Ảnh hưởng của khủng hoảng khí đốt tự nhiên đến ngành công nghiệp giấy Châu Âu

Khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraina, để phản ứng với chiến dịch này của Nga, Liên minh châu Âu và một số nước khác đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga, trong đó có cả việc giảm và dự kiến ngừng nhập khẩu dầu và khí đốt từ Nga.

Năm 2021, Nga cung cấp tới 49% lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của EU. Việc EU giảm nhập khẩu, hoặc tiến tới là ngừng nhập khẩu hoàn toàn khí đốt tự nhiên từ Nga theo các lệnh trừng phạt, điều này có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các nhà sản xuất giấy của Châu Âu.

Sự chênh lệch về tỷ trọng khí tự nhiên trong hỗn hợp năng lượng và các nguồn nhập khẩu của các nước Châu Âu

Hiện nay, một số nước tại châu Âu đang có tỷ trọng lượng khí đốt tự nhiên rất cao và lại phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga rất lớn như Áo, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Đức và Slovakia. Các nước này đang thiếu các thiết bị đầu cuối để tiếp nhận khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), hoặc không có khả năng kết nối đường ống với các nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn khác, nên họ chưa thể có phương án lựa chọn thay thế cho khí đốt của Nga.

Italia cũng phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt tự nhiên, vì nó chiếm gần 40% tổng năng lượng của cả nước. Tuy nhiên, nước này gần đây đã giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga. Trong vài tháng qua, Italia đã bảo đảm 11,5 tỷ mét khối (bcm) khí đốt tự nhiên, chủ yếu từ Algeria. Azerbaijan sẽ cung cấp thêm 1,5 tỷ khối nữa, thông qua đường ống TAP. Do đó, nước này dự kiến ​​dự trữ khí đốt chiến lược của mình sẽ đầy 90% vào tháng 10/2022.

Ba Lan và các nước Baltic (Lithuania, Estonia và Latvia) bắt đầu giảm sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga từ vài năm trước thông qua việc mở rộng các thiết bị đầu cuối LNG và bằng cách mở rộng cơ sở hạ tầng đường ống của họ. Mặc dù các nước này vẫn nhập khẩu một tỷ lệ lớn khí đốt tự nhiên từ Nga tromng năm 2021, nhưng họ có thể chuyển từ khí đốt tự nhiên của Nga sang các nhà cung cấp khác.

Do phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên ở mức thấp, có nguồn nhập khẩu đa dạng và tỷ lệ nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga trước chiến tranh thấp, nên Pháp cũng ít bị nguy hiểm hơn với việc Nga có thể ngừng xuất khẩu khí đốt tự nhiên.

Nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga cho Bán đảo Iberia và Vương quốc Anh hầu như không đáng kể. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang tìm nguồn cung cấp phần lớn lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu từ Algeria, một phần là LNG. Hơn nữa, bán đảo Iberia có ít kết nối với mạng lưới đường ống của châu Âu. Chỉ có hai đường ống nhỏ với tổng công suất hàng năm là 7 tỷ khối, kết nối Tây Ban Nha với Pháp. Vương quốc Anh cung cấp một phần đáng kể nguồn cung từ sản xuất của chính họ ở ngoài khơi bờ biển Scotland và nhập khẩu từ Na Uy.

Ngoài ra cũng sẽ không có các vấn đề nghiêm trọng đối với các nước Bắc Âu (Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển), bởi vì sự kết hợp năng lượng ở các nước này chủ yếu bao gồm các nhà máy điện hạt nhân, thủy điện và năng lượng sinh học. Khí đốt tự nhiên chỉ chiếm 6% tổng năng lượng ở Phần Lan và chỉ 2% ở Thụy Điển. Mặc dù một phần đáng kể trong lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của họ trước đây đến từ Nga, nhưng hai nước cộng lại chỉ phải thay thế khoảng 2,6 tỷ khối nguồn cung cấp khí đốt của Nga.

Bảng 1. Tiêu thụ khí đốt tự nhiên tại châu Âu năm 2021

Stt Tên nước Tổng mức tiêu thụ, tỷ m3 Tỷ lệ khí đốt tự nhiên trong tổng năng lượng, % Tỷ lệ nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga, %
1 Áo 9.01 22% 64%
2 Bỉ 16,96 23% 7%
3 Bungaria 3,3 13% 77%
4 Czech 9,07 20% 66%
5 Estonia 0,49 8% 79%
6 Phần Lan 2,04 6% 95%
7 Pháp 43,04 16% 24%
8 Đức 90,53 15% 49%
9 Italy 72,50 39% 46%
10 Hà Lan 35,07 37% 11%
11 Ba Lan 23,25 19% 40%
12 Bồ Đào Nha 5,86 23% 1%
13 Slovackia 5,32 28% 70%
14 Tây Ban Nha 33,90 22% 11%
15 Thụy Điển 1,30 2% 50%
16 Anh 76,95 40% 4%

Các chính sách đang được ban hành để quản lý tình trạng thiếu khí tự nhiên

Tháng 7/2022, các nước thành viên EU đã cam kết giảm nhu cầu khí đốt xuống 15% vào mùa đông tới để đáp ứng với việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga giảm. Một số quốc gia, chẳng hạn như Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã yêu cầu có ngoại lệ trong việc giảm nhu cầu, vì kết nối đường ống của họ không đủ để cung cấp cho các nước châu Âu khác một lượng khí tự nhiên đáng kể. Tại Áo, nếu quốc gia này trở nên cần thiết phải cung cấp khí đốt tự nhiên, chính phủ có kế hoạch trước tiên sẽ ngừng sản xuất tại 35 địa điểm sản xuất tiêu thụ nhiều khí đốt nhất, có thể có thêm máy chạy không tải nếu lượng khí này không đủ.

Tại Đức, Cơ quan quản lý của Đức về thị trường điện, khí đốt, viễn thông, bưu điện và đường sắt (Bundesnetzagentur) – đã ước tính khả năng thiếu khí đốt tự nhiên trong một số trường hợp. Ví dụ, nếu Nga tiếp tục chỉ xuất khẩu 20% công suất của Nord Stream 1, Đức chỉ có thể tránh được việc chia khẩu phần khí đốt nếu nước này giảm lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên xuống 20% ​​và giảm lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của Nga sang các nước láng giềng. Nhưng ngay cả khi Nga tăng xuất khẩu lên 40% công suất của đường ống trước đó, mà không giảm đáng kể mức tiêu thụ, Đức vẫn sẽ phải đối mặt với thâm hụt 14,4 tỷ khối khí tự nhiên vào tháng 12/2022.

Cơ quan Bundesnetzagentur có thẩm quyền quyết định những ngành nào sẽ giảm hoặc ngừng sản xuất trước. Không giống như kế hoạch khẩn cấp của Áo, cơ quan này cũng xem xét tầm quan trọng của một công ty trong chuỗi cung ứng bên cạnh việc tiêu thụ khí đốt tự nhiên. Do đó, một số địa điểm sản xuất có mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên cao ở Đức có thể được phép tiếp tục vì chúng rất cần thiết cho các lĩnh vực công nghiệp khác.

 Ngay cả khi Nga quyết định không tiếp tục giảm xuất khẩu khí đốt tự nhiên của mình thông qua đường ống Nord Stream 1 và duy trì tỷ lệ sử dụng 20%, tình trạng thiếu khí đốt – ít nhất là đối với Áo, Cộng hòa Séc, Đức và Slovakia – cũng sẽ khó tránh khỏi nếu các nước khác như Pháp hoặc Ý không giảm một phần thị phần của họ trong nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga.

Hơn nữa, việc tìm kiếm các giải pháp thay thế cho khí đốt tự nhiên của Nga trong ngắn hạn sẽ rất phức tạp. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAE) ước tính xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga sang EU sẽ giảm hơn 45% trong năm 2022 xuống dưới 80 bcm một chút. Xét đến việc các kho chứa LNG ở châu Âu có tổng công suất tổng cộng là 159 tỷ khối hàng năm và đang phải vật lộn với những hạn chế về công suất, IAE báo cáo rằng phải mất ít nhất đến năm 2026 các nước thành viên EU mới có thể từ chối nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga.

Và nếu Nga quyết định ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên hoàn toàn vào năm 2022, Đức và Áo sẽ không phải là những nước duy nhất gặp khó khăn trong việc cung cấp đủ khí đốt tự nhiên cho nhu cầu trong nước của họ. Mọi quốc gia châu Âu (ngoại trừ các quốc gia Bắc Âu và bán đảo Iberia) sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ảnh hưởng của tình trạng thiếu hụt khí đốt tự nhiên đối với các nhà sản xuất giấy từ nguyên liệu tái chế

Khi phân tích nguồn cung cấp năng lượng và tác động tiềm tàng của việc thiếu hụt đối với ngành công nghiệp giấy và bìa ở Châu Âu, điều quan trọng là phải xem xét tỷ trọng của tổng số giấy và bìa được sản xuất từ ​​nguyên liệu tái chế và vị trí địa lý của các nhà sản xuất.

Nhìn chung, các nhà sản xuất giấy và bìa từ bột giấy nguyên sinh có thể sử dụng năng lượng tổng hợp, cho phép họ tiêu thụ ít hơn lượng năng lượng mua ngoài, cũng như tận dụng các nguồn năng lượng khác ngoài khí đốt tự nhiên. Nhiều nhà sản xuất giấy và bìa từ bột giấy nguyên sinh đã tích hợp một phần hoặc toàn bộ vào sản xuất bột giấy và thu lợi nhuận từ các lò hơi chạy bằng nhiên liệu sinh học từ các phế liệu loại bỏ của họ và/hoặc dịch đen, tùy thuộc vào loại bột giấy mà họ sản xuất.

Mặt khác, các nhà sản xuất giấy và bìa từ nguyên liệu tái chế, không tích hợp không tích hợp với bột nguyên sinh và phụ thuộc nhiều hơn vào khí tự nhiên làm nguồn năng lượng chính, thì sẽ dễ bị tổn thương hơn do thiếu hụt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên.

Vị trí địa lý cũng rất quan trọng trong việc ước tính tình trạng thiếu khí tự nhiên và năng lượng có thể xảy ra. Tùy thuộc vào quốc gia, khí tự nhiên có thể chiếm tới 40% tổng năng lượng và trong quá khứ, quốc gia này có thể đã nhập khẩu gần như 100% nguồn cung từ Nga.

Nhiều nhà sản xuất giấy và bìa từ nguyên liệu tái chế của châu Âu lại nằm ở các khu vực địa lý phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga. Do đó, các nhà sản xuất các loại giấy từ nguyên liệu tái chế sẽ gặp nhiều rủi ro hơn so với các nhà sản xuất giấy từ nguyên liệu nguyên sinh./.

VPPA tổng hợp

Arauco Chile thông báo giảm giá bột tại Trung Quốc

Arauco – nhà sản xuất và cung cấp bột giấy lớn của Chile đã thông báo giảm giá 40 USD/tấn bột gỗ thông radiata (BKP) đã tẩy trắng cho thị trường Trung Quốc, đối với hợp đồng đặt hàng tháng 9/2022.

Arauco là nhà sản xuất bột giấy thương phẩm lớn thứ hai thế giới, dự kiến mức giá mới tháng 9/2022 tại Trung Quốc đối với bột BKP là 970 USD/tấn, so với giá tháng 8 mức giá này đã giảm 40 USD/tấn.

Trong khi đó, Arauco vẫn duy trì mức giá không đổi tại thị trường Trung Quốc đối với hợp đồng đặt hàng tháng 9 đối với bột bạch đàn (BEK) là vẫn ở mức 885 USD/tấn, và bột  giấy kraft chưa tẩy trắng (UKP) ở mức 870 USD/tấn.

Hiện nay tại thị trường Trung Quốc, khách hàng coi giá công bố trước khi giảm giá là giá niêm yết, có thể khác với giá thực, do còn phải phụ thuộc vào khách hàng, khối lượng và hợp đồng.

Arauco có công suất ước tính 3,95 triệu tấn/năm tại các nhà máy ở Chile, Uruguay và Argentina. Ngoài công suất độc lập, Arauco còn có 50% cổ phần liên doanh với Stora Enso tại Montes del Plata (MdP) ở Uruguay./.

Theo PPILA 

Thống kê bột giấy toàn cầu tháng 7/2022

Tồn kho bột giấy hóa học thương phẩm toàn cầu của các nhà sản xuất đã tăng  lên 42 ngày cung cấp trong tháng 7/2022, khối lượng bột xuất bán tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Cũng theo số liệu của Hội đồng sản phẩm Giấy và Bột giấy, tháng 7/2022 tồn kho của nhà sản xuất bột giấy kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSK) toàn cầu đã tăng lên 42 ngày cung cấp, tăng 2 ngày so với tháng 6/2022.

Tồn kho bột giấy kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK) đã tăng lên 43 ngày cung cấp tăng 3 ngày. Tiêu thụ bột giấy toàn cầu trong tháng 7 đạt 4,236 triệu tấn, tăng 3,6% so với mức 4,086 triệu tấn cùng kỳ năm 2021, tuy nhiên lại giảm 8% so với mức 4,602 triệu tấn của tháng 6/2022.

Nguyên nhân tiêu thụ giảm so với tháng trước được cho là do nhu cầu tại các thị trường như Trung Quốc, Tây Âu và Bắc Mỹ giảm.

Tiêu thụ BSK toàn cầu trong tháng 7 giảm 2,1% đạt còn 1,852 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước, nhưng tăng 2,1% so với tháng 6/2022, ở mức 1,814 triệu tấn.

Tiêu thụ BHK ở mức 2,205 triệu tấn, tăng 8,5% so với mức 2.032 triệu tấn cùng kỳ năm 2021, nhưng giảm 14,1% so với tháng 6/2022, đạt mức 2,567 triệu tấn.

Tỷ lệ tiêu thụ trên công suất toàn cầu trong tháng 7 chỉ đạt 82%, đã giảm 10 điểm phần trăm so với tỷ lệ 92% trong tháng 6 và thấp hơn một điểm phần trăm ở mức 83%.

Thống kê thị trường bột giấy hóa học toàn cầu đại diện cho 82% công suất toàn cầu, gồm dữ liệu từ 17 nước có sản xuất. Trong đó đã loại bỏ số liệu thống kê về bột giấy kraft từ ba quốc gia Maroc, Na Uy và Swaziland do các nhà máy tại đây đã dừng vĩnh viễn vào năm 2014. Tuy nhiên số liệu về bột hóa nhiệt cơ từ Na Uy vẫn được thống kê./.

Theo PPPC

Giá OCC châu Âu giảm tại châu Á, kéo giá OCC của Nhật Bản và Mỹ giảm theo

Ấn Độ tiếp tục từ chối mua vào lượng lớn OCC, cùng với sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc đang ảnh hưởng lớn tới thị trường bao bì ở khu vực, nên giá OCC 95/5 của Châu Âu nhập khẩu tại  Đông Nam Á và Ấn Độ đã giảm từ mức giá 260-270 USD/tấn vào giữa tháng 6 xuống 175-185 USD/tấn vào cuối tháng 7/2022. Sang tháng 8, tuần thứ 2, OCC cao cấp của Châu Âu tại Đông Nam Á tiếp tục giảm và giữ mức 160-170 USD/tấn. Tại Ấn Độ sự giảm giá dường như có dấu hiệu dừng lại, ở mức giá khoảng 185 USD/tấn.

Tại các nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam trong tháng 7, 8 này, nhu cầu bao bì giấy giảm nên nhiều nhà máy sản xuất giấy làm bao bì phải ngừng hoạt động. Giá giấy làm lớp sóng tái chế trong nước đã giảm xuống còn 480-505 USD/tấn.

OCC 12 của Mỹ  ở Đông Nam Á ở mức 220-230 USD/tấn, 210 USD/tấn ở Ấn Độ và 180 USD/tấn ở Đài Loan, OCC 11 của Mỹ được chốt giá 175-210 USD/tấn tại Đông Nam Á và Đài Loan, giảm 40-65 USD/tấn so với ba tuần trước. Giá OCC của Nhật Bản giảm 30 USD/tấn xuống 180-190 USD/tấn.

Hiện nay các nhà cung cấp và khách hàng đang có tâm lý chờ đợi sự rõ ràng của thị trường và muốn áp đặt mức giá có lợi cho mình. Người mua đang đề xuất OCC12 của Mỹ ở mức giá dưới 200 USD/tấn, và OCC 95/5 của Châu Âu và OCC của Nhật Bản với giá khoảng 150 USD/tấn. Tuy nhiênk hông có nhà cung cấp nào phản hồi với đề xuất này. Trong khi đó, việc thu mua giấy thu hồi ở khắp mọi nơi trên thế giới đang giảm và chi phí nhân công và hậu cần đang tăng lên.

Mặc dù giá nguyên liệu OCC đang giảm xuống mức thấp, nhưng do ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc, nên vẫn chưa thấy tín hiệu nào cho thấy thị trường giấy bao bì trong khu vực có thể sẽ phục hồi vào cuối năm nay./.

   >>> Giá bột giấy nhập khẩu giảm tại thị trường châu Á.

Theo Fastmarkets RISI

Giá bột giấy nhập khẩu giảm tại thị trường châu Á.

Tín hiệu này đã thúc đẩy một số nhà sản xuất khác noi theo, một số nhà sản xuất khác đã giảm giá 30 USD/tấn, đối với bột hoá-nhiệt-cơ tẩy trắng (BCTMP) đối với cả bột gỗ mềm và gỗ cứng.

Nguyên nhân chính của việc giảm giá được cho là do nền kinh tế đang suy thoái liên tục của Trung Quốc, đã kéo theo sự suy giảm của thị trường giấy và bìa tại nước này. Giá bột BCTMP giảm, đã phản ánh thị trường bìa tráng phấn màu ngà đang xấu đi, trong đó giá loại thường đã giảm xuống còn khoảng 5.000 NDT/tấn (742 USD/tấn), bao gồm cả thuế.

Khi tình hình giá bột giấy nhập khẩu cao ngất ngưởng, các nhà sản xuất bìa ngà đã chuyển sang sử dụng BCTMP giá rẻ được sản xuất trong nước để cắt giảm chi phí. Các nhà máy hiện đang sử dụng 30% bột giấy kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSK) và 70% BCTMP gỗ cứng nội địa làm nguyên liệu để sản xuất bìa ngà có tráng loại thương phẩm.

Trong khi đó, BCTMP gỗ cứng địa phương có giá 3.000-3.500 NDT/tấn, thấp hơn BCTMP bán lại khoảng 2.000 NDT/tấn.

Trong tháng 8/2022, các nhà cung cấp đã giảm giá bột gỗ thông miền Nam xuống còn 920-950 USD/tấn nhưng chỉ bán với khối lượng nhỏ để thăm dò thị trường. Giá nhập khẩu bột NBSK từ Canada đã giảm từ 1.000-1.030 USD/tấn từ giữa tháng 7/2022 xuống 1.000-1.005 USD/tấn hiện nay. Giá bột NBSK Bắc Âu đã giảm, từ 980-1.030 USD/tấn xuống 970-980 USD/tấn. Giá bột gỗ thông Radiata cho đến nay vẫn không thay đổi ở 980-1.010 USD/tấn.

Giá bột BSK cho hợp đồng kỳ hạn, giao tháng 9 được chốt giá ở mức 920 USD/tấn sau khi loại bỏ 13% thuế VAT và 120 NDT/tấn chi phí hậu cần, tạị Sàn giao dịch Kỳ hạn Thượng Hải. Giá bột NBSK bán lại đạt 7.303 NDT/tấn, tương đương 929 USD/tấn sau khi trừ VAT và 150 NDT/tấn chi phí hậu cần.

Về lĩnh vực bột gỗ cứng, giá bột kraft BHKP Bắc Mỹ là 830 USD/tấn và giá bột kraft BHKP Nam Mỹ là 850-860 USD/tấn./.

    >>> Dự báo xuất khẩu hàng hóa cả năm 2022 ước đạt khoảng 368 tỷ USD

Theo Fastmarkets RISI

Dự báo xuất khẩu hàng hóa cả năm 2022 ước đạt khoảng 368 tỷ USD

Trong báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2022, dự kiến kế hoạch năm 2023 ngành Công Thương vừa được Bộ Công Thương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục tăng cao với tổng kim ngạch đạt hơn 371,3 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 186 tỷ USD.

Xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước tăng 19,5%, mức tăng này cao hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (khu vực FDI kể cả dầu thô tăng 16,6%) cho thấy sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước trong việc khôi phục sản xuất, kinh doanh, nối lại chuỗi cung ứng trong điều kiện còn nhiều khó khăn. Trong 6 tháng đầu năm có 29 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tăng 4 mặt hàng so với cùng kỳ, chiếm 91,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Các doanh nghiệp đã tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt các FTA thế hệ mới để thúc đẩy xuất khẩu. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2022, việc cấp C/O mẫu CPTPP đạt 1,32 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ; cấp C/O mẫu EUR.1 sang EU đạt 5,84 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ…. Cán cân thương mại tiếp tục duy trì xuất siêu 743 triệu USD, góp phần làm tích cực cho cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Mặc dù bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục dự báo còn nhiều khó khăn trong những tháng cuối năm. Nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới dự báo có thể suy thoái kinh tế. Lạm phát tăng cao ở hầu hết các quốc gia như khu vực EU là 8,6% hay tại Hoa Kỳ là 9,1% trong tháng 6 và dự kiến sẽ còn ở mức cao. Lạm phát cao có thể làm tiêu dùng các mặt hàng không thiết yếu nhập khẩu chịu ảnh hưởng, làm sụt giảm cầu hàng hóa nhập khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam trong thời gian tới.

Tuy nhiên, kết quả xuất nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2022 tích cực là cơ sở để ngành Công Thương phấn đấu đạt và vượt mục tiêu đề ra cho xuất khẩu của cả năm 2022. Nửa cuối năm 2022, nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng cao theo chu kỳ xuất nhập khẩu hàng hóa và hiệu quả từ các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP ngày càng được thực thi toàn diện và hiệu quả hơn. Dự báo, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc.

Trên cơ sở con số sơ bộ xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm, Bộ Công Thương nhận định, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm 2022 ước đạt khoảng 368 tỷ USD, tăng khoảng 9,46% so với năm 2021, vượt mục tiêu Chính phủ giao (khoảng 8%) và vượt mục tiêu Kế hoạch đề ra của Bộ Công Thương tại Quyết định số 60/BCT – KH ngày 18/1/2022 (8,1%) và nhập khẩu đạt khoảng 367 tỷ USD. Về cán cân thương mại, dự kiến năm 2022 xuất siêu khoảng 1 tỷ USD, đạt mục tiêu kế hoạch.

Về mục tiêu phát triển thương mại đặt ra cho năm 2023, ngành Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 8% so với năm 2022, cán cân thương mại duy trì xuất siêu.

Về giải pháp, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh Covid-19, sự thay đổi trong chính sách thương mại của các nước, các đối tác lớn và trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia để tham mưu cho Chính phủ các giải pháp điều hành ứng phó kịp thời với các yếu tố bất lợi.

Bên cạnh đó, chú trọng công tác triển khai thực hiện các Hiệp định thương mại tự do, nhất là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nắm được nội dung cam kết trong các FTA để vận dụng và phát huy có hiệu quả ưu đãi của Hiệp định, tận dụng tối đa các cơ hội, hạn chế thách thức từ các Hiệp định này.

Tiếp tục đổi mới, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cả trong và ngoài nước trên môi trường trực tuyến và dựa trên những nền tảng mới. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại cấp quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hàng nông sản; tổ chức các hoạt động kết nối cấp vùng miền nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hóa.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác đơn giản hóa thủ tục hành chính. Trong đó, tập trung triển khai các thủ tục hành chính về lĩnh vực xuất nhập khẩu theo Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN… để tạo thuận lợi cho các Hiệp hội và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

Tăng cường công tác thông tin dự báo thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, chính sách, tập quán buôn bán của các thị trường để Chính phủ, các bộ, ngành, Hiệp hội và doanh nghiệp có phản ứng kịp thời, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường hiệu quả.

Tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước phát triển để giảm sự phụ thuộc vào khu vực FDI trong sản xuất và xuất khẩu….

    >>> Bán giấy vàng mã, một công ty nông sản thu về 3,5 triệu đô la Mỹ

Theo Công thương

Giá xăng dầu hôm nay 18/8: Đồng loạt giảm khi Iran trả lời thỏa thuận của EU

Giá dầu thế giới

Giá dầu thế giới ngày 18/8 như sau: Dầu thô WTI của Mỹ giảm mạnh 3,22 USD/thùng, còn 87,12 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 10 giảm sâu 2,78 USD/thùng, còn 92,47 USD/thùng.

Giá xăng tại Mỹ đã giảm trong nhiều tháng nay do giá dầu thô giảm. Theo đó, giá xăng hiện trung bình là 3,949 USD/gal (theo dữ liệu của AAA).

Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ (API) báo cáo mức giảm trữ dầu thô trong tuần này đối là 448.000 thùng, trong khi các nhà phân tích dự đoán mức giảm ít hơn là 117.000 thùng. Dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm khoảng 61 triệu thùng kể từ đầu năm 2021, với mức tăng 1,7 triệu thùng kể từ đầu năm 2020, theo dữ liệu của API.

Giá xăng dầu hôm nay 18/8: Đồng loạt giảm khi Iran trả lời thỏa thuận của EU
Diễn biến giá dầu WTI trên thị trường thế giới rạng sáng 18/8 (theo giờ Việt Nam)

Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga cho biết xuất khẩu khí đốt tự nhiên của họ đã giảm 36,2% xuống còn 78,5 tỷ mét khối trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến giữa tháng 8, do lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu giảm mạnh.

Cùng ngày, Gazprom cảnh báo rằng giá khí đốt chuẩn của châu Âu có thể tăng 60% trong mùa đông này. Giá khí đốt vốn đã rất cao và tiếp tục tăng trong tuần này do nhu cầu cao trong đợt nắng nóng và nguồn cung cấp nhiên liệu khác cho sản xuất điện bị hạn chế bởi mực nước thấp trên hành lang vận chuyển xăng dầu chính của châu Âu, sông Rhine.

Giá xăng dầu hôm nay 18/8: Đồng loạt giảm khi Iran trả lời thỏa thuận của EU
Diễn biến giá dầu Brent trên thị trường thế giới rạng sáng 18/8 (theo giờ Việt Nam)

Sức nặng của dữ liệu đáng thất vọng về Trung Quốc – nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới và nhập khẩu dầu lớn nhất – đã tăng thêm bởi văn bản phản hồi từ Iran tới EU về thỏa thuận hạt nhân “cuối cùng”. Iran gợi ý rằng họ đã tiến gần hơn đến việc đồng ý với thỏa thuận này, quan trọng là Mỹ phải đảm bảo thỏa thuận không thể bị thay đổi bởi các Tổng thống Mỹ trong tương lai.

Bất chấp các nguyên tắc cơ bản về dầu thô hiện tại cho thấy thị trường vẫn đang thắt chặt, thị trường lo ngại rằng Iran có thể đưa ra thị trường hàng trăm nghìn thùng dầu thô mỗi ngày nếu lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Iran đã nói rằng họ có thể tăng cường sản xuất và xuất khẩu chỉ trong vòng vài tháng.

Giá xăng dầu trong nước

Tại thị trường Việt Nam, sáng ngày 18/8 giá xăng dầu trên thị trường không cao hơn mức giá: Xăng E5RON92 không cao hơn 23.725 đồng/lít; xăng RON 95 không cao hơn 24.669 đồng/lít; dầu diesel không quá 22.908 đồng/lít, dầu hỏa không cao hơn 23.320 đồng/lít; dầu mazut không quá 16.548 đồng/kg.

Mức giá sẽ được áp dụng cho đến kỳ điều chỉnh giá xăng dầu trong nước tiếp theo ngày 21/8.

    >>> Ngành giấy và “nỗi oan Thị Kính”

Theo Công thương

Bán giấy vàng mã, một công ty nông sản thu về 3,5 triệu đô la Mỹ

Báo cáo tài chính quý III niên độ 2021-2022 (giai đoạn 1/4-30/6) của Công ty Cổ phần Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (NSTP Yên Bái – mã chứng khoán: CAP) cho thấy, doanh nghiệp này vừa có một kỳ kinh doanh đột phá cả về doanh thu và lợi nhuận.

Cụ thể, giai đoạn từ ngày 1/4 đến 30/6, doanh thu thuần của NSTP Yên Bái đạt 172,7 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm tài chính trước. Giá vốn hàng bán đồng thời cũng tăng gấp 2,2 lần nên lợi nhuận gộp trong kỳ của NSTP Yên Bái còn 46,8 tỷ đồng, tăng 2,9 lần so với quý III của niên độ 2020-2021.

Trong khi doanh thu hoạt động tài chính tăng gấp 6,1 lần thì chi phí tài chính lại giảm 4,5%. Các con số này ở mức khiêm tốn, dưới 1 tỷ đồng. Vậy nhưng chi phí bán hàng lại tăng gấp 3 từ 3 tỷ đồng của cùng kỳ lên mức 9 tỷ đồng của quý III niên độ 2021-2022; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gấp 1,7 lần lên 4,4 tỷ đồng.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ của NSTP Yên Bái ghi nhận đạt 33,5 tỷ đồng, tăng 3,4 lần so với cùng kỳ niên độ trước. Kết quả, trong quý III niên độ này, NSTP Yên Bái đạt 33,6 tỷ đồng tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, lãi sau thuế đạt 28,6 tỷ đồng, tăng gấp 3,6 lần quý III niên độ 2020-2021.

Lũy kế 9 tháng của niên độ tài chính, NSTP Yên Bái đạt 436,7 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 28% so với cùng kỳ; lãi sau thuế đạt 66 tỷ đồng, tăng 74%.

Thuyết minh báo cáo tài chính thể hiện, trong cơ cấu doanh thu bán thành phẩm hàng hóa, sản phẩm giấy vàng mã mang về 80,4 tỷ đồng cho NSTP Yên Bái (tương đương 3,5 triệu USD), tăng mạnh so với con số 51,1 tỷ đồng của cùng kỳ 9 tháng ở niên độ trước (tương đương 2,2 triệu USD). Doanh thu sản phẩm giấy đế xuất khẩu là 25,6 tỷ đồng (tương đương 1,1 triệu USD).

Có thể thấy, việc xuất khẩu vàng mã, giấy đế đã mang lại nguồn lợi không hề nhỏ cho NSTP Yên Bái. Bên cạnh đó, công ty cũng ghi nhận doanh thu sản phẩm tinh bột sắn là 122,5 tỷ đồng (tương ứng 5,3 triệu USD), tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ.

Tính chung, tổng doanh thu xuất khẩu trực tiếp trong quý III của NSTP Yên Bái là 228,5 tỷ đồng, tăng 2,7 lần. Trong khi đó, doanh thu nội địa đạt 208,2 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ.

Bán giấy vàng mã, một công ty nông sản thu về 3,5 triệu đô la Mỹ - Ảnh 2.
(Biểu đồ: Mai Chi)

Công ty Cổ phần Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái tiền thân là Nhà máy giấy Yên Bái được thành lập năm 1972, đến năm 1994 được thành lập lại và đổi tên là Công ty Chế biến Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái. Tháng 10/2004, doanh nghiệp chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái.

Doanh nghiệp này có lợi thế với trụ sở và các nhà máy nằm ngay trên địa bàn có vùng nguyên liệu dồi dào cho lĩnh vực sản xuất chế biến lâm nông sản. Riêng sản phẩm giấy đế và gia công giấy vàng mã là phục vụ cho xuất khẩu.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CAP của NSTP Yên Bái có thị giá 79.800 đồng sau khi giảm 1,97% trong phiên 12/8. Mã này từng đạt đỉnh 90.300 đồng ở phiên 21/7. Tuy vậy, thanh khoản tại CAP rất khiêm tốn, đạt chưa tới 8.000 cổ phiếu mỗi phiên trong một tuần trở lại đây; bình quân giao dịch 3 tháng khoảng 9.000 cổ phiếu/phiên.

Mới đây, ông Nguyễn Huy Thông – Phó giám đốc công ty – vừa công bố mua được 3.700 cổ phiếu trong tổng số 5.000 cổ phiếu đã đăng ký để nâng khối lượng nắm giữ lên 44.110 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 0,56%.

Ông Nguyễn Quốc Trinh mua được 14.500 cổ phiếu trong tổng số 15.000 cổ phiếu đã đăng ký bằng phương thức khớp lệnh, nâng nắm giữ lên 378.022 cổ phiếu (chiếm tỷ lệ 4,81%).

Bà Trương Thị Duyên cũng báo cáo mua được 3.000 cổ phiếu trong tổng số 5.000 cổ phiếu đăng ký mua bằng phương thức khớp lệnh, nâng sở hữu lên 37.540 cổ phiếu (chiếm tỷ lệ 0,48%).

Các cá nhân này cho biết không mua hết số lượng đăng ký là do giá không đạt kỳ vọng.

   >>> Ngành giấy và “nỗi oan Thị Kính”

Theo Trang trại Việt

Ngành giấy và “nỗi oan Thị Kính”

Theo số liệu thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy trong tháng 7/2022 đạt 173,633 triệu USD, tăng 5% so với tháng trước đó; cộng dồn 7 tháng đầu năm 2022 đạt 1,134 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tăng trưởng mạnh tại top 5 thị trường lớn

Top 5 thị trường xuất khẩu giấy và sản phẩm giấy trong 7 tháng đầu năm nay của Việt Nam (gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Campuchia, Đài Loan và Indonesia) đều tăng trưởng rất tốt, trên 30%. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ có mức tăng trưởng xuất khẩu thấp nhất đạt 31,18%.

Trong tháng 7/2022, xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường số 1 Hoa Kỳ đạt 55,80 triệu USD, so với tháng 7/2021 tăng 34,68%; cộng dồn 7 tháng được 297,427 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 31,18%.

Thị trường Trung Quốc đứng thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy trong tháng 7/2022, đạt 21,516 triệu USD, so với tháng 7/2021 tăng 20,16%; cộng dồn 7 tháng đạt 145,149 triệu USD tăng 16,29% so với cùng kỳ năm 2021.

Thứ ba là thị trường Campuchia với giá trị xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy trong tháng 7/2022 đạt 16,194 triệu USD, so với tháng 7/2021 tăng 27,91%; cộng dồn 7 tháng đạt 113,934 triệu USD, tăng 38,8% so với cùng kỳ năm trước.

Thứ tư là thị trường Đài Loan, trong tháng 7 xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy đạt 11,523 triệu USD, tăng 51,81% so với tháng 7/2021; cộng dồn 7 tháng đạt 83,533 triệu USD, tăng 47,34% so với cùng kỳ năm ngoái.

Và thứ năm là thị trường Indonesia giá trị xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy trong tháng 7 đạt 9,409 triệu USD, tăng 50,88% so với tháng 7/2021; cộng dồn 7 tháng đạt 73,064 triệu USD, tăng 34,92% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Hoàng Trung Sơn – Phó chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy cho biết, Việt Nam từ nước nhập khẩu giấy để tiêu dùng đã chuyển sang nước xuất khẩu được các loại giấy, đặc biệt là bao bì. Giai đoạn 5 năm từ 2015 – 2020, xuất khẩu của ngành giấy tăng trung bình trên 65%/ năm.

Riêng năm 2021, sản lượng trung bình của ngành giấy đạt trên 25%/năm, nhu cầu giấy tiêu dùng tăng trên 12%/năm và nhập khẩu cũng tăng trung bình từ 3%/ năm.

Chuyển sang giai đoạn mới

Theo dự báo của Hiệp hội, giai đoạn 2021-2025, ngành giấy Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao và bứt phá vượt bậc với các sản phẩm chính là giấy bao bì và giấy tiêu dùng (tissue).

“Mặc dù nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn trong vòng hơn 10 năm qua, và những biến động về địa chính trị, đặc biệt là cuộc chiến Nga – Ukraine và đại dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng khiến lạm phát tăng cao, nền kinh tế thế giới sẽ đi vào giai đoạn suy thoái nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có xu hướng phát triển tốt trong đó có ngành giấy”, Phó chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy nói.

Cụ thể, giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất của ngành là vào năm 2020, sang năm 2021 có nhiều nhà máy giấy sản xuất công suất lớn từ 100.000 tấn đến 150.000 tấn/năm, đã triển khai lắp đặt và nâng tổng số công suất mới lên tới 2 triệu tấn/năm.

Theo dự kiến của Hiệp hội, đến cuối năm 2023 sẽ có thêm nhà máy sản xuất giấy với hơn 1 triệu tấn công suất mới đi vào vận hành, với các máy xeo có công suất lên tới 300.000 tấn đến 450.000 tấn/năm/một dây chuyền. Qua đó cho thấy ngành giấy Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn phát triển rất lớn về quy mô.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất mà ngành giấy đang đối mặt là quan niệm giấy là ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường lớn mà người trong cuộc cho rằng đấy là “hàm oan” bấy lâu ngành phải gánh chịu.

“Đối với vấn đề ô nhiễm của ngành giấy chúng tôi xin chia sẻ, nguyên liệu của ngành giấy đúng là các chất hữu cơ, và những sơ sợi cenluloze sử dụng trong ngành giấy cũng là dạng hóa chất cơ bản, không có yếu tố kim loại nặng hoặc chất có nguy cơ gây ra ô nhiễm lớn cho môi trường.

Rõ ràng, đối với lịch sử phát triển ngành giấy trên thế giới chúng ta chưa bao giờ thấy có một scandal lớn nào về vấn đề môi trường đối với ngành, và do chính ngành giấy gây ra. Đó là lý do thế giới khuyến nghị mọi người chuyển sang sử dụng giấy nhiều hơn, đặc biệt là đối với các loại bao bì giấy.

Ngành giấy và “nỗi oan Thị Kính”  ảnh 1
Giấy thu gom tái chế

Còn tại Việt Nam, giấy là một ngành phù hợp rất tự nhiên với nền kinh tế tuần hoàn, bởi vì nguyên liệu chính của ngành là nguồn nguyên liệu tái tạo từ các rừng trồng.

Thứ hai là với các phẩm từ giấy được thu gom và tái tạo lại rất nhiều, đối với các nước phát triển tỷ lệ thu gom thông thường đạt trên 70%, và một số ít nước như Nhật Bản tỷ lệ tái chế lên đến 82% – 83%.

Chính vì vậy, với suy nghĩ giấy là ngành gây nhiễm môi trường là “nỗi oan Thị Kính” mà lâu ngành giấy chúng tôi phải gánh chịu”, Phó chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy chia sẻ.

   >>> Ba doanh nghiệp lớn của Việt Nam lọt Top Best Under A Billion 2022 – công ty niêm yết có doanh thu dưới 1 tỉ USD tốt nhất ở châu Á – Thái Bình Dương

Theo Nhịp sống Kinh doanh

Ba doanh nghiệp lớn của Việt Nam lọt Top Best Under A Billion 2022 – công ty niêm yết có doanh thu dưới 1 tỉ USD tốt nhất ở châu Á – Thái Bình Dương

Best Under A Billion 2022 là danh sách bao gồm 200 công ty niêm yết có doanh thu dưới 1 tỉ USD tốt nhất ở châu Á – Thái Bình Dương năm 2022. Các công ty này phải đạt tiêu chí doanh thu hằng năm trên 10 triệu USD đến dưới 1 tỉ USD. Danh sách phản ánh khả năng phục hồi của các doanh nghiệp sau một thời kỳ Covid-19 tấn công đỉnh điểm, đáng chú ý là có 75 cái tên đã quay trở lại với Best Under A Billion sau 1 năm vắng mặt.

Bên cạnh những ‘gương mặt hot’ của nước bạn, Việt Nam đã ghi danh vào Best Under A Billion 2022 với 3 doanh nghiệp đang có kết quả kinh doanh cao nhất từ trước đến nay, bao gồm: Công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre, Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An, và Công ty cổ phần Nam Long.

Công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre

Công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre có vốn hóa thị trường đạt 209 triệu USD. Tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, thành lập năm 1994, hiện tại Đông Hải Bến Tre đang kinh doanh lĩnh vực sản xuất và kinh doanh giấy kraft công nghiệp, bao bì carton, các sản phẩm bao gói từ giấy.

Doanh nghiệp này có quy mô lớn thứ tư tại miền Nam và trung bình tính trên cả nước, với ba nhà máy đặt tại Bến Tre: Nhà máy giấy An Hòa, Nhà Máy Bao Bì Bến Tre, Nhà máy giấy Giao Long. Dây chuyền sản xuất giấy carton và bao bì carton có công suất 25 triệu m2/năm, trong khi đó dây chuyền sản xuất giấy Kraft công nghiệp công suất đạt 60 nghìn tấn/năm.

Dù quy mô chỉ đạt trung bình nhưng các hoạt động kinh doanh và sản xuất của Đông Hải Bến Tre được đặt ở khu vực kinh tế trọng điểm cả nước, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu có nhu cầu lớn về bao bì công nghiệp, từ đó doanh nghiệp này lại có vị thế tốt.

Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An

ba-doanh-nghiep-lon-cua-viet-nam-lot-top-best-under-a-billion-2022-cong-ty-niem-yet-co-doanh-thu-duoi-1-ti-usd-tot-nhat-o-chau-a-thai-binh-duong-2-1660286425.png

Công ty vận hành cảng Hải An được thành lập năm 2009 với mục tiêu ban đầu  là xây dựng và khai thác cảng ở khu vực Hải Phòng. Cảng Hải An chính thức đi vào khai thác từ ngày 12/12/2010. Doanh nghiệp này đang sở hữu đội tàu container chất lượng hùng hậu, với tổng số 10 tàu container có sức chở từ 700 đến 1.800 TEU khai thác hiệu quả trên tuyến nội địa và nội Á. Đặc biệt, đội tàu của Hải An hiện nằm trong top 100 đội tàu lớn nhất thế giới, được đánh giá rất uy tín bởi đảm bảo cam kết với khách hàng.

Công ty có trụ sở chính nằm ở Quận Hai Bà Trưng – TP. Hà Nội.

Công ty cổ phần Nam Long

Được thành lập năm 1992, với 30 năm phát triển, 20 công ty con và 739 nhân viên, Nam Long hiện có giá trị vốn hóa thị trường cao nhất trong 3 doanh nghiệp Việt Nam lọt top Best Under A Billion 2022, với 680 triệu USD.

ba-doanh-nghiep-lon-cua-viet-nam-lot-top-best-under-a-billion-2022-cong-ty-niem-yet-co-doanh-thu-duoi-1-ti-usd-tot-nhat-o-chau-a-thai-binh-duong-1-1660286425.png

Đi cùng với kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng ổn định ít nhất 20% – 30%/năm, công ty cổ phần Nam Long (mã chứng khoán: NLG) luôn tập trung hiện thực hóa giá trị cổ phiếu NLG nhằm chia sẻ lợi ích đến các cổ đông chiến lược và cổ đông thân hữu đã đồng hành cùng sự phát triển của tập đoàn.

Năm 2021, lợi nhuận ròng của NLG vượt ngưỡng ngàn tỉ đồng, đây là con số lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động mà doanh nghiệp này đạt được; doanh thu ghi nhận tăng gấp 2,3 lần và lãi gộp tăng gấp 2,7 lần so với năm 2020.

Nam Long cũng đã  công bố hiện thực hóa tầm nhìn trở thành nhà phát triển khu đô thị tích hợp, các khu đô thị lớn được triển khai như Southgate, Mizuki, Izumi City, Nam Long – Cần Thơ, Nam Long – Đại Phước… bên cạnh đó là đa dạng hóa các phân khúc nhà ở song song với duy trì sản phẩm cốt lõi “nhà ở vừa túi tiền” trong hàng chục năm qua.

    >>> OCC giảm mạnh tại Mỹ: tiêu thụ nội địa giảm 15-25 USD/tấn, xuất khẩu giảm 35 USD/tấn

Theo Vietnam Business Insider