Bộ Công Thương bổ nhiệm tân Phó Cục trưởng Cục Hóa chất

Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải và đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Hóa chất; đại diện lãnh đạo Tổng công ty Giấy Việt Nam.

Tại buổi Lễ, đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ đã công bố Quyết định số 2738/ QĐ-BCT ngày 18/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc tiếp nhận và bổ nhiệm ông Hoàng Quốc Lâm – Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Giấy Việt Nam giữ chức Phó Cục trưởng Cục Hóa chất, Bộ Công Thương.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trao quyết định bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Hóa chất cho ông Hoàng Quốc Lâm
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trao quyết định bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Hóa chất cho ông Hoàng Quốc Lâm

Ông Hoàng Quốc Lâm sinh ngày 2/9/1967, tốt nghiệp Tiến sỹ về khoa học tài nguyên nông nghiệp chuyên ngành công nghệ giấy.

Trước khi được điều động, bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Hóa chất, ông Hoàng Quốc Lâm đã trải qua nhiều vị trí công tác và đảm nhận các vị trí khác nhau tại Tổng công ty Giấy Việt Nam: Trưởng phòng Công nghệ, Bí thư Chi bộ Nghiên cứu Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo; Ủy viên HĐQT, Giám đốc, Bí thư Chi bộ Công ty cổ phần Giấy Thanh Hóa; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Giấy Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải

Thay mặt lãnh đạo Bộ Công Thương và Ban cán sự đảng Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải gửi lời chúc mừng đến ông Hoàng Quốc Lâm và Cục Hóa chất.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành công nghiệp hóa chất đối với nền kinh tế cũng như vai trò của Cục Hóa chất, Thứ trưởng tin tưởng, với trình độ và năng lực, kinh nghiệm công tác, quản lý trong ngành giấy, ông Hoàng Quốc Lâm sẽ tiếp tục phát huy trên cương vị trọng trách mới, sớm “bắt nhịp” với công việc mới, góp phần xây dựng và phát triển Cục Hóa chất ngày càng vững mạnh, thực hiện hiệu quả chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước theo quy định pháp luật về hoá chất, đồng thời đề xuất, xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hoá chất thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương.

Thứ trưởng cũng đề nghị tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức viên chức và người lao động Cục Hóa chất sẽ đoàn kết, hỗ trợ tân Phó Cục trưởng đề hoàn thành tốt nhiệm vụ chung.

Bày tỏ sự cảm ơn lãnh đạo Bộ Công Thương và Tổng công ty Giấy Việt Nam đã tín nhiệm, tạo điều kiện, ông Hoàng Quốc Lâm hứa sẽ nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cương vị mới, cùng tập thể Cục Hóa chất thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công Thương, đồng thời mong tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và các đơn vị trong quá trình công tác.

Ông Hoàng Quốc Lâm cũng gửi lời cảm ơn và mong muốn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức viên chức Cục Hóa chất sẽ quan tâm, hỗ trợ trong quá trình công tác.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

Bộ Công Thương bổ nhiệm tân Phó Cục trưởng Cục Hóa chất
Bộ Công Thương bổ nhiệm tân Phó Cục trưởng Cục Hóa chất
Bộ Công Thương bổ nhiệm tân Phó Cục trưởng Cục Hóa chất
Bộ Công Thương bổ nhiệm tân Phó Cục trưởng Cục Hóa chất
Bộ Công Thương bổ nhiệm tân Phó Cục trưởng Cục Hóa chất
Bộ Công Thương bổ nhiệm tân Phó Cục trưởng Cục Hóa chất

 

Nguồn: Tapchicongthuong.vn

APP Indonesia thông báo tăng giá 50 USD/tấn đối với tất cả các loại giấy mịn (fine paper grades)

Việc tăng giá 50 USD/tấn chủ yếu là do giá bột giấy tiếp tục tăng. Nhu cầu bột giấy toàn cầu vẫn mạnh và tồn kho đang giảm.

APP mong muốn đáp ứng nhu cầu của thế giới về sản phẩm giấy chất lượng, có trách nhiệm và bền vững. Thông qua nghiên cứu, công nghệ và đổi mới trong kinh doanh và quản lý tài nguyên, APP có thể cung cấp các sản phẩm giấy, bao bì và giấy có nguồn gốc bền vững cho hơn 120 quốc gia trên thế giới.

Nguồn: Fastmarket

Biên dịch & Tổng hợp Lương Chí Hiếu, Đặng Bích Hảo (VPPA)

Mỹ ‘cứu’ đồng minh trên đường đua bán dẫn

Động thái “bật đèn xanh” của Mỹ được cho sẽ giúp đồng minh Hàn Quốc giành lợi thế cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc. Theo thông báo của phía Hàn Quốc vào hôm 9-10, các công ty nằm trong danh sách được nới lỏng hạn chế nêu trên có Samsung Electronics và SK Hynix.

“Gỡ khó” cho đồng minh

Với mục đích ngăn các công ty Trung Quốc tiếp cận công nghệ sản xuất chip của Mỹ, Washington đã đặt ra một loạt biện pháp giới hạn xuất khẩu chip từ tháng 10-2022.

Tuy nhiên, Hàn Quốc, một đồng minh quan trọng của Mỹ trong cuộc chiến chip điện tử với Trung Quốc, phụ thuộc rất lớn vào ngành công nghiệp bán dẫn cả về nguồn việc làm lẫn doanh thu. Samsung và SK Hynix đang chiếm lĩnh thị trường chip nhớ cho điện thoại thông minh và máy tính xách tay của thế giới. Cả hai doanh nghiệp này đều sản xuất chip tại Trung Quốc.

Năm ngoái, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố việc miễn trừ thời hạn một năm cho Samsung và SK Hynix để hai nhà sản xuất chip hàng đầu của Hàn Quốc tiếp tục hoạt động tại Trung Quốc. Tuy nhiên, thời hạn miễn trừ sắp hết cũng là lúc nhiều lo ngại dành cho ngành bán dẫn của Hàn Quốc lớn dần.

Thông báo hôm 9-10 vì vậy thực chất là quyết định tiếp nối của các miễn trừ trước đó dành cho Samsung và SK Hynix. Khác biệt ở chỗ, lần này Mỹ không đưa ra thời hạn miễn trừ.

“Quyết định của Chính phủ Mỹ đồng nghĩa với việc vấn đề thương mại lớn nhất đối với các doanh nghiệp bán dẫn của chúng ta đã được giải quyết” – ông Choi Sang Mok, thư ký cấp cao của tổng thống Hàn Quốc về vấn đề kinh tế, cho biết.

Samsung khẳng định động thái của Mỹ đã “xóa bỏ đáng kể” sự bấp bênh bao trùm hoạt động sản xuất bán dẫn của công ty này tại Trung Quốc. SK Hynix cũng chào đón quyết định của Mỹ, khẳng định họ sẽ “đóng góp cho sự ổn định của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu”.

Giới chuyên gia cho rằng miễn trừ ngắn hạn tạo ra sự bất an đối với doanh nghiệp trong quyết định đầu tư, qua đó khiến họ mất đi khả năng cạnh tranh.

“Miễn trừ không hạn định là điều kiện ổn định nhất dành cho doanh nghiệp, và chỉ có cách này mới giúp họ cân nhắc khởi động lại hoạt động đầu tư tại Trung Quốc. Nhưng thực tế chúng ta không thể tránh khỏi các rủi ro chính trị và bất ổn địa chính trị” – ông Eric Chen, chuyên gia phân tích của Hãng nghiên cứu Digitimes Research, giải thích.

Nguồn: TradeForce - Dữ liệu: Nguyên Hạnh - Đồ họa: N.KH.

Nguồn: TradeForce – Dữ liệu: Nguyên Hạnh – Đồ họa: N.KH.

Trung Quốc chưa chắc hưởng lợi

SK Hynix đang vận hành một công xưởng DRAM tại thành phố Vô Tích (tỉnh Giang Tô), một cơ sở NAND Flash ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc). Công ty này còn có nhiều cơ sở đóng gói chip ở Trùng Khánh. Samsung cũng có ba nhà máy chip ở các thành phố Tây An (Thiểm Tây), Tô Châu (Giang Tô) và Thiên Tân.

Mặt khác, một số nhà đầu tư ở Trung Quốc lại không mấy hào hứng với thông tin này. “Quyết định mới nhất của Mỹ không nên được xem là sự nới lỏng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip của nước này đối với Trung Quốc. Còn quá sớm để nói rằng Mỹ sẽ dỡ bỏ hạn chế sử dụng chip đối với các nhà sản xuất chip Trung Quốc”, một nhà đầu tư không nêu tên trong ngành nói với tờ Economic Observer ở Trung Quốc vào hôm 10-10.

Nhà đầu tư này lưu ý rằng tin tốt duy nhất đối với Trung Quốc là quyết định của Mỹ sẽ giúp tăng cường hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, giảm bớt căng thẳng địa chính trị trong khu vực.

Các miễn trừ mà Samsung và SK Hynix nhận được từ Mỹ diễn ra trong bối cảnh nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu Trung Quốc Yangtze Memory Technologies Corp (YMTC) đang chờ đợi bước tiến mới.

Theo báo South China Morning Post, YMTC kỳ vọng nhu cầu dành cho các sản phẩm bộ nhớ điện tĩnh flash (NAND Flash) sẽ tăng lên nhờ hợp đồng từ các nhà sản xuất điện thoại thông minh, máy chủ (server) và máy tính cá nhân. YMTC đã xây dựng quan hệ vững chắc với các nhà cung cấp nội địa để thay thế linh kiện từ Mỹ trong các thiết bị sản xuất, sau khi bị các nhà cung cấp Mỹ ngừng hợp tác do lệnh cấm của Washington.

Bà Arisa Liu, nhà phân tích chất bán dẫn của Viện Nghiên cứu kinh tế Đài Loan, đánh giá hai doanh nghiệp Hàn Quốc SK Hynix và Samsung Electronics nay “có thể thở phào nhẹ nhõm”, trong khi hoạt động của YMTC nhiều khả năng “dần chững lại”. Điều này xuất phát từ việc sự bất định do các hạn chế của Mỹ mang tới đã được xóa bỏ, theo nữ chuyên gia.

Mỹ cân nhắc siết xuất khẩu chip AI

Theo bốn nguồn thạo tin của Hãng tin Reuters, Washington đang xem xét việc lấp lỗ hổng cho phép các công ty Trung Quốc tiếp cận chip trí tuệ nhân tạo (AI) của Mỹ, thông qua các đơn vị đặt ở nước ngoài.

Năm 2022, Mỹ đã công bố nhiều hạn chế đối với việc vận chuyển chip AI và công cụ sản xuất chip sang Trung Quốc, nhằm tìm cách cản trở những tiến bộ quân sự của nước này. Những quy định đó sẽ tiếp tục được thắt chặt trong những ngày tới, theo Reuters.

Nguồn: Báo tuổi trẻ

Chính phủ đồng ý giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2024

Bộ Tài chính cho biết, Văn phòng Chính phủ đã có công văn về đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng đầu năm 2024. Theo đó, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2024.

“Bộ Tài chính khẩn trương tổng hợp nội dung đề xuất trình Quốc hội tiếp tục giảm thuế GTGT 2% trong 6 tháng đầu năm 2024 và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định trong thời gian giữa 2 kỳ họp Quốc hội nếu tình hình kinh tế và doanh nghiệp vẫn còn khó khăn vào Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024”, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính.

Theo đề xuất của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ, việc giảm thuế VAT sẽ tiếp tục được thực hiện từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024. Việc giảm 2% thuế suất thuế VAT sẽ tiếp tục được áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%). Việc giảm thuế sẽ trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, ngành khai khoáng (không kể khai thác than), sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bộ Tài chính ước tính việc thực hiện chính sách giảm thuế VAT 2% trong 6 tháng đầu năm 2024 dự kiến sẽ giảm thu Ngân sách Nhà nước khoảng 25.000 tỷ đồng.

Trước đó trong năm 2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, trong đó đã đề ra giải pháp giảm thuế VAT 2% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất VAT 10% từ ngày 01/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Năm 2023, trước khó khăn của nền kinh tế, Quốc hội tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 43 từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 tại Nghị quyết số 101 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Giải pháp giảm thuế VAT cùng với các giải pháp thuế, phí, lệ phí khác đang tạo điều kiện rất lớn giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng khả năng kích cầu.

Ước tính sau 3 tháng thực hiện (từ 7/2023 – 9/2023), chính sách giảm 2% thuế VAT đã hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân tổng cộng khoảng 11.700 tỷ đồng. Qua đó góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Theo thống kê, từ năm 2020 đến nay tổng trị giá của các giải pháp miễn giảm, gia hạn các loại thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, phí, lệ phí và tiền thuê đất) đã lên đến khoảng 700.000 tỷ đồng. Riêng năm 2023 khoảng 196.000 tỷ đồng và tính đến tháng 9 năm 2023 đã thực hiện khoảng 152.200 tỷ đồng.

Theo Thùy An

VTV.VN

NHỮNG BƯỚC TIẾN TRONG CHIẾN LƯỢC THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI VINAPACO

Cuộc CMCN 4.0 vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp nhà nước sản xuất công nghiệp trong đó có Tổng công ty Giấy Việt Nam (VINAPACO) đòi hỏi VINAPACO phải không ngừng đổi mới, chủ động thích ứng, hành động quyết liệt, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Nghị quyết số 02-NQ/ĐUK ngày 07/6/2021 của BCH Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương về thực hiện chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, đơn vị trong Khối Doanh nghiệp Trung ương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Tập trung lựa chọn, đầu tư nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Xác định chuyển đổi số là bước đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty chú trọng lựa chọn, bồi dưỡng, thu hút và trọng dụng nguồn nhân lực có đủ năng lực, phẩm chất, tư duy đổi mới, sáng tạo. Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao để tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CNTT hiện có, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu để đội ngũ này trở thành các chuyên gia nòng cốt tham mưu về chuyển đổi số của Tổng công ty.

Tổng công ty Giấy Việt Nam đã thành lập Ban Công nghệ thông tin có nhiệm vụ tham mưu, xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm của Tổng công ty về chuyển đổi số và ứng dụng CNTT trong quản trị điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Ban công nghệ thông tin là đầu mối tiếp nhận, quản lý vận hành hệ thống các trang thiết bị, hệ thống mạng nội bộ, các phần mềm ứng dụng CNTT đồng thời chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng, hệ thống thông tin của Tổng công ty theo Điều lệ Tổ chức hoạt động của Tổng công ty và quy định của pháp luật. Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị và Quyết định số 3019/QĐ-BCT ngày 19/11/2020 của Bộ Công Thương, Tổng công ty Giấy Việt Nam thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo xây dựng Chiến lược “Chuyển đổi số” tại Tổng công ty Giấy Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các hoạt động của của Tổng công ty, phân công lãnh đạo chủ chốt của cấp ủy, đơn vị trực tiếp phụ trách, xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ CNTT và bộ phận chuyên trách về CNTT; chủ động thay đổi quy trình, văn hóa làm việc, định hướng áp dụng các mô hình quản trị hiện đại, đào tạo về chuyển đổi số cho đội ngũ lao động và gắn chiến lược chuyển đổi số với chiến lược sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số, về an ninh mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, người lao động, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp được thực hiện thường xuyên, tạo sự thống nhất, quyết tâm chính trị cao trong việc triển khai thực hiện chuyển đổi số.

Tăng cường ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Trong giai đoạn 2019 – 2020, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã ứng dụng công nghệ số trong quản lý văn bản tại Tổng công ty. Bước đầu cho phép tiếp cận, xử lý các văn bản đến, đi của Tổng công ty một cách hiệu quả, nhanh chóng. Để đáp ứng kịp thời thông tin phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp, kết nối các phần mềm quản lý kho, kế toán, VINAPACO đã phê duyệt đầu tư dự án Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh. Hiện nay, dự án đầu tư hệ thống công nghệ thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đang trong thời gian kết nối liên thông các phần mềm hiện có của Tổng công ty, dự kiến sẽ hoàn thành dự án đưa vào sử dụng trong năm 2023.

Trong lĩnh vực quản lý đất đai VINAPACO đã thực hiện số hóa bản đồ quản lý sử dụng đất trên phần mềm Mapinfo hệ tọa độ VN 2000. Hiện nay, Tổng công ty đã triển khai biên tập, chuẩn hóa bản đồ lâm nghiệp để sử dụng chung trong toàn Tổng công ty, cập nhật diễn biến thường xuyên rừng, đất rừng để có thể theo dõi, quản lý thông qua các thiết bị di động thông minh.

 

VINAPACO vượt qua những khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện chuyển đổi số trong hành trình phát triển thương hiệu “Giấy Bãi Bằng”

Hiện nay, quá trình chuyển đổi số tại VINAPACO gặp phải một số khó khăn. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho ứng dụng và phát triển CNTT còn sơ sài, chưa đồng bộ, một số nơi còn lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu nâng cấp, hiện đại hóa. Một số bộ phận, đơn vị trực thuộc Tổng công ty còn chưa chủ động tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại, nhiều đơn vị thiếu chiến lược tiếp cận chuyển đổi số tổng thể mang tính hệ thống, việc triển khai ứng dụng CNTT còn thực hiện rời rạc, cục bộ ở một số bộ phận nhỏ… công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên không gian mạng còn khó khăn, ngân sách đầu tư cho lĩnh vực CNTT chưa tương xứng với nhu cầu thực tế, tiềm ẩn rủi ro về an toàn thông tin. Việc tuyển dụng nhân lực trình độ cao cho CNTT còn khó khăn, nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực CNTT chưa tương xứng với nhu cầu phát triển của VINAPACO. Bên cạnh đó, các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 còn rất mới và thay đổi rất nhanh, nhiều công nghệ chưa có chuẩn chung, do đó việc tiếp cận nghiên cứu, tìm hiểu để ứng dụng vào thực tế cần nhiều thời gian, nguồn lực chất lượng cao.

Trong thời gian tới, VINAPACO tiếp tục xây dựng chiến lược an ninh mạng, xây dựng lực lượng mà nòng cốt là Ban CNTT Tổng công ty có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại Tổng công ty. VINAPACO tiếp tục triển khai các chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số bảo đảm đúng mục tiêu, có hiệu quả và phù hợp với thực tiễn theo chỉ đạo của Bộ Công Thương và Bộ Chính trị. Tiếp tục quan tâm đầu tư trang thiết bị, phương tiện khoa học kỹ thuật để chủ động phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ, tác động tiêu cực của quá trình chuyển đổi số; bảo đảm an toàn, an ninh mạng, bảo mật an toàn thông tin và an toàn dữ liệu; phòng chống hiệu quả các hoạt động phá hoại, thâm nhập hệ thống quản lý, điều hành điện tử. Hợp tác với các cơ quan, tổ chức về bảo mật an toàn thông tin, hình thành mạng lưới đảm bảo an toàn thông tin rộng khắp. Xây dựng và hoàn thiện các quy định, quy trình về đảm bảo an toàn thông tin trong Tổng công ty; thường xuyên xác định cấp độ, kiểm tra, đánh giá về an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin quan trọng.

Chuyển đổi số gắn liền với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trên hành trình đó, VINAPACO đang thực hiện mạnh mẽ việc đổi mới về quản lý kỹ thuật và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa hoạt động của các dây chuyền sản xuất, nhằm cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm để hướng đến một chất lượng hoàn mỹ trong chu trình xanh khép kín, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của đông đảo khách hàng và cạnh tranh được trên thị trường, xuất khẩu ra các nước trong khu vực và trên thế giới.

Bài dự thi Giải Búa liềm Vàng năm 2023 – BTG

Nguồn: Vinapaco

Bộ KH&ĐT kiến nghị 3 giải pháp với doanh nghiệp FDI

Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sáng 16/10.

DN đánh giá cao triển vọng tăng trưởng của Việt Nam

Bộ KHĐT đánh giá, bối cảnh kinh tế thế giới đang diễn biến hết sức khó lường, phức tạp hơn nhiều so với dự báo. Biến đổi khí hậu; cạnh tranh giữa các nước lớn; xung đột vũ trang ở một số khu vực… đang ngày càng tác động mạnh mẽ đến chuỗi cung ứng hàng hoá, an ninh năng lượng, an ninh lương thực; cũng như dòng FDI toàn cầu. Các tập đoàn đa quốc gia đang tái cơ cấu và tái định vị chuỗi sản xuất, dịch chuyển dòng vốn về các khu vực, các nước ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội.

Đứng trước những vấn đề toàn cầu và thách thức chưa từng gặp phải, với sự ứng xử kịp thời, quyết liệt, linh hoạt và hiệu quả từ quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với chính sách tài khoá (gia hạn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất), chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác; tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục pháp lý trong lĩnh vực bất động sản; hỗ trợ khôi phục thị trường du lịch; áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi nhằm tiết giảm chi phí, hạ lãi suất vay vốn…; đồng thời xác định điểm thống nhất cốt lõi là đưa Việt Nam thành một điểm đến thân thiện, an toàn với cộng động nhà đầu tư. Đây là những tiền đề căn bản để Việt Nam đã được nhiều kết quả khả quan trong phát triển KTXH.

Trong 9 tháng năm 2023: Kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 4,24%; Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, tỷ giá được điều hành linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường; mặt bằng lãi suất đã giảm mạnh, vừa giúp kiểm soát lạm phát, vừa đáp ứng yêu cầu tín dụng của nền kinh tế; bảo đảm an toàn, thanh khoản của hệ thống ngân hàng; án cân thương mại xuất siêu 21,6 tỷ USD; Vốn ĐTNN đăng ký đạt 20,2 tỷ USD, tăng 7,7%, trong đó số dự án mới tăng 66,3%, dự án tăng vốn tăng 21,5%. Tính lũy kế đến tháng 9/2023 đã có 144 quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hơn 38,3 nghìn dự án, tổng vốn đầu tư hơn 455 tỷ USD.

“Hiện nay, Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 ASEAN với quy mô GDP trên 400 tỷ USD. Đồng thời, VN cũng được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia thành công trong thu hút FDI”, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc chia sẻ thông tin.

Với những kết quả tích cực nêu trên, vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng đã có những bước tiến bộ đáng kể. Nhiều tổ chức uy tín quốc tế đánh giá cao kết quả và triển vọng phát triển kinh tế và nâng hạng tín nhiệm.

“ất cả các yếu tố trên, đã cho thấy rằng cộng đồng DN đánh giá cao triển vọng tăng trưởng, môi trường đầu tư và vị thế của Việt Nam; niềm tin của các nhà ĐTNN vào chính sách điều hành của Chính phủ, Thủ tướng; nhiều tập đoàn kinh tế nước ngoài nhìn nhận VN có nhiều cơ hội trở thành trung tâm trong chuỗi cung ứng toàn cầu; cộng đồng quốc tế đánh giá VN đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy thương mại toàn cầu, nhiều nhà đầu tư lớn cam kết mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết.

Chỉ có sự phối hợp mới đem lại thành thành công

Khó khăn, thách thức đang đồng thời tạo áp lực thúc đẩy đổi mới tư duy, sáng tạo, kiến tạo tầm nhìn mới; từ đó, mở ra những cơ hội mới và động lực mới trong hợp tác phát triển.

Thứ trưởng Bộ KHĐT cho rằng, cơ hội của Việt Nam cũng là cơ hội phát triển của DN, trong đó có DN, nhà ĐTNN. Điều này đòi hỏi phải có sự chia sẻ, đồng hành của khu vực FDI với Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong nước. Chỉ có sự phối hợp mới đem lại thành thành công. Và thành công này sẽ chia sẻ cho cả DN và Việt Nam.

Trên tinh thần đó, Bộ KHĐT kiến nghị 8 nhiệm vụ, giải pháp.

Với các bộ, ngành, địa phương

Thứ nhất phát huy tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp ngay từ quá trình nghiên cứu, xây dựng và triển khai dự án; chủ động tiếp cận, nắm bắt để tháo gỡ những điểm nghẽn, rào cản pháp lý đang cản trở hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.

Thành công của một số địa phương trong việc thu hút được các dự án FDI quy mô lớn như: Hải Phòng, Bình Dương, Nghệ An, Bắc Ninh… là minh chứng rõ nét nhất về hiệu quả của giải pháp này.

Thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới, đẩy mạnh xuất khẩu và thúc đẩy tiêu dùng trong nước.

Thứ ba tập trung triển khai Chương trình phục hồi và phát triển KTXH; thúc đẩy đầu tư công để tạo động lực cho đầu tư tư nhân phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo đà tăng trưởng kinh tế.

Thứ tư, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, rút ngắn thời gian làm thủ tục cho DN, NĐT để tiết giảm thời gian, chi phí, nhanh chóng đưa các dự án đi vào triển khai, tạo các động lực tăng trưởng mới.

Thứ năm, chủ động chuẩn bị sẵn các điều kiện cần thiết thu hút đầu tư như: mặt bằng sạch; hoàn thiện cơ sở hạ tầng; năng lượng; nguồn cung lao động có tay nghề; nâng cao năng lực cho các DN trong nước để tham gia chuỗi giá trị.

Đối với cộng đồng các doanh nghiệp và nhà ĐTNN

Thứ nhất, tiếp tục là cầu nối giữa Chính phủ và DN để: (i) kịp thời phản ánh các vướng mắc, khó khăn trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh; (ii) tham vấn, kiến nghị bổ sung, sửa đổi các chính sách, pháp luật phù hợp với tình hình thực tiễn.

Thứ hai, sự phối hợp giữa Chính phủ với doanh nghiệp FDI cần đặt trên đà phát triển mới.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược hợp tác ĐTNN đến năm 2030; trong đó, định hướng hợp tác ĐTNN của Việt Nam trong gian đoạn tới đã có những thay đổi lớn, có những bước đi vững chắc trong tương lai so với giai đoạn trước đây. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tập trung thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc các dự án đầu tư phù hợp với định hướng của Việt Nam và xu thế phát triển xanh, bền vững hiện nay để đạt được những mục tiêu PTBV, hướng đến sự thịnh vượng chung cho hai bên.

Thứ ba, thúc đẩy kết nối giữa DN nhỏ và vừa với DN lớn; giữa DN trong nước với DN có vốn ĐTNN, DN ngoài nước, tạo cơ hội để cùng nhau tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu; chú trọng liên kết, hợp tác theo ngành, cụm sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị.

Đồng thời, tăng cường liên kết, hợp tác giữa doanh nhân, DN với đội ngũ trí thức, nhất là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, các trung tâm, viện nghiên cứu, các trường đại học… thúc đẩy DN tiếp cận KHCN thông qua đội ngũ trí thức, gắn nghiên cứu với thử nghiệm, tạo đột phá trong sản xuất, kinh doanh, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động để DN phát triển nhanh và bền vững

“Bộ KH&ĐT cam kết sẽ tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh hơn nữa vai trò tham mưu, giúp Chính phủ kiến tạo những bước đột phá trong cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, đổi mới phương thức hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời, sẽ phối hợp chặt chẽ cùng các bộ, ngành và địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư kinh doanh của cộng đồng DN nói chung và ĐTNN nói riêng tại Việt Nam có hiệu quả và thành công”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu.

Nguồn: Cafef

Bản tin tổng hợp PPIA từ 9/10-13/10/2023

Phỏng vấn ông Sukanto Tanoto, Chủ tịch đồng thời là người sáng lập RGE về việc tiếp tục mở rộng sản xuất giấy và bột giấy nhằm mục tiêu phục hồi, bảo tồn và phát triển nhu cầu

Ngành giấy và bột giấy bước vào năm 2023 trong tình trạng tồi tệ, nhu cầu và giá cả giảm dần trong khi công suất tiếp tục tăng. Royal Golden Eagle (RGE) đi đầu trong việc mở rộng công suất nhanh chóng, xây dựng các nhà máy giấy và bột giấy quy mô lớn ở Brazil, Trung Quốc và Indonesia.

Trong một cuộc phỏng vấn với Fastmarkets, Sukanto Tanoto, người sáng lập và chủ tịch tập đoàn RGE, đã giải thích chiến lược của tập đoàn nhằm đối phó với những thách thức mà ngành đang phải đương đầu thông qua việc đánh giá liên tục và xác định các vùng tăng trưởng về nhu cầu đối với giấy sản xuất từ bột hoá không tráng phấn, giấy tissue và bìa màu ngà tráng phấn, và xác định các cơ hội tăng trưởng tiềm năng trong thập kỷ tới.

Phỏng vấn Sukanto Tanoto của RGE, CEO của năm 2023 của Fastmarkets RISI Châu Á

Ông cho biêtws APRIL, một thành viên của nhóm các công ty GRE, đã thực hiện cam kết 1-đổi-1, trong đó công ty bảo vệ và bảo tồn 1 ha rừng tự nhiên cho mỗi ha rừng trồng. Tính đến năm 2022, công ty đã đạt được 80% cam kết này, quản lý 361.231 ha rừng bảo tồn và phục hồi và 454.045 ha rừng trồng.

CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP

  1. Tập đoàn RGE đã đầu tư mạnh mẽ vào ngành giấy và bột giấy trong nhiều năm qua, không hề nản lòng ngay cả khi đối mặt với sự gián đoạn do đại dịch COVID-19. Sau khi đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất bột giấy lớn, giấy cao cấp và giấy màu ngà tại các nhà máy lớn ở Brazil, Trung Quốc và Indonesia, đến cuối năm nay, tổng công suất giấy và bột giấy của tập đoàn sẽ đạt hơn 10 triệu tấn/năm. Chưa hết, việc mở rộng dường như chưa dừng lại ở đây, RGE đã hình dung đến năm 2030 doanh thu và tổng tài sản của hãng có thể sẽ tăng gấp đôi. Ông có thể nói rõ hơn về kế hoạch mở rộng trong tương lai không?

Tại RGE, chúng tôi cam kết phát triển các hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình, đồng thời liên tục rà soát các chiến lược tăng trưởng của mình để luôn phù hợp và có tính cạnh tranh trong bối cảnh thị trường luôn thay đổi. Phù hợp với động lượng toàn cầu hướng tới sự bền vững và cam kết của chúng tôi hoạt động ở trung tâm của nền kinh tế sinh học, các sản phẩm giấy và bột giấy của chúng tôi có khả năng phân hủy sinh học và được sản xuất bằng chất xơ được cung cấp từ các đồn điền được quản lý bền vững, có thể tái tạo.

Cùng với việc tiếp tục củng cố vị thế của mình trong phân khúc giấy và bột giấy, chúng tôi đã đưa một máy xeo giấy bột hoá không tráng phấn mới vào sản xuất ở nhà máy Nhật Chiếu vào tháng 8 năm 2023. Máy mới có năng lực sản xuất 500.000 tấn/năm và mang lại tổng công suất giấy bột hoá không tráng phấn của tập đoàn lên tới hơn ba triệu tấn/năm.

Về bìa, chúng tôi sẽ đạt năng lực sản xuất 3 triệu tấn/năm bìa tráng phấn màu ngà vào cuối năm nay với việc khởi động hai máy xeo bìa mới, hiện đại nhất tại các nhà máy của chúng tôi đặt tại Indonesia và Trung Quốc.

Về lĩnh vực giấy tissue, chúng tôi đã khởi động 11 máy xeo giấy tissue tại Trung Quốc, cùng với việc chúng tôi không ngừng mở rộng hoạt động ở Trung Quốc, thị trường giấy tissue lớn nhất thế giới. Đến năm 2026, công suất giấy tissue tại các nhà máy ở Trung Quốc của chúng tôi [ở Tân Hội, Nhật Chiếu và Cửu Giang] sẽ tăng gấp đôi khi hoàn thành các dự án mở rộng hiện có. Ngoài ra, chúng tôi sẽ khởi động bốn máy xeo giấy tissue mới ở Brazil vào quý II năm 2024, với tổng công suất 240.000 tấn/năm.

Trong phân khúc bột giấy hòa tan và sợi viscose, chúng tôi là nhà sản xuất lớn nhất trên toàn cầu với công suất sợi viscose hơn hai triệu tấn/năm. Vải Lyocell, một phiên bản mới hơn và không gây hại cho môi trường hơn so với rayon, đã có sự tăng trưởng phi thường trong vài năm qua [bởi vì nó] vì quẩn áo may bằng vải Lyocell là lựa chọn bền vững hơn. Xu hướng tiêu dùng đáng chú ý này sẽ được đưa vào kế hoạch mở rộng trong tương lai của chúng tôi.

Ngoài các nhóm kinh doanh bột giấy, giấy và viscose, RGE còn có các hoạt động đáng kể trong các lĩnh vực lân cận như dầu cọ, nhiên liệu hàng không bền vững và năng lượng tái tạo, những lĩnh vực này cũng sẽ đóng một vai trò trong sự mở rộng liên tục của tập đoàn.

  1. Nhu cầu toàn cầu về giấy đồ họa đang suy giảm, giấy in, viết và giấy in báo đang được thay thế bằng các công cụ kỹ thuật số dựa trên internet. Điều đó đã dẫn đến việc đóng cửa các máy xeo giấy đồ họa ở Châu Âu và Bắc Mỹ hoặc chuyển sang sản xuất các loại giấy làm bao bì. Bất chấp triển vọng ảm đạm, Tập đoàn rõ ràng đã dự đoán nhu cầu sẽ tiếp tục tăng. Vậy, nhu cầu tăng trưởng sẽ đến từ đâu?

Chúng tôi vẫn tự tin về nhu cầu giấy in và giấy viết. Ngoài ra giấy đồ hoạ cũng có tiềm năng tăng trưởng đáng kể.

Ví dụ, các nền kinh tế mới nổi đã ghi nhận mức tăng trưởng dương liên tục về nhu cầu giấy, được hỗ trợ bởi các xu hướng nhân khẩu học thuận lợi, bao gồm cả dân số ngày càng tăng. Theo nhà tư vấn ngành AFRY, nhu cầu về giấy bột hoá ở châu Á, châu Mỹ Latinh, Trung Đông và các quốc gia châu Phi được dự báo sẽ tăng 1-2% mỗi năm trong vòng 5 năm tới.

Ngoài ra, sự thay đổi cơ cấu trong mô hình tiêu dùng ở các nền kinh tế mới nổi đã thúc đẩy tăng trưởng về giấy không tráng phấn được sản xuất bằng bột gỗ nguyên chất. Ví dụ, ở Trung Quốc, giấy không tráng phấn sản xuất bằng bột phi gỗ chiếm 70% tổng lượng tiêu thụ giấy bột hoá không tráng phấn trước năm 2015. Thị phần của nó đã giảm mạnh xuống còn 25% so với giấy được sản xuất bằng bột gỗ nguyên chất. Đây là kết quả của việc thị trường ngày càng ưa chuộng các sản phẩm giấy chất lượng cao hơn và kiểm soát môi trường chặt chẽ hơn. Chúng tôi kỳ vọng sẽ thấy sự tiến triển tương tự ở Ấn Độ và các thị trường mới nổi khác, nơi mức tiêu thụ vẫn chủ yếu bị các loại giấy chất lượng thấp từ bột tái chế hoặc bột phi gỗ chi phối.

Ngoài việc sử dụng cho in ấn và xuất bản truyền thống, chúng tôi nhận thấy nhu cầu về giấy để sử dụng trong các ứng dụng mới ngày càng tăng. Ví dụ, túi giấy thường được sử dụng ở những nước mà chính phủ đã cấm sử dụng túi nhựa. Chúng tôi cũng nhận thấy nhu cầu về giấy cảm nhiệt hoặc giấy mỏng tăng lên, loại giấy được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch thương mại điện tử.

  1. Trung Quốc là động lực tăng trưởng thúc đẩy việc mở rộng bột giấy trên toàn thế giới và bản thân quốc gia này cũng đã xây dựng được năng lực sản xuất giấy và bìa khổng lồ. Nhưng sau đại dịch, Trung Quốc phải chịu áp lực giảm phát và nền kinh tế trì trệ. Dự báo của RGE đối với nền kinh tế Trung Quốc và ngành giấy và bột giấy trong tương lai là gì?

Chúng tôi vẫn lạc quan về nền kinh tế Trung Quốc. Bất chấp những cơn gió ngược của kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Trung Quốc vẫn thể hiện khả năng phục hồi với các nguyên tắc cơ bản lâu dài vẫn còn nguyên vẹn. Mặc dù kỷ nguyên tăng trưởng hai con số có thể đã qua, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế 5% dự báo cho năm 2023-24 là rất quan trọng khi chúng ta xem xét quy mô tuyệt đối của nền kinh tế Trung Quốc – tức là: mức tăng trưởng khiêm tốn 5% đối với nền kinh tế trị giá 19,4 nghìn tỷ USD của Trung Quốc là tương đương tăng trưởng lên tới 1 nghìn tỷ USD, gần như tương đương với quy mô nền kinh tế Hà Lan [khoảng 1 nghìn tỷ USD], hoặc một nửa nền kinh tế Brazil [khoảng 2,1 nghìn tỷ USD].

Ngoài ra, người ta ước tính rằng có thêm 80 triệu người ở Trung Quốc sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu và thượng lưu trong vòng 5-7 năm tới. Sự thay đổi nhân khẩu học này sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng trong nước và toàn cầu. Đối với ngành công nghiệp giấy và bột giấy, Trung Quốc hiện là nước sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm giấy và bột giấy lớn nhất thế giới. Đặc biệt, chúng tôi kỳ vọng phân khúc giấy tissue và bìa làm bao bì sẽ tăng trưởng tốt hơn các loại giấy khác:

  • Mức tiêu thụ giấy tissue bình quân đầu người hàng năm của Trung Quốc là khoảng 9,5 kg, phản ánh tiềm năng tăng trưởng hơn nữa, với mức tiêu thụ bình quân đầu người là 20 kg ở các thị trường sung mãn. Với sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và mức sống được cải thiện, chúng tôi kỳ vọng thị trường giấy tissue Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi trong thập kỷ tới.
  • Nhu cầu về các loại bao bì, cụ thể là giấy làm thùng sóng và bìa hộp gấp, sẽ tiếp tục tăng nhờ tăng trưởng thương mại điện tử, cùng với nhận thức của xã hội về tính bền vững ngày càng tăng cũng như sự phát triển của phong cách bán lẻ và lối sống tiêu dùng. Có một số dấu hiệu về tình trạng dư thừa công suất sắp xảy ra trên thị trường bìa cứng làm từ sợi nguyên chất, nhưng chúng tôi kỳ vọng cung và cầu sẽ cân bằng trong trung hạn, với xuất khẩu mạnh mẽ và sự thay thế liên tục của các loại duplex tái chế trong các ứng dụng.

MÔI TRƯỜNG / SỰ BỀN VỮNG

  1. APRIL đang tìm cách chấm dứt việc tách khỏi FSC. Tình trạng hợp tác hiện tại giữa APRIL và FSC thế nào?

APRIL và FSC tiếp tục tham gia vào cuộc đối thoại xung quanh Khuôn khổ khắc phục FSC và việc chấm dứt việc công ty tách khỏi FSC. Cuộc đối thoại này được hỗ trợ bởi Biên bản ghi nhớ giữa hai tổ chức của chúng tôi. APRIL đã hoàn thiện các điều kiện tiên quyết liên quan để thực hiện quy trình chấm dứt việc tách khỏi FSC.

Vào năm 2022, Đại hội đồng FSC đã được tổ chức, nơi các thành viên FSC đã thông qua kiến nghị thực hiện các thay đổi đối với các nguyên tắc và tiêu chí của FSC để cho phép thực hiện Chính sách chuyển đổi địa chỉ (PAC). Có thể tìm hiểu thêm thông tin cơ bản về sự tham gia và đối thoại giữa APRIL và FSC trên trang giới thiệu các trường hợp điển hình (case page) về trường hợp APRIL trên trang web của FSC.

  1. RGE cam kết đảm bảo không phá rừng và không chuyển đổi rừng tự nhiên trong hoạt động và trong toàn bộ chuỗi cung ứng của mình. Tuy nhiên, nạn phá rừng vẫn xảy ra ở Indonesia và rừng tự nhiên tiếp tục bị chặt phá ở Kalimantan và Papua. Với nguồn gốc ở Indonesia, Tập đoàn có thể làm gì hoặc hiện đang làm gì để giúp giảm bớt nạn phá rừng ở nước này?

Phù hợp với Khuôn khổ Phát triển bền vững của RGE, được đưa ra vào năm 2015, RGE và các nhóm kinh doanh của mình cam kết loại bỏ nạn phá rừng khỏi chuỗi cung ứng của chúng tôi, bảo vệ cảnh quan rừng và đất than bùn nơi chúng tôi hoạt động và hỗ trợ các phương pháp quản lý rừng tốt nhất ở tất cả các quốc gia nơi chúng tôi hoạt động.

Đổi lại, và để tuân thủ Khuôn khổ Phát triển bền vững của RGE, các nhóm kinh doanh của chúng tôi đã áp dụng các chính sách bền vững của riêng họ, ở nơi thích hợp, bao gồm các cam kết không phá rừng. Ví dụ: Chính sách Quản lý rừng bền vững (SFMP) 2.0 của nhóm kinh doanh giấy và bột giấy APRIL của chúng tôi, cũng được đưa ra vào năm 2015, cam kết công ty không phá rừng cùng với các cam kết khác.

Các cam kết này áp dụng cho APRIL, [và bao gồm] các công ty con, nhà máy, rừng trồng mà công ty sở hữu và/hoặc quản lý, đối tác cung cấp và bất kỳ nhà cung cấp gỗ bên thứ ba nào khác, đồng thời đảm bảo rằng xơ sợi gỗ của công ty chỉ có nguồn gốc từ các nguồn được chứng nhận và các nguồn không có tranh chấp.

Điều này được thực hiện thông qua hệ thống thẩm định nguồn cung ứng gỗ, bao gồm đánh giá rủi ro, để đánh giá và giảm thiểu rủi ro cũng như tránh nguyên liệu từ các nguồn không được chấp nhận.

Các cam kết SFMP 2.0 của APRIL được KPMG PRII xác minh độc lập hàng năm và các báo cáo đảm bảo được công bố hàng năm trên Bảng thông tin bền vững của công ty. Báo cáo đảm bảo KPMG thường niên gần đây nhất, được xuất bản vào tháng 5 năm 2023, lưu ý rằng công ty tiếp tục “không khai thác gỗ cứng nhiệt đới hỗn hợp bản địa”.

Cùng với việc tập trung vào bảo vệ rừng, APRIL cũng thực hiện cam kết 1-đổi-1, trong đó công ty bảo vệ và bảo tồn 1 ha rừng tự nhiên cho mỗi ha rừng trồng. Theo Báo cáo Phát triển bền vững năm 2022 của APRIL (tr.12), công ty đã đạt được 80% cam kết này, với 361.231 ha rừng bảo tồn và phục hồi được quản lý và 454.045 ha rừng trồng.

Tương tự, nhóm kinh doanh dầu cọ của chúng tôi, Asian Agri, thực hiện các chính sách tìm nguồn cung ứng và bền vững của riêng mình, bao gồm các cam kết rõ ràng về việc không phá rừng trong chuỗi cung ứng của mình, với mục tiêu bảo vệ giá trị bảo tồn cao (HCV), trữ lượng carbon cao (HCS) và các vùng đất than bùn.

Là một phần của cam kết này và như được nêu trong Báo cáo Phát triển bền vững năm 2022 của công ty (tr.54), các hộ sản xuất nhỏ được yêu cầu cung cấp dữ liệu và thông tin của họ cho Asian Agri, đồng thời công ty thực hiện các quy trình sàng lọc và xác minh để xác nhận sự tuân thủ của họ với các chính sách bền vững hiện hành.

Ở mức độ rộng hơn, cần lưu ý rằng nạn phá rừng ở Indonesia thực tế đã giảm 8,4% trong giai đoạn 2021-2022 so với kết quả giám sát của năm trước, theo Bộ Môi trường và Lâm nghiệp nước này. Chúng tôi quyết tâm duy trì và tăng cường các cam kết bảo vệ và bảo tồn rừng để hỗ trợ chính phủ tiếp tục tiến bộ trong việc giảm nạn phá rừng ở Indonesia.

Giấy Thái Dương bổ sung 1 triệu tấn giấy bìa tái chế và 544.000 tấn giấy UKP cho nhà máy Nam Ninh ở Quảng Tây, Trung Quốc

Giấy Thái Dương của Trung Quốc đã khởi động hai máy xeo (PM) giấy lớp mặt tái chế với tổng công suất 1 triệu tấn mỗi năm và dây chuyền bột kraft không tẩy trắng công suất 544.000 tấn/năm tại nhà máy ở thành phố Nam Ninh, khu tự trị Quảng Tây.

Hai PM lần lượt được đưa vào hoạt động vào giữa tháng 8 và đầu tháng 9, dây chuyền sản xuất bột giấy bắt đầu hoạt động vào cuối tháng 8.

Voith đã cung cấp hai PM, mỗi PM có chiều rộng cắt là 6,6 mét và tốc độ thiết kế là 1.200 mét/phút.

PM 2 được thiết kế để sản xuất các loại giấy lớp mặt có định lượng từ 140-250 g/m2 và có công suất 520.000 tấn/năm. PM 3 có thể sản xuất giấy lớp mặt có định lượng từ 100-160 g/m2 với công suất 480.000 tấn/năm.

Dây chuyền bột giấy không tẩy trắng do Andritz cung cấp là dây chuyền bột giấy gỗ cứng có độ kappa cao với công suất 1.600 tấn/ngày bột khô gió, tương đương khoảng 544.000 tấn/năm.

Số kappa là thông số chính để mô tả lượng lignin còn lại trong bột giấy: số kappa càng cao thì lượng lignin dư càng cao.

Nhà máy Nam Ninh cũng vận hành dây chuyền bột kraft 150.000 tấn/năm và máy giấy cao cấp không tráng phấn 200.000 tấn/năm.

Giá bột giấy tăng 30-40 USD/tấn ở Trung Quốc, giá dự kiến sẽ tiếp tục tăng

Thị trường bột giấy Trung Quốc đang chứng kiến hoạt động mua hàng sôi động, với giá bột giấy nhập khẩu và giá bột giấy bán lại trong nước tăng cao.

Mức tăng dự kiến 30-40 USD/tấn đối với bột kraft gỗ mềm và gỗ cứng tẩy trắng (BSK và BHK) mà các nhà cung cấp đề xuất đối với các chuyến hàng vào tháng 10 trước kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng của Trung Quốc, bắt đầu vào ngày 29 tháng 9 và kéo dài trong 10 ngày, đã được thực hiện đầy đủ.

Không chỉ mua thêm bột ngoài hợp đồng, người mua còn thu mua hết lượng bột bán lại ở thị trường nội địa, nhất là BHK Nam Mỹ, dù giá đã tăng 348 RMB/tấn (48 USD/tấn) lên 5.730 RMB/tấn trong tuần qua. Giá này tương đương 676 USD/tấn, chưa bao gồm 13% VAT và 150 RMB/tấn chi phí hậu cần, và cao hơn nhiều so với giá BHK nhập khẩu từ Nam Mỹ.

Giá BHK Nam Mỹ nhập khẩu đạt mức 570-590 USD/tấn, tăng 30 USD/tấn trong ba tuần qua.

Giá bột gỗ thông Radiata tăng 40 USD/tấn lên 700-730 USD/tấn.

Giá BSK phương Bắc (NBSK) nhập khẩu từ Canada đã tăng đột biến 40-50 USD/tấn so với ba tuần trước, đóng cửa ở mức 750-780 USD/tấn. Giá NBSK Bắc Âu đã tăng 15-35 USD/tấn lên 715-735 USD/tấn. Do đó, giá trung bình của NBSK đã tăng 35 USD/tấn lên 745 USD/tấn.

Giá giấy và bột giấy tăng: Cả nhà cung cấp và người mua đều ngạc nhiên trước nhu cầu mạnh mẽ như vậy sau kỳ nghỉ lễ dài và người bán tin tưởng rằng tình trạng này sẽ tiếp tục trong tháng 11.

Các nguồn tin thấy kỳ lạ khi giá bột giấy lại tăng lên thay vì giảm xuống khi một loạt công suất mới được đưa vào hoạt động ở Nam Mỹ, Phần Lan và Indonesia và khối lượng bột giấy mới tiếp tục đến Trung Quốc, trong khi nhu cầu bột giấy ở Châu Âu và Bắc Mỹ vẫn thấp.

Các nhà cung cấp lớn của Brazil cho rằng hoạt động mua vào rầm rộ ở Trung Quốc là do tất cả các nhà máy lớn, nhỏ đều mua bột để bổ sung cho lượng bột dự trữ của họ đã cạn kiệt. Đồng thời các nhà gia công, chuyển đổi ở cuối nguồn cũng bổ sung khi giấy dự trữ cũng đã cạn của họ.

Bất chấp triển vọng kinh tế ảm đạm của Trung Quốc, như các nhà kinh tế quốc tế mô tả, mức tiêu thụ P&B vẫn tăng mạnh ở trong nước, nhờ tiêu dùng cá nhân tăng.

Giá giấy tissue, giấy cao cấp và bìa màu ngà đã trải qua ít nhất ba đợt tăng giá kể từ khi giá bột giấy bắt đầu tăng vọt vào tháng 5, lên tới 500-800 RMB/tấn tùy loại giấy.

Ashoka Kraft Industry của Ấn Độ sẽ khởi động máy xeo 400 tấn/ngày trong tháng này

Ashoka Kraft Industry sẽ bắt đầu sản xuất thương mại ở máy xeo giấy làm thùng sóng tái chế trong tháng này tại nhà máy mới ở Guwahati, bang Assam phía đông bắc Ấn Độ.

Nhà máy mới này được xây dựng với chi phí 1,65 tỷ Rupee Ấn Độ (19,8 triệu USD).

Máy xeo (BM) có công suất 400 tấn/ngày sản xuất các loại giấy làm lớp sóng, testliner và giấy lớp mặt có mặt bằng bột kraft, với chiều rộng cắt 3,85 mét và tốc độ thiết kế 500 mét/phút.

Cùng với việc mua giấy thu hồi trong nước (RCP) để cung cấp cho máy, Ashoka Kraft Industry sẽ nhập khẩu RCP qua cảng Haldia.

Paswara Papers của Ấn Độ sẽ vận hành PM 4 vào quý 1 năm 2025

Paswara Papers dự kiến sẽ vận hành máy xeo giấy làm thùng sóng tái chế công suất 300 tấn/ngày, được đặt tên là PM 4, tại nhà máy ở Meerut, Uttar Pradesh, vào quý đầu tiên của năm 2025.

Công ty đã dời lịch khởi động PM 4 từ quý 4 năm 2024 sang quý 1 năm 2025 vì Paswara Papers dự định trước tiên sẽ theo dõi trong một thời gian những hậu quả của Covid-19 đối với nhu cầu thị trường trong nước, đồng thời công ty cũng cần thời gian để khắc phục.

Tổng chi phí của dự án ước tính khoảng 2,25 tỷ Rupee Ấn Độ (27 triệu USD). Công ty đang sử dụng mảnh đất rộng 3 ha để lắp đặt máy mới, liền kề với khu đất rộng 21 ha. Đã có ba máy xeo.

Tập đoàn Lực Bang khởi động máy xeo giấy tissue 25.000 tấn/năm

Tập đoàn Lực Bang của Trung Quốc đã khởi động máy xeo giấy làm thùng sóng (TM) mới công suất 25.000 tấn/năm tại thành phố Hiếu Cảm, tỉnh Hồ Bắc. Máy có tên TM 6, bắt đầu sản xuất vào thứ Năm ngày 28 tháng 9.

Nhà cung cấp nội địa Công ty Máy giấy Bảo Tháp đã cung cấp TM, có chiều rộng cắt 3,55 mét và tốc độ thiết kế 1.500 mét mỗi phút.

Hai TM giống hệt nhau nữa đang được xây dựng tại cùng một địa điểm và dự kiến ​​sẽ hoạt động vào năm 2024.

Nhà máy Hiếu Cảm đã có 5 máy TM khác với tổng công suất 105.000 tấn/năm.

Trong khi đó, tại tỉnh Hà Bắc, nhà sản xuất này vận hành một nhà máy giấy tissue công suất 148.000 tấn/năm ở thành phố Bảo Định.

BỘT NHẬP KHẨU VÀO TRUNG QUỐC                                                 

Thực giá, USD/tấn CIF tại các cảng chính.

Giá hiện hành So với tuần trước
13/10/2023 06/10/2023 29/09/2023 (%)
HÀNG TUẦN
Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSK)
  NBSK – Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng phương Bắc 745 715 715 4,20%
HAI TUẦN/LẦN
Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng
  Gỗ thông Radiata (Chile) 715 675 675 5,93%
  BSK Nga* 720 695 695 3,60%
Bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK)
  Gỗ bạch đàn 580 550 550 5,45%
  BHK Nga* 560 530 530 5,66%
Bột kraft gỗ mềm không tẩy (USK)
  Chile và Bắc Mỹ 685 635 635 7,87%
  Nga 610 565 565 7,96%
Bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng (BCTMP)
  Gỗ cứng (độ trắng 80%) 555 505 505 9,90%
  Gỗ mềm (độ trắng 75%) 555 520 520 6,73%
HÀNG THÁNG
Bột làm bỉm (Kraft phương bắc Mỹ) 830 830 830 0,00%

GHI CHÚ: *  BSK Nga và BHK Nga là giá CIF tới các cảng chính của Trung Quốc.

NHẬP KHẨU BỘT VÀO ĐÔNG Á                                                                  

Thực giá, USD/tấn CIF tại các cảng chính Ở Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á.

Tháng 09 / 2023 Tháng 08 / 2023 Tháng 09/ 2022 So tháng trước
Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng
  Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng phương Bắc 720 680 992,5 5,88%
  Thông Radiata (Chile) 692,5 667,5 980 3,75%
  Thông phương Nam (Mỹ) 675 647,5 960 4,25%
Bột kraft gỗ cứng tẩy trắng
  Bạch đàn 555 522,5 900 6,22%
  Acacia (Indonesia) 542,5 515 900 5,34%
  Gỗ cứng trộn lẫn phương Bắc 545 520 900 4,81%
  Gỗ cứng trộn lấn phương Nam 545 520 900 4,81%
Bột gỗ mềm không tẩy trắng (Chile và Bắc Mỹ) 632,5 592,5 822,5 6,75%
BCTMP
  Aspen 530 502,5 790 5,47%
  Thông 530 497,5 777,5 6,53%

 

Nguồn: PPIA – Ban Biên tập VPPA

Top 10 Công ty Bao bì uy tín năm 2023

Top 10 Công ty Bao bì uy tín năm 2023 được xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding – mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; (3) Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan được thực hiện trong tháng 08-09/2023.

Danh sách 2: Top 10 Công ty Bao bì uy tín năm 2023 – Nhóm ngành Nhựa

Nguồn: Vietnam Report

Thị trường bao bì Việt Nam bị tác động do sản xuất công nghiệp đình trệ

Ngành Bao bì là một trong những ngành công nghiệp quan trọng, đóng vai trò trong việc bảo quản, vận chuyển và phân phối hàng hóa. Market Research Future dự báo tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) cho thị trường toàn cầu của bao bì nhựa ước tính là 3,6%, bao bì giấy là 4,7% trong giai đoạn 2023-2030. Theo Mordor Intelligence, thị trường bao bì nhựa và bao bì giấy Việt Nam có CAGR lần lượt lên tới 8,39% và 9,73% trong giai đoạn 2023-2028.

Sản lượng bao bì và sản xuất công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ. Trước tình hình sản xuất công nghiệp sụt giảm, sản lượng bao bì trong nước cũng có bước đi chậm lại trong những tháng đầu năm. Cụ thể, sản lượng sản xuất bao bì giấy các tháng quý I năm nay không tăng so với tháng 12 năm trước; hơn nữa, sản lượng tiêu dùng có mức giảm nhẹ. Trong quý II, sản lượng sản xuất và tiêu dùng bao bì giấy có mức tăng nhẹ. Nhận định ngành Bao bì năm 2023 sẽ đối mặt nhiều khó khăn, sự khởi sắc có thể đạt được khi sản xuất công nghiệp được phục hồi.

Hình 1: Thống kê thị trường bao bì giấy Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023

Nguồn: Bản tin Ngành giấy, Hiệp hội Bao bì Việt Nam

Những khó khăn hàng đầu doanh nghiệp Bao bì đang đối mặt

Việt Nam là quốc gia tích cực tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, khi kinh tế toàn cầu gặp khó khăn và chững lại, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực là điều không thể tránh khỏi. Ngành Bao bì, như nhiều ngành khác, cũng phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong bối cảnh này. Đặc biệt, với việc các quy định pháp luật về kinh tế tuần hoàn có hiệu lực vào năm 2024, thách thức cho ngành Bao bì có thể ngày càng nặng nề hơn.

Đầu tiên, suy thoái kinh tế toàn cầu bao trùm những khó khăn ngành Bao bì đang phải đối mặt. Biểu hiện rõ ràng nhất ở chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), tính chung 08 tháng đầu năm 2023, IIP ước tính giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,2%). Trong khi đó, theo khảo sát của Vietnam Report vào tháng 08/2023, 25,7% doanh nghiệp Bao bì có doanh thu giảm so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng Bao bì cũng sụt giảm nghiêm trọng, 06 tháng đầu năm 2023 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bao bì (tính trên 2 nhóm HS.3923 và HS.4819) đạt 1,07 tỷ USD, chỉ tương đương 63,1% cùng kỳ năm trước; trong đó, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt tương đương 77,4% và 36,6% so với cùng kỳ.

Hình 2: Những khó khăn hàng đầu doanh nghiệp Bao bì đang đối mặt

Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp Bao bì, tháng 08/2023

Thứ hai, khó khăn của các doanh nghiệp Bao bì đến từ cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành. Điều này một phần do cầu tiêu dùng hàng hóa giảm kéo theo lượng cầu bao bì giảm, áp lực giảm chi phí của các nhà sản xuất bao bì càng tăng cao để tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Hiện nay, năng lực sản xuất bao bì giấy phổ thông đã vượt quá nhu cầu trong nước, các doanh nghiệp chỉ đang hoạt động khoảng 60% công suất và sản lượng bao bì có thể tăng cao hơn trong một vài năm tới. Khi sản lượng tiềm năng cao hơn nhiều sản lượng thực tế, các nhà sản xuất loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm trong một thị trường bão hòa. Từ đó, các vấn đề liên quan đến thị trường quốc tế, kênh phân phối, biến động tỷ giá… càng làm doanh nghiệp lo ngại nhiều hơn.

Cuối cùng, dù lãi suất cho vay của các ngân hàng đã giảm, lạm phát được giữ ổn định, nhưng trước nguyên nhân từ tổng cầu suy yếu, thiếu thanh khoản và tín dụng vẫn cản trở khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Khả năng chi trả lãi vay yếu do tình hình tài chính đi xuống, từ đó cũng hạn chế tiếp cận nguồn vốn mới của doanh nghiệp trong tình hình hiện tại.

Triển vọng toàn ngành Bao bì những tháng cuối năm 2023

Dự báo kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2023, các chuyên gia tham gia khảo sát của Vietnam Report tỏ ra lạc quan hơn so với những tháng đầu năm, một phần đến từ nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi và giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh. Ngoài ra, kinh tế vĩ mô được ổn định, nổi bật là mặt bằng lãi suất được hạ thấp và lạm phát nằm trong tầm kiểm soát, Chính phủ đã có những chính sách kích cầu tiêu dùng nhằm phục hồi tổng cầu như giảm 2% thuế giá trị gia tăng.

Hình 3: Top 4 giải pháp trọng tâm của doanh nghiệp Bao bì trong thời gian tới

Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp Bao bì, tháng 08/2023

Ngành Bao bì những tháng cuối năm nay khó có thể tăng trưởng bứt phá, nhưng kịch bản phục hồi nhẹ là có thể khi IIP có chiều hướng đi lên kể từ giữa quý II. Nhằm thích ứng với tình hình kinh tế hiện tại, các doanh nghiệp Bao bì ưu tiên giải pháp trong ngắn hạn như: Mở rộng thị trường (66,7%); Đa dạng nhà cung cấp nguyên vật liệu (80,3%). Trong dài hạn, giải pháp trọng tâm được các doanh nghiệp thực hiện là tăng cường các biện pháp quản trị rủi ro tài chính, biến động giá và chất lượng nguồn nguyên liệu với tỷ lệ lựa chọn đạt 100%. Ngoài ra, chiến lược phát triển bền vững, bảo vệ môi trường ngày càng được doanh nghiệp trong ngành áp dụng, nhất là theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, đến tháng 01/2024, các doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải thực hiện mô hình trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).

Bao bì Việt Nam: Tiềm năng xuất khẩu tới các thị trường khó tính

Bao bì là mắt xích quan trọng của nhiều chuỗi giá trị, bao gồm đóng gói các sản phẩm ngành hàng tiêu dùng, y tế, xây dựng, vận tải, may mặc và ngày càng nhiều ngành công nghiệp khác. Dựa trên mức sản lượng bao bì tiềm năng, cùng các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giúp sản phẩm bao bì của Việt Nam xuất khẩu đi các nước thành viên được hưởng thuế suất bằng hoặc gần bằng 0%. Đây là cơ hội rất lớn để tăng khả năng cạnh tranh các sản phẩm bao bì Việt Nam trên thị trường quốc tế, trong khi rất ít các đối thủ cạnh tranh khác được hưởng mức thuế này.

Hình 4: Kim ngạch xuất khẩu Bao bì trong giai đoạn tháng 01/2022 – 06/2023

Nguồn: IMF Trade Map

Tiềm năng xuất khẩu dựa trên điều kiện thuận lợi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA). Hiện nay, Việt Nam đã ký kết 16 FTA song phương và đa phương, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, xuất khẩu bao bì cũng được hưởng lợi từ đây. Xét trong giai đoạn tháng 01/2022 đến hết tháng 06/2023, giá thị thương mại hai nhóm HS.3923 và HS.4819 lần lượt đại diện cho bao bì nhựa và bao bì giấy, bốn thị trường xuất khẩu bao bì lớn nhất của Việt Nam bao gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức; xếp theo sau đó là Anh, Hà Lan, Australia, Campuchia. Giá trị xuất khẩu sang 08 thị trường này chiến 75,5% lượng xuất khẩu bao bì của Việt Nam. Trong giai đoạn này, xuất khẩu bao bì sang 27 quốc gia có giá trị trên 10 triệu USD, chiếm 96,4% giá trị xuất khẩu bao bì. Hầu hết các quốc gia trên đều nằm trong ít nhất một FTA mà Việt Nam đang là thành viên. Thuế suất thuế nhập khẩu vào thị các thị trường trên cho mặt hàng bao bì hầu hết về 0,0%, phần nhỏ các mặt hàng vẫn chịu thuế nhưng đều không quá 5,0%. Các doanh nghiệp Bao bì có thể tận dụng tốt cơ hội từ các FTA để mở rộng thị trường – một trong các chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Vị thế của bao bì Việt Nam trên trường quốc tế còn có được nâng cao hơn nữa khi các vấn đề liên quan tới chuỗi cung ứng đang dần hạ nhiệt, những khó khăn về chi phí nguyên vật liệu đầu vào được giảm bớt nhờ chi phí logistics giảm. Ngoài ra, xu hướng sử dụng sang bao bì giấy được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, doanh nghiệp giấy phổ thông ngày càng nhiều cơ hội cho xuất khẩu các mặt hàng này.

Ngoài yếu tố ngoại sinh từ các FTA mang lại, chính những yếu tố nội sinh như năng lực sản xuất, quản trị rủi ro vận hành, đặc biệt là quản trị rủi ro chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong việc tận dụng tiềm năng xuất khẩu và duy trì sự cạnh tranh của ngành sản xuất Bao bì Việt Nam. Vì vậy, về phía doanh nghiệp cần linh hoạt cung ứng các sản phẩm phù hợp với thị trường nước ngoài, ổn định sản xuất, tận dụng lợi thế từ các FTA trong việc đưa sản phẩm bao bì tới nhiều thị trường khó tính.

Xu hướng bao bì bền vững ngày càng được quan tâm

Bao bì bền vững là một mục tiêu quan trọng để thúc đẩy sự phát triển và tạo ra giá trị hơn nữa cho ngành Bao bì. Đây là hướng đi giúp các thương hiệu tăng cường sự nhận diện và ủng hộ từ phía khách hàng, đồng thời đóng góp tích cực vào bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Liên quan đến quy định pháp luật, Việt Nam ngày càng nỗ lực và quyết tâm hơn trong việc thúc đẩy bao bì bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường và đảm bảo lợi ích dài hạn của doanh nghiệp. Theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, đến tháng 01/2024, các doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải thực hiện EPR. Theo đó, nhà sản xuất, nhập khẩu có hai trách nhiệm: (1) Tái chế đối với sản phẩm, bao bì áp dụng đối với sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế; (2) Xử lý chất thải áp dụng đối với sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế hoặc gây khó khăn cho thu gom, xử lý. Với trách nhiệm thứ nhất, nhà sản xuất, nhập khẩu sẽ thực hiện tái chế từ năm 2024 trở đi và được lựa chọn giữa hai hình thức: Tự mình tổ chức tái chế hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì. Ngoài ra, trong Quyết định số 889/QĐ-TTg đặt ra mục tiêu đến năm 2030, 100% siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế cho sản phẩm bao bì nhựa sử dụng một lần, khó phân hủy. Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định về các loại bao bì, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với bao bì, yêu cầu về nhãn hàng hóa trên bao bì cần công bố thông tin về chất ô nhiễm khó phân hủy trong sản phẩm.

Chuyển đổi sang bao bì bền vững không chỉ là xu hướng, mà đã trở thành điều tất yếu đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Các quy định về bao bì bền vững không chỉ tạo ra nhiều thách thức mà còn đem lại cơ hội cho doanh nghiệp. Sự nhạy bén và linh hoạt trong thích nghi với thay đổi này có thể giúp các doanh nghiệp tận dụng những lợi ích dài hạn của việc thúc đẩy sự bền vững trong hoạt động kinh doanh.

Hình 5: Mức độ quan tâm của người tiêu dùng đối với bao bì khi lựa chọn sản phẩm

Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát người tiêu dùng, tháng 08/2022 & 08/2023

Về phía người tiêu dùng, đối với bao bì của sản phẩm, họ ưu tiên chức năng kỹ thuật và đặc biệt quan tâm đến thông tin thành phần, hạn sử dụng, ngày sản xuất được in trên bao bì sản phẩm (4,91/5). Ngay sau đó là vệ sinh an toàn thực phẩm và đóng gói chắc chắn. Sản phẩm với bao bì có thể tái sử dụng/ phân hủy nhanh, không gây hại cho môi trường là ưu tiên kế tiếp, xếp trên chức năng tiếp thị của sản phẩm. Tính bền vững của bao bì được người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn. Ưu tiên lựa chọn sản phẩm có bao bì thân thiện của người tiêu dùng còn được thể hiện qua khảo sát của Vietnam Report khi có 57,4% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho bao bì thân thiện với môi trường nếu nếu giá cả không quá chênh lệch so với sản phẩm thông thường; 41,1% người tiêu dùng luôn ưu tiên lựa chọn dù giá cao hơn.

Hình 6: Mức độ sẵn sàng chi trả cho bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng

Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát người tiêu dùng, tháng 08/2023

Về phía doanh nghiệp, cam kết ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) cho thấy việc chuyển đổi, hướng tới phát triển bền vững của doanh nghiệp. Theo khảo sát của Vietnam Report, hiện có 33,8% doanh nghiệp Bao bì đã lập kế hoạch và triển khai một phần cam kết ESG; 43,8% doanh nghiệp đang ở giai đoạn lập kế hoạch; 22,4% doanh nghiệp còn lại chưa có kế hoạch cụ thể/ không đặt ra cam kết ESG. Như vậy, hầu hết các doanh nghiệp ngành Bao bì đã tiếp cận đến cam kết ESG, xây dựng kế hoạch và thực thực hiện cam kết của mình. Xét riêng khía cạnh môi trường, tái chế và sử dụng nguyên liệu tái chế, giúp giảm lượng rác thải và tiêu thụ tài nguyên tự nhiên. Điều này đồng thời thể hiện sự cam kết thực hiện EPR trong bảo vệ môi trường và giảm tác động đến biến đổi khí hậu, đặc biệt khi đây là quy định bắt buộc cho tất cả doanh nghiệp trong nước.

Hình 7: Tình hình cam kết ESG tại các doanh nghiệp Bao bì

Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp Bao bì, tháng 08/2023

Đánh giá truyền thông

Kết quả phân tích Media Coding của Vietnam Report chỉ ra những chủ đề xuất hiện nhiều nhất trên truyền thông với ngành Bao bì: Quản trị (22,0%); Vị thế thị trường (18,0%); Sản phẩm (8,0%); Xã Hình ảnh/PR/Scandal (8,0%); và Chính sách về môi trường (8,0%). So với thời gian nghiên cứu từ năm 2021 đến nay, ba chủ đề có sự gia tăng mạnh về lượng tin là Quản trị, Vị thế thị trường và Chính sách về môi trường. Các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) đang trở nên ngày càng quan trọng đối với các doanh nghiệp khi họ tìm cách xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững và tạo giá trị dài hạn cho các bên liên quan. Thời gian qua, các doanh nghiệp trong ngành Bao bì tích cực áp dụng các sáng kiến ESG vào hoạt động sản xuất nhằm giảm thiểu lượng khí CO2 thải ra môi trường, đặc biệt là các sáng kiến như áp dụng quang năng vào sản xuất, nâng cao kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ thu gom và tái chế hộp giấy, tổ chức các chương trình “Đổi rác lấy quà” giúp gia tăng nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng.

Hình 8: Top 5 chủ đề xuất hiện nhiều nhất trên truyền thông

Nguồn: Vietnam Report, Dữ liệu Media Coding ngành Bao bì, tháng 08/2020 – 07/2023

Xét về tin tích cực – tiêu cực theo chủ đề, trong 5 chủ đề được phân tích có đến 4 chủ đề có sự sụt giảm mạnh về tỷ lệ tin tích cực, phản ánh bức tranh u ám của ngành Bao bì trong giai đoạn vừa qua khi kinh tế Việt Nam gặp nhiều “cơn gió ngược”. Đặc biệt chủ đề về Tài chính/ Kết quả kinh doanh là có sự gia tăng về tỷ lệ tin tiêu cực (+4,0%). Đa phần những thông tin tiêu cực này đều liên quan đến việc doanh nghiệp bị suy giảm mạnh về các chỉ số tài chính.

Top 3 giải pháp Chính phủ nên hỗ trợ ngành Bao bì

Khảo sát doanh nghiệp và chuyên gia ngành Bao bì của Vietnam Report chỉ ra những giải pháp quan trọng mà Chính phủ có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp bao gồm: (1) Cải thiện cơ sở hạ tầng, chú trọng cơ sở hạ tầng logistics; (2) Giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất; (3) Xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia đối với các sản phẩm trong ngành, đặc biệt về thu gom và tái chế bao bì.

Hình 9: Top 3 giải pháp mà Chính phủ nên hỗ trợ ngành Bao bì

Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp Bao bì, tháng 08/2022 & 08/2023

Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất bao bì tại Việt Nam hiện nay phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, và tỷ lệ sản lượng xuất khẩu chiếm khoảng 30,0%, các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng logistics được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Sự gián đoạn của chuỗi cung ứng hay biến động tiêu cực của thị trường quốc tế đều ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong ngành. Hỗ trợ của Chính phủ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng logistics đóng vai trò quan trọng và cần thiết, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển hiệu quả và kịp thời.

Ngoài ra, việc giảm thuế nhập khẩu nguyên vật liệu đóng một vai trò quan trọng trong thúc đẩy ngành Bao bì tại Việt Nam. Điều này giúp giảm chi phí sản xuất, thúc đẩy đầu tư, khuyến khích sáng tạo, cải thiện chất lượng sản phẩm, mở rộng cơ hội xuất khẩu và hỗ trợ sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường. Từ đó, việc giảm thuế nhập khẩu nguyên vật liệu mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho ngành Bao bì và kích thích sự phát triển bền vững của nó. Giải pháp này cũng đồng thuận với cam kết của nước ta trong các FTA, gỡ bỏ dần hàng rào thuế quan, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế.

Cuối cùng, xây dựng quy chuẩn và tiêu chuẩn quốc gia cho các sản phẩm bao bì, đặc biệt là liên quan đến thu gom và tái chế bao bì, đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Các tiêu chuẩn này không chỉ giúp giảm lượng rác thải và khuyến khích sử dụng lại tài nguyên, mà còn tạo điều kiện cạnh tranh công bằng, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, thúc đẩy xuất khẩu. Điều này giúp xây dựng ngành sản xuất bao bì bền vững và thân thiện với môi trường. Trên thị trường quốc tế, các tiêu chuẩn về bao bì thường được áp dụng như chứng chỉ FSC, BRC, G7…

Top 10 Công ty Bao bì uy tín năm 2023 là kết quả nghiên cứu độc lập của Vietnam Report. Từ năm 2012, Vietnam Report đã sử dụng phương pháp Media Coding (mã hóa dữ liệu báo chí) để tính điểm uy tín của các doanh nghiệp trên truyền thông. Kể từ đó đến nay, nhiều bảng xếp hạng Top 10 thuộc các ngành trọng điểm và có tiềm năng tăng trưởng cao của Việt Nam cũng đã được định kỳ công bố thường niên như: Bất động sản, Xây dựng, Công nghệ thông tin, Ngân hàng, Bảo hiểm, Dược, Thực phẩm – Đồ uống, Bán lẻ…

Phương pháp nghiên cứu phân tích truyền thông để đánh giá uy tín của các công ty dựa trên học thuyết Agenda Setting về sự ảnh hưởng, tác động của truyền thông đại chúng đến cộng đồng và xã hội được hai giáo sư Maxwell McCombs và Donald L. Shaw chính thức công bố vào năm 1968, được Vietnam Report và các đối tác hiện thực hóa và áp dụng. Theo đó, Vietnam Report đã sử dụng phương pháp Branch Coding (đánh giá hình ảnh của công ty trên truyền thông) để tiến hành phân tích uy tín của các công ty bao bì tại Việt Nam.

Vietnam Report tiến hành mã hóa (coding) các bài báo viết về ngành Bao bì được đăng tải trên các đầu báo có ảnh hưởng trong thời gian từ tháng 08/2022 đến tháng 07/2023, đánh giá theo cấp độ câu chuyện (story – level) về 24 khía cạnh hoạt động cụ thể của các công ty từ sản phẩm, kết quả kinh doanh, thị trường… tới các hoạt động và uy tín của lãnh đạo công ty. Các thông tin được lựa chọn mã hóa (coding) dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản: Tên công ty xuất hiện ngay trên tiêu đề của bài báo, hoặc tin tức về công ty được đề cập tối thiểu chiếm 5 dòng trong bài báo, đây được gọi là ngưỡng nhận thức – khi thông tin được đánh giá là có giá trị phân tích. Các thông tin được đánh giá ở các cấp độ: 0: Trung lập; 1: Tích cực; 2: Khá tích cực; 3: Không rõ ràng; 4: Khá tiêu cực; 5: Tiêu cực. Tuy nhiên, thống kê lại, nhóm nghiên cứu đưa ra 3 cấp bậc để đánh giá cuối cùng, bao gồm: Trung lập (gồm 0 và 3), tích cực (1 và 2), và tiêu cực (4 và 5).

Những nhận định trong thông cáo mang tính tổng quát và tham khảo cho các doanh nghiệp, đối tác; không phải nhận định cá nhân và không phục vụ mục đích hay nhu cầu của bất cứ nhà đầu tư cụ thể nào. Do đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

Lễ công bố chính thức bảng xếp hạng và tôn vinh Top 10 Công ty Bao bì uy tín năm 2023 được tổ chức vào tháng 10 năm 2023 tại Thành phố Hà Nội.

 

Nguồn: Vietnam Report

Công ty cổ phần Giấy An Hòa nhận bằng khen Doanh nghiệp, Doanh nhân tiêu biểu tỉnh Tuyên Quang

Sự kiện có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Tỉnh Tuyên Quang: Ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang; Bà Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; lãnh đạo Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh; lãnh đạo Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ, Câu lạc bộ nữ doanh nhân tỉnh và 250 doanh nhân là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc các doanh nghiệp, Doanh nhân tiêu biểu của tỉnh.

Trong những năm qua, sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam nói chung, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tại Tỉnh Tuyên Quang nói riêng, đã góp phần thay đổi diện mạo của Tỉnh nhà, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và đưa Tỉnh Tuyên Quang từng bước vững vàng phát triển trên mọi mặt, từng bước hiện thực hóa các chương trình mục tiêu quốc gia. Công ty cổ phần Giấy An Hòa rất vinh dự, tự hào là một trong những doanh nghiệp có sự đóng góp vào sự phát triển chung của Tỉnh Tuyên Quang. Kể từ khi thành lập tới nay, sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, hiện nay, An Hòa đã tạo được vị thế đứng đầu trong ngành công nghiệp giấy, bột giấy tại Việt Nam. Qua các năm, An Hòa luôn tập trung đổi mới công tác điều hành hoạt động, thực hiện chuyển đổi số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, từ thiện như: Quỹ người nghèo, Quỹ khuyến học, Quỹ xây dựng nông thôn mới…, tạo công ăn việc làm cho gần 1000 lao động địa phương, tích cực đóng góp vào ngân sách Tỉnh.

Tại sự kiện, An Hòa vinh dự nhận 2 bằng khen tập thể và 01 bằng khen cá nhân. Bằng khen: “Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong hoạt động doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 2023”; Bằng khen: “Tổng giám đốc Nguyễn Văn Anh đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Tuyên Quang” do Chủ tịch UBND Tỉnh Tuyên Quang trao tặng; Bằng khen“ Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc tạo điều kiện cho hoạt động Công đoàn và quan tâm chăm lo đối với người lao động tại doanh nghiệp” do BCH Liên đoàn Lao động tỉnh Tuyên Quang trao tặng.

Phát biểu tại sự kiện, Ông Nguyễn Văn Anh- Tổng giám đốc Công ty cổ phần Giấy An Hòa đã bày tỏ niềm vinh dự và gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo UBND Tỉnh, Chính quyền địa phương đã luôn có những chính sách thiết thực, tạo điều kiện, giúp đỡ các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn Tỉnh, có môi trường tự do sáng tạo phát huy năng lực của mình. Đây cũng chính là lời cảm ơn chân thành của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và hàng nghìn người lao động tới các cấp lãnh đạo. Qua đó, ông cũng bày tỏ quyết tâm của cá nhân, của công ty cổ phần Giấy An Hòa và cộng đồng doanh nhân thực hiện tốt các chủ trương, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Chính quyền địa phương, tiếp tục củng cố, phát triển doanh nghiệp, đổi mới toàn diện, tiếp tục đồng hành cùng với Tỉnh nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, chủ động đổi mới, sáng tạo, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 và những năm tiếp theo, góp phần vào xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng.

 

Nguồn: Công ty cổ phần Giấy An Hòa