Điều chỉnh tỷ lệ tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Điểm đáng chú ý của Nghị định số 91/2022/NĐ-CP là sửa đổi quy định tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP; đồng thời, điều chỉnh tương ứng quy định tại điểm c và điểm g khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP về tạm nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý của hãng vận tải nước ngoài.

Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 4 quý không được thấp hơn 80% số thuế quyết toán năm

Cụ thể, điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định “Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 03 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước”.

Nay Nghị định số 91/2022/NĐ-CP đã sửa đổi thành “Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 04 quý thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 04 đến ngày liền kề trước ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.”

Cũng theo điều chỉnh của Nghị định số 91/2022/NĐ-CP thì thuế thu nhập doanh nghiệp của hãng vận tải nước ngoài tạm nộp quý và khai quyết toán năm. Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 04 quý thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 04 đến ngày liền kề trước ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.”

Quy định trên được áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2021 như sau:

– Tính đến ngày Nghị định 91/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (30/10/2022) người nộp thuế có số thuế tạm nộp 03 quý đầu kỳ tính thuế năm 2021 không thấp hơn 75% số phải nộp theo quyết toán năm, thì không áp dụng quy định tỷ lệ tạm nộp 04 quý như trên.

– Tính đến ngày 30/10/2022, người nộp thuế có số thuế tạm nộp 03 quý đầu kỳ tính thuế năm 2021 thấp hơn 75% số phải nộp theo quyết toán năm, thì được áp dụng tỷ lệ tạm nộp 04 quý như trên nếu không tăng thêm số tiền chậm nộp.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra đã tính tiền chậm nộp theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm g khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và khi áp dụng quy định tỷ lệ tạm nộp 04 quý ở trên được giảm số tiền chậm nộp thì người nộp thuế có văn bản đề nghị điều chỉnh giảm tiền chậm nộp theo Mẫu số 01/GTCN gửi cơ quan thuế nơi phát sinh tiền chậm nộp (là cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế có hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp). Sau khi điều chỉnh giảm mà có số tiền chậm nộp nộp thừa thì thực hiện theo quy định tại Điều 60 và Chương VIII Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Với việc điều chỉnh trên, doanh nghiệp sẽ không phải hoàn tất việc tạm nộp thuế cả năm từ quý III, trước khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính 2 tháng. Và nhờ đó, việc ước tính số thuế phải nộp sẽ sát thực tiễn kinh doanh hơn. Quy định như vậy cũng khuyến khích doanh nghiệp thực hiện hạch toán, ghi chép sổ sách kịp thời để chủ động trong việc thực hiện chính sách thuế, để khỏi bị chế tài.

   >>> Sản phẩm của doanh nghiệp Ngành giấy được trao tặng Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022

Theo báo Chính phủ

Bổ sung thời hạn Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất lĩnh vực công nghiệp

Thông tư 17/2022/TT-BCT bổ sung Điều 3a. Thời hạn của Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.

Theo đó, Giấy phép cấp mới có thời hạn hiệu lực là 5 năm kể từ ngày cấp. Đối với hóa chất hữu cơ khó phân hủy (POP), thời hạn của Giấy phép là 5 năm kể từ ngày cấp hoặc bằng thời hạn đăng ký miễn trừ quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, căn cứ theo thời hạn nào đến trước.

Thời hạn của Giấy phép cấp lại và cấp điều chỉnh bằng thời hạn còn lại của Giấy phép đã cấp.

Thay đổi thời gian báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất

Bên cạnh đó, Thông tư sửa đổi quy định về việc báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất của tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.

Trước ngày 15 tháng 02 hàng năm (quy định hiện hành là trước ngày 15 tháng 01 hàng năm), tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp có trách nhiệm báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất của năm trước theo Mẫu số 05a quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này đến Cục Hóa chất, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính và nơi đặt địa điểm sản xuất, kinh doanh thông qua hệ thống Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia (https://chemicaldata.gov.vn/cms.xc).

Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp có trách nhiệm báo cáo khi có sự cố xảy ra trong hoạt động hóa chất hoặc chấm dứt hoạt động hóa chất đến Cục Hóa chất, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính và nơi đặt địa điểm sản xuất, kinh doanh.

Trước ngày 01 tháng 3 hàng năm, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm báo cáo công tác quản lý hoạt động hóa chất của tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý theo Mẫu số 05b quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này đến Cục Hóa chất thông qua hệ thống Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 22/12/2022.

    >>> Sản phẩm của doanh nghiệp Ngành giấy được trao tặng Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022

Theo báo Chính phủ

Sản phẩm của doanh nghiệp Ngành giấy được trao tặng Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022

Tối 2/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ Công bố sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia 2022. Tham dự buổi Lễ này có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Lãnh đạo các Bộ Ngành, địa phương và các Doanh nghiệp có sản phẩm được trao giải và các khách mời.

Chương trình thương hiệu quốc gia là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm. Việc tham gia Chương trình là một quá trình để doanh nghiệp đánh giá toàn diện các hoạt động, kết quả sản xuất/kinh doanh và chiến lược xây dựng thương hiệu thông qua hệ thống tiêu chí của Chương trình; từ đó khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ và theo đuổi các giá trị cốt lõi của Chương trình, đó là Chất lượng – đổi mới, sáng tạo – năng lực tiên phong.

san-pham-cua-doanh-nghiep-giay-duoc-trao-tang-thuong-hieu-quoc-gia-viet-nam-2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ công bố sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022

Năm 2022, kỳ xét chọn thương hiệu quốc gia lần thứ 8 tiếp tục thu hút được sự quan tâm tham gia của trên 1.000 doanh nghiệp thuộc các ngành nghề lĩnh vực khác nhau trên cả nước. Sau hơn 9 tháng phát động và triển khai hoạt động xét chọn, Bộ trưởng Bộ Công Thương – Chủ tịch Hội đồng thương hiệu quốc gia Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1977/QĐ-BCT công nhận 172 doanh nghiệp với tổng số 325 sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022.

Trong Chương trình trao giai năm 2022, Ngành Giấy Việt Nam có 03 doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia và được vinh dự  trao giải, cả 03 doanh nghiệp đều là doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam. Đó là: Công ty CP Giấy An Hòa với sản phẩm giấy và bột giấy An Hòa; Công ty CP Đông Hải Bến Tre với sản phẩm giấy Giao Long Paper; Công ty CP VPP Hồng Hà với sản phẩm giấy vở Hồng Hà, bút và dụng cụ học sinh Hồng Hà.  san-pham-cua-doanh-nghiep-giay-duoc-trao-tang-thuong-hieu-quoc-gia-viet-nam-2022

san-pham-cua-doanh-nghiep-giay-duoc-trao-tang-thuong-hieu-quoc-gia-viet-nam-2022

san-pham-cua-doanh-nghiep-giay-duoc-trao-tang-thuong-hieu-quoc-gia-viet-nam-2022

So với năm 2020, năm nay cả nước đã có thêm 48 doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam. Đây là những sản phẩm đáp ứng hệ thống các tiêu chí của Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam và là những sản phẩm tiêu biểu, đại diện cho thương hiệu Việt Nam.

Sau gần 20 năm triển khai thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia với mục đích xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hấp dẫn, uy tín và chất lượng cao, số doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia liên tục tăng qua các năm, từ 30 doanh nghiệp năm 2008 lên 172 doanh nghiệp năm 2022.

Đặc biệt, 172 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia năm 2022 có kết quả kinh doanh ấn tượng với tổng doanh thu năm 2021 khoảng 1.570 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước gần 129.000 tỷ đồng, tạo việc làm, thu nhập cho gần 600.000 lao động, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp./.

   >>> Thị trường hóa chất cho ngành giấy và bột giấy toàn cầu sẽ đạt 38,5 tỷ USD vào năm 2027

VPPA

Tại sao chuyển đổi sang năng lượng sạch là cần thiết đối với doanh nghiệp ngành công nghiệp giấy tại Việt Nam?

Đi kèm với xu hướng trên là cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 – đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Để thực hiện cam kết này thì Bộ Công Thương đã đề ra kế hoạch hành động, trong đó bao gồm kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát thải khí nhà kính lớn như các nhà máy nhiệt điện, các cơ sở sản xuất công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng và phát thải khí nhà kính như giấy, thép, hóa chất, dệt nhuộm,…

Vì vậy, sử dụng điện mặt trời áp mái là một trong những cách để doanh nghiệp ngành công nghiệp giấy tại Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu bền vững của người tiêu dùng và xu hướng chuyển dịch năng lượng trên toàn thế giới.

Điện mặt trời áp mái chỉ đơn giản là bảo vệ môi trường?  

Hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái tạo ra dòng điện từ ánh nắng mặt trời, hoàn toàn không gây ô nhiễm môi trường hoặc thải khí CO2. Tuy nhiên ngoài tác động tích cực đến bầu khí quyển, sử dụng điện mặt trời áp mái còn là một giải pháp giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

  • Tiết kiệm chi phí điện 

Giá điện đối với doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam tăng trung bình 5% từ 2010 đến 2020; đến năm 2021 và 2022 giá giữ nguyên để tạo điều kiện phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, EVN cho biết sẽ khó cân đối trong các năm tiếp theo nếu giá nguyên liệu đầu vào vẫn tăng.

Thông qua việc sử dụng điện năng lượng mặt trời áp mái, doanh nghiệp có thể cắt giảm đến 30% chi phí tiền điện hàng tháng. Khi hợp tác với một đơn vị đầu tư và phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái như VSSES, doanh nghiệp không phải bỏ ra bất kỳ khoản đầu tư hay chi phí vận hành nào liên quan đến hệ thống mà còn giảm được hóa đơn tiền điện. Ví dụ, với hệ thống công suất 1 MWp do VSSES đầu tư trong 25 năm, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được hơn 25 tỷ đồng chi phí điện sử dụng.

Mức tăng giá điện trung bình hàng năm đối với doanh nghiệp sản xuất là 5% (2010 – 2020)

  • Nâng cao năng lực cạnh tranh

Hiện nay ngày càng nhiều các đối tác nước ngoài, đặc biệt là các công ty đến từ Châu Âu và Châu Mỹ yêu cầu nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng của mình phải sử dụng năng lượng tái tạo. Bởi lẽ những công ty này đang thực hiện cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo trong sản xuất khi tham gia vào RE100. Đây là một sáng kiến toàn cầu do tổ chức phi lợi nhuận quốc tế The Climate Group cùng tổ chức CDP sáng lập nhằm kêu gọi các công ty trong danh sách Global Fortune 500 cùng thực hiện cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo. Và danh sách tham gia vào RE100 đang ngày càng mở rộng hơn nữa.

Lý giải cho xu hướng này đến từ nguyên nhân cốt lõi, đó là người tiêu dùng hiện đại ý thức được rằng quyết định cá nhân của họ sẽ ảnh hưởng tới môi trường như không dùng bao bì ni lông khi đi mua sắm sẽ giảm lượng ni lông xả thải ra đại dương và từ đó giảm ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy thương hiệu nào đem đến giải pháp giúp người tiêu dùng vừa thoả mãn được nhu cầu chính yếu mà vừa bảo vệ được môi trường sẽ dành được lợi thế trên thị trường. 

Vì thế nếu các công ty sản xuất Việt Nam áp dụng điện mặt trời áp mái thì sẽ tạo cho mình cơ hội cạnh tranh hơn khi muốn tìm kiếm khách hàng B2B bởi điều các doanh nghiệp này cần là thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.

Tại sao nên lựa chọn VSSES để lắp đặt điện mặt trời áp mái?  

VSSES may mắn được thừa kế kinh nghiệm chuyên môn dày dặn từ Sembcorp – tập đoàn đa quốc gia đi đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, cùng nguồn lực địa phương vững mạnh từ Tập đoàn Becamex và hệ sinh thái công nghiệp VSIP.

VSSES luôn đặt tiêu chí “an toàn là số 1” làm kim chỉ nam trong mọi hoạt động, đảm bảo an toàn tuyệt đối, không để xảy ra sự cố an toàn lao động và cháy nổ. 

Công ty còn có hệ thống giám sát từ xa để theo sát hoạt động 24/7 của các dự án nằm ở tất cả tỉnh thành của Việt Nam, đảm bảo sự cố được khắc phục kịp thời và vận hành được liền mạch.

VSSES ưu tiên nhập và lắp đặt thiết bị từ nhà cung cấp số 1 thị trường như Jinko, Trina Solar, Longi Solar, Huawei, Fimer, SMA.

Chính chất lượng trong sản phẩm và dịch vụ của VSSES đã mang lại giải thưởng Dự án Đổi mới Sáng tạo Bền vững của năm tại Solar Future Awards 2021.

Ngoài những lợi thế về tiềm lực tài chính và chất lượng dịch vụ, VSSES còn mang tới giải pháp Hợp đồng Mua bán Điện PPA giúp khách hàng không cần phải lo lắng về chi phí đầu tư ban đầu để lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời áp mái.

Với giải pháp này, VSSES sẽ giúp khách hàng đầu tư toàn bộ hệ thống từ lắp đặt cho tới vận hành, bảo trì hệ thống trong suốt hơn 20 năm. Khách hàng có thể sử dụng nguồn năng lượng xanh với chi phí thấp hơn giá điện lưới hiện hành mà không cần phải lo lắng việc phải bỏ ra một khoản tiền lớn và nguồn lực để đầu tư và vận hành hệ thống. Đây là một giải pháp tiết kiệm thông minh nếu doanh nghiệp đang phải trả quá nhiều cho chi phí điện mỗi tháng.

Dựa trên tỉ lệ sử dụng điện của khách hàng, VSSES sẽ đề xuất mức chiết khấu giá điện mặt trời cạnh tranh và phù hợp

Các dự án mà VSSES đã thực hiện? 

Kể từ khi thành lập, chúng tôi đã và đang triển khai thành công các hệ     thống điện mặt trời áp mái cho các doanh nghiệp lớn như Alliance Print Technologies (doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn New Toyo – một trong những nhà sản xuất vật liệu đóng gói lớn nhất tại Khu vực Châu Á Thái Bình Dương), Alcamax Packaging Vietnam (doanh nghiệp chuyên sản xuất giấy và bao bì giấy), Green Cross Việt Nam (thương hiệu sản xuất hàng tiêu dùng nhanh nổi tiếng),…

Dự án điện mặt trời áp mái do VSSES đầu tư và phát triển tại tỉnh Bình Dương

Để xem chi tiết các dự án được thực hiện bởi VSSES, mời quý doanh nghiệp tham khảo tại đây: https://vsses.com/vi/du-an/

Làm thế nào để doanh nghiệp triển khai hệ thống điện mặt trời áp mái? 

Điều đầu tiên là doanh nghiệp phải hiểu về tình trạng mái nhà hiện tại của mình có đủ điều kiện để lắp đặt một hệ thống điện mặt trời áp mái hay không. Việc này sẽ cần có sự trợ giúp của đội ngũ chuyên môn. Quý doanh nghiệp có thể liên hệ với VSSES, đội kĩ thuật có nghiệp vụ dày dặn của chúng tôi sẽ đến và kiểm tra các thông số kết cấu mái và nhà xưởng, từ đó đưa ra kết luận liệu doanh nghiệp có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái hay không. Hoặc nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu thêm về quy trình lắp đặt VSSES cũng sẵn sàng hỗ trợ  tư vấn miễn phí.

Liên hệ với VSSES ngay: 

Công ty Cổ phần Giải pháp Năng lượng Thông minh Việt Nam – Singapore (VSSES)

  • Địa chỉ: Tầng 19, Tòa nhà Becamex Tower, 230 Đại lộ Bình Dương, phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Việt Nam
  • Hotline: 0274.730.7999
  • Email: contactus@vsses.com
  • Website: https://vsses.com/

Thị trường hóa chất cho ngành giấy và bột giấy toàn cầu sẽ đạt 38,5 tỷ USD vào năm 2027

Sau diễn biến của đại dịch covid-19, thị trường ngành giấy toàn cầu đã dần ổn định và bước vào giai đoạn phục hồi, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm của các loại hóa chất tẩy trắng được dự báo đạt tới 5,9% trong giai đoạn 7 năm tới.

Năm 2020, riêng thị trường Mỹ hóa chất dành cho ngành giấy và bột giấy đã đạt 6,9 tỷ USD. Trong khi đó, Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, được dự báo sẽ đạt quy mô thị trường dự kiến ​​là 8,1 tỷ USD vào năm 2027 với tốc độ tỷ lệ tăng trưởng kép đạt 9,8% trong giai đoạn phân tích 2020-2027. Trong đó, các thị trường đáng chú ý khác là Nhật Bản và Canada, mỗi thị trường dự báo sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 3,8% và 5,2% trong giai đoạn 2020-2027. Tại Châu Âu, Đức được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ khoảng 4,7%. Tại thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, các quốc gia như Úc, Ấn Độ và Hàn Quốc, dự báo sẽ đạt 5,2 tỷ USD vào năm 2027.

Trong phân khúc các loại hóa chất phụ trợ khác tại Mỹ, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc và Châu Âu sẽ thúc đẩy tốc độ tăng trưởng ước tính 5,2%. Các thị trường khu vực này chiếm quy mô tổng hợp là 2,6 tỷ USD Mỹ vào năm 2020 và dự kiến sẽ đạt quy mô 3,7 tỷ USD Mỹ vào cuối giai đoạn phân tích. Trung Quốc sẽ vẫn là một trong những nước phát triển nhanh nhất trong cụm thị trường khu vực châu Á. Châu Mỹ Latinh sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng đạt 5,5%.

Như vậy, theo số liệu tính toán của các nhà sản xuất và phân tích thị trường, tổng nhu cầu tiêu thụ tất cả các loại hóa chất chuyên dụng và hóa chất chức năng cho các ngành công nghiệp giấy và bột giấy toàn cầu sẽ đạt với mức độ tăng trưởng bình quân 5,9% và đạt 38,5 tỷ USD vào năm 2027./.

Theo Pulpapernews

VPPA dịch

Tiết kiệm năng lượng và tăng hiệu quả sử dụng hơi cho lô sấy

I. Về chúng tôi

1. Tập đoàn Kurita 

Trong hơn 70 năm, kể từ thành lập vào năm 1949, Tập đoàn Kurita luôn hoạt động trong hai lĩnh vực: nước và môi trường.

Sứ mệnh của chúng tôi là giúp cho con người và tự nhiên cùng tồn tại hài hòa và thịnh vượng bằng việc áp dụng những công nghệ tiến tiến nhất mà chúng tôi đã và đang trau dồi trong lĩnh vực xử lý nước.

Chúng tôi luôn luôn nghiên cứu giải quyết những vấn đề chung của xã hội như sự khan hiếm nguồn nước và hiện tượng nóng lên toàn cầu, nỗ lực không ngừng theo đuổi những giá trị riêng biệt của Tập đoàn Kurita.

Tập đoàn Kurita cung cấp các giải pháp toàn diện bằng cách kết hợp các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ đa dạng của mình trong sản phẩm, dịch vụ và công nghệ xử lý nước. Chúng tôi đã thành lập các cơ sở R&D tại Nhật Bản, Đức và Singapore, nơi tập trung phát triển các sản phẩm và công nghệ phù hợp với đặc điểm và nhu cầu thị trường của từng khu vực, bằng cách ứng dụng hiệu quả các công nghệ và nguồn nhân lực có trình độ cao. Thành lập 58 công ty thuộc Tập đoàn Kurita tại 18 quốc gia và khu vực. 

Hình 1: Mạng lưới Kurita toàn cầu

2. Triết lý của Tập đoàn Kurita 

“Nghiên cứu và hiểu rõ các đặc tính của nước, chúng tôi góp phần tạo nên một môi trường mà ở đó con người và tự nhiên hài hòa với nhau”.

3. Công ty TNHH Kurita-GK Việt Nam

Công ty Kurita – GK Việt Nam được thành lập từ tháng 10 năm 2016, trực thuộc Tập đoàn Kurita Water Industries – Nhật Bản.

Chúng tôi luôn luôn nghiên cứu giải quyết những vấn đề về xử lý nước và luôn nỗ lực không ngừng theo đuổi những giá trị riêng biệt để phát triển những dòng sản phẩm đa dạng, cung cấp tất cả các yếu tố cần thiết cho một chương trình xử lý hiệu quả.

Hình 2: Kurita-KG  Việt Nam và hội chợ triển lãm Vietwater

II. Lĩnh vực hoạt động 

  • Xử lý nước lò hơi 
  • Xử lý nước tháp giải nhiệt 
  • Xử lý nước RO 
  • Xử lý cặn sơn 
  • Xử lý trong công nghiệp sản xuất giấy & bột giấy 
  • Xử lý nước thải & nước sạch đầu nguồn 
  • Xử lý trong công nghiệp lọc & hóa dầu 
  • Xử lý trong công nghiệp sản xuất thép 
  • Xử lý trong công nghiệp sản xuất đường

III. Dịch vụ của chúng tôi

1. Hóa chất, thiết bị xử lý nước

1.1 Hóa chất xử lý nước lò hơi

Xử lý nước là một phần không thể thiếu để vận hành lò hơi an toàn và hiệu quả. Tập đoàn Kurita đã phát triển nhiều dòng sản phẩm phục vụ cho các hệ thống nồi hơi áp suất thấp, trung bình và cao. Các sản phẩm cơ bản có độc tính thấp để thu hồi oxy và nhiều sản phẩm đa chức năng (chống ăn mòn và cáu cặn) giúp ứng dụng dễ dàng hơn. Những sản cho phép sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm này đã nằm trong danh sách được FDA Hoa Kỳ chấp thuận. 

1.2  Hóa chất xử lý nước làm mát

Để giảm thiểu các vấn đề của hệ thống nước làm mát như ăn mòn, cáu cặn, vi sinh, Tập đoàn Kurita cung cấp đầy đủ các loại hóa chất xử lý để đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả và hợp vệ sinh. Những hóa chất này có thể được áp dụng rộng rãi cho các loại nước có đặc tính khác nhau như nước cấp từ nguồn nước uống, nước thải tái sử dụng, nước công nghiệp (nước máy).

1.3 Hóa chất RO

Tập đoàn Kurita đã phát triển chất kiểm soát sinh học thay cho chất diệt khuẩn oxy hóa thông thường; lợi thế của việc loại bỏ và/ hoặc giảm bớt các hóa chất bổ sung như Natri Sulfit. Chất ức chế cáu cặn cho nhiều loại chất gây cáu khác nhau để tránh các rủi ro khi hệ thống phải ngừng hoạt động ngoài dự kiến ​​do tắc nghẽn màng. Chất phục hồi có khả năng tái tạo màng RO. Các sản phẩm này đã được chứng nhận NSF.

1.4 Hóa chất nước thải

Hóa chất môi trường Kurita Group góp phần vào cải thiện việc vận hành các công trình xử lý nước thải. Các sản phẩm chuyên dụng có sẵn để giải quyết các vấn đề về xử lý kim loại nặng, màu, keo tụ… 

1.5  Hóa chất xử lý trong sản xuất

Các sản phẩm của Tập đoàn Kurita góp phần duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất trong quá trình sản xuất của các ngành công nghiệp như lọc và hóa dầu, sản xuất giấy và bột giấy, sản xuất đường, sản xuất thép. 

1.6 Thiết bị

Bộ lọc nhanh – Kurita Light Filter tối ưu hóa việc sử dụng nước bằng cách hạn chế lượng nước được sử dụng để rửa ngược so với hệ thống lọc thông thường.

S.sensing C505 Thiết bị điều khiển thông minh tự động bơm hóa chất và kiểm soát độ dẫn điện của nước tháp giải nhiệt.

S.sesning CS.- Giám sát sự thay đổi của nước thải theo thời gian thực & Kiểm soát liều lượng hóa chất tự động.

2. Phân tích và báo cáo chất lượng 

Chúng tôi có phòng lab để chuyên phân tích và làm báo cáo chất lượng nước gửi cho khách hàng theo định kỳ.

IV. Xử lý trong công nghiệp sản xuất giấy & bột giấy

1. Công nghệ ngưng tụ Dropwise – tiết kiệm năng lượng hơi nóng

1.1 Giới thiệu

Một phần tư dân số thế giới sống không có điện và nhiều người không được tiếp cận với nhiên liệu hiện đại để nấu nướng và sưởi ấm. Trong khi cung cấp năng lượng thích hợp là điều cần thiết cho tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, thì tác động của các hệ thống năng lượng truyền thống đối với môi trường và sức khỏe là một vấn đề đáng lo ngại. Ngoài ra, nhu cầu năng lượng bình quân đầu người ngày càng tăng, cùng với sự gia tăng dân số toàn cầu, đã đạt đến mức tiêu thụ không bền vững trong hệ thống năng lượng hiện nay. (Trích Trung tâm Quan hệ Công chúng Liên hợp quốc)

Với công nghệ mới và cách phân phối mới, công nghệ ngưng tụ Dropwise góp phần giải quyết các vấn đề về sự nóng lên toàn cầu cũng như tài nguyên năng lượng.

Công nghệ này đóng góp một vai trò đặc biệt. Đó là do giảm lượng hơi tiêu thụ cho các máy sấy. Điều này là do có thể bảo tồn môi trường và tài nguyên bằng các lợi ích tiết kiệm năng lượng.

1.2 Cơ chế hoạt động của hóa chất

Khi hóa chất được thêm vào đường hơi, nó sẽ bốc hơi và phân tán ngay lập tức.

Khi hóa chất ngưng tụ trên bề mặt của bộ trao đổi nhiệt, nó sẽ gắn với trạng thái cân bằng hóa học.

Hình 3: Cơ chế hoạt động của Công nghệ Dropwise

Đặc điểm của công nghệ: 

  • Duy trì tốc độ truyền nhiệt cao với khả năng chống thấm nước vĩnh viễn
  • Hóa chất được châm thêm vào bộ trao đổi nhiệt khi nó đang hoạt động
  • Công nghệ này không gây trở ngại cho việc xử lý nước của lò hơi hiện đang có.

Công nghệ Dropwise cải thiện hệ số truyền nhiệt (giá trị U) lên 30%. Tức là, diện tích bề mặt bộ trao đổi nhiệt tăng lên mà không cần sửa đổi.

Hình 4: Cải thiện giá trị U bằng công nghệ DW

1.3 Hợp đồng trọn gói dựa trên hiệu quả công nghệ

Để cung cấp cho nhiều khách hàng hơn, chúng tôi sẽ xây dựng một hợp đồng hệ thống quản lý mới như một phương pháp không bị ràng buộc bởi các khái niệm đã thiết lập, và hiện thực hóa triết lý doanh nghiệp của chúng tôi.

Hình 5: Hợp đồng dựa trên hiệu quả công nghệ DW

1.4 Các ví dụ điển hình

Nhà máy bột giấy và giấy ở Thái Lan

 

Hình 6: Hiệu quả tiết kiệm hơi nóng và tăng sản lượng sản xuất sau khi áp dụng công nghệ DW.

  • Giảm năng lượng (tiêu thụ hơi nước) nhiều hơn 5%
  • Sản lượng (năng suất) tăng gần 4%
  • Tổng chi phí hơi tiết kiệm hơn 90.000 THB / tháng
  • Hưởng lợi từ việc tăng năng suất hơn 1.300.000 THB / tháng

2. Công nghệ Dreem Polymer- xử lý nước lò hơi

Công nghệ vượt trội trong việc tiết kiệm năng lượng cho lò hơi và thiết bị sinh hơi

 

Hình 7 : Công nghệ vượt trội DreeM Polymer và giải thưởng công nghệ JCIA lần thứ 49

  • Kiểm soát và loại bỏ cáu cặn độ cứng và Silica trong lò hơi áp thấp​
  • Loại bỏ cáu cặn và silica trong lò hơi hiệu quả hơn tới 4 lần so với hóa chất thông thường
  • Giảm thiểu chi phí hoạt động bằng việc gia tăng hiệu quả trao đổi nhiệt của lò hơi.​
  • Dễ dàng sử dụng.​
  • Thuộc danh sách FDA CFR21§ 173.310 trong công nghiệp thực phẩm

Chi phí hoạt động của lò hơi

  • Phần lớn chi phí tiêu tốn cho lò hơi là chi phí nhiên liệu​
  • Chi phí cho hóa chất xử lý nước là tương đối thấp.​

Sử dụng DReeM Polymer để loại bỏ và phòng chống cáu cặn​

  • Tăng cường hiệu quả của lò hơi​
  • Giảm thiểu chi phí nhiên liệu​
  • Giảm thiểu rõ rệt chi phí hoạt động cho lò hơi.

Với những công nghệ tiến tiến cũng những giải pháp vượt bậc của Tập đoàn Kurita, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp vào sự phát triển bền vững của môi trường.

Hợp tác Nhà trường và Doanh nghiệp ngành Giấy trong Đào tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập

1. Đặt vấn đề

Trong xã hội hiện đại, nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất đối với sự phát triển của bất kỳ ngành sản xuất nào và quốc gia nào, bởi vì nếu có những con người tài năng, có năng lực chuyên môn, có bản lĩnh thì việc khai thác và sử dụng các nguồn lực khác mới hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho ngành, cho xã hội.

Hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, gắn kết giữa đào tạo và sử dụng lao động không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu có tính tất yếu để nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ về nhân lực trên thị trường lao động trong nước, khu vực và thế giới.

Trong những năm gần đây, ngành Giấy Việt Nam có tốc độ phát triển trung bình khoảng 11-14%/năm. Bên cạnh đó, việc tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt như: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dự kiến sẽ mang lại cơ hội xuất khẩu lớn cho ngành giấy của Việt Nam. Trước những thay đổi đối với ngành công nghiệp giấy Việt Nam, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, tay nghề cao đang là đòi hỏi rất cấp bách khi nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm giấy và sản phẩm có nguồn gốc từ giấy đang không ngừng gia tăng cùng với đó là sự ra đời của nhiều doanh nghiệp giấy được đầu tư xây dựng với quy mô lớn và hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại.

2. Thực trạng về nhân lực ngành giấy

Hiện nay, ngành giấy có gần 500 doanh nghiệp, với số lao động trực tiếp khoảng 50.000 người. Trong đó gần 100 doanh nghiệp có dây chuyền thiết bị hiện đại, trong thời gian tới, số lượng này tiếp tục tăng. Là một trong những ngành có tốc độ phát triển cao trong thời gian qua, đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế đất nước.

Thực trạng là hiện nay nhân lực ngành giấy không chỉ ít về số lượng mà còn có nhiều hạn chế về chất lượng và số nhân lực có chuyên môn, tay nghề cao chủ yếu tập trung ở một số nhà máy lớn. Trong khi lực lượng lao động trong doanh nghiệp tại các khu vực công nghiệp địa phương, kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình phần lớn không được đào tạo một cách bài bản, chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm, chỉ có khả năng vận hành các loại thiết bị đơn giản, chưa hiểu đầy đủ bản chất của quá trình công nghệ. Tình trạng này đã và đang hạn chế khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới năng suất lao động thấp, thực trạng này đang là rào cản lớn với ngành công nghiệp giấy trên con đường phát triển và hội nhập.

Sự chuyển biến mạnh mẽ về quy mô công suất, công nghệ và thiết bị hiện đại, đòi hỏi tất yếu về nguồn nhân lực, không chỉ công nhân vận hành, mà cả nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Không chỉ nguồn nhân lực chuyên môn công nghệ giấy, mà cả những lĩnh vực khác, như cơ khí chế tạo, điện-nhiệt, điều khiển tự động hóa, công nghệ thông tin và quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh kiến thức, kỹ năng tay nghề và chuyên môn tốt, nhân lực ngành giấy ngày nay còn cần phải thông thạo ngoại ngữ và thương mại quốc tế, có năng lực tự đào tạo và tiếp nhận chuyên môn cần thiết cho vận hành và quản trị doanh nghiệp. Xét về mặt nào đó, các doanh nghiệp vốn FDI có những lợi thế và sẵn sàng nhất định khi đầu tư và vận hành sản xuất nhờ có đội ngũ nhân lực nước ngoài giỏi. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp trong nước đều gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng nhân lực. Mặc dù vậy, đặc điểm chung là các doanh nghiệp đều sử dụng chủ yếu nguồn nhân lực trong nước. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động xã hội, 55% số doanh nghiệp cho rằng rất khó tìm kiếm nguồn lao động có chất lượng cao. Trong khi nhiều doanh nghiệp FDI đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam, nhưng nếu không nâng cao chất lượng nguồn lao động thì rất khó có thể thu hút đầu tư. Vì vậy, hơn bao giờ hết, nhu cầu nâng cao số lượng và chất lượng nhân lực cho ngành giấy cả thời điểm hiện nay và trong vòng 10-15 năm tới là vấn đề chung của toàn ngành.

Thêm vào đó, môi trường làm việc cũng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng chiếm số lượng lớn, như chưa có tính chuyên nghiệp, máy móc thiết bị lạc hậu, chưa áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, thiếu đất cho sự sáng tạo cũng như có rất ít cơ hội thăng tiến nghề nghiệp. Điều này cũng làm cho ngành giấy kém hấp dẫn không thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng như chưa khuyến khích được các bạn trẻ theo học chuyên ngành này.

3. Về công tác đào tạo nhân lực tại các Cơ sở đào tạo chuyên ngành

Hiện nay, nhân lực được đào tạo bài bản chuyên ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy chủ yếu từ các trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Cao đẳng Công Thương Phú Thọ. Tuy nhiên số lượng rất ít ỏi.

Phải thẳng thắn nhìn nhận, hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành giấy hiện nay còn mỏng và còn tồn tại nhiều bất cập. Các cơ sở vẫn cần phải đổi mới từ Đội ngũ giảng viên; Cơ sở vật chất trang thiết bị; Phương thức đào tạo để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của ngành trong xu thế phát triển như vũ bão và tác động mạnh mẽ, sâu rộng tới mọi mặt đời sống xã hội của quá trình hội nhập.

Tình trạng học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng sau khi tốt nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng vẫn còn nhiều. Theo một nghiên cứu gần đây của Viện Khoa học lao động xã hội, hiện năng suất lao động ở Việt Nam và trình độ quản trị doanh nghiệp rất thấp và hiện 2/3 người lao động đang thiếu hụt kỹ năng về lao động và kỹ thuật. Thực trạng trên phản ánh sự bất cập, không ăn khớp giữa đào tạo và sử dụng, giữa nhà trường với doanh nghiệp, từ đó đặt ra vấn đề các trường cần phải quan tâm hơn nữa đến sự liên kết, hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp.

4. Vai trò của Doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực chất lượng cao

Chúng ta đã và đang chứng kiến sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng của các công nghệ hiện đại từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó việc hình thành các nhà máy thông minh được quản lý, quản trị thông qua hệ thống thực – ảo, dựa trên nền tảng của các công nghệ số, ứng dụng của intenet vạn vật.

Ngành công nghiệp giấy cũng không là ngoại lệ và phải tích cực, chủ động tham gia trào lưu trên. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp và cả ngành giấy nói chung, ngoài các vấn đề về thiết bị, công nghệ thì một yếu tố mang tính chất quyết định, đó là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là kỹ năng của người lao động để đáp với nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp với mục tiêu không ngừng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất.

Các doanh nghiệp cần nhìn nhận các cơ sở đào tạo như các bạn hàng, hai bên đến với nhau cùng có lợi ích, cùng hợp tác với nhau để cùng phát triển. Mặt khác, trên cơ sở trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hướng tới doanh nghiệp thực sự là “cánh tay nối dài” trong hoạt động đào tạo của nhà trường, nhằm sử dụng có hiệu quả trang thiết bị và công nghệ của doanh nghiệp phục vụ cho công tác đào tạo, hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học trong quá trình đào tạo. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp, HSSV có thể làm việc ngay tại doanh nghiệp mà không mất nhiều thời gian làm quen và đào tạo lại. Doanh nghiệp có ngay lực lượng lao động năng lực được đào tạo theo yêu cầu của mình, đồng thời giảm thiểu chi phí tuyển dụng, hướng dẫn và đào tạo lại đối với lao động mới.

Nhân lực sẽ là một lợi thế của ngành giấy, nếu chúng ta giải quyết tốt bài toán cung – cầu nhân lực giữa các đơn vị đào tạo với các doanh nghiệp. Tài sản lớn nhất của doanh nghiệp là nhân lực, nên đầu tư vào phát triển nguồn tài nguyên này cần được xem là một hướng đầu tư hứa hẹn nhiều lợi ích.

Khi nhà trường và doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, xây dựng được những lợi ích cho nhau, hỗ trợ nhau phát triển sẽ giải quyết được các vấn đề xã hội như thất nghiệp, làm trái nghề, nhảy việc tạo nên sự ổn định xã hội. Đồng thời với sự hỗ trợ của doanh nghiệp, các nhà trường có thể chuyển nhanh sang cơ chế tự chủ, giảm bao cấp của nhà nước.

Vì vậy, ngoài sự đổi mới tích cực của các cơ sở đào tạo, rất cần sự tham gia của các doanh nghiệp trong “cuộc chơi” nhân lực chất lượng cao. Các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường hợp tác liên kết đào tạo; đề xuất các mô hình và phương thức hợp tác, gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo; đáp ứng những đòi hỏi về kỹ năng mới đang diễn ra ở mọi khâu của quá trình sản xuất, từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị nơi làm việc, đến vận hành thiết bị, giám sát quá trình và bảo đảm an toàn; Quan tâm hơn nữa đến chế độ, môi trường làm việc, quyền lợi của người lao động.

5. Vai trò của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam

Hiệp hội cần đóng vai trò trung gian tích cực hơn góp phần đáp ứng các nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền, lợi ích, liên kết các doanh nghiệp để tăng sức cạnh tranh bình đẳng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đề xuất Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cần đứng ra làm đầu mối để tập hợp những giải pháp, chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực với tầm vĩ mô. Xây dựng phương án cụ thể trong việc Đào tạo theo nhu cầu thiết yếu của cộng đồng doanh nghiệp; Đào tạo tinh hoa; Đầu tư trong nghiên cứu các lĩnh vực mới; đồng thời là cầu nối giữa các doanh nghiệp với các đơn vị đào tạo, nghiên cứu.

6. Một số định hướng về việc gắn kết đào tạo của nhà trường với doanh nghiệp trong thời gian tới

Tuy cơ chế, chính sách về hợp tác doanh nghiệp còn chưa khuyến khích được doanh nghiệp tham gia công tác đào tạo với nhà trường, nhưng việc hợp tác doanh nghiệp là xu thế tất yếu để nâng cao chất lượng đào tạo, do đó, để có thể hợp tác tốt với doanh nghiệp, Nhà trường định hướng các công việc cụ thể như sau:

– Thứ nhất, Đổi mới từ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo

Để đáp ứng yêu cầu đào tạo trong môi trường mới, đội ngũ nhà giáo được bổ sung cập nhật những năng lực mới, năng lực sáng tạo, hoàn thiện những năng lực mới trên cơ sở chuẩn hóa, thông qua các hoạt động đào tạo, tự đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, kỹ năng sư phạm, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và những kỹ năng mềm cần thiết khác. Có như vậy, việc đào tạo sẽ gắn kết chặt chẽ hơn với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Nhà trường cần xây dựng cơ chế để đội ngũ cán bộ kỹ thuật, chuyên gia từ doanh nghiệp trực tiếp tham gia giảng dạy những nội dung cần thiết trong chương trình đào tạo nhằm giúp người học tiếp cận được các thông tin cập nhật từ doanh nghiệp cũng như được các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm làm việc, được truyền cảm hứng giúp sinh viên thêm yêu nghề.

– Thứ hai, Phát triển chương trình đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp, chú trọng kỹ năng và thái độ làm việc

Chương trình đào tạo được thiết kế theo nhu cầu doanh nghiệp và tính đến sự thay đổi. Các chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở chuẩn đầu ra đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Chương trình đào tạo ngoài trang bị những kỹ năng nghề nghiệp, cần tích hợp các nội dung về kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp, đạo đức nghề nghiệp; trang bị tốt hơn cho người học những kỹ năng như ứng dụng công nghệ thông tin, giao tiếp hiệu quả, lắng nghe tích cực, khả năng nhận thức để tự giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, cần nhiều hơn đến tư duy. Nhà trường định kỳ lấy ý kiến doanh nghiệp về chương trình đào tạo, chương trình môn học để cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp, từ đó, giúp chương trình đào tạo của nhà trường bám sát thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp.

Thứ ba, Trang thiết bị đào tạo tiên tiến, hiện đại

Nhà trường cần tập trung sử dụng các nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước và kinh phí tự có để đầu tư lớn cho việc mua sắm trang thiết bị chuyên ngành, đẩy mạnh việc xây dựng phòng học đa phương tiện, phòng chuyên môn hóa; hệ thống thiết bị ảo mô phỏng, thiết bị thực tế ảo và các phần mềm ảo mô phỏng thiết bị trong ngành sản xuất bột giấy và giấy phục vụ đào tạo nhân lực ngành giấy.

– Thứ tư, Gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động của nhà trường với doanh nghiệp

Sự tương tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là mối liên kết chặt chẽ không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường. Nhà trường phải tích cực tham gia hoạt động với các Hiệp hội ngành nghề để giúp nhà trường thuận lợi trong quan hệ với doanh nghiệp. Luôn bám sát nhu cầu của doanh nghiệp, tích cực, chủ động nắm bắt được các thông tin từ doanh nghiệp như số liệu về nhu cầu tuyển dụng, yêu cầu đối với vị trí việc làm, thu hút hỗ trợ học bổng cho HSSV, phát triển nguồn nhân lực phù hợp cho tương lai, nhu cầu đổi mới công nghệ sản xuất…

Xây dựng cơ chế đặt hàng của doanh nghiệp với nhà trường để đào tạo nhân lực là hướng đi cần đẩy mạnh để nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Một khi nhà trường và doanh nghiệp đã có mối quan hệ chặt chẽ, sâu rộng thì nhà trường có thể nắm bắt được nhu cầu về nguồn nhân lực của doanh nghiệp, từ đó, nhà trường có thể giúp doanh nghiệp bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.

Nhà trường cần có đại diện tham gia trong các dự án của doanh nghiệp. Hoạt động này giúp nhà trường dễ dàng đưa giảng viên và học sinh, sinh viên vào nghiên cứu, thực hành và làm việc thực tế, đáp ứng đúng nhu cầu nhân sự mà doanh nghiệp cần.

– Thứ năm, Tăng cường chặt chẽ hơn mối liên hệ với cựu sinh viên

Nhà trường cần tổ chức các buổi giao lưu, gặp mặt, hội thảo với cựu sinh viên để họ chia sẽ kinh nghiệm của mình cũng như nhận phản hồi của cựu sinh viên về chương trình đào tạo, chương trình môn học của Trường để có điều chỉnh, cập nhật kịp thời.

Là một thành viên của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, nhà trường rất cần có được sự quan tâm, chia sẻ và phối hợp đồng bộ với các thành viên trong Hiệp hội. Trường Cao đẳng Công Thương Phú Thọ luôn luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến phản hồi từ doanh nghiệp để liên tục cải tiến chất lượng dịch vụ của mình. Nhà trường cam kết không ngừng nỗ lực phấn đấu, đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng ngày càng tốt hơn nữa nhu cầu đào tạo nhân lực cho Doanh nghiệp. Sự hợp tác, thành công của Doanh nghiệp chính là khẳng định vị thế, là động lực giúp nhà trường nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong quá trình hoàn thiện và phát triển. Nhà trường luôn mong muốn hợp tác tốt nhất và cùng chia sẻ thành công, coi trọng tinh thần trách nhiệm cao trong mọi hoạt động hợp tác, đào tạo, tư vấn, huấn luyện cho các doanh nghiệp và các đơn vị thành viên.

Nguồn tham khảo:

  1. Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam.
  2. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
  3. Hội thảo Giáo dục Việt Nam: Phát triển Giáo dục nghề nghiệp trong bổi cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế.
  4. Lê Thị Hải Vân, Hoạt động liên kết gắn nhà trường với doanh nghiệp: Lý thuyết và ứng dụng tại các trường cao đẳng, Chuyên đề công nghệ và giáo dục 12/2018.
  5. Hương Giang, Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ hội nhập: Cơ hội và thách thức, Tạp chí Tài chính 13/3/2019.

   >>> Giá bột giấy tại Trung Quốc và Châu Á: Dự báo bột BSK giảm, bột BHK ổn định

ThS. Nguyễn Đăng Toàn

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công Thương Phú Thọ

Giá bột giấy tại Trung Quốc và Châu Á: Dự báo bột BSK giảm, bột BHK ổn định

Giá bột giấy tại Trung Quốc và Châu Á: Dự báo bột BSK giảm, bột BHK ổn định Mặc dù một số nhà cung cấp Canada đã giảm 20 USD/tấn đối với bột NBSK trong nửa đầu tháng 11/2022, nhưng các nhà cung cấp khác vẫn duy trì mức giá ổn định đối với bột BSK thị trường Trung Quốc và châu Á trong thời gian tới.

Tuy nhiên, Công ty Arauco vừa có thông báo giảm giá 30 USD/tấn đối với bột giấy kraft gỗ thông và gỗ mềm chưa tẩy trắng, trong khi vẫn giữ nguyên mức giá bột giấy kraft gỗ cứng đã tẩy trắng (BHK) tại thị trường này.

Như vậy, mức giá niêm yết của Arauco đối với gỗ thông radiata sẽ là 940 USD/tấn, gỗ mềm chưa tẩy trắng (UKP) là 810 USD/tấn, trong khi bột BHK vẫn ở mức 885 USD/tấn.

Tập đoàn Ilim của Nga thông báo sẽ vẫn duy trì mức giá hiện tại đối với bột BSK của Nga. Do việc tăng giá của đồng USD nên ảnh hưởng đến hầu hết các đồng tiền khác trên thế giới, đồng nhân dân tệ giảm giá, nhu cầu giấy và bột giấy thấp do nền kinh tế Trung Quốc suy giảm, điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch bột giấy tại Trung Quốc, nhiều khách hàng đã cắt giảm khối lượng lớn đối với các hợp đồng bột BSK.

Tại Chile, sau nhiều lần trì hoãn, Arauco đã thông tin về hoạt động của dự án MAPA công suất 1,56 triệu tấn/năm, nên nhiều khách hàng Trung Quốc cũng đã cắt giảm tối thiểu số lượng nhập khẩu bột BHK.

Trong khi đó, do nguồn cung sẵn có của cả bột BSK và BHK bán lại ở thị trường Trung Quốc đã được cải thiện, dẫn đến việc giảm giá.

Giá bán lại NBSK đạt mức 7.713 NDT/tấn, giảm 27 NDT/tấn so với trung tuần tháng 10/2022, tương đương 924 USD/tấn sau khi đã trừ 13% VAT và 150 NDT/tấn chi phí hậu cần.

Giá bán lại BHK của Nam Mỹ đã giảm nhiều hơn, giảm 154 NDT/tấn xuống còn 6.714 NDT/tấn (tương đương 802 USD/tấn đã trừ VAT và chi phí hậu cần).

Hiện tại, mức giá bột NBSK ổn định, với NBSK của Canada đạt 920-970 USD/tấn và Bắc Âu 930-960 USD/tấn. Giá bột gỗ thông Radiata giảm xuống còn 910-940 USD/tấn, sau mức giảm 30 USD/tấn của Arauco.

Giá bột BSK của Nga ổn định ở mức 880-900 USD/tấn. Với tổng công suất gần 4 triệu tấn vừa thông báo sẽ đi vào hoạt động (dự án MAPA, Chile – 1,56 triệu tấn và Toros, Uruguay 2,1 triệu tấn/năm của UPM), đã khuyến khích các khách hàng nghĩ đến viễn cảnh giảm giá của bột BHK trong thời gian tới.

Tuy nhiên, với rất nhiều bất ổn và thách thức ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc, bột BHK đã bị khan hiếm nguồn cung, nên các nhà nghiên cứu thị trường dự báo, với việc bổ sung khối lượng của hai dự án Nam Mỹ thì bột BHK cũng sẽ không có sự giảm giá mạnh trong thời gian ngắn trước mắt.

   >>> Rác nhựa dùng một lần: Thách thức tương lai thế giới

VPPA tổng hợp

Rác nhựa dùng một lần: Thách thức tương lai thế giới

Đảo rác được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1997 ngoài khơi Thái Bình Dương. Từ đó đến nay, các chương trình nghiên cứu khoa học đã khám phá bốn đảo rác khác ở các đại dương khác nhau. Theo một nghiên cứu xuất bản năm 2014, được Reuters trích dẫn, có tới 5.250 tỷ mẩu rác thải nhựa trôi lềnh bềnh trên đại dương từ Nam Cực đến Bắc Cực với tổng trọng lượng lên đến 269.000 tấn.

“Đảo rác” thành “lục địa rác”

Đó chỉ mới là con số ước tính với các vật thể nổi chưa kể đến lượng rác thải chìm dưới đáy các đại dương. Công ty truyền thông LADbible (Anh), đối tác của NGO Plastic Oceans Foundation (Mỹ) trong chiến dịch Trash Isles năm 2017 đưa ra thống kê khủng khiếp hơn: 8 triệu tấn rác thải nhựa được thải vào đại dương mỗi năm, tương đương mỗi phút lại có xe tải chở đầy rác thải nhựa đổ xuống biển.

Mới đây, hôm 1/9, Scientific Reports công bố một báo cáo, theo đó, có tới 90% rác thải nhựa trôi nổi trên các đại dương có nguồn gốc từ năm nước công nghiệp phát triển nhất và chúng đang tạo thành các “lục địa rác” hay còn được ví von là “lục địa thứ bảy” trên Thái Bình Dương.

Xu hướng nhựa dùng một lần gia tăng

Từ giữa thế kỷ XX, ngành công nhiệp nhựa bước vào thời kỳ phát triển bùng nổ. Tính từ năm 1950-2017, 9,2 tỷ tấn nguyên liệu nhựa đã được sản xuất và một nửa trong số đó được đưa vào thị trường từ năm 2000 đến nay. Hiện nay, thế giới sản xuất khoảng 400 triệu tấn nguyên liệu nhựa mỗi năm, dự kiến đạt mức 600 triệu vào năm 2025.

Tính đến thời điểm này, nhân loại vẫn tiếp tục sử dụng 24% lượng nhựa đã sản xuất ra và tái chế được 10%. Tuy nhiên, khoảng 40% sản lượng nhựa trong 70 năm qua đã trở thành rác thải chỉ sau một tháng sử dụng và tổng lượng rác thải nhựa trên toàn thế giới hiện lên đến gần 7 tỷ tấn.

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp Quốc (UNEP), bao bì trong tất cả các lĩnh vực chiếm khoảng 40% rác thải nhựa thế giới. Ở quy mô toàn thế giới, chỉ 14% được tái chế, 14% được thiêu huỷ, 40% đang được tích trữ và 32% còn lại được thải thẳng ra môi trường.

Một nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Terra Nova (Pháp) công bố tháng 7/2022, ngành công nghiệp sản xuất nhựa chiếm tới 6% phát thải CO2 toàn cầu và dự báo đến năm 2050 sẽ chiếm tới 15%. 46% bao bì sử dụng trong tất cả các lĩnh vực được làm từ nhựa dùng một lần.

Cũng theo báo cáo này, cho dù nhựa có đặc tính bền vững nhưng có tới 81% sản phẩm nhựa được sản xuất ra có tuổi đời sử dụng dưới một năm. Ngay cả khi tuổi đời sử dụng tối đa của sản phẩm nhựa có thể lên tới 35 năm (trong các công trình xây dựng) thì cũng là khoảng thời gian rất nhỏ so với tuổi thọ thực tế của nhựa lên đến hàng thế kỷ hay hàng nghìn năm. Do vậy, rác thải nhựa dùng một lần hiện là thách thức mà cả thế giới phải đối mặt vì đây là thành phần chính tạo ra các “lục địa rác”.

Có nhiều lập luận cho việc nhựa dùng một lần trở nên phổ biến như công năng của sản phẩm sự tiện lợi, vệ sinh, giá thành rẻ… Điều này lý giải xu hướng gia tăng trong sản xuất và sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần từ khi đại dịch Covid-19 bùng nổ.

Theo Plastics Europe, các tuyên bố của European Plastics Converter (EuPC) và American Energy Alliance (AEA) cho rằng, các sản phẩm nhựa dùng một lần là công cụ tốt nhất “đảm bảo vệ sinh và an toàn cho người tiêu dùng” trước virus.

Theo phân tích của nhóm nghiên cứu Ocean Cleanup thuộc Đại học Wageningen (Hà Lan), đa số mẫu vật thu nhặt được không thể xác định nguồn gốc. Trong số 6.093 mẫu được phân tích, các nhà nghiên cứu đã xác định nguồn gốc 232 mẫu vật dựa trên ngôn ngữ, tên hoặc logo của công ty. Phần lớn trong số 232 mẫu vật này đến từ Nhật Bản (34%), Trung Quốc (32%), Hàn Quốc (10%), Mỹ (7%) và Đài Loan (Trung Quốc)(6%).

Điều tiết thị trường rác thải thế giới

Một trong những lập luận ủng hộ việc sử dụng nhựa trong đóng gói bao bì là khả năng tái chế. Theo Văn phòng quốc tế tái sử dụng và tái chế (BIR), lĩnh vực tái chế hiện đang trong thời kỳ phát triển bùng nổ, tạo ra hơn 1,6 triệu việc làm trên toàn thế giới. Hàng năm có tới 600 triệu tấn rác nguyên liệu được tái chế, trong đó có một phần ba được xem là hàng hóa trao đổi quốc tế, mang lại doanh thu toàn cầu lên đến 170 tỷ Euro.

Tuy nhiên, tỷ lệ rác thải nhựa được tái chế vẫn ở mức rất thấp. Ngay tại các nước EU, nơi có những quy định chặt chẽ về việc sử dụng và tái chế rác thải nhựa, tỷ lệ tái chế trung bình chỉ đạt 35% vào năm 2018. Cho dù tái chế rác thải nhựa tại châu Âu đang có chiều hướng tăng (tăng 43% trong thời gian từ 2018-2020), việc thúc đẩy tái chế tại đây đang gặp phải hai trở ngại lớn là chi phí đắt đỏ và chất lượng nhựa được tái chế chưa đáp ứng các đòi hỏi về nguyên liệu nhựa trên thị trường đầu vào. Vì vậy, phần lớn rác thải nhựa của châu lục này vẫn được thiêu hủy hoặc xuất khẩu ra thế giới.

Dưới danh nghĩa tái chế, một phần lớn rác thải nhựa của các nước công nghiệp phát triển được đẩy sang các nước đang phát triển tại châu Á và châu Phi. Trên thực tế, xuất khẩu rác từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển để tái chế chỉ là giải pháp đẩy gánh nặng lên các nước đang phát triển, nơi các quy định về tái chế và môi trường chưa được chặt chẽ, thậm chí chưa từng tồn tại.

Theo các chuyên gia, việc xuất khẩu rác thải nhựa phản ánh mô hình phân công lao động quốc tế. Các nước đang phát triển là công xưởng của các nước công nghiệp phát triển bằng việc sản xuất hàng hóa tiêu dùng cho họ. Ở chiều ngược lại, các nước đang phát triển sẽ nhận lại rác thải sau tiêu dùng để tái chế với giá thành thấp cùng với các quy định ít chặt chẽ về môi trường.

Trước năm 2018, Trung Quốc từng là nước nhập khẩu rác thải giấy và nhựa lớn nhất thế giới, đứng thứ bảy về nhập khẩu rác thải kim loại. Ngoài việc Trung Quốc là nước sản xuất rác thải nhựa sử dụng một lần lớn nhất thế giới (25,4 triệu tấn vào năm 2019), theo Statista.com (trang cung cấp thông tin thị trường thế giới), trước khi áp dụng lệnh cấm nhập khẩu năm 2018, Trung Quốc tiếp nhận 85% rác thải nhựa của châu Âu, hơn 50% rác thải nhựa, kim loại và giấy của Mỹ. Kể từ khi nước này áp dụng quy định cấm nhập khẩu rác thải nhựa, bản đồ nhập khẩu rác nhựa thế giới đang được sắp xếp lại. Thiếu đi Trung Quốc, các nhà xuất khẩu rác thải lớn nhất thế giới là EU, Mỹ và Nhật Bản hướng tới các thị trường ở Đông Nam Á, Nam Á, châu Phi hay thậm chí là Thổ Nhĩ Kỳ, nước mới nổi lên trở thành công xưởng tái chế rác thải. Một trong những hệ quả của xu hướng tái định hình bản đồ nhập khẩu rác thế giới là việc Bồ Đào Nha trở thành “thùng rác của châu Âu”. Theo nhật báo Journali của nước này, năm 2018, Bồ Đào Nha nhập 2,2 triệu tấn rác thải từ các nước châu Âu, tăng 53% so với 2017.

Còn theo thống kê mới nhất của trang này công bố hôm 23/9, trong năm 2021, Đức dẫn đầu trong số các nước EU về xuất khẩu rác thải nhựa (720.000 tấn), tiếp sau đó là Hà Lan (630.000 tấn). Những con số trên chỉ là thống kê chính thức được các chính phủ công khai, chưa kể đến trường hợp các chính phủ từ chối công bố hoặc rác thải nhập lậu.

Tại châu Á, theo trang Statista.com, từ năm 2018, Ấn Độ, Pakistan, Malaysia và Việt Nam đang trở thành điểm đến của rác thải nhựa của các nước công nghiệp hóa. Tại châu Phi và Nam Địa Trung Hải là Tunisia và Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2020, Nhật Bản xuất khẩu hơn 818.000 tấn rác thải nhựa, Mỹ 206.000, Pháp 189.000. Thổ Nhĩ Kỳ nhập 742.462 tấn, Malaysia nhập 459.063 tấn, Việt Nam 291.699 tấn.

Đi tìm giải pháp

Theo phân tích của các chuyên gia, vấn đề đặt ra hiện nay cho các nước xuất khẩu là ngoại trừ Ấn Độ, phần lớn các thị trường mới nổi hiện không đủ năng lực tái chế rác thải như Trung Quốc. Ngay cả với Ấn Độ, nước có quy mô kinh tế lớn nhất trong số này, việc nhập khẩu và tái chế rác thải từ các nước công nghiệp hóa đang tạo ra các nguy cơ lớn về vệ sinh và môi trường, từ đó đặt ra câu hỏi về tính bền vững của thị trường rác thải thế giới bởi sớm hay muộn, các quốc gia này sẽ áp dụng các hạn chế hoặc thậm chí cấm nhập khẩu rác thải.

Trước thách thức của hoạt động xuất khẩu rác thải, năm 2019, các quốc gia thành viên đã thông qua việc sửa đổi Công ước Basel (1989), đặt ra các điều kiện cho hoạt động xuất khẩu rác thải nhựa. Điều khoản sửa đổi có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2021. Công ước sửa đổi được kỳ vọng sẽ đặt ra cơ chế minh bạch, nâng cao hiệu quả công tác quản lý buôn bán rác thải nhựa, bên cạnh việc đảm bảo rác thải nhựa được xử lý đúng cách.

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đánh giá Công ước Basel sẽ là công cụ pháp lý nhằm bảo vệ các quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển khỏi khủng hoảng rác thải nhựa từ những luồng phế liệu kém chất lượng từ các nước phát triển.

Trong một nỗ lực khác, hôm 2/3/2022, tại trụ sở Liên hợp quốc tại Nairobi, UNEP đã thành công trong việc thúc đẩy 175 nước thành viên thông qua các nguyên tắc cơ bản trong một hiệp định sẽ được đàm phán nhằm đấu tranh chống ô nhiễm rác thải nhựa trên quy mô toàn cầu có thể đưa vào áp dụng từ năm 2024.

Được kỳ vọng là một hiệp định quốc tế lớn nhất kể từ sau Hiệp định Paris năm 2015, thỏa thuận mới về rác thải nhựa có tham vọng tái định hình cách tiếp cận của thế giới đối với toàn bộ vòng đời của sản phẩm nhựa.

Theo Inger Anderson, Giám đốc điều hành của UNEP, “thông điệp rất đơn giản là chúng ta sẽ loại trừ ô nhiễm nhựa khỏi môi trường”. Tuy nhiên, các đàm phán đi đến ký kết và áp dụng một hiệp định như hứa hẹn còn rất chông gai.

Điều mỗi người, mỗi quốc gia có thể làm lúc này là hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, tìm giải pháp thay thế, phân loại và tái chế tối đa rác thải.

   >>> Bản tin VPPA tháng 10/2022

Theo Báo Quốc tế

Bản tin VPPA tháng 10/2022

Trong bản tin số 9 – tháng 10/2022 bao gồm:

1. Giá xuất – nhập khẩu bột giấy và giấy

2. Tình hình sản xuất – kinh doanh ngành giấy trong nước

3. Tin tức đầu tư 

Minhan Paper lắp đặt dây chuyền sản xuất giấy bao bì công suất 200.000 tấn/năm tại Việt Nam

Nine Dragons khởi chạy dây chuyền sản xuất bìa công suất 4,77 triệu tấn/năm

    >>> Xem BẢN TIN VPPA THÁNG 10/2022