685 117.499 123.186 -4,6 119.428
Malaysia 29.787 1.024 296 268.610 15.978 315.695 230.065 37,2 180.431
Hàn Quốc 8.919 31.588 1.151 98.648 3.584 143.890 185.143 -22,3 175.732
Đài Loan 4.157 371 147.268 32.491 184.287 203.671 -9,5 244.740
Thái Lan 5.130 20 3.974 483.102 35.722 527.948 411.614 28,3 425.962
Việt Nam 318 1.639 344.017 14.887 360.861 363.328 -0,7 349.864
Tổng 72.218 56.111 14.015 1.945.676 316.878 2.404.900 2.258.906 6,5 2.182.655

 

Giá OCC tăng: Giá OCC của Mỹ tuần này ở mức 195-200 USD/tấn ở hầu hết các nước Đông Nam Á và Đài Loan, tăng 10 USD/tấn so với hai tuần trước. Nhưng khối lượng mua bán đã giảm dần, do người bán từ chối giảm giá xuống dưới 195 USD/tấn và người mua tạm dừng mua hàng. Do đó, giá tiêu chuẩn OCC 11 của Hoa Kỳ đã tăng tương ứng 10 USD/tấn lên 185-190 USD/tấn.

Giá OCC 95/5 Châu Âu ở mức 135-140 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn. Giá OCC của Nhật Bản ở mức 150-155 USD/tấn.

Giấy hỗn hợp tăng: Do giá OCC của Hoa Kỳ vẫn ở mức cao, các nhà máy ở Đông Nam Á đã chuyển sang sử dụng giấy hỗn hợp có nguồn gốc từ Hoa Kỳ và Châu Âu và đang sử dụng loại này để thay thế cho OCC nhập khẩu trong sản xuất giấy làm bao bì.

Việc sử dụng tăng đã đẩy giá giấy hỗn hợp nhập khẩu tăng lên. Giá giấy hỗn hợp cao cấp nhập khẩu từ Mỹ đã tăng 15 USD/tấn lên 130-135 USD/tấn. Giá giấy hỗn hợp cao cấp châu Âu tăng 10 USD/tấn lên 125-130 USD/tấn.

 

Lee & Man cắt giảm sản lượng giấy lụa tháng 12 xuống 28.000 tấn tại nhà máy Cửu Giang ở Giang Tây, Trung Quốc

Lee & Man Paper Manufacturing sẽ ngừng hoạt động vào tháng 12 tại nhà máy ở thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây, dẫn đến việc cắt giảm sản lượng khoảng 19.000 tấn giấy bìa tái chế và 9.000 tấn giấy lụa.

Lee & Man cho biết hôm thứ Hai ngày 27 tháng 11 cho biết tất cả các dây chuyền sản xuất giấy và bột giấy tại cơ sở này sẽ ngừng hoạt động trong 9 ngày kể từ ngày 17 tháng 12, khi nhà máy bảo trì xưởng phát điện.

Nhà máy Cửu Giang vận hành hai máy xeo testliner với công suất tổng hợp là 720.000 tấn/năm và 14 máy xeo giấy tissue với công suất tổng hợp là 324.000 tấn/năm.

Nhà máy này còn có dây chuyền bột giấy tẩy trắng công suất 1.000 tấn/ngày, bắt đầu hoạt động vào tháng 5 và vẫn đang tăng cường sản xuất. Đầu ra từ dây chuyền sợi được tích hợp hoàn toàn với máy xeo giấy tissue.

 

Cuối tháng 11, giá giấy làm thùng sóng tái chế Trung Quốc phục hồi; giá giấy cao cấp tăng chậm lại

Việc các nhà máy vừa và nhở ở Trung Quốc giảm giá vảo cuối tháng 10 đã mở rộng thành sự giảm giá các loại giấy làm thùng sóng tái chế trên phạm vị toàn quốc vào nửa đầu tháng 11. Nhưng giá dường như đã chạm đáy và nửa cuối tháng 11 giá đã phục hồi trở lại.

Sau khi các nhà máy bao bì hoàn tất các đơn hàng cho sự kiện mua sắm trực tuyến Trung Quốc ngày 11/11, nhu cầu bao bì sóng tạm thời giảm vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11 do chưa có các đơn hàng dành cho Tết Nguyên đán 2024 (ngày 10/2).

Các nhà máy bao bì giảm mua khiến các nhà máy sản xuất giấy giảm giá tới 200 RMB/tấn (28,25 USD/tấn) đối với giấy làm lớp sóng và lên tới 150 RMB/tấn đối với testliner và giấy kraft-top trong nửa đầu tháng 11, để tránh thành phẩm tồn trong kho.

Tình thế đã thay đổi trong tuần bắt đầu vào thứ Hai ngày 20 tháng 11 khi các nhà máy sản xuất giấy, đặc biệt là các nhà sản xuất hàng đầu, công bố kế hoạch tăng giá, chủ yếu là 30-50 RMB/tấn.

Trong khi đó, các nhà máy bao bì bắt đầu mua giấy để làm hàng Tết. Lượng mua tăng lên giúp mức tăng được chấp thuận nhanh chóng và khuyến khích các nhà sản xuất giấy hàng đầu tung ra đợt tăng giá mới 50 RMB, có hiệu lực từ tuần bắt đầu từ ngày 4 tháng 12, nhưng giá vào cuối tháng 11 vẫn thấp hơn mức giá vào cuối tháng 10.

Ở miền đông Trung Quốc, giá trung bình của giấy làm lớp sóng cường độ cao đã giảm từ 3.384 RMB/tấn một tháng trước xuống còn 3.276 RMB/tấn tính đến thứ Tư ngày 29 tháng 11. Giá trung bình cho testliner đã giảm từ 3.485 RMB/tấn xuống còn 3.380 RMB/tấn. Giá trung bình cho giấy mặt kraft giảm từ 4.138 RMB/tấn xuống 4.032 RMB/tấn, trong khi giá giấy mặt trắng trung bình giảm 50 RMB/tấn xuống còn 5.575 RMB/tấn.

Về phía cung, Nine Dragons Paper (Holdings) đã bắt đầu sản xuất thử máy xeo giấy lớp mặt 800.000 tấn/năm tại nhà máy mới ở thành phố Bắc Hải, khu tự trị Quảng Tây, vào khoảng giữa tháng 11.

Vào tháng 11, các thương nhân Trung Quốc đã không đặt mua giấy làm thùng sóng tái chế nhập khẩu vì những đơn hàng như vậy sẽ về tới cảng của Trung Quốc vào tháng 1. Không rõ liệu Trung Quốc có áp dụng lại mức thuế 5-6% đối với việc các loại giấy làm thùng sóng tái chế nhập khẩu trong năm 2024 hay không.

Nhập khẩu KLB hầu như ổn định: Giá nhập khẩu giấy kraftliner làm từ sợi nguyên chất (KLB) hầu hết giảm trong khoảng 485-525 USD/tấn cho các đơn đặt hàng tháng 11, tăng 15 USD/tấn ở mức thấp nhất so với tháng trước.

Sự tăng vọt này là do đồng nhân dân tệ tăng giá gần 3% trong tháng 11 so với đồng đô la. Hầu như tất cả hàng nhập khẩu KLB của Nga đều được định giá bằng đồng nhân dân tệ tại thị trường Trung Quốc kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Sự thay đổi đáng chú ý gần đây về tỷ giá hối đoái đã dẫn đến giá tương đương của KLB Nga tính bằng đô la tăng.

Giá KLB của các nhà cung cấp khác giảm, ở mức mức 505-525 USD/tấn trong tháng 11, không thay đổi so với tháng trước.

Giá bìa tráng phấn màu ngà đã giảm sau khi tăng từ tháng 8.

Nhu cầu bìa tráng phấn màu ngà đã giảm sau mùa cao điểm trong tháng 9 và tháng 10. Thêm nữa một máy xeo bìa từ bột nguyên chất công suất 1 triệu tấn/năm vừa được Biểu Trưng Châu Á đưa vào sản xuất ở nhà máy Nhật Chiếu ở tỉnh Giang Tô.

Do đó, giá trung bình của bìa tráng phấn màu ngà loại thông thường đã giảm từ 5.300 RMB/tấn vào cuối tháng 10 xuống còn 5.158 RMB/tấn vào thứ Tư ngày 29/11, mức giảm đầu tiên trong 5 tháng.

Giá trung bình của bìa tráng phấn màu ngà cao cấp không đổi ở mức 7.100 RMB/tấn.

Xu hướng tăng giá bìa tái chế kể từ nửa cuối tháng 8 cũng đi vào bế tắc trong tháng 11. Giá trung bình của duplex tráng phấn lưng xám cao cấp đã tăng 50 RMB/tấn lên 4.425 RMB/tấn trong tuần tính đến thứ Sáu ngày 1 tháng 12 do các nhà sản xuất hàng đầu yêu cầu tăng giá, nhưng mức tăng nhỏ hơn nhiều so với mức tăng 200 RMB/tấn vào tháng 10 và tăng 140 RMB/tấn trong tháng 9.

Giá trung bình cho duplex tráng phấn lưng xám loại thường ổn định ở mức 3.713 RMB/tấn trong tháng 11.

Giá giấy cao cấp tăng: Các nhà sản xuất giấy cao cấp hàng đầu ở Trung Quốc công bố tăng 300 RMB/tấn cho các đơn đặt hàng tháng 11 đối với cả loại có tráng và không tráng, cố gắng kéo dài xu hướng tăng giá giấy cao cấp kể từ tháng 8.

Ở phía đông Trung Quốc, giá trung bình giấy cao cấp không tráng phấn (UFP) được làm từ 100% bột giấy hóa học đạt 6.817 RMB/tấn trong tuần tính đến thứ Sáu, tăng 200 RMB/tấn so với cuối tháng 10. Giá trung bình của UFP sản xuất từ hỗn hợp bột giấy hóa học và cơ học đã tăng lên 6.290 RMB/tấn vào cuối tháng 11, cao hơn 100 RMB/tấn so với tháng trước.

Giá trung bình của giấy cao cấp tráng phấn loại cao cấp (CFP) ổn định ở mức 6.333 RMB/tấn vào thứ Tư ngày 29 tháng 11, tăng 150 RMB/tấn so với cuối tháng 10. Giá trung bình của CFP loại thường tăng từ 5.925 RMB/tấn lên 6.038 RMB/tấn.

Mức tăng này khiêm tốn so với mức tăng trong tháng 9 và tháng 10. Giá bán lại bột giấy ở thị trường Trung Quốc trầm lắng trong tháng 11, mặc dù không có tác động ngay lập tức đến chi phí sản xuất giấy cao cấp, khiến việc tăng giá do chi phí của các nhà máy giấy trở nên kém thuyết phục hơn và làm giảm triển vọng tăng giá tiếp theo.

Nga loại bỏ thuế xuất khẩu 7% có thể sẽ xoa dịu người bán trong bối cảnh doanh số bán bột giấy ở Trung Quốc bị đình trệ

Thuế xuất khẩu 7% đánh vào giấy và bột giấy từ Nga sang Trung Quốc vẫn được áp dụng, bất chấp có thông tin cho rằng chính phủ Nga đang chuẩn bị dỡ bỏ mức thuế này.

Chính phủ Nga đã áp đặt một loạt thuế xuất khẩu liên quan đến tỷ giá hối đoái đồng rúp đối với các sản phẩm giấy và bột giấy từ ngày 1 tháng 10, theo đó mức thuế hiện được đặt ở mức 7% nhưng sẽ giảm xuống 5,5% vào ngày 1 tháng 12, sẽ kéo dài đến cuối năm 2024.

Hầu hết xuất khẩu giấy và bột giấy của Nga, chủ yếu là bột giấy và giấy kraft, đều được xuất khẩu sang Trung Quốc sau các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Nga sau khi nước này tiến hành cuộc chiến với Ukraine.

Kết quả là Trung Quốc chứng kiến sự gia tăng xuất khẩu bột giấy từ Nga. Nhập khẩu kết hợp của ba loại bột giấy chính, bột giấy kraft gỗ mềm đã tẩy trắng (BSK), bột giấy kraft gỗ mềm không tẩy trắng và bột giấy kraft gỗ cứng đã tẩy trắng tăng 31,5% trong 10 tháng đầu năm nay, so với cùng kỳ năm ngoái, lên 1,58 triệu tấn, theo Hải quan Trung Quốc.

BSK của Nga, được Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải chỉ định giao hàng, đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ hàng năm là 30%, tương đương 254.624 tấn, lên 1,1 triệu tấn.

Khách hàng của loại này chủ yếu là các nhà giao dịch, những người có xu hướng sử dụng nó để giao dịch chênh lệch giá trên thị trường chứng khoán Thượng Hải, dẫn đến việc loại này tràn ngập các kho bột giấy do sàn giao dịch chỉ định. Tính đến thứ Sáu ngày 24 tháng 11, tổng lượng bột giấy có thể giao dịch được là 522.431 tấn và một phần lớn trong số đó thuộc về BSK của Nga.

Nhưng hợp đồng tương lai BSK giảm đã gây áp lực giảm giá ngày càng lớn lên BSK Nga. Các mối liên hệ với thương nhân chỉ ra rằng các cuộc đàm phán về nhập khẩu BSK của Nga đã thất bại do người bán không chịu nhượng bộ và giảm giá. Một thương nhân cho biết, việc hủy bỏ thuế xuất khẩu 7% sẽ là một sự giảm nhẹ đáng hoan nghênh đối với các nhà cung cấp Nga.

Giấy Kiêu Hồng Lai Tân của Trung Quốc bổ sung hai máy xeo giấy tissue mới tại Quảng Tây

Công ty giấy Kiêu Hồng Lai Tân của Trung Quốc có kế hoạch lắp đặt hai máy xeo giấy lụa mới, mỗi máy có công suất 15.000 tấn mỗi năm, tại nhà máy ở thành phố Lai Tân, khu tự trị Quảng Tây.

Nhà cung cấp nội địa Thiết bị Giấy Vi Á Tây An cung cấp hai máy xeo, mỗi máy sẽ có chiều rộng cắt là 2,85 mét và tốc độ thiết kế là 1.500 mét mỗi phút. Được đặt tên là TM 5 và TM 6, hai máy dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào khoảng tháng 7 năm 2024.

Đầu tháng 12, Kiêu Hồng Lai Tân sẽ đưa TM 4, cũng do Vi Á Tây An cung cấp, tại nhà máy Lai Tân. Với công suất 15.000 tấn/năm, TM 4 giống hệt TM 3, máy xeo đã được đưa vào vận hành vào tháng 8.

Nhà máy còn có hai máy TM khác với công suất tổng hợp là 40.000 tấn/năm và một số máy xeo giấy kraft công suất  khoảng 48.000 tấn/năm.

KM Papers của Ấn Độ nâng cấp máy xeo giấy làm lớp sóng tại nhà máy Rudrapur

KM Papers đã cải tạo một máy xeo giấy làm lớp sóng tái chế tại nhà máy Rudrapur ở bang Uttarakhand phía bắc Ấn Độ, nâng công suất từ 55.000 tấn/năm lên 70.000 tấn/năm. một nguồn tin của công ty cho biết vào thứ Năm ngày 30 tháng 11.

Nguồn tin xác nhận, KM Papers đã thay thế hòm phun bột của máy xeo bằng một hòm phun bột mới được mua từ nhà cung cấp Ấn Độ Micro Fab Industries.

Công ty cũng đã cải tạo bộ phận sấy của máy xeo bằng cách lắp đặt bốn lô sấy mới.

BỘT NHẬP KHẨU VÀO TRUNG QUỐC                                                   

Thực giá, USD/tấn CIF tại các cảng chính.

Giá hiện hành So với tuần trước
01/12/2023 24/11/2023 17/11/2023 (%)
HÀNG TUẦN
Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSK)
  NBSK – Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng phương Bắc 765 765 754 0,00%
HAI TUẦN/LẦN
Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng
  Gỗ thông Radiata (Chile) 765 765 765 0,00%
  BSK Nga* 735 735 735 0,00%
Bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK)
  Gỗ bạch đàn 650 650 630 0,00%
  BHK Nga* 630 630 610 0,00%
Bột kraft gỗ mềm không tẩy (USK)
  Chile và Bắc Mỹ 700 700 700 0,00%
  Nga 670 670 670 0,00%
Bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng (BCTMP)
  Gỗ cứng (độ trắng 80%) 555 555 555 0,00%
  Gỗ mềm (độ trắng 75%) 560 560 560 0,00%
HÀNG THÁNG
Bột làm bỉm (Kraft phương bắc Mỹ) 900 880 880 2,27%

GHI CHÚ: *  BSK Nga và BHK Nga là giá CIF tới các cảng chính của Trung Quốc.

BỘT TÁI CHẾ NHẬP KHẨU VÀO TRUNG QUỐC

Thực giá, USD/tấn, CIF tại các cảng chính của Trung Quốc

Giá hiện tại % so với
Tháng 11, 2023 Tháng 10, 2023 Tháng 09, 2023 tháng trước
Bột màu nâu tái chế
  từ Mỹ 300 305 305 -1,64%
  từ Châu Á 270 285 265 -5,26%

THÙNG SÓNG CŨ (OCC) NHẬP KHẨU VÀO ĐÔNG NAM Á

Giá USD/tấn CIF tại các cảng chính Đông Nam Á (trừ Indonesia) và Đài Loan

01/12/2023 17/11/2023 03/11/2023 So với 2 tuần trước
OCC (11) từ Mỹ 187,5 177,5 187,5 5,63%
OCC (90/10) từ Châu Âu 132,5 127,5 127,5 3,92%
OCC (95/5) từ Châu Âu 137,5 132,5 132,5 3,77%
OCC Nhật Bản 152,5 152,5 152,5 0,00%

 

Nguồn: PPIA – Ban Biên tập VPPA

Stavian phát triển dự án nhà máy xử lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Với mục tiêu giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và góp phần bảo tồn tài nguyên tự nhiên được khai thác, Công ty Cổ phần Nhựa tái chế Stavian thuộc Tập đoàn Stavian hiện đang tập trung phát triển dự án Nhà máy Nhựa tái chế Stavian nhằm phát triển hệ sinh thái tuần hoàn rác thải nhựa tại Việt Nam.

Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, 0,28 triệu đến 0,73 triệu tấn trong số đó bị thải ra biển – nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp. Điều đáng nói là việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế. Phân loại, thu hồi, tái chế và xử lý rác thải nhựa còn hạn chế. Lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam, chiếm khoảng 8-12% chất thải rắn sinh hoạt. Nhưng chỉ có khoảng 11-12 % số lượng chất thải nhựa, túi nilon được xử lý, tái chế, số còn lại chủ yếu là chôn lấp, đốt và thải ra ngoài môi trường. Đây có thể dẫn đến thảm họa môi trường, đặc biệt ô nhiễm đại dương, đặt ra bài toán cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các giải pháp toàn diện và tổng thể, hướng tới mục tiêu vì một tương lai bền vững.

Dự kiến, Nhà máy sẽ được xây dựng trên diện tích 3 hecta tại một tỉnh thuộc phía Bắc Việt Nam, sử dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất châu Âu, đã và đang được nhiều tập đoàn đa quốc gia áp dụng. Bằng công nghệ hiện đại, dự án sẽ đáp ứng được chuỗi cung ứng tái chế an toàn và hiệu quả, bao gồm xây dựng hệ thống thu gom – phân loại – làm sạch – hoàn nguyên và tái chế, đảm bảo sản xuất thành phẩm hạt rPET đạt chất lượng tiêu chuẩn quốc tế do EU đặt ra. Cho tới thời điểm hiện tại, Stavian Recycling đã làm việc với cơ quan chức năng tỉnh và khẩn trương xúc tiến các công việc liên quan đến thủ tục đầu tư theo quy định của Chính phủ Việt Nam. Dự kiến, Nhà máy sẽ khởi công vào Quý I.2024 và đi vào hoạt động Quý III.2025 với công suất lên đến hơn 17.000 tấn/năm. Dự án được kỳ vọng sẽ đóng góp vào các giải pháp cấp thiết cho vấn đề rác thải nhựa đang gia tăng tại Việt Nam, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động và cải thiện đáng kể vấn đề an sinh xã hội tại địa phương.

 

Nguồn: Ánh Dương – Cafef

Chi phí logistics của Việt Nam quá cao so với bình quân thế giới

Làm giảm sức cạnh tranh

Ngày 2.12, tại TP.Cần Thơ, Bộ Công thương phối hợp cùng UBND TP.Cần Thơ tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2023 với chủ đề “Logistics và chuyển đổi số cho ĐBSCL”.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, ngành logistics Việt Nam đã tích cực triển khai chuyển đổi số theo chủ trương của Đảng, Bộ Chính trị và Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng 2030 ban hành tại Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ. Một số doanh nghiệp logistics lớn đã thực hiện chuyển đổi số từ cấp độ 3 trở lên như Tân Cảng Sài Gòn, các công ty cảng thuộc hệ thống Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Viettel Post, Vietnam Post, Gemadept, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam điển hình như DHL, Fedex… Tuy nhiên, ngành logistics trên phạm vi cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, phát triển chưa tương xứng với điều kiện và tiềm năng.

Theo tính toán của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, chi phí logistics của Việt Nam trung bình ở mức 16,8 – 17% GDP, cao hơn nhiều so với bình quân chung 10,6% của thế giới. Hạ tầng logistics còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ và thiếu liên kết; quy hoạch cảng biển còn bất cập, chưa có các cảng đầu mối, các trung tâm logistics lớn quy mô khu vực và quốc tế…

Đặc biệt, vận tải đường bộ vẫn là phương thức vận tải phổ biến nhất (chiếm đến 73% sản lượng hàng hóa vận chuyển trong 9 tháng đầu năm 2023). Tiếp đó là vận tải đường thủy nội địa chiếm 21,6% tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển; vận tải đường biển chỉ chiếm 5,2% tổng sản lượng, vận tải đường sắt và đường hàng không vẫn ở mức rất thấp lần lượt là 0,2% và 0,01%. Điều này khiến cho chi phí logistics cao, làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

Chi phí logistics của Việt Nam quá cao so với bình quân thế giới - Ảnh 2.

Chi phí logistics của Việt Nam trung bình ở mức 16,8 – 17% GDP, cao hơn nhiều so với bình quân chung 10,6% của thế giới

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cũng cho rằng, hiện tại Việt Nam đang tích cực thực hiện hai quá trình chuyển đổi quan trọng, đó là: Chuyển đổi số và Chuyển đổi xanh. Trong đó, chuyển đổi số được coi là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như của các ngành, các lĩnh vực, trong đó có ngành logistics; đồng thời, chuyển đổi số cũng sẽ giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh.

Do vậy cần có sự thảo luận làm rõ thực trạng phát triển logistics của Việt Nam gắn với quá trình chuyển đổi số trên phạm vi chung cả nước và phạm vi ĐBSCL; trong đó, làm rõ các kết quả đạt được, những nguyên nhân tồn tại, hạn chế để tháo gỡ, nhất là về thể chế, cơ chế, chính sách cho phát triển logistics.

Chưa phát triển tương xứng

Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng cho biết, với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2023 của Việt Nam đạt 558,33 tỉ USD, Việt Nam đã vào top 10 thị trường logistics mới nổi trên thế giới với tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm giai đoạn 2022 – 2027 dự báo đạt mức 5,5%. Riêng với vùng ĐBSCL, nơi đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 60% sản lượng thủy sản cá xuất khẩu và 70% các loại trái cây cả nước. Tiềm năng và nhu cầu đối với dịch vụ logistics là rất lớn. Tuy nhiên, hạ tầng và năng lực của ngành dịch vụ logistics tại ĐBSCL còn nhiều hạn chế chưa đóng góp được nhiều cho sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng.

Chi phí logistics của Việt Nam quá cao so với bình quân thế giới - Ảnh 4.

Phần lớn hàng hóa xuất khẩu ở ĐBSCL phải đưa về các cảng lớn ở TP.HCM và cảng Cái Mép, khiến chi phí vận tải doanh nghiệp tăng cao

Cũng tại diễn đàn, ông Nguyễn Văn Hiếu, Bí thư Thành ủy Cần Thơ thông tin, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics của Cần Thơ đạt từ 10 – 15%/năm. Thành phố đang kêu gọi đầu tư phát triển hệ thống cảng, trung tâm logistics, nhằm đưa Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế hiện đại, một mắt xích quan trọng trung chuyển hàng hóa của khu vực. Tuy nhiên, một số hạn chế là cụm cảng biển Cần Thơ chưa khai thác hiệu quả do hệ thống kho bãi, hậu cần logistics chưa được đầu tư đồng bộ. Luồng cho tàu biển có tải trọng lớn vào sông Hậu hiện chưa đáp ứng yêu cầu khai thác hoàn chỉnh cho tàu tải trọng từ 10.000 đến 20.000 tấn. Phần lớn hàng hóa xuất khẩu phải chuyển bằng đường bộ về các cảng lớn ở TP.HCM và cảng Cái Mép, khiến chi phí vận tải doanh nghiệp phải gánh cao hơn từ 10 – 40% tùy từng tuyến…

Ngoài ra, Cần Thơ cũng chưa có nhiều doanh nghiệp lớn chuyên về dịch vụ logistics; khả năng cung ứng chuỗi dịch vụ logistics yếu; chi phí logistics cao, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa. Hơn nữa, chưa có những công ty logistics nước ngoài tham gia thị trường cung cấp dịch vụ tại ĐBSCL, chỉ có số ít các công ty trong nước, chủ yếu là các doanh nghiệp từ TP.HCM.

Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2023, Bộ Công thương cũng đã ghi nhận nhiều ý kiến, giải pháp của các bộ ngành, doanh nghiệp, địa phương nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn tận dụng tối ưu những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Qua đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng.

 

Nguồn: Báo Thanh Niên

Bản Tin VPPA tháng 11/2023

Trong bản tin số 11 – tháng 11/2023 bao gồm:

1. Giá xuất – nhập khẩu bột giấy và giấy

2. Tình hình sản xuất – kinh doanh ngành giấy trong nước

3. Tin tức đầu tư- kinh tế 

Đoàn Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam tham dự Hội nghị Công nghiệp Giấy và Bột giấy Châu Á lần thứ 7

ABB mở rộng Trung tâm EURC phục vụ Ngành Giấy và Bột Giấy

Nhà máy Tái chế Giấy mới sẽ được xây dựng ở Đông Nam Queensland, Úc

Thiết bị ngành giấy – Bơm bột giấy (Công ty ShangBaoLuo)

   >>>XEM BẢN TIN THÁNG 11/2023

Samsung gặp khó, tăng trưởng Bắc Ninh âm ‘khủng’ và khuyến cáo của Bộ KH-ĐT

Theo số liệu nêu trong báo cáo mới đây của UBND tỉnh Bắc Ninh về tình hình kinh tế – xã hội năm 2023, năm 2023, GRDP của Bắc Ninh ước tính âm 6,18%.

Đây là điều chưa từng có trong cả thập kỷ phát triển kinh tế – xã hội vừa qua của tỉnh Bắc Ninh. Số liệu tăng trưởng của năm 2023 thậm chí kém lạc quan hơn cả thời điểm dịch bệnh Covid-19 hoành hành (năm 2020, 2021), khi Bắc Ninh vẫn đạt kết quả tăng trưởng dương.

Tuy nhiên, trao đổi với Thanh Niên ngày 30.11, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Lê Trung Hiếu cho biết, với Bắc Ninh, 6 tháng đầu năm, GRDP đã âm khoảng 10%. Theo điều tra, thu thập, cập nhật thông tin mới nhất của Tổng cục Thống kê, GRDP năm 2023 của Bắc Ninh sẽ âm khoảng 9%.

Về nguyên nhân, ông Hiếu phân tích chủ yếu do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm rất mạnh (khoảng gần 14%), tập trung chính ở ngành điện tử.

“Trong cơ cấu kinh tế của Bắc Ninh, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng gần 70%. Trong khi đó, năm 2022, ngành điện tử chiếm khoảng hơn 50% trong cơ cấu GRDP của Bắc Ninh, năm nay con số này có giảm song vẫn chiếm tỷ trọng 45%. Tăng trưởng ngành điện tử giảm sâu là nguyên nhân chính khiến GRDP của Bắc Ninh giảm”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Đáng nói hơn, theo tìm hiểu của phóng viên, trong ngành điện tử của Bắc Ninh, hoạt động của Samsung đóng vai trò chủ đạo, then chốt.

9 tháng năm 2023, Tổ hợp Samsung Việt Nam đạt doanh thu trên 48 tỉ USD và xuất khẩu khoảng 42 tỉ USD. Tại cuộc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Park Hark Kyu, Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung, chiều 31.10, ông Park Hark Kyu cho biết Samsung Việt Nam phấn đấu giá trị xuất khẩu năm 2023 đạt 57 tỉ USD. Con số này thấp hơn khá nhiều giá trị xuất khẩu của Samsung Việt Nam trong 2 năm gần đây (65,6 tỉ USD trong năm 2021 và 65 tỉ USD trong năm 2022).

Có thể khẳng định, sự sụt giảm khá lớn trong xuất khẩu của Samsung Việt Nam đã ngay lập tức tác động trực tiếp tới tăng trưởng của “thủ phủ” công nghiệp Bắc Ninh.

Cần thu hút FDI chọn lọc, đa lĩnh vực

Năm nay, bên cạnh Bắc Ninh, ông Hiếu thông tin thêm, GRDP của một số địa phương khác cũng ghi nhận tăng trưởng âm là Quảng Nam, Lai Châu, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Với Quảng Nam, nguyên nhân chủ yếu liên quan tới sản xuất ô tô giảm nhiều. Trong khi đó, Lai Châu tăng trưởng âm chủ yếu vì phần thủy điện chiếm cơ cấu rất lớn trong GRDP, trong khi đó hạn hán diễn ra suốt nửa đầu năm, kéo sang cả quý 3.

“Với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, GRDP âm là bởi liên quan đến khai thác dầu khí, xu hướng các năm qua là khai thác liên tục giảm vì trữ lượng dầu còn rất ít. Ngoài ra, Bà Rịa – Vũng Tàu có cảng biển rất lớn, xuất khẩu của Việt Nam giảm nên vận tải cảng biển cũng giảm”, ông Hiếu nói.

Bên cạnh các địa phương GRDP âm, theo lãnh đạo Tổng cục Thống kê, một số tỉnh vẫn có tăng trưởng cao như Bắc Giang, Quảng Ninh. Các tỉnh này đang phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, có một số ngành hàng mới, một số doanh nghiệp mới vào, động lực mới chủ yếu là công nghiệp.

Trong thu hút FDI, các tỉnh, thành phố phải thu hút nhiều ngành, lĩnh vực; không nên tập trung vào một số ngành, để tình trạng một số ngành chiếm cơ cấu rất lớn, quá phụ thuộc sẽ dễ dẫn tới rủi ro. Khi có ảnh hưởng gì sẽ ảnh hưởng ngay tới tăng trưởng của tỉnh, sau đó là tới đời sống kinh tế, dịch vụ liên quan. Theo Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Lê Trung Hiếu

“Bắc Giang phát triển rất đều các ngành và vẫn tiếp cận được các luồng đầu tư FDI mới, những dự án đầu tư quy mô lớn đi vào hoạt động. Quảng Ninh cũng tiếp cận được các luồng đầu tư FDI mới trong suốt mấy năm dịch, hiện nay vẫn tiếp tục”, ông Hiếu nói.

Ông Hiếu chia sẻ, qua theo dõi thấy rằng, với các địa phương phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo, doanh nghiệp lớn chủ yếu là doanh nghiệp FDI. Năm bị ảnh hưởng nặng như năm nay, cầu thế giới, đặc biệt từ các đối tác lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, một phần từ Trung Quốc (đầu vào) bị ảnh hưởng, ngay lập tức sẽ ảnh hưởng đến xuất, nhập khẩu của Việt Nam, đến kết quả sản xuất của các địa phương.

Những tỉnh trước đây có tăng trưởng rất lớn như Bắc Ninh, Thái Nguyên, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, trong giai đoạn dịch và những năm như năm nay bị ảnh hưởng rất lớn về sản xuất trong lĩnh vực chế biến, chế tạo.

Từ những phân tích trên, ông Hiếu khuyến cáo trong thu hút FDI, các tỉnh, thành phố phải thu hút nhiều ngành, lĩnh vực; không nên tập trung vào một số ngành, để tình trạng một số ngành chiếm cơ cấu rất lớn, quá phụ thuộc sẽ dễ dẫn tới rủi ro. Khi có ảnh hưởng gì sẽ ảnh hưởng ngay tới tăng trưởng của tỉnh, sau đó là tới đời sống kinh tế, dịch vụ liên quan.

“Khuyến nghị các địa phương thu hút FDI có chọn lọc, tập trung vào các ngành có lợi thế so sánh hiện nay mình đang hướng đến như sản phẩm chip, quang học…, đồng thời phải đi đôi với đào tạo, chuẩn bị nhân lực cho các ngành này”, ông Hiếu nói.

 

Nguồn: Báo Thanh niên

Những tỉnh, thành phố nào dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế năm 2023?

Theo Tổng cục Thống kê thì 5 tỉnh, thành phố có tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) dẫn đầu cả nước trong năm nay gồm: Bắc Giang tăng 13,45%, Hậu Giang tăng 12,27%, Quảng Ninh tăng 11,03%, Khánh Hòa tăng 10,35%, TP Hải Phòng tăng 10,34% so với cùng kỳ năm 2022.

Trước đó, trong năm 2022, tốc độ tăng trưởng GRDP của 5 địa phương này cũng khá ấn tượng, trong đó Bắc Giang tăng 19,3%, Hậu Giang tăng 13,94%, Quảng Ninh tăng 10,28%, Khánh Hòa tăng 20,7%, TP Hải Phòng tăng 12,32% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, ngoài 5 tỉnh, thành phố này còn một số địa phương khác có tốc độ tăng trưởng GRDP cao trong năm nay, đó là:

– Nam Định tăng 10,19%,

– Hưng Yên tăng 10,05%,

– Hà Nam tăng 9,41%,

– Ninh Thuận tăng 9,4%,

– Phú Yên tăng 9,16%.

Hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước vẫn duy trì được mức tăng trưởng kinh tế trong năm 2023, trong đó TP.HCM ước tăng 5,7%, Hà Nội ước tăng khoảng 6,27% so với cùng kỳ năm năm trước.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy trong năm nay, một số địa phương ghi nhận mức suy giảm kinh tế so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, mức giảm GRDP của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu – 1,02%, Lai Châu – 2,77%, Quảng Nam – 8,25%.

Trao đổi với Tuổi trẻ Online, một đại diện của Tổng cục Thống kê cho biết dù bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước năm 2023 còn nhiều khó khăn nhưng một số tỉnh, thành phố vẫn đạt được mức tăng trưởng cao nhờ duy trì được các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của địa phương và phát huy các lợi thế tăng trưởng khác.

 

Nguồn: Báo tuổi trẻ