Tiềm năng mở rộng và đổi mới ngành bao bì giấy Việt Nam nửa đầu năm 2024

Số liệu do Tổ chức nghiên cứu thị trường Mordor Intelligence Inc công bố, quy mô thị trường ngành bao bì giấy Việt Nam ước tính đạt 2,6 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến đạt 4,14 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 9,73% trong những năm 2024-2029.

Diễn biến tích cực của xuất khẩu bao bì giấy Việt Nam

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 4/2024, kim ngạch xuất khẩu bao bì giấy của nước ta đạt 774 triệu USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng này đã góp phần vào kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam trong tháng 4/2024, đạt 30,94 tỷ USD, tăng 8,1% so với tháng liền kề.

Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, trong năm 2024, dự kiến kim ngạch xuất khẩu ngành bao bì giấy Việt Nam sẽ đạt 1,1 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2023. Các mặt hàng xuất khẩu chính bao gồm các sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường quốc tế như thùng carton, giấy kraft, túi giấy và hộp giấy.

 

Tiềm năng mở rộng và đổi mới ngành bao bì giấy Việt Nam nửa đầu năm 2024

 

Nguồn: VPPA & Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô

Trong tháng 4 năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu bao bì giấy lớn nhất của Việt Nam, đạt 142 triệu USD, tiếp theo là Trung Quốc với 108 triệu USD, Nhật Bản ở mức 96 triệu USD. Hàn Quốc và Đức lần lượt đứng thứ 4 và 5 với mức 75 triệu và 62 triệu USD. 

Những yếu tố thúc đẩy ngành bao bì giấy Việt Nam

Ngành bao bì giấy Việt Nam phát triển nhờ thương mại điện tử, sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài và lợi thế từ các hiệp định thương mại quốc tế.

Nhu cầu tiêu thụ tăng cao nhờ sự phát triển của thương mại điện tử

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, thương mại điện tử nước ta đã ghi nhận mức tăng trưởng từ 16 – 30% mỗi năm trong 4 năm qua. Riêng quý đầu tiên năm 2024, tổng giá trị giao dịch hàng hóa (GMV) từ 4 nền tảng thương mại điện tử lớn nhất đã đạt 79,12 nghìn tỷ đồng, bán được 768,44 triệu sản phẩm.

 

Tiềm năng mở rộng và đổi mới ngành bao bì giấy Việt Nam nửa đầu năm 2024

 

Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Sự đi lên của thương mại điện tử đã tác động tích cực đến ngành bao bì giấy Việt Nam, khi mà nhu cầu đóng gói sản phẩm tăng cao. Mỹ phẩm, đồ gia dụng… thường được đóng gói trong bao bì giấy và hộp giấy. Đồng thời, các sản phẩm mua sắm trực tuyến cũng được bảo quản cẩn thận trong thùng carton để vận chuyển.

Dựa trên chiến lược phát triển thương mại điện tử của chính phủ Việt Nam, dự kiến hơn một nửa dân số Việt Nam sẽ tham gia mua sắm trực tuyến vào năm 2025. Dự báo này cho thấy nhu cầu sử dụng bao bì giấy sẽ còn tăng cao trong ngành thương mại điện tử.

Cơ hội từ vốn đầu tư ngoại và hiệp định thương mại quốc tế 

Ngành bao bì giấy Việt Nam từ lâu đã nhận được sự thu hút sự chú ý lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Trong năm 2024, Tetra Pak cam kết mở rộng tại tỉnh Bình Dương, với khoản đầu tư thêm 97 triệu Euro vào nhà máy sản xuất bao bì giấy đựng đồ uống và tổng mức đầu tư lên đến 217 triệu Euro. 

SCG Packaging Thái Lan cũng dự định đầu tư hơn 353 triệu USD để xây dựng khu phức hợp mới tại tỉnh Vĩnh Phúc, với khả năng sản xuất thêm 370.000 tấn/năm. Sự mở rộng này nhằm đáp ứng nhu cầu từ thị trường, khẳng định Việt Nam như một trung tâm sản xuất quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Ngoài ra, Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Từ đó, ngành bao bì giấy Việt Nam sẽ thuận lợi xuất khẩu sản phẩm đi các nước thành viên và được hưởng thuế suất ưu đãi.

Xu hướng bao bì tái chế hướng tới phát triển xanh của ngành bao bì giấy Việt Nam

Ngành bao bì giấy là một trong những ngành công nghiệp gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Vì vậy, các nhà máy đang đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống sản xuất tiên tiến để tập trung vào việc tái chế bao bì giấy, nhằm bảo vệ môi trường và cải thiện hiệu quả kinh doanh.

Các công ty trong ngành bao bì giấy Việt Nam đang tích cực triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn, tận dụng nguyên liệu tái chế và tập trung vào nghiên cứu cũng như phát triển các công nghệ mới. Việc lựa chọn vật liệu được các doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo đạt chất lượng cao, thân thiện với môi trường và có khả năng tái chế cao nhất.

 

Tiềm năng mở rộng và đổi mới ngành bao bì giấy Việt Nam nửa đầu năm 2024

 

Xu hướng sản xuất bao bì giấy tái chế ngày càng được lan rộng

Quá trình sản xuất bao bì giấy tái chế tiêu thụ ít năng lượng hơn và thải ra lượng khí nhà kính ít hơn so với sử dụng nguyên liệu mới. Sản xuất giấy tái chế giảm đến 60% lượng năng lượng và 50% lượng nước so với sản xuất từ gỗ nguyên sinh, từ đó làm giảm đáng kể lượng carbon thải ra.

Tái chế 1 tấn giấy có thể tiết kiệm đến 17 cây gỗ trưởng thành, 4.000kWh điện, 270 lít dầu, 26.000 lít nước và 3,5m3 đất để chôn lấp. Cùng với đó là giảm 65% năng lượng để sản xuất giấy mới, 35% khả năng ô nhiễm môi trường và 74% ô nhiễm không khí.

Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu trong việc cung cấp nhiều lựa chọn thực hiện trách nhiệm tái chế cho các doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng đang nỗ lực nhằm tăng cường quản lý tái chế với quy định pháp luật đa dạng. 

Trong đó, các yêu cầu theo quy định gồm: công nghệ, thiết bị tái chế phù hợp, có công trình, có giấy phép môi trường, tuân thủ các quy định về quan trắc,… Chất liệu bao bì tái chế sẽ thích hợp sử dụng với nhiều loại sản phẩm hàng hóa khác nhau, từ thực phẩm cho đến đồ điện tử, gia dụng.

 

Nguồn: viracresearch

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7 tháng tăng 4,12%, cẩn trọng với lạm phát

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2024 tăng 0,48% so với tháng trước. Đây là mức tăng khá cao và lý do là vì trong tháng qua, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng và mức đóng bảo hiểm y tế được điều chỉnh theo mức lương cơ sở mới.

Trong khi đó, so với tháng 12/2023, CPI tháng Bảy tăng 1,89% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,36%. Như vậy là bình quân 7 tháng năm 2024, CPI tăng 4,12% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục nhích lên.

Việc CPI tháng Bảy tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước và bình quân 7 tháng nhích lên, dần tiến tới ngưỡng 4,5% là điều đáng lưu ý.

Theo Kế hoạch Phát triển kinh tế – xã hội 2024 được Quốc hội quyết nghị, mục tiêu kiểm soát lạm phát năm nay được đặt ra ở mức 4-4,5%. Tuy nhiên, Chính phủ quyết tâm kiểm soát lạm phát ở ngưỡng dưới (4%) của mục tiêu này.

Rõ ràng, vẫn phải cần trọng với mục tiêu điều hành lạm phát trong năm nay.

Quay trở lại với diễn biến giá cả thị trường tháng 7/2024, Tổng cục Thống kê cho biết, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng; riêng nhóm bưu chính viễn thông ổn định giá.

Trong các nhóm hàng hóa tăng giá, đáng chú ý, Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng tới 3,77%. Nguyên nhân chủ yếu do giá bảo hiểm y tế tăng 28,45%, khi mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng.

Trong khi đó, Nhóm giao thông tăng 1,45%, làm cho CPI chung 0,14 điểm phần trăm, chủ yếu do giá dầu diezen tăng 4,07%; giá xăng trong nước tăng 3,55%.

Các nhóm hàng có chỉ số giá tăng còn lại bao gồm Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (tăng 0,5%); Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 0,26%); Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch (tăng 0,14%); Nhóm thuốc và dịch vụ y tế (tăng 0,13%).

Cùng với đó, Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,11%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,07%; Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,03%; Nhóm giáo dục tăng 0,02%.

Riêng nhóm bưu chính – viễn thông giữ mức giá ổn định, do các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh tiếp tục thực hiện chương trình khuyến mại, kích cầu mua sắm.

Đây là xu hướng rất đáng chú ý, khi mà trong rổ hàng hóa tính CPI, chỉ duy nhất nhóm bưu chính – viễn thông ổn định giá, tất cả các nhóm hàng hóa khác đều tăng.

Ở góc độ khác, Tổng cục Thống kê cho biết, tháng 7/2024 tăng 0,36% so với tháng trước, tăng 2,61% so với cùng kỳ năm trước, bình quân 7 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,12%).

Nguyên nhân chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Trong khi đó, chỉ số giá vàng tháng 7/2024 giảm 0,12% so với tháng trước; tăng 18,11% so với tháng 12/2023; tăng 29,39% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 7 tháng năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 24,77%.

Còn chỉ số giá đô la Mỹ tháng 7/2024 tăng 0,05% so với tháng trước; tăng 4,22% so với tháng 12/2023; tăng 7,14% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 7 tháng năm 2024 tăng 5,85%.

 

Nguồn: Báo đầu tư

Mondelez Kinh Đô tiên phong phát triển bao bì bền vững thông qua chủ động thực thi EPR

Mới đây, Công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược với Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến và Công ty TNHH Vĩnh Xuân nhằm mục tiêu nâng cao năng lực thu gom và tái chế bao bì. Đây là hành động mạnh mẽ của Mondelez Kinh Đô Việt Nam và các đối tác trong việc chủ động thực thi quy định Trách nhiệm mở rộng của Nhà sản xuất (EPR – Extended Producer Responsibility) và một lần nữa khẳng định cam kết của Mondelez Kinh Đô Việt Nam về chiến lược phát triển bền vững của Công ty.

Là một trong những doanh nghiệp thực phẩm dẫn đầu tại Việt Nam, Mondelez Kinh Đô sở hữu các thương hiệu bánh kẹo nổi tiếng như Cosy, Kinh Đô, Solite, Slide, AFC, OREO, RITZ, LU, Toblerone, Cadbury… Với sứ mệnh dẫn đầu tương lai của ngành thức ăn nhẹ bằng cách cung cấp đồ ăn nhẹ phù hợp, vào đúng thời điểm người tiêu dùng cần với chất lượng cao, Mondelez Kinh Đô đang xây dựng một doanh nghiệp bền thông qua một loạt sáng kiến, trong đó Bao bì Bền vững là một trong các trụ cột chính bên cạnh Nguyên liệu Bền vững, Môi trường và Xã hội, Nhân viên và Người tiêu dùng, nằm trong Chiến lược Phát triển Bền vững của tập đoàn Mondelēz.

Mondelez Kinh Đô tiên phong phát triển bao bì bền vững thông qua chủ động thực thi EPR - Ảnh 2

Nhằm thúc đẩy thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực thu gom và tái chế bao bì, Mondelez Kinh Đô Việt Nam đã tiên phong hợp tác chiến lược cùng với Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến và Công ty TNHH Vĩnh Xuân. Theo đó, trong khuôn khổ hợp tác chiến lược 3 năm (từ năm 2024 – 2026), Công ty TNHH Đồng Tiến, với chức năng là đơn vị tái chế giấy, sẽ thu gom và phân loại bao bì giấy đã qua sử dụng, từ đó sản xuất thành giấy cuộn bán thành phẩm. Công ty TNHH Vĩnh Xuân sẽ là đơn vị sử dụng giấy tái chế bán thành phẩm này để sản xuất thành thành phẩm thùng carton, bao bì giấy các loại cung cấp cho Mondelez Kinh Đô Việt Nam.

Mondelez Kinh Đô tiên phong phát triển bao bì bền vững thông qua chủ động thực thi EPR - Ảnh 3

“Giảm thiểu tác động đến môi trường là một cam kết dài hạn trong chiến lược kinh doanh của Mondelez Kinh Đô và đáp ứng nguyện vọng ngày càng tăng của người tiêu dùng. Là một trong những nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam, Mondelez Kinh Đô ủng hộ và chủ động triển khai các sáng kiến thực thi quy định Trách nhiệm mở rộng của Nhà sản xuất. Chúng tôi đã đặt ra các mục tiêu rất rõ ràng về phát triển bền vững đến năm 2025, đặc biệt là lộ trình phát triển Bao bì Bền vững và cam kết nỗ lực để mang lại những thay đổi có ý nghĩa. Thông qua sáng kiến hợp tác này, chúng tôi tự hào khi cùng với các đối tác của mình tiên phong trong việc giải quyết các thách thức về rác thải và tin tưởng rằng sự hợp tác này sẽ tạo ra ảnh hưởng tích cực trong việc thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.”, ông Anil Viswanathan, Tổng Giám Đốc công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam nhấn mạnh.

Theo số liệu của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) thì tỷ lệ thu gom và tái chế giấy đã qua sử dụng (giấy thu hồi – recover paper, trong đó có giấy bao bì carton) của Việt Nam hiện nay là khoảng xấp xỉ 50%, thấp hơn nhiều so với mức bình quân của thế giới hiện là gần 60%. Thông qua sự hợp tác chiến lược này, cùng với các quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, Mondelez Kinh Đô, Đồng Tiến, và Vĩnh Xuân tin tưởng vào cơ hội nâng cao nâng cao tỷ lệ thu gom và tái chế giấy các loại tại Việt Nam, góp phần vào việc phát triển kinh tế tuần hoàn, hướng tới mục tiêu phát thải bằng không vào năm 2050 của Chính Phủ, cũng như nỗ lực biến rác thải, chất thải thành nguồn tài nguyên có giá trị phục vụ cho cuộc sống của con người và phát triển bền vững.

Mondelez Kinh Đô tiên phong phát triển bao bì bền vững thông qua chủ động thực thi EPR - Ảnh 4

Theo mục tiêu chung của tập đoàn Mondelēz International, đến năm 2025, 100% bao bì của Mondelēz trên toàn cầu là có khả năng tái chế và tái sử dụng. Để góp phần hiện thực hóa mục tiêu này, tại Việt Nam, Mondelez Kinh Đô đã tích cực triển khai các sáng kiến bền vững về bao bì, bao gồm: thiết kế bao bì sử dụng các loại bao bì có khả năng tái chế, tối ưu hóa thiết kế để giảm lương bao bì sử dụng (giảm khoảng không – headspace – không cần thiết), tái sử dụng bao bì thứ cấp và thùng giấy nhiều lần, giảm lượng nhựa sử dụng trong bao bì… Đến nay, Mondelez Kinh Đô đã đạt được hơn 98,5% bao bì có thể tái chế, dự kiến hoàn thành mục tiêu sớm hơn kế hoạch trong cam kết chung của tập đoàn.

Là đơn vị sản xuất giấy bao bì từ 100% nguyên liệu tái chế với 30 năm kinh nghiệm (thành lập từ năm 1994), Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến đã tham gia tích cực vào quá trình đóng góp ý kiến của Hiệp hôi Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) và Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) cho dự thảo Luật Môi Trường mới (có hiệu lực từ 01/01/2024). Để đảm bảo việc thu gom và tái chế một cách hiệu quả trong khuôn khổ hợp tác này, công ty Đồng Tiến đang tiếp tục đầu tư vào việc hoàn thiện hệ thống quản lý, xây dựng đội ngũ vững mạnh, gắn bó, duy trì thường xuyên các hoạt động cải tiến để tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.

Ông Hoàng Trung Sơn – Tổng Giám Đốc, Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến, cho biết: “Công ty Mondelez Kinh Đô đã rất quan tâm tới việc thực hiện quy định Trách nhiệm mở rộng của Nhà sản xuất cũng như công tác bảo vệ môi trường và đã chủ động hợp tác cùng chúng tôi để nâng cao năng lực thu gom và tái chế bao bì, giúp tạo nên một vòng tuần hoàn khép kín trong việc sử dụng,

Mondelez Kinh Đô tiên phong phát triển bao bì bền vững thông qua chủ động thực thi EPR - Ảnh 5

thu gom và tái chế bao bì giấy. Cá nhân tôi đánh giá rất cao và luôn sẵn sàng tham gia những mô hình hợp tác chiến lược như thế này. Điều này sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả của hoạt động phân loại và thu gom bao bì giấy, giúp giải quyết các vấn đề về rác thải, hướng đến mục tiêu xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững”.

Với bề dày kinh nghiệm hơn ba thập kỷ trong lĩnh vực sản xuất bao bì tại Việt Nam, Công ty TNHH Vĩnh Xuân là nhà cung cấp bao bì của Mondelez Kinh Đô trong nhiều năm qua. Ông Hầu Dương Cát – Tổng Giám Đốc, chia sẻ: “Với vai trò là đơn vị sử dụng giấy tái chế để sản xuất thành thành phẩm bao bì giấy cung cấp cho Mondelez Kinh Đô, chúng tôi đã có sự chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng và dây chuyền hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm bao bì từ giấy tái chế đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ tốt hơn khách hàng của mình.”.

Là một thành viên của Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) ngay từ khi thành lập, Mondelez Kinh Đô đã có những cam kết tích cực trong việc thực thi EPR, cũng như triển khai các sáng kiến phát triển bền vững một cách toàn diện trên các trụ cột chính từ nguyên liệu, môi trường khí hậu, cộng đồng, nhân viên, đến người tiêu dùng. Đại diện của Liên minh Tái chế Bao bì PRO Việt Nam, bà Chu Thị Kim Thanh, Giám đốc Vận hành Công ty cổ phần tái chế bao bì PRO Việt Nam, cũng đã có mặt và chứng kiến buổi ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược này.

Ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch Liên minh Tái chế Bao bì PRO Việt Nam, cho biết: “Liên minh tái chế bao bì PRO Việt Nam được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 21 tháng 6 năm 2019, với tầm nhìn trở thành tổ chức góp phần quan trọng trong việc xây dựng Việt Nam Xanh, Sạch và Đẹp bằng cách thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua quy trình thu gom và tái chế bao bì bền vững và dễ tiếp cận hơn. Đây là một trụ cột quan trọng trong nguyên tắc 3R (Giảm thiểu, Tái sử dụng, Tái chế). Mondelez Kinh Đô là một trong những thành viên tích cực của Liên minh. Ông Anil Viswanathan, Tổng Giám Đốc Mondelez Kinh Đô Việt Nam được bầu là thành viên hội đồng cố vấn, trưởng ban bao bì nhựa mềm của Ủy ban vận hành kỹ thuật PRO Việt Nam, điều hành các chương trình thu gom & tái chế, giúp PRO Việt Nam sẵn sàng trong việc thực thi trách nhiệm EPR cho các thành viên từ năm 2024. Với cam kết chung của PRO Việt Nam và nỗ lực của từng thành viên như Mondelez Kinh Đô, chúng tôi tự tin sẽ đạt được tham vọng thu gom và tái chế toàn bộ bao bì mà các thành viên đưa ra thị trường vào năm 2030.”

Bên cạnh Bao bì, các sáng kiến phát triển bền vững của Mondelez Kinh Đô được triển khai một cách toàn diện trên các trụ cột chính từ nguyên liệu, môi trường khí hậu, cộng đồng, nhân viên, đến người tiêu dùng. Bên cạnh nỗ lực xây dựng nền kinh tế tuần hoàn cho rác thải thông qua việc phân loại và tái chế rác thải, Mondelez Kinh Đô triển khai sử dụng điện năng lượng mặt trời để giảm lượng khí thải CO2 xuyên suốt quá trình hoạt động của nhà máy. Đồng thời, Mondelez Kinh Đô cũng là doanh nghiệp tiên phong tại Việt Nam sử dụng nguyên liệu bền vững- trứng gà nuôi thả (cage-free eggs) trong một số sản phẩm của mình. Doanh nghiệp đang xây dựng cả chuỗi cung ứng phía sau với sự tham gia của nhiều đối tác lớn trong ngành, cũng như đã và đang tích cực triển khai các chiến dịch nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc lựa chọn các sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững. Doanh nghiệp cam kết hỗ trợ cộng đồng xã hội và giảm thiểu tác động đến môi trường, xây dựng môi trường làm việc tích cực, chú trọng chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho nhân viên, đồng thời thúc đẩy thói quen ăn nhẹ và tiêu dùng lành mạnh cho người tiêu dùng.

Thông tin về Mondelēz International 

Mondelēz International (NASDAQ: MDLZ) là nhà sản xuất thức ăn nhẹ hàng đầu thế giới hoạt động tại hơn 150 quốc gia. Với tổng doanh thu ròng xấp xỉ 36 tỷ đô la Mỹ năm 2023, MDLZ đang dẫn đầu ngành bánh kẹo của tương lai với những nhãn hiệu nổi tiếng tại địa phương và trên toàn cầu như bánh quy Oreo, Ritz, LU, Clif Bar and Tate’s Bake Shop, cùng với sô cô la Cadbury Dairy Milk, Milka and Toblerone. Mondelēz International tự hào là thành viên trong bảng xếp hạng của Standard & Poor 500, Nasdaq 100 và bảng xếp hạng Chỉ số bền vững Dow Jones.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập website www.mondelezinternational.com hoặc theo dõi thông tin của chúng tôi trên mạng xã hội Twitter: https://www.twitter.com/MDLZ.

Thông tin về Mondelez Kinh Đô Việt Nam

Mondelez Kinh Đô Việt Nam là thành viên của tập đoàn Mondelēz International. Chúng tôi là một tập đoàn bánh kẹo toàn cầu với chiến lược dẫn đầu tương lai của ngành ăn vặt bằng các thương hiệu địa phương và toàn cầu như bánh quy Cosy, bánh trung thu Kinh Đô, bánh Solite, khoai tây lát Slide, bánh quy giòn AFC, Bánh quy OREO, bánh quy giòn RITZ, bánh quy LU, sô cô la Toblerone, sô cô la sữa Cadbury, và nhiều loại khác. Với những sản phẩm thơm ngon và bổ dưỡng, người tiêu dùng có thể thưởng thức món ăn nhẹ phù hợp, vào đúng thời điểm, với chất lượng cao.

Tại Việt Nam, chúng tôi hiện đang hoạt động tại ba địa điểm: trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, hai nhà máy tại Bình Dương và Hưng Yên, Việt Nam, với tổng số hơn 3.000 nhân viên toàn quốc.

Mondelez Kinh Đô vinh dự được trao tặng danh hiệu “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” bởi tổ chức Anphabe, đoạt giải thưởng Trách nhiệm cộng đồng do Amcham Việt Nam trao tặng, Top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững (CSI) của VCCI Việt Nam năm 2021-2022. Các giải thưởng này là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng trong việc thực hiện đổi mới sản phẩm mang tính đột phá, xây dựng một nơi làm việc tốt cho nhân viên và tạo tác động tích cực đến môi trường và xã hội.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập website: www.mondelezinternational.com/Vietnam

 

Theo VPPA & Kinhtemoitruong.vn

Hàng chục tập đoàn từ Hồng Kông (Trung Quốc) tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam

Thông tin được cung cấp từ Vero Việt Nam, đối tác của Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông (HKTDC), cho biết, sự kiện được tổ chức bởi HKTDC. Theo đó, phái đoàn bao gồm các đại diện chính phủ của Đặc khu Hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) và khoảng 30 lãnh đạo doanh nghiệp và tập đoàn hàng đầu đến từ Trung Quốc, Hồng Kông và quốc tế trong nhiều lĩnh vực như tài chính và bảo hiểm; đổi mới và công nghệ; dịch vụ chuyên nghiệp; cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và cung ứng; năng lượng và khách sạn… sẽ đến Việt Nam theo lịch trình.

Trong chuyến thăm lần này, đoàn đại biểu sẽ gặp gỡ các thành viên phòng thương mại và lãnh đạo doanh nghiệp địa phương để tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh, đẩy mạnh vai trò siêu kết nối của Hồng Kông giữa Trung Quốc và thế giới.

Tiến sĩ Peter K N Lam, Chủ tịch Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông, chia sẻ: “Mục đích của chuyến thăm lần này là phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam và Hồng Kông, đồng thời góp phần vào mục tiêu rộng hơn là tăng cường quan hệ kinh tế giữa Hồng Kông và khu vực ASEAN. Năm 2024 là Năm Giao lưu Nhân dân ASEAN-Trung Quốc; vì vậy, chuyến thăm này mang ý nghĩa đặc biệt hơn bao giờ hết. Kể từ khi được thành lập vào năm 1966, HKTDC luôn chú trọng xây dựng mối quan hệ giữa Hồng Kông và thế giới thông qua hợp tác kinh doanh và thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cường cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Hồng Kông, phát triển quan hệ kinh tế, nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là sự thịnh vượng và phát triển kinh tế chung.”

Các nhà tổ chức phái đoàn cho biết chuyến thăm này cũng sẽ tạo điều kiện thảo luận về sự hợp tác giữa Hồng Kông và Việt Nam cũng như cách giúp các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng hệ sinh thái khởi nghiệp năng động của Hồng Kông và trong các lĩnh vực mới đang tăng trưởng, như đổi mới và công nghệ (I&T), phát triển bền vững và tài chính xanh. Những cuộc thảo luận này cũng sẽ bao gồm các chiến lược thâm nhập thị trường và cơ hội đầu tư ra nước ngoài cho các doanh nghiệp Hồng Kông.

Chuyến thăm Việt Nam lần này được thực hiện dựa trên sự thành công của các phái đoàn trước đó đến Singapore, Malaysia và Indonesia vào năm 2023, và Thái Lan vào năm 2022.

Đây là một phần của phái đoàn đến khu vực ASEAN diễn ra từ ngày 28/7 đến ngày 2/8, trong thời gian đó phái đoàn Hồng Kông cũng sẽ thăm Lào và Campuchia để tăng cường hợp tác thương mại, kinh tế và trao đổi văn hóa giữa ASEAN và Hồng Kông.

Được biết, ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ hai của Hồng Kông về xuất nhập khẩu hàng hóa, với tổng kim ngạch thương mại đạt 145 tỷ USD [1.131,7 tỷ HKD] vào năm 2023.

Trong đó, Việt Nam và Hồng Kông (Trung Quốc) luôn duy trì mối quan hệ thương mại và kinh tế mạnh mẽ.

Theo dữ liệu từ Bộ Công Thương, trong nhiều năm liền, Việt Nam luôn nằm trong top 10 đối tác thương mại lớn nhất của Hồng Kông. Năm 2021, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Hong Kong và đứng thứ hai trong các đối tác ASEAN, với kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Hong Kông đạt 13,62 tỷ USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hồng Kông đạt 12 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020. Các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam sang Hông Kông là nhóm hàng chế biến, chế tạo, dệt may, da giày, nông lâm, thủy sản, lương thực, thực phẩm.

Đến năm 2023, Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Hồng Kông và lớn nhất trong khu vực ASEAN, là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Hồng Kông và là đối tác lớn thứ 2 trong ASEAN, và đồng thời là thị trường nhập khẩu lớn thứ 8 của Hồng Kông và là thị trường lớn thứ 3 trong ASEAN.

 

Theo Diendandoanhnghiep.vn

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ tác động thế nào tới nền kinh tế Việt Nam?

Một rủi ro thay đổi toàn bộ tình hình kinh tế vĩ mô

“Có hai rủi ro có thể thay đổi toàn bộ thông tin vĩ mô cuối năm 2024. Thứ nhất là sự hồi phục chậm của nền kinh tế Trung Quốc và thứ hai là kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Hiện chúng ta chưa trao đổi nhiều về việc các chính sách sẽ thay đổi như thế nào sau ngày 5/11 – thời điểm kết quả bầu cử được công bố”, ông Đạt Tống, Trưởng phòng cấp cao chiến lược thị trường tại Exness Investment Bank, chia sẻ tại hội thảo “Tìm cơ hội đầu tư nửa cuối năm” do Báo Đầu tư tổ chức.

Vị chuyên gia giả định, nếu ông Donald Trump thắng cử, nhiều khả năng Mỹ sẽ tiếp tục thi hành các chính sách về thuế quan với Trung Quốc và các nước khác. Ngoài ra, chính phủ xứ cờ hoa sẽ thực hiện các hạn chế đối với người nhập cư, ưu tiên sản xuất trong nước và giảm thuế doanh nghiệp.

“Các chính sách này nhiều khả năng thúc đẩy lạm phát quay trở lại và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) buộc phải cân nhắc các bước đi trong lộ trình giảm lãi suất của mình. Khi bối cảnh đó xảy ra, thị trường sẽ rơi vào trạng thái bất ổn. Môi trường đầu tư đối với các tài sản rủi ro cũng sẽ không còn thuận lợi như trước”, ông Tống bình luận.

Theo ông Trần Tuấn Tài, Giám đốc Đầu tư SonKim Retail, trong 4 tháng cuối năm nay, nhiều nhà kinh tế học kỳ vọng lạm phát Mỹ sẽ giảm xuống dưới 2% và Fed sẽ hạ lãi suất. Tuy nhiên, hiện lạm phát vẫn chưa đạt được mục tiêu trên. Trong khi đó, nhóm bộ chỉ số việc làm đang rất đáng lo ngại.

“Số việc làm mới được tạo ra ở Mỹ đã giảm 50%. Tỷ lệ thất nghiệp đang trên 4%. Tốc độ tăng trưởng tiền lương đang giảm tốc. Với các con số trên, Fed sẽ phải tìm cách hạ cánh mềm”, ông Tài dự báo.

Trong khảo sát gần đây nhất của Reuters với 100 nhà kinh tế học, lượng người lựa chọn lãi suất sẽ giảm đã tăng lên đáng kể. Nhiều chuyên gia cho rằng Fed có thể giảm 1- 2 lần trong 4 tháng cuối năm. Trước biến động trên, những nhà đầu tư thủ sẵn tiền mặt đang thận trọng quan sát thị trường. Điều này diễn ra ở mọi lĩnh vực đầu tư, từ chứng khoán, bất động sản, crypto…

Những tác động tới Việt Nam

Là một người sắp tới sẽ trực tiếp đi bầu cử tổng thống Mỹ, TS. Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Thị trường Tài chính & Bất động sản Toàn Cầu, cho biết, cuộc đua vào Nhà Trắng đang là tâm điểm của giới truyền thông. Danh tính của nhân vật ngồi vào chiếc ghế tổng thống sẽ thay đổi chính sách tiền tệ của Mỹ, từ đó tác động mạnh tới thị trường Việt Nam.

TS. Nguyễn Trí Hiếu ủng hộ việc Fed hạ lãi suất để giảm áp lực tỷ giá tại Việt Nam. Ảnh: Chí Cường “Mỗi buổi sáng, tôi đều phải dậy

“Mỗi buổi sáng, tôi đều phải dậy xem kênh CNN (phía truyền thông của đảng Dân chủ) và Fox (phía truyền thông của đảng Cộng hòa). Vụ ám sát hụt của ông Trump đã khiến cục diện tình hình thay đổi. Hình ảnh của vị tỷ phú này đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các phương tiện truyền thông”, ông Hiếu chia sẻ.

Vị chuyên gia tài chính cho biết, đảng Dân chủ có thiên hướng ủng hộ các chính sách nới lỏng tiền tệ của Fed. Do đó, nếu bà Kamala Harris thắng cử, khả năng cao cơ quan này sẽ giảm lãi suất vào quý III/2024. Điều này sẽ làm giảm áp lực lên tỷ giá của Việt Nam.

“Nếu trường hợp đảng Dân chủ chiến thắng, lãi suất sẽ giảm và tỷ giá từ nay đến cuối năm sẽ tăng lên khoảng 5%, từ mức 4,4% như hiện nay. Còn nếu đảng Cộng hòa cán đích trong cuộc đua vào Nhà Trắng, tỷ giá sẽ tăng 5,5 – 6%”, ông Hiếu dự đoán.

Ở một góc độ khác, ông Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ quốc gia, lại cho rằng, dù ứng cử viên của đảng phái nào lên nắm giữ chức tổng thống Mỹ, các quyết sách của Fed vẫn sẽ khó lòng thay đổi. Trong lịch sử Hoa Kỳ, bất cứ ông chủ Nhà Trắng nào có tham vọng điều hành đơn vị này đều đã phải trả giá đắt.

“Fed có 60% cổ phần đến từ 4 tập đoàn tài chính lớn, 20% cổ phần của chính phủ, 20% còn lại thuộc về các doanh nghiệp khác. Đằng sau Cục Dự trữ Liên bang là những thế lực lớn, họ trông coi thị trường tài chính, bằng cách nhìn vào tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát, bất chấp GDP”, ông Nghĩa giải thích.

Theo vị chuyên gia, hiện Ngân hàng Nhà nước rất muốn hạ lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này sẽ khó trở thành sự thật. Trong quý I/2024, lãi suất qua đêm liên ngân hàng chỉ 0,3% nhưng sang quý II/2024 đã nhảy vọt lên 4%. Điều đó cho thấy thanh khoản đang có vấn đề.

Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, nếu Việt Nam đặt mục tiêu là tăng trưởng kinh tế, việc lãi suất tăng là lẽ đương nhiên, bởi nhu cầu vốn khi đó sẽ đi lên. Đây là điều có lợi cho sự phát triển và không đáng lo ngại.

Theo chia sẻ của ông Hoàng Xuân Trung, Trưởng phòng Khách hàng Doanh nghiệp, Khối nguồn vốn, Ngân hàng Citibank Việt Nam, từ quý I/2024 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã đẩy tiền VND ra kênh OMO với lãi suất 4,5%, nhằm thu hẹp với lãi suất 5,25% của Fed.

“Citibank cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ không giảm lãi suất điều hành và tiếp tục duy trì lãi suất tiền đồng như vậy. Trong khi đó, mức lãi suất cho vay tiền USD tại Việt Nam mà nhiều doanh nghiệp được hưởng đang ở mức rất tốt, chỉ khoảng 3%, thấp hơn so với Fed”, ông Trung chia sẻ.

Vị trưởng phòng của Citibank Việt Nam tiết lộ, các nhà băng đang cố gắng lấp đầy room tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp. Do đó, bất chấp lộ trình Fed giảm lãi suất trong thời gian tới, lãi suất tiền USD tại Việt Nam sẽ rất khó giảm tiếp.

Nguồn: Báo đầu tư

Tâm tư của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nhà máy Tesla Trung Quốc chỉ mất 11 tháng đưa vào hoạt động, một TTTM cỡ AEON mất 68 ngày, làm sao cải cách, gỡ khó cho doanh nghiệp?

Cuộc gặp gỡ của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng với báo giới diễn ra ít ngày trước khi Tổng cục Thống kê công bố số liệu kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm.

Đang khảo sát hiện tượng đóng cửa hàng, cửa hiệu, văn phòng

“Doanh nghiệp hiện nay rất khó khăn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

“Tôi đang đề nghị Tổng cục Thống kê làm khảo sát ngay trong tháng 6 để đánh giá hiện tượng đóng cửa hàng, đóng văn phòng thế nào, tình hình tại các trung tâm kinh tế lớn của chúng ta ra sao… Chúng ta phải thấy hơi thở của nền kinh tế. Ra đường thấy cửa hiệu, văn phòng đóng thì rất nguy hiểm”.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê 5 tháng đầu năm 2024 cho thấy, cả nước có 98,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 97,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Tức, bình quân một tháng có 19,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Nhìn rộng ra vĩ mô, Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi, mở cửa hội nhập. Trong khi các nước có nền kinh tế thị trường hàng trăm năm, luật pháp và thể chế đã rõ, “ta vừa làm vừa điều chỉnh, vừa chạy vừa xếp hàng, vừa làm vừa hoàn thiện”…

Giải pháp lớn nhất hiện nay, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, là cải cách. Và phải cải cách mạnh hơn nữa.

Tâm tư của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nhà máy Tesla Trung Quốc chỉ mất 11 tháng đưa vào hoạt động, một TTTM cỡ AEON mất 68 ngày, làm sao cải cách, gỡ khó cho doanh nghiệp?- Ảnh 2.

“Tôi vừa đi Trung Quốc về. Một nhà máy ô tô Tesla hàng tỷ USD từ khởi công đến khánh thành đưa vào hoạt động chỉ 11 tháng, một trung tâm thương mại cỡ AEON mất 68 ngày, một khu đô thị ở UAE 20 tỷ USD, 600 ha, 500 tòa nhà cao tầng làm trong đúng 5 năm. Hàng nghìn ví dụ kiểu như vậy, nếu chúng ta không thay đổi thì hiệu quả ở đâu, cạnh tranh ở đâu?”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trăn trở.

Bộ trưởng Dũng cho biết Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên tục yêu cầu các đơn vị trực thuộc phải rà soát hết hệ thống văn bản của mình, gương mẫu đi trước.

“Nào là Luật Đầu tư công có vấn đề gì, Luật Đấu thầu mắc ở chỗ nào… Tất cả phải xem lại, rà lại, sửa đổi theo khuynh hướng mạnh mẽ hơn, tích cực hơn, thì mới theo kịp được”, Bộ trưởng nói.

Ngay câu chuyện về cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng cho rằng cần phải xem lại câu chuyện cải cách có thực chất không? Các địa phương làm được đến đâu? Có chuyển biến không? Từ từng này thủ tục giờ còn bao nhiêu? Từ từng này thời gian còn lại bao nhiêu?

“Phải đong, đo, đếm được thì mới tính được hiệu quả. Còn cứ làm xong rồi không đo, đếm được thì chẳng có ý nghĩa. Điều tôi rất tâm tư và trăn trở là cải cách thủ tục hành chính phải mạnh hơn nữa, và không chỉ một Bộ, mà cả hệ thống chính trị”, Bộ trưởng Dũng nói. Ông cho biết đã đề xuất thành lập Ban chỉ đạo cải cách nhà nước, và do chính Thủ tướng làm trưởng ban.

“Phải đổi mới, cải cách mạnh mẽ hơn nữa, thực chất hơn nữa. Phải nhìn vào gốc rễ của từng vấn đề thì mới khơi thông được các điểm nghẽn, từ đó giải phóng nguồn lực… Mỗi thứ tắc một tí sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư. Tư nhân không biết làm gì, đổ xô đi mua vàng”, Bộ trưởng nói thêm.

Tâm tư của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nhà máy Tesla Trung Quốc chỉ mất 11 tháng đưa vào hoạt động, một TTTM cỡ AEON mất 68 ngày, làm sao cải cách, gỡ khó cho doanh nghiệp?- Ảnh 3.

Có điểm nghẽn tồn đọng hàng chục năm, giải quyết được sẽ khơi thông nguồn lực rất lớn cho nền kinh tế

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận trong cái ngắn hạn phải nghĩ đến cái dài hạn, và chúng ta phải giải quyết được những thách thức ngay trước mắt nhưng phải lồng vào tầm nhìn dài hạn.

Ví như hiện tại, chúng ta đang bị tắc nghẽn nhiều dự án về đất đai, pháp lý, xử lý thanh tra, kiểm tra. Ở mỗi thành phố lớn, mỗi tỉnh có hàng trăm dự án lớn chưa giải quyết được, có thể tồn đọng hàng chục năm nay. Bộ trưởng nhận định nếu tháo gỡ được, sẽ khơi thông được nguồn lực rất lớn cho xã hội.

Ông Dũng đề xuất 3 vấn đề.

Một là, phải tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Hai là, phải tháo gỡ cho các dự án kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực bất động sản.

Ba là, nhiều địa phương đã được rà soát các dự án để tháo gỡ, đề xuất mở rộng ra cho các địa phương khác, nhằm tháo gỡ được nguồn lực đang rất lớn tồn đọng.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Dũng đề xuất nên sơ kết tình hình các địa phương có cơ chế chính sách đặc thù, đồng thời kiến nghị mở rộng cơ chế chính sách đặc thù cho các địa phương khác.

“Những tư duy rất cụ thể như thế sẽ giải phóng được nguồn lực rất lớn đưa vào nền kinh tế, giải quyết được vấn đề khó khăn trước mắt và cả lâu dài”, Bộ trưởng nói.

Cuộc chơi với FDI: Làm thế nào để học sinh lớp 1 ‘chơi được’ với các anh đại học?

Đề cập đến sự kết nối giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, Bộ trưởng Dũng cho biết tình trạng khó khăn khiến doanh nghiệp trong nước không đủ sức để lớn, chưa nói đến chuyện tham gia vào chuỗi giá trị hay “đủ sức” kết nối với doanh nghiệp FDI.

Vậy làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam đủ level chơi với khối FDI?

Bộ trưởng chia sẻ, đây là câu chuyện “con gà – quả trứng”. Một mặt, doanh nghiệp Việt không dám đầu tư tiền tỷ để sản xuất, khi đầu ra còn bỏ ngỏ. Một mặt, doanh nghiệp nước ngoài nhìn nhận doanh nghiệp trong nước “chưa đủ tiêu chuẩn”, như “cấp đại học chơi cùng em lớp 1, lớp 2”.

“Với vai trò ở giữa, Nhà nước phải nhìn bản chất ở đây là gì? Bản chất là chúng ta không nắm được công nghệ, bí quyết, sau đó mới bắt đầu nói tới vốn liếng và cuộc chơi”, Bộ trưởng Dũng nói.

Bản chất của cuộc chơi với doanh nghiệp FDI là chúng ta không nắm được công nghệ, bí quyết, sau đó mới bắt đầu nói tới vốn liếng và cuộc chơi
Tâm tư của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nhà máy Tesla Trung Quốc chỉ mất 11 tháng đưa vào hoạt động, một TTTM cỡ AEON mất 68 ngày, làm sao cải cách, gỡ khó cho doanh nghiệp?- Ảnh 4.Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Doanh nghiệp FDI có sân chơi riêng. Trong đó, vòng 1 là vài anh chơi tạo thành một hội, ví như cao su thì lấy của anh X, nhựa của anh Y… vốn đã phân chia rõ ràng, doanh nghiệp Việt không thể vào được.

Mở rộng đến vòng 2, chơi thành hội thành bè, hay đến cả vòng 3 – vòng đại trà, doanh nghiệp Việt cũng không thể cạnh tranh được với doanh nghiệp Trung Quốc vốn sản phẩm đầu ra thuộc hàng “ngon – bổ – rẻ”.

Trong khi đó, câu chuyện để doanh nghiệp trong nước “chơi được” với doanh nghiệp FDI không chỉ dừng lại ở hô hào khẩu hiệu để doanh nghiệp FDI phải kết nối. “Vấn đề là làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam lớn lên, chứ không phải làm thế nào để doanh nghiệp FDI bé hay yếu đi”, Bộ trưởng Dũng nói.

Một trong những chính sách Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai là hỗ trợ những cán bộ kỹ thuật người Việt đang làm, từng làm ở các doanh nghiệp FDI – người nắm các quy trình công nghệ, quy trình sản xuất – lập nghiệp, khởi nghiệp.

“Chính các bạn ấy là người nhanh nhất có được công nghệ, có được quan hệ, nhanh nhất có thể tham gia được vào chuỗi giá trị. Một việc như thế Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai và làm việc với các hiệp hội doanh nghiệp”, Bộ trưởng nói.

Một chính sách hỗ trợ khác Bộ trưởng nhắc tới là hợp tác, mua lại các bí quyết công nghệ, bằng sáng chế với các doanh nghiệp nước ngoài.

“Thế giới đang biến động rất khó lường và phức tạp, thách thức rất nhiều, nhưng lại xuất hiện nhiều cơ hội. Chúng tôi hay nói đùa, theo quy luật tự nhiên, khó khăn người này là thuận lợi của người kia, thách thức của người này là cơ hội của người khác”.

“Ai là người phát hiện, nhận diện ra được các thách thức, các cơ hội đó? Ai nắm được cơ hội, ai vượt qua được thách thức thì người đó thành công”, Bộ trưởng nói.

 

Bảo Bảo

An ninh tiền tệ

Biến đau thương thành hành động

Theo đó, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý 3-2024.

Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung tháo gỡ kịp thời khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Thủ tướng giao Bộ Tài chính triển khai hiệu quả các chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền sử dụng đất, giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng, giảm phí, lệ phí đã được ban hành. Khẩn trương nghiên cứu tác động, hoàn thiện, đề xuất Chính phủ Nghị định về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong tháng 7.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng hiệu quả các công cụ điều hành để điều tiết tỷ giá, lãi suất, phù hợp với diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô và mục tiêu đề ra, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát rủi ro nợ xấu, triển khai hiệu quả các biện pháp xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng. Tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên; thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tập trung cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế, ưu tiên hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng hoạt động hiệu quả, nhất là cho nhà ở xã hội, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn… Phối hợp với các cơ quan liên quan thúc đẩy gói tín dụng nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng, gói tín dụng hỗ trợ nông, lâm, thủy sản 30.000 tỷ đồng…

Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công để kích hoạt dẫn dắt đầu tư tư, thúc đẩy hợp tác công tư; kịp thời điều chuyển vốn từ các nhiệm vụ, dự án không đủ điều kiện để giải ngân hoặc giải ngân chậm để bổ sung cho các nhiệm vụ, dự án có khả năng giải ngân nhanh và có nhu cầu bổ sung vốn theo quy định; khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư các dự án dự kiến khởi công mới cuối năm 2024; khắc phục các bất cập để giải ngân nhanh hơn, sử dụng hiệu quả hơn vốn ODA; kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình chậm tiến độ giao, thực hiện, giải ngân vốn, tiêu cực, tham nhũng, thất thoát, lãng phí.

Cũng theo chỉ đạo, Thủ tướng yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách nhà nước. Bộ Tài chính quyết liệt triển khai chuyển đổi số, quy định về hóa đơn điện tử, nhất là đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong thu, chi ngân sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là từ thương mại điện tử để bù đắp số thu bị giảm do thực hiện các chính sách hỗ trợ, hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất.

Tiếp tục triệt để tiết kiệm, cắt giảm chi thường xuyên để dành cho chi đầu tư phát triển và an sinh xã hội. Các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nghiêm yêu cầu tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024; kiên quyết cắt giảm các khoản dự toán chi thường xuyên đã giao nhưng đến hết ngày 30-6-2024 chưa phân bổ.

Song song đó, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, phát triển thị trường trong nước, bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực. Các bộ, cơ quan, địa phương chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá. Thúc đẩy sản xuất, bảo đảm cung ứng đầy đủ nhu cầu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, điện, xăng dầu….

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương kịp thời có giải pháp quản lý, điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là lương thực, thực phẩm, năng lượng và hàng hóa thiết yếu khác, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống. Thực hiện hiệu quả các chính sách đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng trong nước, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử.

Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương triển khai các giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm, làm cho nguồn cung dồi dào, đầy đủ, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương theo dõi sát tình hình, chủ động dự báo, tính toán và cập nhật kịch bản lạm phát để xây dựng kịch bản điều hành giá tổng thể. Các bộ, cơ quan, địa phương chủ động đánh giá kỹ tác động đến lạm phát, tính toán, chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá các hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước quản lý khi có dư địa và điều kiện cho phép, với mức độ, thời điểm phù hợp, tránh dồn vào cùng một thời điểm.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước triển khai quyết liệt, hiệu quả chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra, thể hiện rõ hơn vai trò dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển, đóng góp tích cực hơn vào bảo đảm các cân đối lớn về điện, xăng dầu, khí đốt nói riêng và vào phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 nói chung.

Thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; kiên quyết chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức.
Nguồn: sggp.org.vn

Giấy Kraft Vina và Ajinomoto Việt Nam hợp tác thu gom, tái chế bao bì giấy theo chương trình EPR

Giấy là một trong những vật liệu dễ phân hủy trong điều kiện tự nhiên nên thường được sử dụng làm bao bì. Tuy nhiên, do phải khai thác gỗ để sản xuất, việc tiêu thụ quá nhiều giấy cũng gây nên những ảnh hưởng xấu tới môi trường. Tái chế giấy để kéo dài vòng đời sử dụng của chúng đang được xem là phương pháp hợp lý được nhiều người lựa chọn.

Đối với doanh nghiệp sản xuất, việc tái chế bao bì giấy là quy định bắt buộc đã được luật hóa. Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, từ ngày 1/1/2024, nhà sản xuất, nhập khẩu pin, ắc quy, dầu nhớt, săm lốp và bao bì (nhựa, giấy…) phải có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu sau khi người tiêu dùng thải bỏ.

EPR là một chính sách nổi bật trong nỗ lực xây dựng và phát triển kinh tế tuần hoàn của Việt Nam. Thực hiện chính sách EPR không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp phát triển bền vững hơn. Việc thực hiện EPR sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của đối tác, từ đó, có cơ hội tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát biểu tại buổi ký kết, ông Tsutomu Nara – Tổng Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam cho biết: Công ty Ajinomoto Việt Nam luôn cam kết và theo đuổi mục đích tồn tại của mình là “góp phần mang đến sức khỏe và hạnh phúc cho người dân và xã hội Việt Nam thông qua việc cung cấp các sản phẩm chất lượng và sáng kiến có giá trị”.

Cùng với định hướng của tập đoàn Ajinomoto trong phát triển bền vững, Công ty Ajinomoto Việt nam đã và đang thực hiện nhiều chương trình như là nỗ lực giảm thiếu phát thải khí nhà kính, giảm thiểu thất thoát thực phẩm, giảm phát thải nhựa, tăng cường hợp tác thu gom tái chế các dạng bao bì có liên quan đến vòng đời sản phẩm của mình.

Vì vậy, việc hợp tác với Công ty giấy Kraft Vina trong việc thu gom và tái chế bao bì giấy là một minh chứng rõ ràng cho cam kết của chúng tôi đối với môi trường và cộng đồng, bên cạnh các nỗ lực khác mà công ty đã và đang tiến hành. Sự hợp tác này không những giúp giảm thiểu lượng rác thải mà còn tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, từ đó đóng góp vào việc bảo vệ môi trường.

hinh-anh-tai-buoi-le-ky-ket-1.jpg
Với công nghệ hiện đại và cam kết mạnh mẽ, hai công ty tin tưởng sẽ triển khai hiệu quả chương trình hợp tác, góp phần bảo vệ môi trường bền vững.

Còn theo ông Sompob Witworrasakul- Giám Đốc Vùng của tập đoàn SCGP tại Việt Nam kiêm Tổng Giám Đốc công ty TNHH Giấy Kraft Vina: Việt Nam đang triển khai nhiều chương trình thúc đẩy chuyển đổi xanh, xây dựng lộ trình, quy định để đưa mô hình kinh tế xanh vào thực tiễn. Không nằm ngoài lộ trình đấy, Công ty Giấy Kraft Vina là nhà cung cấp giải pháp tái chế chuyên nghiệp. Là một trong những nhà máy giấy đầu tiên tại miền Nam được Bộ TN&MT công nhận là nhà tái chế chính thức vào tháng 3 năm 2024. Nhưng với tư cách là thành viên của SCGP, tầm nhìn của chúng tôi là trở thành “Nhà Cung Cấp Giải pháp đóng gói”. Chúng tôi sẽ cung cấp giải pháp thân thiện với môi trường không chỉ cho giấy mà còn cho cả bao bì mềm và cứng cho khách hàng của mình.

“Với công nghệ và cam kết của mình, chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng, sẽ triển khai hiệu quả chương trình hợp tác với Ajinomoto – một công ty tiêu chuẩn toàn cầu trong quá trình thực thi chính sách EPR”, ông Sompob nhấn mạnh.

Công ty TNHH Giấy Kraft Vina (VKPC), thành viên của SCGP là một trong những nhà máy sản xuất giấy bao bì lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Với công suất sản xuất lên tới 550 nghìn tấn mỗi năm kết hợp với công nghệ sản xuất hàng đầu, Công ty đã cung cấp cho thị trường những sản phẩm bao bì giấy có sự vượt trội về chất lượng, độ dai, độ mịn và được ứng dụng làm bao bì đóng gói trong nhiều ngành công nghiệp.
Ngoài việc dẫn đầu về chất lượng sản phẩm, VKPC còn là doanh nghiệp kiểu mẫu, ứng dụng nền kinh tế tuần hoàn với mục tiêu tăng trưởng bền vững trong thời gian dài. Công ty luôn coi trọng việc bảo vệ môi trường, luôn cung cấp các sản phẩm chất lượng cao nhất và thân thiện với môi trường trong ngành bao bì tại khu vực Đông Nam Á.
Địa chỉ: D-6A-CN, KCN Mỹ Phước 3, thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
SĐT: 0274 3577 677.

Được thành lập từ năm 1991, Công ty Ajinomoto Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc Tập đoàn Ajinomoto. Hiện Công ty Ajinomoto Việt Nam có hai văn phòng đại diện tại TP.HCM và Hà Nội, hai nhà máy sản xuất tại Biên Hòa hoạt động từ năm 1991 và Long Thành hoạt động từ năm 2008. Ngoài ra Công ty có 3 trung tâm phân phối lớn cùng 66 chi nhánh trải dài trên 63 tỉnh thành, 298 đội ngũ bán hàng trên toàn quốc với tổng số nhân viên lên đến gần 2.300 người.

Ajinomoto Việt Nam xác lập mô hình triết lý trong đó nhấn mạnh: Mục đích tồn tại của chúng tôi là “Góp phần mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho người dân và xã hội Việt Nam thông qua việc cung cấp những sản phẩm chất lượng và sáng kiến có giá trị”.

 

Nguồn: Baotainguyenmoitruong.vn

Từ giấy bao bì thùng hộp cũ (OCC) đến giấy bìa và hơn thế nữa

Hanna Jokinen, Phó chủ tịch, bộ phận chuẩn bị hàng tồn kho và Tái chế xơ sợi của Valmet, và Hannu Lätti, Giám đốc kinh doanh, bộ phận Giải pháp tự động hóa và Internet công nghiệp của Valmet, giải thích cách sử dụng các phương pháp chuyên sâu để tối ưu hóa sản xuất giấy bìa dựa trên xơ sợi tái chế.

Lätti giải thích rằng “Theo truyền thống, các nhà sản xuất giấy bìa hiểu biết rất ít về mức chất lượng thực của các kiện nguyên liệu thô họ nhận được”. “Khi một kiện hàng được đưa lên băng chuyền của nhà máy OCC, thông thường họ sẽ chỉ biết danh nghĩa của kiện nghiên liệu dựa trên khu vực lưu trữ. Nghĩa là quá trình sản xuất giấy bìa được dựa trên các giả định về thành phần nguyên liệu thô. Do áp lực tái chế thêm nhiều loại nguyên liệu thô, như cốc giấy hoặc bao bì thực phẩm từ các loại xơ sợi khác, dẫn đến một số thay đổi phù hợp trong quy trình. Tuy nhiên, với các công cụ tiên tiến ngày nay, chất lượng nguyên liệu thô có thể được thay đổi theo nhiều cách thông minh”.

Jokinen cho biết “Đối với ý tưởng từ OCC đến giấy bìa, chúng tôi hướng đến mục tiêu tối ưu toàn bộ quá trình từ nguyên liệu thô đến sản phẩm cuối cùng cho mọi phân khúc giấy bìa” “Chúng tôi có đa dạng loại máy phân tích cho phép theo dõi quá trình phát triển nguyên vật liệu xuyên suốt từ nguyên liệu thô mới hoặc tái chế đến sản phẩm cuối cùng”.

Đối với ý tưởng từ OCC đến giấy bìa, chúng tôi hướng đến mục tiêu tối ưu toàn bộ quá trình từ nguyên liệu thô đến sản phẩm cuối cùng cho mọi phân khúc giấy bìa

Dữ liệu chính xác từ mọi xe tải chở kiện nguyên liệu

Mỗi xe tải chở kiện nguyên liệu được giao kèm hồ sơ gồm ID và phân loại danh nghĩa. Tuy nhiên, mức phân loại không nêu chính xác thành phần hay chất lượng của kiện. “Một phần thiếu yếu của cân bằng khối lượng chi tiết và tính toán năng suất đó là biết được chất lượng của kiện OCC đang cung cấp cho nhà máy”, Lätti nói, “Bạn cần có thông tin chính xác về chất lượng kiện nguyên liệu thô và chất lượng xơ sợi để quản lý các biến đổi về chất lượng và tối ưu hóa dây chuyền của bạn”

“Chúng tôi có thể đo chất lượng kiện nguyên liệu bằng Máy kiểm tra kiện Valmet. Công nghệ này lấy mẫu từ các kiện trong mỗi xe tải đến nhà máy và phân tích kiện nhờ công nghệ hồng ngoại gần. Điều này cho chúng ta dữ liệu về hàm lượng tro, độ ẩm, lượng nhựa và cả hàm lượng lignin của kiện hàng trong tải đó. Hệ thống quản lý bãi tự động liên kết với dữ liệu với ID tải trọng của xe chở kiện và sử dụng GPS để theo dõi, tải kiện sẽ được chỉ định vị trí chính xác trong bãi lưu trữ dựa vào chất lượng và hàm lượng, ví dụ như hàm lượng nhựa. Điều này có nghĩa là người quản lý sản xuất có thể chọn tải kiện phù hợp với nhu cầu sản xuất nhờ chất lượng và hàm lượng của kiện”.

Tối đa hóa năng xuất OCC

Ý tưởng từ OCC đến Giấy bìa dựa trên dữ liệu thu thập được trong quá trình sản xuất. Jokinen cho biết “Khi chúng tôi kết hợp dữ liệu dòng chảy, nồng độ, và chất lượng xơ sợi với dữ liệu của nguyên liệu thô, chúng tôi có cơ hội quản lý chất lượng năng suất của nguyên liệu thô trong dây chuyền OCC”, “Chúng tôi có thể dùng phép tính cân bằng khối lượng nâng cao, cho phép chúng tôi ước tính và tối đa hóa sản lượng OCC. Với phương pháp này, chúng tôi sử dụng dữ liệu từ phép đo quy trình, cảm biến và máy phân tích chất lượng lắp đặt trên dây chuyền tạo ra mô hình cân bằng khối lượng của toàn bộ nhà máy OCC”.

“Chúng tôi sử dụng phương pháp và công nghệ Tối ưu hóa nhà máy toàn diện của Valmet để xây dựng mô hình, và kết hợp tất cả khâu vận hành để hiểu mối quan hệ giữa các quá trình. Chúng tôi vận hành mô hình theo thời gian thực, song song với quy trình vật lý trong thực tế. Bằng cách sử dụng song sinh kỹ thuật số (Digital Twin) của nhà máy OCC, chúng tôi có thông tin chính xác, theo thời gian thực về tổng cân bằng khối lượng, cho phép ước tính chính xác năng suất nhà máy OCC. Thông tin này là điều cơ bản để tối ưu và tối đa năng suất OCC mà không ảnh hưởng đến chất lượng giấy bìa hay sự ổn định trong sản xuất.

Đo lường chất lượng xơ sợi trực tuyến

“Để đo lường chất lượng xơ sợi, chúng ta có thể lắp đặt máy phân tích chất lượng xơ sợi trong toàn bộ quy trình, như Máy phân tích Valmet Fiber Furnish và Valmet Pulp Expert. Những loại máy phân tích chuyên sâu này cho chúng ta rất nhiều thông tin về chất lượng và sự phát triển của xơ sợi, và với máy Valmet Pulp Expert có cả thông tin về độ bền của tờ giấy” Jokinen nói “Chúng tôi kết hợp dữ liệu về chất lượng kiện với chất lượng xơ sợi, và cảm biến dây từ dây chuyền sản xuất khác để tính các dự đoán của độ bền cuối cùng và các thông số chất lượng khác,” Latte nói thêm, “Chúng tôi liên kết dữ liệu chất lượng của kiện và xơ sợi và dữ liệu chất lượng xơ sợi cuối vì nó cho phép chúng tôi phản ứng nhanh và thích nghi với chất lượng xơ sợi. Nếu bạn chỉ nhìn vào sự thay đổi của chất lượng giấy bìa, việc kiểm soát chủ động của kiện sẽ chậm trễ.

Tối ưu hóa toàn bộ dây chuyền sản xuất

Với các phương pháp này, dữ liệu từ mỗi giai đoạn sản xuất có thể được liên kết và được dùng để tối ưu hóa năng suất dây chuyền OCC cùng với chất lượng xơ sợi giấy bìa. “Về nguyên tắc, cách tiếp cận này có thể được mở rộng ngoài dây chuyền OCC và máy giấy bìa xa hơn dọc theo dây chuyền sản xuất, cũng như để tích hợp dữ liệu chất lượng từ nhà máy sóng giấy. Điều này sẽ ra nhiều khả năng mới cho việc tối ưu hóa”. Lätti kết luận.

 

Valmet & ATZ Solution

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại

Số liệu sáng nay cho thấy GDP Trung Quốc quý II tăng chậm hơn đầu năm và thấp hơn dự báo của giới phân tích.

Sáng 15/7, Cơ quan Thống kê Trung Quốc (NBS) công bố số liệu cho thấy GDP nước này tăng 4,7% trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ này thấp hơn quý I (5,3%), quý cuối năm 2023 và cũng không đạt dự báo của giới phân tích trong khảo sát của Reuters (5,1%).

“Chúng ta phải nỗ lực hơn nữa để vực dậy thị trường và kích thích động lực nội tại”, thông cáo viết. NBS cũng kêu gọi “củng cố và tăng cường đà phục hồi kinh tế, nhằm đảm bảo phát triển bền vững”.

Các số liệu này cho thấy thách thức với giới chức Trung Quốc vẫn rất lớn. Bắc Kinh đang tìm cách thúc đẩy nhu cầu nội địa trong bối cảnh thị trường bất động sản khủng hoảng 3 năm qua, nợ chính quyền địa phương tăng và chi tiêu của doanh nghiệp yếu.

Năm nay, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đặt mục tiêu tăng trưởng quanh 5%. Giới phân tích đánh giá đây là mục tiêu tham vọng và có thể cần tăng kích thích mới đạt được.

Tuần trước, Hải quan Trung Quốc công bố số liệu cho thấy xuất khẩu tháng 6 tăng cao hơn dự báo, 8,6% so với năm ngoái. Tuy nhiên, nhập khẩu lại giảm 2,3%. Nhiều số liệu khác cũng cho thấy nhu cầu nội địa của nền kinh tế thứ hai thế giới đang chậm lại. Trong tháng 6, doanh số bán lẻ không đạt dự báo, khi chỉ tăng 2%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,2%. Trong khi nếu không tính giá năng lượng, thực phẩm, CPI lõi thêm 0,6%, thấp hơn trung bình nửa đầu năm. Tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị là 5%, không đổi so với tháng trước đó.

Dòng vốn vào cơ sở hạ tầng và sản xuất trong tháng 6 cũng tăng chậm hơn tháng 5. Đầu tư vào bất động sản thậm chí giảm 10,1%. Tuy vậy, lũy kế nửa đầu năm, vốn vào tài sản cố định vẫn tăng 3,9%.

Hà Thu (theo Reuters, CNBC)