Doanh nghiệp kỳ vọng mùa xuất khẩu cuối năm

Dệt may, da giày, thủy sản có đơn hàng trở lại

Hai tháng gần đây, xuất nhập khẩu đã có tín hiệu dần phục hồi khi lượng đơn hàng xuất khẩu của các ngành hàng chủ lực như dệt may, thủy sản, giày dép… nhiều hơn. Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Công ty may mặc Dony cho biết, doanh nghiệp vừa ký được một đơn hàng với thị trường Malaysia.

Theo ông Quang Anh, trong bối cảnh đơn hàng tại thị trường Mỹ, EU sụt giảm mạnh, doanh nghiệp đã chuyển hướng sang khối các thị trường Trung Đông và Đông Nam Á như Singapore, Indonesia, Malaysia và Campuchia. Đây là những thị trường có biên độ cạnh tranh rất dữ dội nhưng vẫn có thể làm được và có cái thuận lợi về logistics.

Tương tự, tại Công ty TNHH Việt Thắng Jean (VitaJean), ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT công ty cũng cho biết, bước sang quý IV năm 2023, tình hình của ngành đã có phần khởi sắc hơn khi thị trường nội địa và xuất khẩu bắt đầu có nhu cầu trở lại.

Mặc dù thị trường xuất khẩu chưa đạt được mục tiêu như các năm, nhưng đơn hàng của doanh nghiệp đã dần phục hồi khoảng 80% so với trước. “Đây là động lực để doanh nghiệp tập trung vào sản xuất và hoàn thành các đơn hàng sản xuất cho 3 tháng cuối năm”, ông Phạm Văn Việt chia sẻ.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, sau nhiều tháng xuất khẩu bị sụt giảm nhiều, hàng dệt may bước sang tháng 9 vừa qua ước đạt kim ngạch 3 tỉ đô la Mỹ, tăng 9,6% so với tháng trước đó.

Không chỉ ngành dệt may, một số doanh nghiệp da giày cũng đã nhận những tín hiệu tích cực hơn về tình hình đơn hàng. Các doanh nghiệp Việt đã cơ cấu nội lực để tiết giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh. Ông Nguyễn Chí Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Gia Định, cho biết, quý III, quý IV, doanh nghiệp đã tương đối đủ đơn hàng để sản xuất cũng như tạo được công ăn việc làm cho người lao động tương đối ổn định.

Chia sẻ về tín hiệu khả quan đối với mặt hàng thủy sản, bà Phan Thị Bảo Tiên, Trưởng phòng Kinh doanh Thịnh Phú Aquatic chia sẻ, giữa tháng 9, năm container hàng thủy sản chế biến, gồm: Tôm sú tẩm bột đông lạnh, tôm sú, bạch tuộc nguyên con đông lạnh, phi lê cá chẽm đông lạnh… vừa được đơn vị xuất khẩu sang Mỹ. Cuối tháng 9, các container hàng tiếp theo tiếp tục được doanh nghiệp này xuất đi EU.

Đơn hàng đang về nhiều hơn, cho thấy dấu hiệu thị trường nhập khẩu hàng thủy sản đông lạnh và chế biến đang ấm hơn những tháng trước. Với tín hiệu thị trường tốt lên, doanh nghiệp đang đẩy mạnh sản xuất để hoàn thành các đơn hàng đã ký với đối tác, giao ngay trong tháng 9 và quý IV/2023.

Doanh nghiệp kỳ vọng mùa xuất khẩu cuối năm
Nhiều doanh nghiệp thủy sản đã có đơn hàng trở lại

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), thị trường xuất khẩu thủy sản từ tháng 8/2023 trở đi có dấu hiệu tốt lên khi nguồn cung tôm nguyên liệu tại các nước xuất khẩu lớn là Ấn Độ, Ecuador và Việt Nam đều giảm mạnh, trong khi đó, nhu cầu trên thế giới dần phục hồi. Do đó, các đơn vị sẽ có cơ hội bán và giảm hàng tồn kho khi nhu cầu tiêu thụ vào mùa lễ hội cao điểm cuối năm tăng cao.

Với mặt hàng cá tra, xuất khẩu cá tra đang có xu hướng hồi phục dần ở các thị trường Trung Quốc, Mexico, Brazil, Hà Lan, Anh và Mỹ… Trong tháng 9/2023, xuất khẩu sang một số thị trường đã lấy lại cân bằng hoặc đạt mức cao hơn so với cùng kỳ năm 2022.

Tồn kho tại các thị trường giảm

Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), xuất khẩu dệt may Việt Nam đã qua “đáy xấu nhất”. Hiện tại, hơn một nửa khách hàng của tập đoàn này đánh giá tình hình thị trường đang tốt lên, tín hiệu chung cho thấy hiệu quả ngành may trong 6 tháng cuối năm nay sẽ tương đương 6 tháng đầu năm.

Đại diện Vinatex cũng cho biết, đang xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực với ngành dệt may. Gần đây, các đối tác từ châu Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á… đến tìm hiểu sản phẩm may mặc có xu hướng tăng nhanh so với giai đoạn trước. Điều này tạo kỳ vọng sản lượng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong những tháng cuối năm sẽ tăng so với những tháng qua.

Chia sẻ thêm về thị trường xuất khẩu phục hồi, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, hàng tồn kho ở các thị trường mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu đã giảm, như tại Mỹ 6 tháng đầu năm tồn kho ở mức 20%, nhưng đến tháng 8 đã giảm còn 10%, và dự báo đến cuối năm 2023 sẽ tiệm cận về mức 0%. Đây chính là cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng tốc sang Mỹ, bù đắp cho suy giảm của những tháng đầu năm.

Chỉ ra những yếu tố giúp các ngành hàng xuất khẩu có cơ phục hồi, Thứ trưởng Hải cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam có sức chống chịu, linh hoạt và chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong xuất khẩu.

Cùng đó, doanh nghiệp cũng đã phát huy sự chủ động sáng tạo, tìm kiếm thị trường mới để bù đắp, thay thế các thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng, khai thác tốt các ưu đãi, lợi thế từ những FTA thế hệ mới.

Ngoài ra, các địa phương, các doanh nghiệp FDI đã có kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian từ nay đến cuối năm, đưa ra các sản phẩm mới để xuất khẩu. Ví dụ như Tập đoàn Samsung đã cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu nhiều sản phẩm, trong đó có nhiều mẫu điện thoại mới sang các thị trường trong phạm vi toàn cầu.

Xuất nhập khẩu hàng hoá vẫn còn phải đối diện với nhiều khó khăn, song những tín hiệu vui cũng đã le lói trở lại. Với quy luật hàng năm là xuất khẩu sẽ tăng mạnh vào mùa lễ hội cuối năm, cơ hội để gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho cả năm 2023 sẽ vẫn còn nhiều hy vọng.

 

Hà Linh
Báo Công Thương

Giải thưởng Bao bì Việt Nam 2024

I. Thông tin chung về Giải thưởng

  1. Tên thương hiệu của Giải thưởng: Giải thưởng Bao bì Việt Nam 2024 
  2. Logo: “TRÁI DỪA VÀNG”
  3. Slogan: Bao bì Xanh vì Trái đất Xanh
  4. Giải thưởng sẽ được công bố vào ngày 08/05/2024 tại Triển lãm Quốc tế Giấy và Bao bì Việt Nam (VPPE) tại Trung tâm Triển lãm Thành phố mới Bình Dương – WTC EXPO BDNC.

Tất cả bao bì dự thi sẽ được trưng bày tại gian hàng Vinpas tại Triển lãm VPPE để mọi người có thể thưởng lãm.

  1. Bao bì dự thi: bao gồm các loại bao bì cho tất cả các ngành hàng.
  2. Cơ cấu giải thưởng:
  • 03 Giải Xuất sắc
  • 03 Giải Chính
  • 12 Giải Chuyên đề, gồm: 03 Giải “Bao bì có công nghệ phù hợp”; 03 Giải “Bao bì có thiết kế ấn tượng”; 03 Giải “Bao bì bền vững” và 03 Giải “Bao bì sáng tạo”.
  • 03 Giải “Bao bì được yêu thích” từ bình chọn của công chúng thông qua website Vinpas.
  1. Quyền lợi doanh nghiệp đạt giải thưởng:
  • Được nhận Giấy chứng nhận, Cup, kèm theo hiện kim do Hiệp hội Bao bì Việt Nam trao tặng;
  • Được đăng thông tin doanh nghiệp đạt giải thưởng trên website của Hiệp hội (hhbb.vn; vinpas.vn) trong 12 tháng;
  • Doanh nghiệp đạt giải thưởng được quyền quảng bá giải thưởng đã đạt.
  1. Hội đồng Bảo trợ cho cuộc thi gồm lãnh đạo các hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp.
  2. Hội đồng Giám khảo cuộc thi gồm các chuyên gia về bao bì trong và ngoài nước.

II. Đối tượng và điều kiện dự thi

  1. Đối tượng gửi bao bì dự thi: Doanh nghiệp sản xuất bao bì. Doanh nghiệp có cán bộ, chuyên gia tham gia Hội đồng Giám Khảo không dự thi.
  2. Doanh nghiệp gửi bao bì dự thi phải cam kết tuân thủ đúng quy định pháp luật.
  3. Bao bì dự thi đã được đưa ra thị trường ít nhất 3 tháng tính đến ngày doanh nghiệp gửi hồ sơ dự thi (theo dấu bưu điện) và chưa đạt được giải thưởng nào.
  4. Mỗi doanh nghiệp được gửi tối đa 05 bài dự thi.

III. Hồ sơ đăng ký dự thi

  1. Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản copy).
  2. Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sản xuất bao bì dự thi:
  • Thư giới thiệu hoặc đồng ý cho dự thi của đơn vị đặt hàng; hoặc
  • Thư giới thiệu hoặc lời nhận xét về bao bì dự thi từ nhà Sở hữu thương hiệu;
  • Tài liệu khác (nếu có).
  1. Mỗi bao bì dự thi cần có:
  • 10 bao bì dự thi đã được sản xuất;
  • Thuyết minh mô tả bao bì dự thi kèm các số liệu và hình ảnh minh chứng, theo mẫu Đăng ký dự thi đính kèm Thông báo này. Khuyến khích gửi kèm hình ảnh, video giới thiệu về bao bì dự thi, dạng JPEG hoặc RGB, dung lượng tối thiểu 500KB.
  1. Để biết thêm thông tin về hồ sơ dự thi, vui lòng liên lạc Bà Lương Thị Thúy Ngân-Tổng Thư Ký Vinpas: 098 3070 663 (Zalo); nganliksin@gmail.com

IV. Thông tin gửi hồ sơ dự thi

  1. Địa chỉ gửi hồ sơ dự thi: Văn phòng Hiệp hội Bao bì Việt Nam
  • Số 81 đường số 5, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. HCM;
  • Người nhận: Cô Phương Nhi- Thư ký Văn Phòng Vinpas, số điện thoại: 096 8785 010
  1. Thời hạn gửi hồ sơ dự thi: Hạn chót ngày 15/03/2024 (theo dấu bưu điện).

‍Ban Chấp hành Hiệp hội Bao bì Việt Nam tin tưởng Giải thưởng bao bì Việt nam 2024 được các doanh nghiệp sản xuất bao bì nhiệt tình hưởng ứng, đồng thời nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân đồng hành với sự nghiệp phát triển công nghiệp bao bì Việt Nam./.

Nguồn: https://www.hhbb.vn/bai-viet/giai-thuong-bao-bi-viet-nam-2024

Doanh nghiệp muốn đầu tư 2.000 tỷ phát triển chuỗi cung ứng nguyên liệu cho nhà máy bột – giấy tại Quảng Ngãi

Ông Trần Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, vừa tổ chức cuộc họp với lãnh đạo các sở, ngành và UBND các địa phương để nghe và cho ý kiến đối với Đề án phát triển chuỗi cung ứng gỗ nguyên liệu cho Nhà máy Bột- Giấy VNT19 và xử lý một số vướng mắc dự án Nhà máy Bột- Giấy VNT19.

Đề án phát triển chuỗi cung ứng gỗ nguyên liệu cho Nhà máy Bột – Giấy VNT19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2023-2028, do Công ty Cổ phần Bột – Giấy VNT19 làm chủ đầu tư, với quy mô dự kiến khoảng 20.500 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng.

Mục tiêu của Đề án là nhằm liên kết xây dựng phát triển vùng nguyên liệu chất lượng cao, kéo dài chu kỳ kinh doanh rừng, lập các loại chứng chỉ rừng bền vững và vận hành chuỗi cung ứng đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho Nhà máy; từng bước tích hợp mở rộng diện tích rừng liên kết phục vụ đủ nhu cầu nguyên liệu cho Nhà máy ở giai đoạn tiếp theo.

Theo đề xuất của chủ đầu tư, Công ty sẽ thực hiện hợp tác đầu tư xây dựng, hỗ trợ liên kết phát triển vùng nguyên liệu cùng chủ rừng, với quy mô khoảng 20.500 ha, trong phạm vi quy hoạch rừng trồng sản xuất, phù hợp với quy hoạch vùng nguyên liệu theo Quy hoạch tỉnh, theo kế hoạch giai đoạn trong 5 năm (2023-2028), kéo dài chu kỳ kinh doanh rừng đủ 6 tuổi trở lên, trong đó đạt tối thiểu 3.000 ha rừng được cấp chứng chỉ rừng bền vững.

Hàng năm, vận hành chuỗi liên kết khai thác, sơ chế, vận chuyển sản phẩm gỗ nguyên liệu, sản xuất thành phẩm bột- giấy, đáp ứng đầu ra khoảng 3.929 ha rừng trồng liên kết được đưa vào khai thác, chủ động cung ứng khoảng 30% nhu cầu nguyên liệu cho Nhà máy.

Hình thức liên kết là Công ty đầu tư vốn cùng hợp tác sản xuất, tạm ứng vốn để đặt hàng, hoặc hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất cho đối tác. Đối với chủ rừng, VNT19 đầu tư vốn để hợp tác trồng rừng, hoặc hỗ trợ chi phí để kéo dài chu kỳ kinh doanh rừng, hỗ trợ chi phí để xây dựng các loại chứng chỉ rừng bền vững, bao tiêu toàn bộ sản phẩm gỗ rừng trồng.

Trong đó, ưu tiên hợp tác liên kết với các doanh nghiệp, chủ rừng có diện tích lớn và hợp tác xã lâm nghiệp bền vững. Đồng thời, VNT19 cũng sẽ ký kết hợp đồng hợp tác liên kết đặt hàng cung ứng dịch vụ ổn định và bền vững, hoặc góp vốn cùng sản xuất kinh doanh đối với các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khai thác rừng, chế biến và vận chuyển dăm gỗ.

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi lưu ý các địa phương, nhất là các huyện miền núi phải chỉ đạo thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác để phối hợp với các doanh nghiệp hình thành các chuỗi liên kết. Sở Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh về các định hướng tiêu chuẩn chung đối với việc phát triển chuỗi liên kết để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Tăng cường tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân tham gia trồng cây gỗ lớn, cây bản địa.

Đối với nhà đầu tư, đại diện UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu VNT19 làm việc với các địa phương để thực hiện thí điểm liên kết trồng rừng nguyên liệu, hướng đến cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC.

 

Nguồn: vneconomy.vn

LabelExpo Asia 2023 tại Thượng Hải (Trung Quốc) ngày 03 – 08/12/2023

Đây cũng là một cơ hội tốt để các doanh nghiệp gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất.

Năm 2023, Labelexpo Asia sẽ được tổ chức tại Thượng Hải (Trung Quốc), và dự kiến thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan và đại diện từ các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành.

Nếu bạn đang quan tâm đến lĩnh vực sản xuất nhãn mác và bao bì, hãy đến tham quan Labelexpo Asia để tìm hiểu thêm về các giải pháp và công nghệ tiên tiến nhất trong ngành.

Đoàn tham quan VINPAS

Chương trình Đoàn tham quan Triển lãm Labelexpo Asia 2023 do Hiệp hội Bao bì Việt Nam tổ chức

Thời gian: 03 – 08/12/2023
Đối tượng tham gia: các doanh nghiệp sản xuất nhãn hàng và doanh nghiệp trong lĩnh vực liên quan
Tham quan Triển lãm 02 ngày;
Tham quan 01 Nhà máy sản xuất;
Kết hợp tham quan du lịch Thượng Hải – Côn Sơn – Ô Trấn 02 ngày
Lựa chọn chuyến bay từ TP.HCM hoặc Hà Nội:
Đi lúc 22g00 ngày 03/12/2023
Về lúc 22g00 ngày 08/12/2023
Được đăng ký người thân (Từ 18 tuổi trở lên)
Khởi hành
03/12/2023
22g00 tại Hà Nội hoặc TP.HCM
Ngày 1
04/12/2023
Di chuyển đến Thượng Hải
Nhận phòng khách sạn – Tham quan Thượng Hải
Ngày 2
05/12/2023
Tham quan triển lãm LabelExpo Asia 2023
+ Tham quan Quảng Trường Nhân Dân, Cầu Nam Phố – cây cầu lớn nhất bắc qua dòng sông Hoàng Phố, Bến Thượng Hải, Đại lộ Nam Kinh
Ngày 3
06/12/2023
Tham quan triển lãm LabelExpo Asia 2023
+ Tham quan Thượng Hải
Ngày 4
07/12/2023
Tham quan Nhà máy đối tác
+ Tham quan Cổ trấn CHU GIA GIÁC – CÔN SƠN – phố cổ ĐỒNG LÝ
Ngày 5
08/12/2023
Tour du lịch CÔN SƠN – Ô TRẤN
+ Quay về Việt Nam
THỜI HẠN ĐĂNG KÝ: đến ngày 31/10/2023
Thông tin chi tiết quý vị vui lòng xem tại: https://www.hhbb.vn/p/label-expo-2023
Nguồn: hhbb.vn

Samsung đòi Việt Nam hoàn trả 44 triệu USD, Tổng cục Thuế lên tiếng

Samsung thắc mắc vì sao đến nay họ chưa được hoàn số tiền 24 triệu USD cho giai đoạn trước khi chuyển đổi từ doanh nghiệp thông thường sang doanh nghiệp chế xuất, ngoài ra,20 triệu trong vòng 18 tháng (từ tháng 6/2021 đến tháng 12/2022) cũng chưa được hoàn trả.
Tổng cục Thuế lên tiếng
Ngày 5/10,Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã chính thức có phản hồi xung quanh vấn đề chậm trễ hoàn thuế giá trị gia tăng cho Công ty TNHH điện tử Samsung HCMC CE Complex.
Theo Tổng cục Thuế, trong tổng số thuế giá trị gia tăng (GTGT) mà Công ty TNHH điện tử Samsung HCMC CE Complex đang đề nghị hoàn “đang gặp vướng mắc liên quan đến 2 nội dung”.
Thứ nhất, về thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu giai đoạn trước khi công ty chuyển thành doanh nghiệp chế xuất, ngày 25/9, Bộ Tài chính đã có Công văn số 10225/BTC-TCT chỉ đạo Cục Thuế TP.HCM.
Nội dungnêu trường hợp doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là doanh nghiệp chế xuất trước ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, trong giai đoạn từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là doanh nghiệp chế xuất đến trước thời điểm doanh nghiệp đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan, doanh nghiệp chưa được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan theo quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP.
Nếu doanh nghiệp có nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ hoặc mua hàng hóa, dịch vụ từ các nhà cung cấp trong nước, doanh nghiệp đã nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hoặc phát sinh số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua trong nước thì doanh nghiệp được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào theo quy định pháp luật về thuế GTGT.
Tổng cục Thuế cho biết đã chỉ đạo cục thuế căn cứ các quy định, hướng dẫn nêu trên và thẩm quyền quyết định hoàn thuế quy định tại luật Quản lý thuế “để xử lý dứt điểm”.
Về thuế GTGT của nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thay đổi mục đích sử dụng, theo Thanh Niên dẫn lời đại diện Tổng cục Thuế cho biết, đơn vị này đã đồng thời báo cáo Bộ Tài chính và chuyển hồ sơ sang Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) để hướng dẫn phối hợp triển khai công tác hoàn thuế theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Samsung sốt ruột chờ hoàn 44 triệu USD tiền thuế

Trước đó, tại Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo TP.HCM và doanh nghiệp Hàn Quốc hôm 16/8, đại diện Công ty TNHH điện tử Samsung HCMC CE Complex cho biết, sau hơn 2 năm, tổng cộng số tiền thuế GTGT chờ hoàn của doanh nghiệp này là 44 triệu USD, tương đương khoảng 1.000 tỷ đồng.
Trong đó, 24 triệu USD cho giai đoạn trước khi chuyển đổi sang doanh nghiệp chế xuất; 20 triệu USD trong vòng 18 tháng (từ tháng 6/2021 – 12/2022).
Ông Youn Chel Woon, Giám đốc Công ty TNHH Điện tử Samsung CE Complex nhấn mạnh, nhà máy Samsung SEHC tại Khu công nghệ cao khu công nghệ cao TP.HCM năm 2020 đã xin phép chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp thông thường sang loại hình doanh nghiệp chế xuất.
Ngày 1/5/2021 nhà máy chính thức nhận được phê duyệt trở thành doanh nghiệp chế xuất.
“Tuy nhiên, trước và sau khi chuyển sang loại hình doanh nghiệp chế xuất (tháng 4/2021 và từ tháng 6/2021 đến 12/2022) tiền hoàn thuế khoảng 44 triệu USD (khoảng 1.000 tỷ đồng), đến nay công ty vẫn chưa nhận được”, đại diện Samsung nói.
Ông Youn cũng cho hay, tháng 7/2022, Cục thuế TP.HCM đã kiểm tra trong 2 tháng để đánh giá tính phù hợp của việc hoàn thuế và 2 lần gửi công văn báo cáo lên Tổng cục Thuế.
Ngày 3/7, Tổng cục Thuế chủ trì một cuộc họp với các bên để thảo luận vấn đề này nhưng chưa có quyết định nào được đưa ra.
Từ thời điểm phát sinh tiền thuế VAT chưa được hoàn đến nay hơn hai năm, hoàn toàn chưa có bất cứ giải quyết nào được thực hiện”, ông Youn Chel Woon cho hay.
Không riêng Samsung, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khác gồm cả một số nhà cung cấp vật tư của Samsung đang khó khăn lớn về việc hoàn thuế VAT
Cùng với đại diện Công ty TNHH điện tử Samsung HCMC CE Complex, tại hội nghị, đại diện Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại miền Trung và miền Nam Việt Nam (KoCham) cũng cho rằng, hoàn thuế GTGT là một trong những vướng mắc chính của các doanh nghiệp nước này khi tiến độ hoàn thuế khá chậm.
“Thời gian giải quyết vấn đề hoàn thuế VAT tốn nhiều thời gian hơn, nên chúng tôi kính đề nghị các cơ quan hữu quan sớm cải thiện về điều này”, ông Choi Bundo, Chủ tịch KoChamđề xuất.
Lãnh đạo KoChamphản hồi đã nhận được thông tin một số doanh nghiệp không thực hiện hoàn thuế liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ. Vị này thắc mắc, Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế là hai cơ quan cùng trực thuộc Bộ Tài chính Việt Nam.
“Tuy nhiên, thật khó hiểu khi Tổng cục Thuế lại không chấp thuận hoàn thuế VAT đối với các trường hợp đã được cơ quan hải quan công nhận và cấp phép”, lãnh đạo KoCham nêu vấn đề.
Ngoài việchoàn thuế, việc định giá đất, kế hoạch thay đổi chính sách xuất nhập khẩu tại chỗ và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cũng là trăn trở của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục thuế TP.HCM cho biết, về vướng mắc của Samsung, Cục thuế TP.HCM có nhiều văn bản báo cáo Tổng Cục thuế.

“Hiện nay Cơ quan Hải quan và Thuế đang xin ý kiến Bộ Tài chính quyết định cuối cùng việc cơ quan nào hoàn thuế cho doanh nghiệp”, ông Dũng nói.

Về vấn đề hoàn thuế cho Samsung và thay đổi chính sách xuất nhập khẩu tại chỗ, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi khẳng định, TP.HCM sẽ tiếp thu và phản ánh với các bộ ngành trung ương.
Sputniknews.vn

Valmet ra mắt thiết bị đo nồng độ dạng xoay cho các nhà sản xuất giấy và bột giấy

Với công nghệ tiên tiến nhất, cùng giao diện người dùng mới và khả năng bảo trì dễ dàng hơn, bộ truyền tín hiệu tiếp tục cung cấp phép đo nồng độ của xơ sợi có độ chính xác cao cho các ứng dụng quan trọng.

“Được lắp đặt dựa trên công nghệ danh tiếng và kinh nghiệm lâu năm, thiết bị đo mới rất mạnh mẽ và bền vững. Công nghệ được cấp bằng sáng chế đảm bảo đáp ứng đo lường nhanh chóng và phản ứng nhanh với các biến đổi nồng độ” Ông Sami Laaksonen, Giám đốc Sản phẩm, Ngành Kinh doanh Hệ thống Tự động hóa, Valmet cho biết.

Thiết bị đo nồng độ xơ sợi đáng tin cậy

Phiên bản mới của Thiết bị đo Nồng độ Dạng xoay Valmet có thiết kế cơ học mới và giải pháp điện tử để nâng cao độ tin cậy. Nhờ độ nhạy cao nên thế hệ thứ 3 cho kết quả chính xác như thế hệ trước. Thiết kế tối giản giúp cho việc bảo trì tại chỗ dễ dàng và nhanh chóng hơn với chi phí trọn đời thấp.

Dựa trên công nghệ đo lực cắt, Thiết bị đo Nồng độ Dạng xoay mới của Valmet có hiệu suất tuyệt vời ngay cả trong môi trường đầy thách thức với nhiệt độ hoặc áp suất cao và hóa chất mài mòn. Thiết kế mô-đun đảm bảo khả năng sử dụng phổ biến bao gồm phạm vi nồng độ từ 1,5% đến 16%.

Giao diện người dùng mới giúp nâng cao chất lượng vận hành

Việc vận hành thử, hiệu chuẩn và đưa vào vận hành chính thức đã được cải tiến với giao diện người dùng Valmet Link mới, một nền tảng linh hoạt với khả năng kết nối từ xa an toàn. Với màn hình đồ họa và cấu trúc menu rõ ràng, việc thiết lập và vận hành rất nhanh chóng và dễ dàng. Giao diện người dùng trực quan và màn hình lớn hơn cho phép hiệu chuẩn dễ dàng hơn và cung cấp cái nhìn tổng quan hơn về dữ liệu hiệu chuẩn. Giao diện người dùng được chuẩn bị cho các giao thức tiếp cận khác nhau và có thể được cập nhật cho các chức năng trong tương lai.

Công ty TNHH Giải Pháp ATZ

 

Chính phủ yêu cầu NHNN điều hành chính sách tiền tệ không tạo ra những biến động mạnh, thay đổi đột ngột

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 164/NQ-CP ngày 4/10/2023 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

Trong 9 tháng đầu năm, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Tăng trưởng kinh tế quý III ước tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước, tính chung 9 tháng tăng 4,24%, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 09 tháng tăng 3,16%. Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm; bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. Thu ngân sách nhà nước 09 tháng ước đạt 75,5% dự toán năm trong điều kiện đã thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế, phí, tiền sử dụng đất.

Bên cạnh đó, yêu cầu NHNN tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục cho vay để tăng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp và thúc đẩy giải ngân các gói tín dụng 40 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất, 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, 15 nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

NHNN tiếp tục theo dõi tình hình thực hiện Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, Thông tư số 03/2023/TT-NHNN, Thông tư số 06/2023/TT-NHNN và các Thông tư đã ban hành để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ hiệu quả các vướng mắc phát sinh trong thực tế về tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp.

Chính phủ cũng yêu cầu giám sát chặt chẽ tình hình nợ xấu, có giải pháp hạn chế nợ xấu phát sinh tăng, nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền phương án xử lý các ngân hàng yếu kém theo chỉ đạo của Chính phủ tại điểm d khoản 4 Mục I Nghị quyết số 144/NQ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2023.

Nhịp sống thị trường

Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu giảm thuế VAT trong 2024

Chiều 5-10, Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo thường kỳ quý 3.

Trả lời Tuổi Trẻ Online về việc Bộ Tài chính có đề xuất Chính phủ trình Quốc hội kỳ họp diễn ra vào cuối tháng 10 về việc giảm tiếp 2% thuế giá trị gia tăng trong năm 2024, ông Trương Bá Tuấn – phó cục trưởng Cục Quản lý giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) – cho biết Bộ Tài chính đang nghiên cứu.

Cụ thể, ông Tuấn thông tin do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và tác động của các vấn đề kinh tế, chính trị quốc tế đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, để chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp và đời sống của người dân, Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền cũng như ban hành theo thẩm quyền chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất.

Cụ thể tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ năm 2020 khoảng 129.000 tỉ đồng, năm 2021 khoảng 145.000 tỉ đồng, năm 2022 khoảng 233.000 tỉ đồng.

Còn năm 2023, tổng số tiền dự kiến hỗ trợ người dân và doanh nghiệp là khoảng 196.000 tỉ đồng. Trong đó, số tiền được gia hạn khoảng 121.000 tỉ đồng; số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được miễn, giảm khoảng 75.000 tỉ đồng, trong đó có giảm thuế giá trị gia tăng 2% cho một số nhóm hàng hóa dịch vụ.

“Hiện Bộ Tài chính đang đánh giá tổng thể việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ đã triển khai trong thời gian qua để có thể tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội xem xét ban hành trong thời gian tới” – ông Tuấn nhấn mạnh.

Chia sẻ thêm, ông Tuấn cho hay ngày 29-9 vừa qua, trên cơ sở cuộc họp của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm, Thủ tướng đã giao Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu hai nội dung.

Một là thực hiện tiếp việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2024.

Hai là trình Quốc hội tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 2% trong năm 2024.

Hiện Bộ Tài chính đang tiến hành các bước theo quy trình, thủ tục nghiên cứu chính sách để đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội.

Đẩy nhanh thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế

Cũng tại cuộc họp báo, về vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định hoàn thuế giá trị gia tăng là nhiệm vụ quan trọng của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế và doanh nghiệp còn nhiều khó khăn như hiện nay, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế tìm kiếm giải pháp tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ này, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được hoàn thuế sớm nhận được tiền.

“Việc giải quyết hoàn thuế sớm cũng chính là hỗ trợ, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, thêm nguồn lực tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư hiệu quả, từ đó đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội.

Giải quyết hoàn thuế sớm ngày nào thì hỗ trợ thuận lợi cho doanh nghiệp bớt khó khăn đến đó. Ngược lại doanh nghiệp cũng phải hiểu quy định để thực hiện. Trường hợp phát hiện gian lận thì xử lý rất nghiêm theo quy định” – ông Chi nhấn mạnh.

Để đẩy nhanh thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế, ông Mai Sơn – phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế – cho biết trong quý 4 này, Tổng cục Thuế sẽ ban hành quy trình xác định hoàn thuế tự động với các tiêu chí cụ thể.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phân loại hồ sơ thúc đẩy tiến độ giải quyết hồ sơ hoàn thuế. Bên cạnh đó, tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cũng chỉ đạo lãnh đạo các cục thuế địa phương trực tiếp giải quyết hồ sơ hoàn thuế.

Nguồn: Báo tuổi trẻ